Sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học

Tóm tắt. Trò chơi dạy học không chỉ quan trọng đối với các học sinh (HS) Tiểu học mà còn quan trọng đối với cả HS phổ thông. Một giải pháp làm tăng hứng thú học tập môn Hoá học của HS đó là sử dụng trò chơi trong dạy học. Bài báo giới thiệu các cơ sở lí luận và thực tiễn, quy trình thực hiện, những điểm cần chú ý khi tổ chức trò chơi dạy học môn Hóa học. Bài báo cũng trình bày một ví dụ minh họa về sử dụng trò chơi dạy học phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 cho học sinh THPT.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 49-58 SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Nguyễn Thị Thúy Nga1, Trần Trung Ninh1∗, Nguyễn Thị Tuyết2 và Vũ Thị Kim Dung2 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2Trường Cao đẳng Tuyên Quang ∗E-mail: trantrungninh@gmail.com Tóm tắt. Trò chơi dạy học không chỉ quan trọng đối với các học sinh (HS) Tiểu học mà còn quan trọng đối với cả HS phổ thông. Một giải pháp làm tăng hứng thú học tập môn Hoá học của HS đó là sử dụng trò chơi trong dạy học. Bài báo giới thiệu các cơ sở lí luận và thực tiễn, quy trình thực hiện, những điểm cần chú ý khi tổ chức trò chơi dạy học môn Hóa học. Bài báo cũng trình bày một ví dụ minh họa về sử dụng trò chơi dạy học phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 cho học sinh THPT. Từ khóa: Trò chơi dạy học, Hóa học. 1. Mở đầu Luật Giáo dục sửa đổi 2005 [1], điều 28.2 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi giáo viên (GV) đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh (HS) phát biểu thì HS thường căng thẳng hoặc không tự tin thậm chí không muốn trả lời làm cho không khí lớp học trầm lắng, căng thẳng. Trò chơi với tính hấp dẫn tự thân của mình có thể xóa bỏ những rào cản tâm lí ấy, trò chơi dạy học có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của HS. Đã có một số tác giả quan tâm đến sử dụng trò chơi trong dạy học [2,3] song chưa nhiều. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu cách sử dụng trò chơi dạy học khi áp dụng vào dạy phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 [4] chương trình cơ bản. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự cần thiết sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học Trò chơi dạy học nhằm mục đích phát hiện kiến thức mới, luyện tập các kỹ năng, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức bài học, bồi dưỡng niềm say mê môn Hóa học. Thông qua trò chơi HS nắm được kiến thức, kỹ năng của bài học một cách nhẹ nhàng, nuôi dưỡng 49 Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Tuyết và Vũ Thị Kim Dung lòng ham hiểu biết, thái độ học tích cực. Trong quá trình dạy học môn Hóa học, sử dụng trò chơi có nhiều tác dụng như: - Giúp HS thay đổi loại hình, đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học, gây hứng thú học tập. - Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để HS tự thể hiện mình. - Thông qua trò chơi, HS vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng và tính trách nhiệm cao. Môn Hóa học, với đặc trưng là gồm các biểu tượng: ký hiệu, công thức, phương trình hóa học, danh pháp, các định luật,... việc nắm vững những kiến thức, kỹ năng và diễn đạt được bằng các biểu tượng hóa học một cách nhanh chóng, chính xác là không đơn giản. Do đó việc sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học ở một số trường hợp có thể giúp cho học sinh học tập tích cực hơn. 2.2. Khái quát về trò chơi dạy học * Trò chơi dạy học - Trò chơi là hoạt động có luật, có tính cạnh tranh hoặc thách thức người tham gia. - Trò chơi giáo dục được đặc trưng bởi tác dụng cải thiện tri thức, kĩ năng, tình cảm, ý trí,. . . của người tham gia chơi. - Trò chơi dạy học là những trò chơi giáo dục được lựa chọn, sử dụng để dạy học, nó tuân thủ nội dung, mục đích, nguyên tắc của phương pháp dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, quy luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được hướng dẫn vào mục tiêu, nội dung học tập. Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những cơ sở của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng và mục tiêu của giáo dục, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học trước kia. * Phân loại trò chơi và cách sử dụng trò chơi Có nhiều cách phân loại trò chơi dạy học. Dưới đây chúng tôi giới thiệu 2 cách: Dựa vào mục đích sử dụng: trò chơi dạy học có thể chia thành các loại: - Trò chơi để nghiên cứu lí thuyết mới, sử dụng ngay đầu tiết học hoặc trước khi 50 Sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học chuyển sang một nội dung mới. - Trò chơi để củng cố bài học, dùng khi kết thúc bài học. - Trò chơi để hệ thống hóa kiến thức. Trò chơi này thường được sử dụng trong các giờ ôn tập, luyện tập, sử dụng thay cho phần kiến thức cần nhớ. Dựa vào phương tiện sử dụng có thể phân chia trò chơi dạy học thành 2 loại: - Trò chơi cần thiết sử dụng máy tính, máy chiếu. - Trò chơi không cần thiết sử dụng máy tính, máy chiếu. * Ưu điểm và nhược điểm của trò chơi dạy học Ưu điểm: Trò chơi dạy học là một phương pháp dạy học tích cực, có khả năng thu hút HS vào bài học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, HS được hoạt động và tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. HS thích nghi với phương pháp sử dụng trò chơi dạy học nhanh hơn các phương pháp dạy học tích cực khác. Nhược điểm: Trò chơi dạy học có một số nhược điểm sau: - Mất nhiều thời gian để xây dựng, thiết kế trò chơi. - Khó khăn trong khâu quản lí lớp học khi tổ chức trò chơi. - Trò chơi thường khó có thể cung cấp kiến thức một cách hệ thống. - Nếu không tổ chức trò chơi hợp lí thì HS dễ sa đà vào việc chơi mà quên mất nhiệm vụ học tập, và lĩnh hội kiến thức sau trò chơi. 2.3. Phương pháp dạy học Hóa học bằng trò chơi Nhắc đến chương trình Hoá học lớp 11 thì có nhiều ý kiến cho là quá tải. Năm học 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cắt đi khoảng 1/3 chương trình, tuy nhiên khi so sánh, nội dung chương trình hoá học phổ thông Việt Nam vẫn còn thua xa các nước như Singapo, Anh,. . . Vậy quá tải nên hiểu như thế nào? Phải chăng giáo dục Việt Nam không quá tải về nội dung mà quá tải về “ sức ép tâm lí”. Căn bệnh thành tích đã len lỏi vào trong tiềm thức của các bậc phụ huynh và nhà trường. Những người làm cha, mẹ thì không ngừng so sánh con mình với con nhà khác còn nhà trường và GV thì mải mê chạy theo thành tích để rồi nhiều HS vì sợ mà đi học! Làm thế nào để mỗi ngày đến trường của HS là một ngày vui? Một trong những giải pháp đó là sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và ở môn Hoá học nói riêng. 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi * Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung hóa học cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kỹ năng thực hành, vận dụng, 51 Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Tuyết và Vũ Thị Kim Dung luyện tập. . . ) - Các trò chơi phải giúp HS rèn luyện kỹ năng hóa học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút ), thích hợp với môi trường học tập. * Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có sức hấp dẫn cao - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS lớp phổ thông. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. * Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và triệt để khai thác các thiết bị dạy học sẵn có - Khi thiết kế trò chơi dạy học phải căn cứ mục tiêu dạy học, yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, triệt để khai thác các thiết bị dạy học có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của GV và HS). - Các đồ dùng dạy học tự làm của GV nên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (từ các phế liệu như: vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa,. . . ) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên cho thấy, khi thiết kế trò chơi dạy học cần căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập, như vậy thì trò chơi mới có ý nghĩa thực tiễn. 2.3.2. Quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi - Bước 1. Xác định mục tiêu của trò chơi: Trước khi cho HS chơi bất kì một trò chơi nào, giáo viên cũng cần phải xác định rõ: dùng trò chơi này với mục đích gì? Trò chơi mang lại cho HS những kiến thức gì và hình thành những kĩ năng gì thông qua các hoạt động chơi? Từ mục tiêu của trò chơi kết hợp với mục tiêu của bài học và các điều kiện khác, GV lựa chọn một trò chơi phù hợp. - Bước 2. Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi: Để cho trò chơi diễn ra thuận lợi thì GV cần chuẩn bị một điều kiện chơi tốt. Sau khi đã chọn được trò chơi phù hợp thì người GV cần: + Nghiên cứu kĩ luật chơi, cách chơi, cách tổ chức trò chơi. + Soạn giáo án (xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng trò chơi), chuẩn bị địa điểm, phương tiện chơi. Khi tổ chức trò chơi thông thường phải thực hiện theo cách sau: 52 Sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học + Giới thiệu trò chơi. + Thời gian chơi, người chơi. + Luật chơi - Bước 3: Điều khiển trò chơi Người điều khiển trò chơi cần thực hiện các công việc sau: + Lệnh cho phép trò chơi được bắt đầu. + Theo dõi và nắm vững các hoạt động chơi của cá nhân, nhóm tham gia chơi. + Giảm hoặc tăng thời gian chơi. + Thay đổi số lượng người chơi. + Thay đổi yêu cầu hoặc cách chơi. - Bước 4: Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi. - Bước 5: Thảo luận và rút ra kiến thức, kỹ năng cần hình thành và phát triển. Trò chơi kết thúc cần phải có kết quả rõ ràng và đặc biệt quan trọng hơn là GV phải chỉ ra những kiến thức HS cần ghi nhớ thông qua trò chơi đó. 2.3.3. Vận dụng Chúng tôi tiến hành vận dụng trò chơi dạy học vào dạy Bài 40 - Ancol (tiết 1). Lí do sử dụng trò chơi: Bài Ancol được nghiên cứu trong 3 tiết, với thời lượng 45 phút của tiết 1 thì HS chỉ cần nắm vững định nghĩa ancol, công thức cấu tạo cũng như danh pháp của ancol. Mặt khác đây là bài lí thuyết đầu tiên mà HS được học về một loại hợp chất hữu cơ không phải chỉ có C và H nữa mà thêm cả nguyên tử O. Như vậy căn cứ vào thời lượng tiết học cũng như mục tiêu nội dung chương trình thì có thể sử dụng trò chơi cho tiết học này. * Trò chơi: Ai nhanh hơn Mục tiêu của trò chơi - Làm chính xác hóa các khái niệm, công thức cấu tạo cũng như danh pháp của một loại chất hóa học. - Phát triển ở HS năng lực tư duy, phát hiện vấn đề nhanh chóng, kĩ năng làm việc hợp tác. HS tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng. - Giờ học sôi nổi, thoải mái, cuốn hút học sinh. Chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi Giáo viên cần chuẩn bị các tờ A0 như Hình 1 (mỗi đội 1 tờ). Giới thiệu và giải thích trò chơi - Giới thiệu trò chơi: Trò chơi có tên gọi “Ai nhanh hơn”, nghĩa là mỗi đội sẽ phải tìm ra trong các công thức trên đâu là ancol và dùng bút khoanh tròn vào ancol đó. Đội 53 Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Tuyết và Vũ Thị Kim Dung nào tìm được nhiều ancol hơn là đội thắng cuộc. - Thời gian chơi: 5 - 7 phút - Đội chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi đội là một tổ. - Luật chơi: Mỗi đội có 3 phút để tìm ra các công thức đúng của ancol và dùng bút màu khoanh tròn vào đáp án đó. Hết giờ, các đội cử đại diện lên treo kết quả lên bảng. Mỗi công thức đúng đội chơi có 10 điểm. Đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. Điều khiển trò chơi: GV trực tiếp điều khiển trò chơi này. Đánh giá kết quả chơi và trao giải cho người chơi Khi trò chơi kết thúc, GV đưa ra đáp án để HS đối chiếu xem đội mình tìm được bao nhiêu công thức đúng. GV tuyên bố đội thắng cuộc (đáp án Hình 2). Thảo luận và rút ra kiến thức Thông qua trò chơi này, định nghĩa, cấu tạo ancol sẽ được làm chính xác. Trong sách chỉ nêu : “Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hyđroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no”. Ta thấy ở mạng lưới trên có rất nhiều công thức cấu tạo chứa nhóm OH nhưng không phải ancol: ví dụ , CH2=CH-OH,. . . HS khi chưa nắm vững định nghĩa, rất dễ khoanh nhầm những công thức này. Hình 1. Sơ đồ trò chơi Ai nhanh hơn 54 Sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học Hình 2. Sơ đồ đáp án trò chơi Ai nhanh hơn Như vậy sau trò chơi HS phải biết nhận dạng công thức đúng của ancol và cần chú ý thêm rằng: một nguyên tử C chỉ liên kết với tối đa một nhóm OH. Trò chơi này có thể sử dụng ngay sau khi học phần định nghĩa ancol hoặc có thể sử dụng ngay đầu giờ bằng cách cho HS tự nghiên cứu trong 2 phút rồi thực hiện trò chơi để rút ra kết luận. Trên đây là một ví dụ cụ thể về một trò chơi trong tổng số 11 trò chơi mà tác giả đã thiết kế dựa theo nguyên tắc thiết kế cũng như quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi, bao gồm: Trò chơi không cần thiết sử dụng máy vi tính, máy chiếu như: Ai nhanh hơn, Thử trí thông minh; Ghép chữ thành tên; Truyền tin; Kết bạn. Trò chơi cần thiết sử dụng máy chiếu, màn hình như: Đi tìm triệu phú; Nhìn kĩ nhớ lâu; Đoán ý đồng đội; Mặt trời vui nhộn; Khám phá ô chữ; Ô chữ vàng. * Thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 11A2 (lớp chọn ) và 11A4 trường THPT Ba Vì, Hà Nội. Sau khi áp dụng trò chơi vào tiết 1 bài Ancol rồi tiến hành phát phiếu điều tra thu được kết quả sau: (phiếu điều tra lần 1 được phát trước khi dạy học bằng trò chơi). Nội dung phiếu điều tra lần 1: 55 Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Tuyết và Vũ Thị Kim Dung Câu Nội dung câu hỏi Ý kiến Tỉ lệ % 11A2 11A4 11A2 11A4 1 Em có thích học môn Hóa học không? Tại sao? A. Rất thích 21 10 52,5 25 B. Thích 10 7 25 17,5 C. Bình thường 1 12 2,5 30 D.Không thích 8 11 20 27,5 Vì........................ 2 Em có thích thầy cô giáo tổ chức trò chơi trong dạy học hóa học không? A. Rất thích 10 25 25 62,5 B. Thích 13 8 32,5 20 C. Bình thường 15 2 37,5 5 D. Không thích 2 6 5 15 Vì........................ 3 Hãy kể một vài trò chơi dạy học mà em biết hoặc đã từng tham gia? 4 Trong giờ học emmuốn được chơi trò chơi khi nào? Em muốn các thầy cô tổ chức trò chơi như thế nào? Nội dung phiếu điều tra lần 2: Stt Nội dung câu hỏi Số HS Tỉ lệ % 11A2 11A4 11A2 11A4 1 Sau khi tham dự các trò chơi, em thấy tinh thần mình thay đổi như thế nào? (không giới hạn đáp án) A. Thoải mái hơn 32 34 80 85 B. Thấy mệt mỏi 1 0 2,5 0 C. Bình thường 7 1 17,5 2,5 D. Rất vui và thích chơi tiếp 24 35 60 87,5 2 Sau khi được quan sát và tham gia chơi thì thái độ của em với môn Hóa học thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi 5 6 B. Trước kia không thích nhưng giờ thích hơn 6/8 9/11 75 81,82 C. Trước kia thích rồi giờ lại thích hơn 28 15 D. Trước kia thấy bình thường giờ lại thấy thích 1/1 10/12 100 83,33 56 Sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học 3 Thông qua trò chơi em thu nhận được kiến thức như thế nào? A. Thêm nhiều kiến thức mới 0 0 0 0 B. Nhớ kiến thức trọng tâm dễ dàng 5 4 12,5 10 C. Không thu được gì về kiến thức 0 0 0 0 D. Học thuộc bài nhanh và nhớ lâu hơn 35 36 87,5 90 4 Khi thầy cô tổ chức trò chơi, em thích mình ở vị trí nào? A. Trực tiếp tham gia chơi 23 31 57,5 77,5 B. Làm giám khảo 2 1 5 2,5 C. Làm khán giả 8 6 20 15 D. Không thích tham gia 7 2 17,5 5 Phân tích kết quả điều tra lần 2: Từ câu hỏi số 1 cho thấy sau khi các em được tham dự trò chơi thì đại đa số các em HS đều cảm thấy thoải mái hơn và thích được chơi tiếp (87,5 % - 11A4). Đặc biệt là câu số 2, từ kết quả cho thấy có rất nhiều HS trước kia không thích học môn Hóa học nhưng sau khi được tham dự trò chơi cho môn Hóa học thì các em lại thấy thích học hơn, còn những em trước kia đã thích Học hóa học rồi thì phần lớn các em càng thích học hơn nữa. Có thể thấy rằng trò chơi dạy học đã mang lại hiệu quả bất ngờ, nó không những làm giờ học bớt căng thẳng mà còn có khả năng lôi cuốn các em vào bài học, say mê với môn học đặc biệt là khơi dậy niềm yêu thích môn hóa học của những HS mà từ trước đến giờ không thích học. Đó là một thành công của trò chơi đã góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Từ những vấn đề trên chúng tôi thấy rằng: Việc thiết kế một trò chơi hấp dẫn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng để sử dụng trò chơi có hiệu quả còn khó khăn hơn. Kinh nghiệm được rút ra từ thực nghiệm sư phạm cho thấy: - GV nên cho HS nghiên cứu trước luật chơi ở nhà để các em chủ động ôn lại kiến thức hoặc là chuẩn bị tài liệu mới để trò chơi được tiến hành một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao. - Trò chơi sẽ càng hấp dẫn nếu như nó được sử dụng trong những tiết học mà GV dạy bằng máy chiếu, kết hợp cùng giáo án điện tử,... - Với những trò chơi quen thuộc, GV nên để cho một số HS có khả năng dẫn chương trình tự điều khiển trò chơi. - Tuy nhiên GV không nên quá lạm dụng trò chơi, không nên sử dụng nhiều trò chơi trong cùng một tiết học, cũng không nhất thiết tiết nào cũng phải chơi vì như thế sẽ phân tán sự chú ý của HS, là cho các em dễ sa đà vào việc chơi hơn là việc học. - Đối với các lớp chọn hay chuyên ban A thì giáo viên không nên sử dụng nhiều trò chơi học tập vì các em cần nhiều thời gian để hiểu sâu và phát triển kiến thức. 57 Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Tuyết và Vũ Thị Kim Dung 3. Kết luận Qua nghiên cứu sử dụng trò chơi trong dạy học, chúng tôi thấy đây là một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả, đặc biệt đối với các lớp không chuyên ban A. Chúng tôi đã đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học áp dụng cho môn hóa học. Trên cơ sở quy trình đó chúng tôi cũng đề xuất thiết kế được 11 trò chơi, trong đó có các trò chơi cần máy tính, máy chiếu và các trò chơi không cần sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại. Kết quả thực nghiệm sư phạm tại các lớp 11 của trường THPT Ba Vì một trường vùng núi của thành phố Hà nội cho thấy đã đạt được các mục tiêu dạy học đã đề ra, đã có 87,5% HS thích tham gia các trò chơi dạy học. Không khí các giờ học có tổ chức trò chơi sôi nổi, hấp dẫn, thu hút hầu hết HS tham gia một cách tích cực. Trong tương lai nên sử dụng rộng rãi trò chơi dạy học trong dạy học hóa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật Giáo dục, 2005. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. [2] Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên. Hóa học 11. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga, Lê Trọng Tín. Sách Giáo viên Hóa học 11. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, 2006. Phương pháp dạy học Hóa học, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Using games in learning and teaching Chemistry The use of games in learning and teaching are very important in primary school. But for secondary school students, when knowledge and skills are rapidly increasing, are games still effective? This paper shows a way to increase interest of students learning chemistry. Games to be used when learning and teaching chemistry are described which describe chemical reactions and involve organized role playing. 58