Sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành thép Việt Nam

Báo cáo này tóm tắt kết quả nghiên cứu về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong lò điện hồ quang (EAF) của ngành thép Việt Nam, do UNIDO khởi xướng với sự hỗ trợ của Hiệp hội Thép Việt Nam. Nhiệm vụ được tiến hành trong hai giai đoạn với một chuyên gia tư vấn quốc tế và một chuyên gia tư vấn trong nước. Giai đoạn đầu tiên bao gồm các chuyến thăm sáu nhà máy thép đầu tháng 12 năm 2010. Sáu nhà máy này đều sản xuất thép theo công nghệ EAF được chọn mang tính đại diện về địa lý, sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, tuổi của các cơ sở, quy mô sản xuất và trình độ công nghệ. Kết quả sơ bộ đã được trình bày cho Hội thảo UNIDO-VSA tại thành phố Hồ Chí Minh (ngày 10 tháng 12/2010). Giai đoạn II, phân tích được nhân rộng cho các nhà máy luyện thép còn lại dựa trên những chuyến thăm, khảo sát 12 nhà máy trong tháng 4 & 5 năm 2011. Các thông số đầu vào, đầu ra của khâu nấu luyện, đúc và cán được thu thập một cách có hệ thống để tính toán năng lượng sử dụng trong sản xuất và phân tích các yếu tố như công nghệ, năng suất, sự ổn định quá trình, hiệu quả tài nguyên, và chất lượng thép phế. Việc phân tích sẽ tạo ra một tầm nhìn rộng hơn về Vòng đời sản phẩm liên quan đến hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tính toán lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Bằng việc khảo sát, phân tích nêu trên, có thể có được những so sánh về hiệu quả vân hành giữa các nhà máy luyện thép Việt Nam với các nhà máy trung bình tiên tiến trên toàn cầu để tham khảo.

pdf36 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Green Industry Sử dụng Hiệu quả Năng lượng và Tài Nguyên trong Ngành Thép Việt Nam Báo cáo do Tư vấn quốc tế của UNIDO, Tiến sĩ Joe Herbertson, Tập đoàn Crucible Pty Ltd, Úc Cùng với ông Chu Đức Khải, Tư vấn trong nước của UNIDO soạn thảo Tổ chức UNIDO tại Việt Nam Tháng 7 năm 2011 Green Industry Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 3 UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH Báo cáo này tóm tắt kết quả nghiên cứu về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong lò điện hồ quang (EAF) của ngành thép Việt Nam, do UNIDO khởi xướng với sự hỗ trợ của Hiệp hội Thép Việt Nam. Nhiệm vụ được tiến hành trong hai giai đoạn với một chuyên gia tư vấn quốc tế và một chuyên gia tư vấn trong nước. Giai đoạn đầu tiên bao gồm các chuyến thăm sáu nhà máy thép đầu tháng 12 năm 2010. Sáu nhà máy này đều sản xuất thép theo công nghệ EAF được chọn mang tính đại diện về địa lý, sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, tuổi của các cơ sở, quy mô sản xuất và trình độ công nghệ. Kết quả sơ bộ đã được trình bày cho Hội thảo UNIDO-VSA tại thành phố Hồ Chí Minh (ngày 10 tháng 12/2010). Giai đoạn II, phân tích được nhân rộng cho các nhà máy luyện thép còn lại dựa trên những chuyến thăm, khảo sát 12 nhà máy trong tháng 4 & 5 năm 2011. Các thông số đầu vào, đầu ra của khâu nấu luyện, đúc và cán được thu thập một cách có hệ thống để tính toán năng lượng sử dụng trong sản xuất và phân tích các yếu tố như công nghệ, năng suất, sự ổn định quá trình, hiệu quả tài nguyên, và chất lượng thép phế. Việc phân tích sẽ tạo ra một tầm nhìn rộng hơn về Vòng đời sản phẩm liên quan đến hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tính toán lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Bằng việc khảo sát, phân tích nêu trên, có thể có được những so sánh về hiệu quả vân hành giữa các nhà máy luyện thép Việt Nam với các nhà máy trung bình tiên tiến trên toàn cầu để tham khảo. Kết quả cho thấy năng lượng để sản xuất thép phần lớn ở khâu lò điện hồ quang (EAF), được tổng hợp dưới đây. Trong khi có một số các nhà máy Việt Nam vận hành phù hợp với tiêu chuẩn thực hành tốt trên toàn cầu, thì còn lại hầu hết đều kém hiệu quả đáng kể. Ngành công nghiệp thép Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Cần có cách tiếp cận có hệ thống để đào tạo, nâng cao năng lực, bao gồm việc chia sẻ kiến thức vận hành tốt nhất . Chỉ riêng công nghệ mới không đủ đảm bảo vận hành tốt hay đem lại hiệu quả tốt. Ưu tiên cần được đặt vào việc tăng cường năng lực của ngành để có thể “tiêu hóa” được công nghệ mới và đạt được những cải tiến có tính hệ thống về năng suất và hiệu quả từ các thiết bị hiện có. Hiện có cơ hội đáng kể để tăng cường năng lực khoảng 300.000 tấn mỗi năm trở lên tại sáu nhà máy ban đầu. Một vấn đề nữa là hệ thống cung cấp thép phế vẫn còn chưa phát triển. Nâng cao chất lượng thép phế cần phải được coi là một phần không thể thiếu để đạt được hiệu quả vận hành đạt đẳng cấp thế giới. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 L E O M K Q G J N A H D P I F C R B GJ/tấn thép Phạm vi Thực hành tốt Mức Tối thiểu theo Lý thuyết Green Industry Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 4 UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Các phân tích ban đầu được tiến hành cho sáu nhà máy đầu tiên đã được nhân rộng cho mười tám cơ sở sản xuất thép tại Việt Nam bằng cách sử dụng một mô hình tính toán (Mode Out- put) đơn giản, được xây dựng đặc biệt cho UNIDO để cung cấp cho ngành công nghiệp thép Việt Nam như một công cụ để cơ sở tự đánh giá. Các nhà máy sản xuất thép của Việt Nam nên xem xét việc thiết lập một số mục tiêu chung cho việc cải thiện hiệu quả năng lượng tương ứng với các tiêu chuẩn thế giới. Những biện pháp cải thiện hiệu quả năng lượng cần được thúc đẩy bởi các hoạt động nâng cao hiệu quả của các hệ thống quản lý cũng như các dự án mở rộng cơ sở vật chất và đưa vào công nghệ tốt hơn. Nâng cao hiệu suất năng lượng cần được xem như là một phần không thể thiếu để liên tục giảm chi phí cho mỗi tấn và tăng tổng sản lượng. Ngành công nghiệp nên xem xét những cách thức hợp tác để cải thiện hiệu suất vận hành và khả năng cạnh tranh toàn cầu của công nghiệp Việt Nam. Ưu tiên ban đầu nên dành cho sản xuất thép theo công nghệ EAF, nơi có nhiều cơ hội nhất để cải thiện. UNIDO sẽ xem xét, cung cấp một chuyên gia tư vấn quốc tế giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành sản xuất thép với hiệu quả cao từ khâu cung cấp thép phế tới khâu máy đúc liên tục. Để có được sự hợp tác hiệu quả trong ngành công nghiệp thép Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất sẽ cần có một cơ cấu tổ chức cơ bản, một diễn đàn nhất định để chia sẻ ý tưởng và phối hợp hoạt động. Ngành công nghiệp thép nên xem xét việc thiết lập một mạng lưới chính thức với đại diện từ tất cả các nhà máy sản xuất thép để từ đó thúc đẩy sáng kiến của UNIDO / VSA. Green Industry Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 5 UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Mục lục Trang TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH 3 1. GIỚI THIỆU 6 Bối cảnh 6 Nhiệm vụ 6 Thu thập thông tin 7 Cách tiếp cận 7 Các phương diện quốc tế 8 2. PHÂN TÍCH SƠ BỘ SÁU NHÀ MÁY THÉP TẠI VIỆT NAM 9 Năng lượng cho sản xuất 10 Công nghệ 11 Năng suất 12 Thời gian để nấu một mẻ thép 14 Khối lượng phôi được đúc liên tục 14 Tổn thất liệu kim loại biểu kiến 15 Tiêu hao điện cực 16 Hiệu suất vận hành máy cán thép 16 Sở hữu công cộng và tư nhân 17 Hiệu quả tài nguyên 18 Các phương diện rộng lớn hơn về vòng đời sản phẩm 18 Biểu thị năng lượng khác 18 Phát thải khí nhà kính 19 Hiệu quả tại các cấp độ quy trình , vòng đời sản phẩm và tổng thể hệ thống 20 Kết luận từ Giai đoạn 1 22 Cơ hội để cải thiện 23 Công cụ đánh giá hiệu quả 23 3. TỔNG HỢP PHÂN TÍCH MƯỜI TÁM NHÀ MÁY THÉP 25 Năng lượng cho sản xuất 25 Công nghệ 25 Năng suất 26 Thời gian để nấu một mẻ thép 27 Khối lượng phôi được đúc liên tục 28 Tổn thất liệu kim loại biểu kiến 28 Tiêu hao điện cực 30 Tiêu thụ năng lượng máy cán thép 30 Biểu thị năng lượng khác 31 Phát thải khí nhà kính 31 Sở hữu công cộng và tư nhân 32 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 Chia sẻ kiến thức 32 Thiết lập các chỉ tiêu 33 Các dự án trình diễn 33 Cơ cấu tổ chức 33 Chi tiết liên hệ 33 Green Industry Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 6 UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION 1. GIỚI THIỆU Bối cảnh Tại Việt Nam, UNIDO đã hỗ trợ việc xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương” vừa ban hành mới đây. Ngành thép là một trong những ngành được định hướng ứng dụng và chuyển giao các công nghệ các-bon thấp thân thiện với khí hậu trong Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương. Ngoài ra, Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả đã được chính phủ Việt Nam ban hành và cùng với luật này là các yêu cầu nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng. UNIDO đã quyết định lựa chọn ngành thép tham gia vàocác hoạt động hợp tác kỹ thuật về hiệu suất năng lượng công nghiệp. Đối với UNIDO, đây là một trong những hoạt động thí điểm về sáng kiến “Công nghiệp Xanh” của mình. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) yêu cầu UNIDO cử một chuyên gia cao cấp quốc tế về thép để tư vấn cho các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp thép những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành thép và tạo điều kiện thuận lợi mở các buổi hội thảo,để trao đổi về các hành động phối hợp khả dĩ mà các bên liên quan của ngành có thể tiến hành để cải thiện sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, nhờ đó chuyển sang một quỹ đạo tăng trưởng bền vững hơn. Các khuyến nghị sẽ được dựa trên việc khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng của ngành công nghiệp thép thông qua các chuyến thăm thực địa, phỏng vấn với các cơ quan chính phủ có liên quan và các nhà tài trợ hoạt động trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên trong nước. Nhiệm vụ được tiến hành trong hai giai đoạn: Giai đoạn một, phân tích sơ bộ được tiến hành dựa trên sáu nhà máy thép đại diện Việt Nam và sau đó, giai đoạn hai được triển khai tiếp cho mười hai nhà máy khác nữa. Báo cáo này trình bày các kết quả của cả hai giai đoạnnghiên cứu bao gồm tổng số mười tám nhà máy thép. Nhiệm vụ Bà Nilgün F. Tas, đại diện UNIDO Việt Nam, và bà Lê Thị Thanh Thảo, Cán bộ chương trình quốc gia UNIDO, được giao quản lý nhiệm vụ này. Tiến sĩ Joe Herbertson được bổ nhiệm làm chuyên gia tư vấn quốc tế và ông Chu Đức Khải đã được bổ nhiệm làm chuyên gia tư vấn quốc gia. Giai đoạn đầu tiên của công trình được dựa trên một chuyến viếng thăm Việt Nam của Tiến sĩ Herbertson 1-11 tháng 12 năm 2010. VSA sắp xếp cho Tiến sĩ Herbertson và ông Khải đến thăm sáu nhà máy thép trên cả nước. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các nhà lãnh đạo VSA, các quan chức Bộ Công Thương và các nhà tài trợ với mối quan tâm chung đến hiệu suất năng lượng và biến đổi khí hậu. Điểm đáng chú ý của giai đoạn một1 là buổi hội thảo UNIDO-VSA tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 12.Tại hội thảo này chuyên gia tư vấn trình bày những phát hiện sơ bộ của họ. Hội thảo với sự tham dự khoảng 75 người, chủ yếu từ ngành công nghiệp thép, đại diện của các ban ngành của đảng, chính phủ và các tổ chức tài trợ. Một số diễn giả tại Hội thảo thành phố Hồ Chí Minh cung cấp bối cảnh rộng lớn để tập trung vào sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành công nghiệp thép Việt Nam2. VSA đã trình bày tại Hội thảo3 về tổng quan hiện trạng của ngành công nghiệp thép Việt Nam4. 1 Sau giai đoạn công việc thứ nhất đã có một báo cáo lâm thời (Herbertson, tháng Tư năm 2011). 2 Các đại biểu về dự Hội thảo này đã được cung cấp các bài trình bày. Để có thêm các tài liệu này hoặc thông tin thêm liên quan đến sáng kiến này, đề nghị liên hệ với bà Thảo tại văn phòng UNIDO tại Hà Nội; +844 3942 4000; L.Thao@unido.org 3 Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam. 4 Do ông Đinh Huy Tâm, Tổng Thư ký, Hiệp hội Thép Việt Nam, trình bày. Green Industry Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 7 UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION UNIDO nêu ra các mục tiêu của nhiệm vụ này về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên của ngành thép đồng thời đưa ra tầm nhìn rộng lớn hơn về “các Ngành Công nghiệp Xanh”5. Bộ Công Thương giới thiệu về Chương trình Mục tiêu Quốc gia, kế hoạch Hành động ứng phó với Biến đổi Khí hậu6 và Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả7. Thu thập thông tin Trước chuyến thăm Việt Nam, chuyên gia tư vấn quốc tế đã được UNIDO và VSA cung cấp tài liệu về ngành công nghiệp thép tại Việt Nam và tác động của Luật Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả mới được ban hành đối với ngành này. Những tài liệu này đã được sử dụng để chuẩn bị một Bảng câu hỏi8 nhằm đánh giá việc sử dụng tài nguyên, với sự chú trọng về năng lượng và các kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên trong lĩnh vực này. Bảng câu hỏi này được gửi tới các công ty thép,được các chuyên gia tư vấn quốc tế và quốc gia sử dụng để thu thập thông tin chi tiết ban đầu từ một nhóm đại diện gồm sáu nhà sản xuất thép. Các chuyến khảo sát thực tế đã thu thập thông tin về các công nghệ được sử dụng, và các dữ liệu về hiệu quả vận hành, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên cũng như các kế hoạch để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy phát triển bền vững. Các chuyến thăm và các cuộc họp đã được sử dụng để đánh giá sự sẵn sàng thiết lập các mục tiêu cải thiện tại từng nhà máytrong ngành và mối quan hệ hợp tác cho sự phát triển của toàn ngành. Điều cần được nhấn mạnh ở đây là những người trong các nhà máy thép mà các chuyên gia tư vấn đã đến thăm đều cởi mở, hợp tác, thân thiện và sẵn sàng cung cấp dữ liệu. Các chuyên gia tư vấn đánh giá rất cao điều này, và là một dấu hiệu tích cực cho các hoạt động trong tương lai. Cách tiếp cận Nhiệm vụ này sẽ là những bước đi đầu tiên trong một chương trình lâu dài nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp thép Việt Nam và các doanh nghiệp. Điều quan trọng là bắt đầu bằng sự tìm hiểu về hiện trạng của việc sử dụng hiệu quả tài nguyên trong ngành công nghiệp, trước khi vội vàng đến với các giải pháp. Nếu không có một phân tích thực tế hiện trạng sẽ khó khăn để cải thiện một cách có hệ thống hiệu suất vận hành tại cấp độ nhà máy hoặc cấp độ ngành. Do đó ưu tiên việc thu thập các dữ liệu đáng tin cậy được dùng để tính toán hiệu quả sử dụng năng lượng của từng nhà máy, nơi mà các kết quả từ hoạt động khác nhau có thể được so sánh với nhau và cũng có thể so sánh với thực hành tốt trên toàn cầu. Phân tích về năng lượng và các tài nguyên được sử dụng trong sản xuất kèm theo những tính toán ngoại suy về ‘vòng đời sản phẩm’, các yếu tố ngoại vi, chẳng hạn như việc cung cấp điện, năng lượng và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng được đề cập đến và tổng lượng phát thải khí nhà kính được ước tính. Để đánh giá nhanh cho giai đoạn đầu tiên, mới chỉ có thời gian để ghé thăm sáu trong số mười tám nhà máy sản xuất phôi thép của đất nước. Sản xuất phôi thép chủ yếu ở Việt Nam phần nhiều là dựa trên công nghệ EAF và đúc liên tục. Sáu nhà máy được lựa chọn đã mang tính đại diện cho toàn bộ ngành xét trên phương diện về vị trí, quyền sở hữu, qui mô sản xuất, và tuổi nhà máy. Dữ liệu thu thập trong các chuyến thăm nhà máy được phân tích bằng cách sử dụng các mô hình bảng tính phức tạp được phát triển bởi Tập đoàn Crucible tại Úc9 nhằm đánh giá kết quả thu được từ các dữ liệu của các nhà máy ở Việt Nam so sánh với một nhà máy tham khảo từ cơ sở dữ liệu của Crucible, đã được chọn để đại diện cho thực hành tốt trên toàn cầu. 5 Do bà Thảo, cán bộ chuyên trách của UNIDO, trình bày. 6 Do ông Hoàng Văn Tâm, cán bộ Kỹ thuật An toàn Công nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương, trình bày. 7 Do ông Trần Việt Hòa, cán bộ Chương trình Quốc gia về Năng lượng và Bảo tồn, trình bày. 8 Sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong Ngành Công nghiệp Thép của Việt Nam, các Câu hỏi để Thảo luận và Đề nghị Thu thập Số liệu Cụ thể của Nhà máy; Joe Herbertson, chuyên gia tư vấn UNIDO, tháng 11 năm 2010. 9 Tập đoàn Trách nhiệm Hữu hạn Crucible là công ty cử chuyên gia tư vấn quốc tế; công ty có vốn kinh nghiệm rộng rãi về phân tích Vòng đời Sản phẩm, mô hình hóa các luồng vật tư và năng lượng trong các hệ thống công nghiệp phức tạp (đặc biệt trong ngành công nghiệp thép), đánh giá phát thải khí nhà kính của các hoạt độngvà phát triển bền vững (đặc biệt là ngành tài nguyên khoáng sản và năng lượng). Green Industry Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 8 UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Giai đoạn thứ hai của công việc là dựa trên các chuyến thăm các nhà máy sản xuất thép EAF còn lại ở Việt Nam của chuyên gia tư vấn trong nước (ông Chu Đức Khải) trong tháng Tư và tháng Năm năm 2011. Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng cách sử dụng một Công cụ Đánh giá do Tập đoàn Crucible Group Pty Ltd tại Úc10 xây dựng đặc biệt phục vụ mục đích này. Các phương diện quốc tế Trên phương diện quốc tế, việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong ngành công nghiệp thép được đưa vào báo cáo này như là một phần không thể tách rời của cuộc thảo luận các kết quả thu thập từ các nhà máy ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến sơ bộ được đưa ra ở đây để cung cấp bối cảnh nhất định. Trên toàn cầu, ngành công nghiệp thép có một lịch sử rất ấn tượng về tiến bộ trong cải thiện hiệu suất năng lượng. Ví dụ, mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi tấn thép thô sản xuất trong ngành công nghiệp thép của Bắc Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã giảm 50% kể từ năm 1975, như thể hiện trong Hình 1 dưới đây theo Hiệp hội Thép Thế giới. Năng lượng trung bình cho mỗi tấn thép sản xuất tại Mỹ đã giảm bốn lần trong vòng 50 năm qua, như thể hiện trong Hình 2 dưới đây11. Điều này là do cải thiện năng suất có tính hệ thống và bền bỉ, những tiến bộ trong đúc liên tục, và thay đổi liên quan đến sản xuất thép dựa vào thép phế tại các lò điện hồ quang mini (EAF)12 . Hình 1 10 Công cụ Đánh giá do Tập đoàn Crucible thiết kế dưới dạng là một mô hình bảng tính “thân thiện với người sử dụng”. 11 Nguồn: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ (AISI). 12 Có thể tìm đọc phần tóm lược có chất lượng tốt trong “Sử dụng Năng lượng trong ngành Công nghiệp Thép Hoa Kỳ: Một phương diện Lịch sử và các Cơ hội Tương lai”, tháng 9 năm 2000, J. Stubbles, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Xem thêm “Những Công nghệ Hiện có và đang Nổi lên để Giảm Phát thải Khí Nhà kính từ ngành Công nghiệp Sắt và Thép”, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ. Tiêu thụ năng lượng được chỉ số hóa / tấn thép thô được sản xuất tại Bắc Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu Green Industry Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu quả trong Ngành Thép Việt Nam, tháng Bảy năm 2011 (Herbertson) Page 9 UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT ORGANIZATION Đối với một ngành công nghiệp tiên tiến như Mỹ, cải thiện hơn nữa hiệu suất năng lượng bây giờ chỉ có thể gia tăng dần, như hiệu suất vận hành tiệm cận mức tối thiểu theo lý thuyết có thể đạt được cho các quy trình và vật liệu hiện đang được sử dụng trong sản xuất sắt và thép13. Để đạt được tiết kiệm năng lượng vượt quá giới hạn lý thuyết này cần có sự chuyển đổi trong công nghệ sản xuất thép14. Tóm tắt quá trình thực hiện hiệu suất năng lượng trong ngành công nghiệp thép của Mỹ được đưa ra trong Bảng 1 dưới đây. Bảng này được dựa trên tổng lượng thép sản xuất trong cả hai dạng nhà máy liên hợp (BF-BOF) và các lò hồ quang điện mini (EAF), và nó bao gồm cả năng lượng cung cấp từ bên ngoài như điện và vật liệu đầu vào, cũng như năng lượng sử dụng trực tiếp trong sản xuất tại các nhà máy thép. 2. PHÂN TÍCH SƠ BỘ SÁU NHÀ MÁY THÉP TẠI VIỆT NAM Trong số sáu nhà máy đã đén thăm trong Giai đoạn 1, tất cả đều có lò hồ quang điện (EAF) và xưởng đúc phôi thép bánh, bốn máy cán thép, nhưng chỉ một nhà máy không có lò thùng tinh luyện. Bảng câu hỏi và bảng tính yêu cầu dữ liệu15 được thiết kế để thu thập dữ liệu trên các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Điều này bao gồm năng lượng đầu vào, chẳng hạn như điện và nhiên liệu, cũng như nguyên liệu đầu vào như thép phế, vôi và nước. Kết quả đầu ra là các sản phẩm, chẳng hạn như phôi thép và thép cán dự ứng lực, cũng như lượng xỉ và vẩy cán. Các cuộc trao đổi tại nhà máy là quan trọng để đảm bảo rằng có sự rõ ràng xoay quanh những gì đã được yêu cầu, sao cho số liệu chính xác nhất và trên cơ sở nhất quán nhất giữa các nhà máy. Hình 2 Bảng 1 Năng lượng trung bình cho sản xuất thép của Hoa Kỳ 1950 67 GJ mỗi tấn 2006 14 GJ mỗi tấn 13 “Những Mức năng lượng Tối thiểu theo Lý thuyết để Sản xuất Thép trong những Điều kiện Được Lựa chọn”, tháng ba năm 2000, R.J.Fruehan, O. Fortini, H.W. Paxton, R. Brindle, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ; thực hành tốt nhất quốc tế hiện giờ vào khoảng 30% trên các giới hạn theo lý thuyết được coi là thiết thực hoặc có thể đạt được với các quy trình chính và vật liệu được sử dụng để sản xuất sắt và thép ngày nay. 14 Tiềm năng cho việc thay đổi dần dần và chuyển hóa được thảo luận trong “Tiết kiệm một Thùng dầu cho Mỗi tấn (SOBOT): Lộ trình Mới để Chuyển hóa các Quy trình Sản xuất Thép”, Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ, tháng Mười năm 2005. Xem thêm “Sổ tay Những Công nghệ Tân tiến (SOACT) để Sản xuất Thép” do Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ soạn thảo cho Đối tác Châu Á Thái Bình Dương vì Phát triển Sạch và Khí hậu, tháng Mười Hai năm 2007. 15 Sử dụng Năng lượng và Tài nguyên Hiệu q
Tài liệu liên quan