Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường

D.Ricardo: giá dựa trên sốlượng lao động cần thiết đểtạo ra hàng hoá bao gồm cảcác khoản chi phí bổsung nhưchi phí phân phối - Malthus: giá dựa trên giá trịcủa lao động biểu hiện bằng tiền mà người mua sẵn sàng bỏra đểcó được hàng hoá - Bentham: đối với người tiêu dùng, giá được xác định bởi mong muốn sởhữu hàng hoá; đối với người bán là khoản chi phí mà họphải bỏra đểsản xuất ra hàng hoá dó

pdf64 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 7484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VẤN ĐỀ 1: PHẠM TRÙ GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I/ Các khái niệm về giá cả 1. Khái niệm giá theo góc độ kinh tế Lý thuyết cổ điển - D.Ricardo: giá dựa trên số lượng lao động cần thiết để tạo ra hàng hoá bao gồm cả các khoản chi phí bổ sung như chi phí phân phối - Malthus: giá dựa trên giá trị của lao động biểu hiện bằng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra để có được hàng hoá - Bentham: đối với người tiêu dùng, giá được xác định bởi mong muốn sở hữu hàng hoá; đối với người bán là khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để sản xuất ra hàng hoá dó Lý thuyết ‘cận biên’ - Lý thuyết này nhấn mạnh các yếu tố chủ quan trong việc xác định giá cả hàng hoá - Menger: giá trị gắn liền với những đánh giá về sự ước muốn của người mua và vì vậy, không phải dựa trên chi phí sản xuất - Wieser & Jevon: chính tính hữu ích của hàng hoá giải thích chi phí sản xuất và giá trị có thể được đo lường trước khi sản xuất Lý thuyết tân cổ điển - Marshall: cần phân biệt việc xác định giá ở ngắn hạn và dài hạn - Giá cả mà người mua sẵn sàng trả để có được hàng hoá phụ thuộc đồng thời vào ước muốn sở hữu hàng hoá đó của họ và chi tiêu mà họ dành cho việc đó - Ở ngắn hạn, cầu thị trường có tác động rất mạnh đến giá trong khi ở dài hạn, giá cả được điều chỉnh chủ yếu dựa vào chi phí sản xuất với giả thiết về cạnh tranh - Để nghiên cứu giá cả, cần phải sử dụng một công cụ cơ bản là khái niệm về độ co giãn! Khiếm khuyết của các khái niệm về giá trên? - Lý thuyết cổ điển không tính đến sự thay đổi về qui mô DN, sự đa dạng hoá sản phẩm và sự xuất hiện của quảng cáo - Lý thuyết tân cổ điển có tính đến các yếu tố trên nhưng chỉ coi đó là những thay đổi đặc biệt - Chưa đề cập đến vai trò của cạnh tranh độc quyền Vai trò của cạnh tranh độc quyền - Làm biến mất nguyên tắc giá duy nhất (hay giá đồng nhất) và nguyên lý về tính đồng nhất của sản phẩm - Chấp nhận cho DN một cấp độ tự do trong việc hình thành giá và lựa chọn hình thức sản xuất Từ giá duy nhất đến nhiều giá - Lý thuyết của Chamberlin về Sự khác biệt hoá sản phẩm - Người mua và người bán gặp nhau không phải ngẫu nhiên mà theo ý thích của họ - Mỗi người bán có sự độc quyền tuyệt đối về sản phẩm của mình những không có độc quyền về cung vì có sản phẩm thay thế - Chỉ có cạnh tranh độc quyền mới giải thích được sự hình thành giá khi sản phẩm khác biệt Hiện tượng nhiều giá trên thị trường - Đó là chính sách bán cùng loại sản phẩm với các mức giá khác nhau tuỳ theo các đặc tính riêng gắn với cầu, như người mua là ai?, người tiêu dùng có ngần ngại khi mua? Cơ sở của phân biệt giá? - Sự khác nhau về độ co giãn của cầu trên các đoạn thị trường mà DN có thể bán sản phẩm - Sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và tính hữu ích của chúng - Khác biệt về địa lý (lý thuyết Robinson) - Khái niệm Cầu bậc thang của Michel: cầu của một DN bao gồm nhiều mức cầu bộ phận đối với những mặt hàng khác nhau trong chủng loại sản phẩm (hay còn gọi là cầu thứ phát) 2. Các hình thức biểu hiện của giá theo góc độ marketing Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau (xem bảng 1). Bảng 1: Những tên gọi khác nhau của giá cả Các thuật ngữ thay thế Loại sản phẩm/ dịch vụ Giá cả Hầu hết các loại hàng hoá... Học phí Các khoá học, giáo dục... Tiền thuê Nhà ở hay sử dụng các phương tiện nào đó... Lãi suất Giá sử dụng tiền... Lệ phí Các dịch vụ chuyên nghiệp luật sư, bác sĩ... Cước Các dịch vụ vận chuyển, thông tin... Tiền lương/ tiền công Trả cho hàng hoá sức lao động... Hoa hồng Cho việc thực hiện các chức năng thương mại... Theo góc độ ứng dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh, có thể định nghĩa giá cả như sau: * Với hoạt động trao đổi, giá cả được định nghĩa: "Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường." Định nghĩa này chỉ rõ: Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Vì vậy, không thể thiếu vắng giá cả ở bất kỳ một hoạt động trao đổi nào. Trao đổi qua giá là trao đổi dựa trên giá trị của những thứ đem trao đổi. Vì vậy, khi thực hiện trao đổi qua giá, trước hết phải đánh giá được giá trị của các thứ đem trao đổi. Nếu tiêu chuẩn của giá trị là lợi ích kinh tế thì sự chấp nhận một mức giá phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán lợi ích mà các thành viên tham gia trao đổi đánh giá về mức giá đó. Một mức giá không được chấp nhận trong trao đổi thường xuất phát từ vấn đề cốt lõi là lợi ích của một hoặc cả hai bên tham gia trao đổi không được thỏa mãn. Cho dù giá mang những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều chứa đựng một ý nghĩa kinh tế chung: lợi ích được xác định bằng tiền. * Với người mua: Người mua là một trong hai thành phần tất yếu của hoạt động trao đổi. Trong trao đổi, họ thường là người có tiếng nói cuối cùng về một mức giá được thực hiện. Người mua tham gia trao đổi nhằm tìm kiếm những lợi ích mà hàng hóa và dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Với họ, hoạt động trao đổi nào cũng phải trả giá. Mức mà người mua phải trả cho hàng hóa và dịch vụ dưới hình thức tiền tệ chính là giá cả của hàng hóa và dịch vụ đó. Người mua định nghĩa giá cả như sau: "Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó." Định nghĩa này thể hiện rõ quan niệm của người mua về giá: Giá là chi phí bằng tiền mà người mua phải bỏ ra để có được những lợi ích mà họ tìm kiếm ở hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, giá thường là chỉ số quan trọng được sử dụng trong quá trình lựa chọn và mua sắm sản phẩm của người mua. Nó vừa là "phanh hãm", vừa là công cụ kích cầu sản phẩm. Thích mua rẻ là xu hướng có tính quy luật trong ứng xử về giá của người mua. Khi mọi điều kiện khác như nhau (chất lượng sản phẩm, danh tiếng nhãn hiệu, dịch vụ hỗ trợ... như nhau) người mua luôn tìm đến những ngưừoi cung ứng có giá bán thấp nhất. Giá chỉ là đại diện cho một bộ phận chi phí (được tính bằng tiền) mà người mua phải bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm. Vì vậy, không thể coi là biến số duy nhất ảnh hưởng tới quyết định của người mua. Trong nhiều trường hợp, các yếu tố phi giá cả (lối sống, sự nhận thức, tâm lý,...) còn ảnh hưởng tới hành vi của người mua lớn hơn cả ảnh hưởng của giá cả. * Với người bán: Trong hoạt động trao đổi, người bán đóng vai trò cung ứng hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của người mua và muốn nhận lại giá trị hành hóa, dịch vụ đó được biểu hiện dưới hình thức giá giá cả. Định nghĩa giá cả của người bán: "Giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó." Với người bán, nhận thức về giá của sản phẩm được thể hiện qua đẳng thức sau đây: Giá của một đơn vị sản phẩm = Doanh thu/ đơn vị hàng hóa, dịch vụ Sau đây là một số nhận xét của người làm marketing khi đánh giá về tầm quan trọng của giá: Giá là biến số duy nhất của Marketing - mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp. Trong hoạt động trao đổi, mong muốn bán được sản phẩm với giá cao là một trong những biểu hiện đặc trưng trong hành vi thoả thuận về giá của người bán. Thông tin về giá luôn giữ vị trí số 1 trong việc đề xuất các quyết định kinh doanh nói chung và các quyết định về giá nói riêng. Quản trị giá được coi là một trọng tâm của quản trị marketing. Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường (phần 2) II/ Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả (theo Học thuyết CMarx) 1. Giá cả và giá trị hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Ở tất cả các giai đoạn phát triển của hình thái xã hội có sản xuất hàng hoá, giá cả luon biểu hiện băng ftiền của giá trị hàng hoá đã được sản xuất ra và tiêu thụ trên thị trường. Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường và là nội dung, bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Mức giá thị trường phụ thuộc rất lớn vào quan hệ cung-cầu về hàng hoá trên thị trường. Giá cả thị trường và quan hệ cung cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phía sau cung cầu là giá trị trị trường. Giá cả thị trường hình thành ở điểm cân bằng cung cầu và tại điểm đó, giá cả thị trường ngang bằng với giá trị thị trường. Trên thị trường, khi cung nhỏ hơn cầu thị giá cao và ngược lại. Song mức cung thị trường lại phụ thuộc vào giá trị thị trường. Đối với từng loại hàng hoá thì giá cả thường xuyên tách rời giá trị của nó. Tuy nhiên, sự tách rời này phải là vô hạn độ mà nằm trong một giới hạn khách quan do qui luật giá trị qui định. 2.Giá cả và tiền tệ thường xuyên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Trong điều kiện bình thường của nền kinh tế, giá cả là yếu tố quyết định lượng tiền tệ trong lưu thông và có ảnh hưởng tới tốc độ lưu thông tiền tệ. Giá cả quyết định sức mua của tiền tệ và ngược lại tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cả. Về mối quan hệ này có thể xảy ra một số trường hợp đáng chú ý sau: - Nếu số tiền giấy thực tế trong lưu thông thấp hơn so với yêu cầu cần thiết hoặc mức giá của tuyệt đại bộ phận quá cao so với khả năng thanh toán sẽ dẫn đến nhu cầu có khả năng thanh toán nhỏ hơn cung, việc tiêu thụ hàng hoá bị ngưng trệ ở mức độ khác nhau và làm giảm tốc độ của quá trình táI sản xuất. Tất cả những điều này dẫn đến khuynh hướng giảm xuống của giá cả. Sức mua triển vọng của tiền tệ tăng lên so với sức mua hiện tại trong mối quan hệ với giá cả hiện hành. - Nếu số tiền giấy thực tế trong lưu thông không vượt quá yêu cần cần thiết thì nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội tăng lên, giá cả tăng, sức mua thực tế của tiền tệ giảm sút dẫn đến lượng tiền trong lưu thông phảI nhiều hơn. Lượng tiền này làm làm cầu tăng lên và do đó, làm giá tăng. Quan hệ này tạo thành vòng xoáy giá-tiền, tiền-giá, giá-giá và tất yếu dẫn đến lạm phát. Lạm phát xét về nguồn gốc là hậu quả tất yếu của một nền kinh tế mất cân đối với tình trạng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế luôn ở mức thấp. Chú ý đến mối quan hệ giữa giá cả và tiền tệ là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đòi hỏi vốn hoạt động lớn, chu kỳ kinh doanh dài. Nghiên cứu mối quan hệ giá cả-tiền tệ có thể giúp cho doanh nghiệp dự báo chính xác hơn sự biến động của giá cả hàng hoá do mình sản xuất ra và những hàng hoá có liên quan. Nghiên cứu mối quan hệ này cũng rất cần thiết cho sự điều tiét vĩ mô sự phát triển của nền kinh tế cũng như điều tiết sự hình thành và vận động của giá cả hàng hoá. Quản lý giá vĩ mô đồi hỏi phải sử dụng đồng bộ cả 2 phạm trù giá cả và tiền tệ 3.Giá cả có mối quan hệ khăng khít với giá trị sử dụng hay tính hữu ích của hàng hoá Đã là hàng hoá nhất thiết phải có giá trị sử dụng. C.Max đã khẳng định: Giá trị sử dụng và giá trị có sự nhất trí với nhau và là 2 mặt thống nhất của hàng hoá. Giá cả không những biểu hiện bằng tiền giá trị mà còn phản ánh giá trị sử dụng của hàng hoá. Giá trị sử dụng là yếu tố quan trọng chi phối sự hình thành giá cả hàng hoá. Mối quan hệ giữa giá cả và giá trị sử dụng biểu hiện chủ yếu ở những điểm sau đây: - Trên thị trường, giá cả hình thành thống nhất theo một đơn vị giá trị sử dụng Biểu hiện quan trọng nhất của giá trị sử dụng là chất lượng hàng hoá. Vì vậy, giá cả hàng hoá hình thành theo chất lượng của nó. - Mức giá của hàng hoá gắn liền với chi phí sử dụng hàng hoá. - Giá cả phản ánh tính thay thế lẫn nhau trong sản xuất và trong tiêu dùng. Mối quan hệ giữa giá cả với giá trị sử dụng của hàng hoá chỉ ra rằng: sự thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng là cơ sở cho sự hiện diện của mức giá trên thị trường. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hoá là hai phương tiện quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu mối quan hệ này cũng có ý nghĩa đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông squa việc tác động đến mối quan hệ giữa giá cả-giá trị-giá tị sử dụng, Nhà nước thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội đi đôi với quá trình táI ản xuất sức lao động cả về mặt giá trị cũng như hiện vật, khuyến khích hình thành cơ cấu sản xuất-tiêu dùng tối ưu. 4.Giá cả và các quan hệ kinh tế - xã hội Trong nền kinh tế hàng hoá, giá cả xuất hiện trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Do đó, giá cả phản ánh tổng hợp và đồng bộ các quan hệ kinh tế-chính trị-xã hội. Giá cả cũng có tác động trở lại đến các mối quan hệ nói trên. Nhà nước có thể can thiệp vào sự hình thành và vận động của giá cả để điều tiết các mối quan chủ yếu: cung và cầu hàng hoá; tích luỹ và tiêu dùng; công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; thị trường trong nước và thị trường thế giới Tác động đến các mối quan hệ lớn của nền kinh tế quốc dân thông qua giá cả là một hướng quan trọng của công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế. Các doanh nghiệp lại khai thác mối quan hệ giữa giá cả và các mối quan hệ kinh tế theo góc độ khác. Các quan hệ kinh tế, các chính sách của nhà nước về thuế, tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩucó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết và thích nghi một cách tốt nhất những “lực lượng vĩ mô” này trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Tóm lại, giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan rất tổng hợp. Việc nghiên cứu giá cả bắt đầu từ nghiên cứu bản chất của nó là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế. Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường (phần 2) VẤN ĐỀ THỨ 2: CƠ CHẾ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG I/ Cơ chế vận động của giá cả thị trường Giá thị trường là hiện tượng kinh tế xuất hiện trong quá trình trao đổi do sự thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trên cơ sở nhận thức những điều kiện cụ thể của thị trường, hay nói một cách tồng quát, do các lực lượng cầu và cung quyết định. Giá thị trường nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế của cả bên mua lẫn bên bán, là "bàn tay vô hình" điều tiết nền sản xuất xã hội. Giá thị trường có các đặc điểm chủ yếu sau: Một là: Sự hình thành và vận động của giá thị trường chịu sự chi phối mạnh mẽ các quy luật kinh tế của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh). Các quy luật này tác động tới người mua và người bán như những lực lượng vô hình. Hai là; Mặt bằng giá cả không chỉ phản ánh các quan hệ kinh tế trên thị trường trong nước, mà nó còn phản ánh quan hệ giá cả trên thị trường quốc tế. 1. Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự hình thành và vận động của giá cả thị trường. Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự vận động của thị trường, do đó quyết định sự vận động của nền kinh tế thị trường. Các quy luật này có những đặc trưng chủ yếu sau: a. Các quy luật kinh tế của thị trường tạo ra động lực kinh tế, đó chính là lợi ích vật chất, mà những người tham gia thị trường có thể đạt tới. Động lực này có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ nhất; trong nền kinh tế bao giờ cũng tồn tại đồng thời các loại lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Tiếp đến là lợi ích xã hội, lợi ích tập thể. Thực tế nước ta cho thấy nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước do quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, nên chúng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và được mọi người ủng hộ. Thứ hai; trong nền kinh tế có nhiều thành phần, thì kinh tế tư nhân thường rất nhạy cảm với các quy luật kinh tế của thị trường so với các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, đối với các nước dựa chủ yếu vào kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể thì khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhiệm vụ đặt ra không chỉ là phải chuyển dịch các hình thức sở hữu, thực hiện cổ phần hoá và tư nhân hoá một phần, mà còn phải đặc biệt quan tâm tạo ra động lực kinh tế cho khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể. b. Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế của thị trường là quy luật trung tâm, là cơ sở, là động lực của các quy luật kinh tế khác và chi phối các hiện tượng kinh tế, nhưng chúng lại hoạt động một cách tự phát, vì vậy trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, trước hết phải nhận thức rõ để vận dụng các điều tiết chúng vì lợi ích của quốc kế dân sinh. c. Các quy luật kinh tế của thị trường phát sinh và phát triển gắn với sự phát sinh và phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Quan hệ sản xuất không làm thay đổi được bản chất của các quy luật kinh tế đó. Sự phát triển của sức sản xuất rất khác nhau của các nền kinh tế ở các quốc gia chỉ làm cho hoạt động của các quy luật mang nhiều màu sắc khác nhau mà thôi. Các quy luật kinh tế của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó quy luật giá trị có vai trò quan trọng nhất. Các quy luật này tác động đến giá cả, đến các yếu tố thị trường theo những chiều hướng khác nhau, do đó, nó tạo ra sự đa dạng và phong phú của các hiện tượng giá trị thị trường. Quy luật giá trị, với tư cách là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá, đã tạo ra cho người mua và người bán những động lực cực kỳ quan trọng. Trên thị trường, người mua bao giờ cũng muốn tôi đa hoá lợi ích sử dụng. Vì vậy, người mua luôn luôn muốn ép giá thị trường với mức gia thấp. Ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tôi đá hoá lợi nhuận, và do đó, muốn bán với giá cao. Để tồn tại và phát triển, những người bán, một mặt phải phấn đấu giảm chi phí (đặc biệt là ở các giai đoạn trước khi đưa hàng hoá ra thị trường) để chi phí cá biệt bằng hoặc nhỏ hơn chi phí xã hội trung bình. Mặt khác, họ lại tranh thủ tối đa các điều kiện của thị trường để bán với giá cao. Họ cố gắng dùng mọi thủ đoạn và biện pháp để bán được hàng với giá cao nhất, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, xét trên phương diện này, quy luật giá trị tác động tới người bán theo hướng thúc đẩy họ nâng giá thị trường lên cao. Tuy nhiên đó chỉ là xu hướng. Quy luật cạnh tranh: là quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là hoạt động phổ biến trên thị trường. Cạnh tranh thường diễn ra giữa những người bán với những người mua và giữa những người bán với nhau. Do có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, nên những người bán và người mua cạnh tranh gay gắt với nhau. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này lại được khắc phục bằng cơ chế thoả thuận trực tiếp giữa họ để đạt được mức giá mà hai bên cùng chấp nhận, hoặc là cùng chấp nhận mức giá thị trường mà mỗi cá nhân đều không có khả năng ảnh hưởng tới. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau thường là các thủ đoạn nhằm chiếm lĩnh thị trường, trong đó thủ đoạn giá cả là một công cụ cạnh tranh rất quan trọng và phổ biến. Người bán có thể áp dụng mức giá thấp để thu hút người mua. Như vậy, cạnh tranh tạo ra một xu thế ép giá thị trường sát với giá trị. Giữa những người mua cũng có sự cạnh tranh với nhau nhằm tối đá hoá lợi ích sử dụng. Quy luật cung cầu: quyết định trực tiếp mức giá thị trường thông qua sự vận động của quan hệ cung cầu. Mức giá thị trường thực hiện các chức năng: một là, cân đối cầu cung ở ngay thời điểm mua bán (và chỉ ở thời điểm đó mà thôi). Hai là, chỉ cho các nhà sản xuất biết cần phải giảm hay tăng khối lượng sản xuất, khối lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường. Xét về mặt thời gian, giá thị trường là cái có trước quan hệ cung cầu. Đây là hiện tượng phổ biến của sự hình thành và vận động của giá cả trên thị trường. Thông qua sự vận động của giá thị trường, các nhà sản xuất có thể nhận biết tương đối chính xác cầu của thị trường và họ có thể chủ động đưa ra thị trường một khối lượng hàng hoá tương đối phù hợp với nhu cầu đó. Sự cân bằng cung cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả của từng loại hàng. Qua đó ta thấy rằng Nhà nước cần phải quản lý giá. Sự quản lý
Tài liệu liên quan