Sự hình thành và phát triển của koguryo

Koguryo là quốc gia cổ đại trên bán đảo Triều Tiên đồng thời là quốc gia tiêu biểu cho thời kì Tam Quốc. Trải qua mấy thấy kỷ, bằng sự nỗ lực của minh, quốc gia này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Mặc dù những nghiên cứu về nhà nước này còn có nhiều ý kiến trái chiều về nguồn gốc và thời điểm ra đời tuy nhiên sự phát triển hùng cường của nó trong thời cổ đại là điều không thể phủ nhận

doc8 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hình thành và phát triển của koguryo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KOGURYO Koguryo là quốc gia cổ đại trên bán đảo Triều Tiên đồng thời là quốc gia tiêu biểu cho thời kì Tam Quốc. Trải qua mấy thấy kỷ, bằng sự nỗ lực của minh, quốc gia này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Mặc dù những nghiên cứu về nhà nước này còn có nhiều ý kiến trái chiều về nguồn gốc và thời điểm ra đời tuy nhiên sự phát triển hùng cường của nó trong thời cổ đại là điều không thể phủ nhận 1.Sự hình thành của Koguryo Theo các tài liệu “Tam quốc sử ký” và “Tam quốc di sự” cũng như những truyền thuyết còn truyền lại, một vương tử của quốc gia Buyeo (Phù Dư), mang tên Ju Mông đã buộc phải rời khỏi đất nước của mình do sự tranh giành quyền kế vị diễn ra giữa các vương tử của Phù Dư; và ông là người đã thành lập ra quốc gia Koguryo (năm 37 TCN) trên vùng đất nằm ở vị trí giữa sông Amnok ( Áp Lục) và lòng chảo sông T'ung-chia( Đại Đồng Giang) , với lãnh thổ bao trùm các khu vực biên giới của CHND Trung Hoa và CHDCND Triều Tiên ngày nay. Tuy nhiên, trước khi nhà nước này được thành lập thì khu vực này vốn là địa bàn sinh sống của một tộc người có tên Uế Mạch . Tính đến thế kỉ IV TCN thì tộc người này đã phát triển ở trình độ cao về văn hóa. Do đó, nhà nước Koguryo thời kì đầu là sự kết hợp của hai tộc người Phù Dư và Uế Mạch. 2.Sự phát triển của Koguryo So với các nước khác cùng thời Tam Quốc thì Koguryo có được vóc dáng của một quốc gia sớm nhất. Tuy nhiên, từ buổi đầu dựng nước Koguryo đã phải đối đầu với nguy cơ bị xâm lược đặc biệt là các thế lực của nhà Hán bên Trung Quốc. Trên thực tế, Koguryo đã nhiều lần giao chiến với nhà Hán. Trải qua nhiều lần giao chiến Koguryo đã dành được những thắng lợi, và điều đó làm cho người Hán có ấn tượng không tốt về Koguryo. Họ cho rằng người Koguryo là tộc người hung bạo, hiếu chiến và bành chướng lãnh thổ. Người Hán gọi vương quốc này với cái tên đầy khinh miệt là Hakuryo ( Hạ Cú Ly). Trước mưu đồ xâm lược của nhà Hán, Koguryo đã rời đô đến thành Kungnae ( Quốc Nội thuộc Tập An – Trung Quốc) ở trung lưu sông Áp Lục. Tại đây, Koguryo tiến hành củng cố lực lượng, chinh phục các nước xung quanh và tiến xuống vùng đồng bằng, phát triển trên cơ sở chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Tại đây, nhà nước Koguryo không những củng cố được địa vị của mình mà còn đạt được nhiều thành tựu mới. Sự phát triển của Koguryo thể hiện ở các mặt như sau: 2.1Chính trị Koguryo xây dựng nà nước theo kiểu quân chủ do vua đứng đầu. Dưới vua là các quan lại trong triều đình. Trong triều đình có 12 chức quan khác nhau và phân biệt nhau bởi sắc phục. Trong xã hội Koguryo thế kỉ II, dưới thời vua Gogukcheon ( Cố Quốc Xuyên) đã đổi 5 bộ tộc mang đặc tính truyền thống bộ tộc thanh 5 bộ tộc Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung để tăng thêm sức mạnh cho thể chế tập quyền Trung ương. Những quý tộc của 5 bộ tộc này bao gồm cả vương tộc và tầng lớp thống trị cao nhất. Những thế lực này liên kết với nhà vua và nắm quyền chính trị. Trong đó, họ Go là vương tộc xuất thân từ bộ tộc Gyeru kế thừa ngai vàng và lấy những vương phi từ bộ tộc Jeollo. Bộ máy chính trị trung ương đứng đầu là Daedaero ( Đại Đối Lộ). Đây là chức quan đảm đương tổng quản các việc nội các, triều chính. Chức quan này do tầng lớp quý tộc tiến cử.. Còn ở các địa phương, những người có nhiệm vụ quản lý là do chính quyền trung ương phái đến. Các chức quan ở địa phương nắm giữ mọi quyền hành ở địa phương cả về hành chính và quân sự. Đối với các việc trọng đại của đất nước thì các đại biểu của tầng lớp quý tộc thường tổ chức thảo luận và quyết định những công việc này trong một hội nghị có tên là Jega( Chư gia) Quan lại thì được chia thành 10 cấp. Khu vực hành chính bao gồm có kinh đô và 5 bộ ở khắp cả nước. Ở từng nơi đều có xây hành để phòng ngừa sự xâm chiếm của các thế lực ngoại bang. Mặt khác, chế độ thế tập vương vị được đổi từ thế tập trong anh em sang thế tập cha con. Nhờ chế độ này mà vương quyền trở nên mạnh hơn có điều kiện chuẩn bị cơ sở cho những bước phát triển mới. 2.2.Sự mở rộng lãnh thổ của Koguryo Sau một thời gian củng cố bộ máy chính quyền và củng cố lực lượng, các vua của Koryo đều thi hành sách lược chinh phục các tộc người xung quanh để tăng cường sức bảo vệ cho dân tộc mình. Nhờ sách lược này mà Koguryo không những mở rộng được lãnh thổ mà còn tránh được nguy cơ bị các nước ngoại bang, đặc biệt các nước lớn của Trung Quốc xâm lược. Người có công lớn nhất trong việc mở rộng lãnh thổ cho Koguryo là vị vua đầu tiên, vua TeaJo ( Thái Tổ, 53-146). Ngoài ra còn có vua Quang Khai Thổ Đại Vương( 391-413). Hai vị vua này còn được gọi với cái tên “ người mở rộng lãnh thổ”. Riêng vua Quang Khai Thổ Đại Vương, trong thời kì đương ngôi vị , ông đã thu được 64 thành trì và 1400 làng trong cuộc viễn chinh chống lại vương quốc Buyeo ( Phù Dư). Công lao của ông còn được ghi lại trên lăng bia của Quang Khai Thổ Đại Vương và còn để lại cho đến ngày nay. Dấu vết của tấm bia này được tìm thấy ở Jiban ( Tập An- Mãn Châu). Các đời vua tiếp theo cũng tiếp tục duy trì chính sách bành chướng lãnh thổ. Vua Trường Thọ tiếp tục thực hiện các chính sách của cha mình là Quang Khai Thổ Đại Vương đã tấn công BeakJe ( Bách Tế) ở phía Nam bán đảo Hàn ngày nay và chiếm lấy kinh đô của quốc gia này vào năm 476. Về Phía Bắc Trường Thọ Vương cho mở rộng cương vực đến tận hữu ngạn của sông Tùng Hoa. Trường Thọ vương còn cho rời thủ đô về Pyeongyang ở lưu vực sông Đại Đồng ( 427) và tích cực xúc tiến kế hoạch nam tiến, gây áp lực cho BeakJe và Silla. Trước tình hình đó, Silla và BaekJe đã liên kết để chống lại chính sách nam tiến của Koguryo. BaekJe là nước trực tiếp bị Koguryo uy hiếp xam lược. Koguryo đã điều 3 vạn quân đến tấn công thủ đô của BaekJe và chiếm giữ được lưu vực sông Hán (475). Lãnh thổ của Koguryo thời kì này kéo dài từ vịn Asan ( Nha Sơn) qua dãy núi Sobaek ( Tiếu Bạch) đến vịnh Yeongil ( Nghênh Nhật). Bia Trung nguyên Cao Câu Ly ( Jungwon Goguryeobi) đã được lập trong thời kì này. Dưới thời của Văn Tư Bính Vương (491-519), Cao Câu Ly đã hoàn tất việc xâm chiếm khu vực Phù Dư, đánh dấu điểm xa nhất về phía Bắc của biên cương Cao Câu Ly; đồng thời vẫn tiếp tục duy trì ảnh hưởng của nó đối với Bách Tế và Tân La ở phía Nam, cùng với các tộc người Mạt Hạt và Khiết Đan. H1.Lãnh thổ Koguryo thời cực thịnh (476) Như vậy, với những chính sách mở rộng lãnh thổ của mình, cho đến thế kỉ thứ VI, Koguryo đã thực sự trở thành vương quốc hùng mạnh bậc nhất trên bán đảo Hàn lúc bấy giờ, có sức ảnh hưởng lớn đối với các nước tam quốc là BeakJe và Silla cùn nhiều quốc gia khác. Đây cũng là thời kì lịch sử huy hoàng nhất của nhà nước Koguryo. Việc Bắc Ngụy ở Trung Quốc lúc đương thời trong khi tiếp đãi các đoàn sứ thần ngoại giao nước ngoài đã đặc biệt ưu đãi sứ thần Koguryo, cho thấy vị thế cường quốc của Koguryo trong vùng Đông Bắc Á lúc bấy giờ. 2.3. Quân sự Thời kì đầu của nhà nước Koguryo, quân đội của Cao Câu Ly là một sự kết hợp giữa quân đồn trú địa phương với lực lượng vũ trang của tư nhân. Theo lệ "Tập tước", chức vụ chỉ huy quân sự là cha truyền con nối, và không có bằng chứng nào cho thấy có sự hiện diện của một hệ thống chỉ huy quân sự đồng nhất.. Có lẽ trong thời chiến, quân đội được trưng tập một cách vội vã. Cao Câu Ly cũng duy trì một đội quân thường trực với quân số 5 vạn người. Một tài liệu nhà Đường năm 668 ghi lại rằng Koguryo có tổng cộng 67 vạn 5 nghìn quân và 176 đồn binh vào thời điểm Cao Tạng Vương đầu hàng. Tất cả mọi người dân Koguryo đều phải chịu sung quân, những ai không muốn sung quân phải đóng thêm một khoản thuế bằng gạo. Những nhà khảo cổ học, khi thăm dò tại cố đô Quốc Nội thành và những ngôi mộ của các quốc gia cổ lân bang đã tìm thấy những đôi dép bằng đồng pha sắt có mấu nhọn dài khoảng 11cm. Những vật này có thể đã được sử dụng với mục đích quân sự; những phiên bản tương tự đã tìm thấy ở các ngôi mộ hoàng gia Nhật Bản thời kỳ Kofun (Đại Hòa). Như vậy có thể thấy, từ thời xa xưa, quân đội của tuy còn sơ khai nhưng đã phát triển ở mức độ nhất định thể hiện ý thức bảo vệ lãnh thổ và mở rộng đất đai của người Koguryo. 2.4. Văn hóa Dưới xã hội Koguryo, văn hóa cộng đồng phát triển khá mạnh mẽ và phong phú. Trong nghệ thuật :Hội họa phát triển ở trình độ tinh xảo. Theo như một số bức họa được phát hiện là thuộc thời kì Koguryo cho thấy từ đường nét, màu sắc, bố cục đều toát lên sự sống động và tinh tế. Một số bức bích họa nổi tiếng của thời Koguryo như bức vẽ cảnh săn bắn , bức vẽ con chim thần ba chân ( Tam Túc Ô) tìm thấy trong các lăn mộ cổ thuộc thời Koguryo. H2. Bức bích họa vẽ cảnh săn bắn H3.Tam túc ô Các hoạt động lễ hội cũng diễn ra một cách mạnh mẽ. Những thú giải trí thông dụng ở Koguryo là: uống rượu, hát hò, nhảy múa. Những cuộc thi đấu ví dụ như đấu vật thu hút rất nhiều khán giả . Cứ mỗi tháng Mười, lễ hội Đông Minh được tổ chức nhằm tôn vinh các vị thần. Sau buổi tế lễ là các hoạt động như vui chơi, ăn uống,... Thông thường nhà vua là người chủ trì các nghi thức cúng tế tổ tiên trong lễ hội này. Săn bắn là một thú giải trí dành cho nam giới, nó cũng là một trong những biện pháp luyện tập quân sự dành cho thanh niên trai tráng. Những đội săn thường cưỡi ngựa và săn các loài thú như hươu, nai,... hay các con vật khác bằng cung tên. Các cuộc thi bắn cung cũng được tổ chức. Cưỡi ngựa rất thịnh hành ở Koguryo, và vì vậy quân đội Koguryo có một sức mạnh đáng nể nhờ vào đội kỵ binh hùng hậu của nó. Trên các lĩnh vực giáo dục, tôn giáo cũng được chính quyền rất coi trọng. Người Koguryo cũng như người Triều Tiên đã tiếp thu chữ viết Trung Quốc là văn tự cho mình, đồng thời tiếp thu đạo Khổng , đạo Phật truyền bá vào nước. Bên cạnh đó, Koguryo cũng đẩy mạnh quan hệ giao lưu buôn bán với bên ngoài rất mạnh mẽ. Như vậy với những bước phát triển của mình về chính trị, văn hóa, xã hội, Koguryo từ một nước nhỏ đã trở thành một nước có lãnh thổ rộng lớn và có tầm ảnh hưởng các nước trong khu vực. Sự sụp đổ của Koguryo. Không thể phủ nhận sức mạnh và những thành tựu của nhà nước Koguryo đóng góp cho dân tộc Hàn. Tuy nhiên, Koguryo cũng giống như nhiều triều đại khác trong lịch sử, có lúc phát triển đến đỉnh cao nhưng cũng phải đến lúc suy tàn. Và sự suy tàn ở đây chỉ là riêng với Koguryo. Nó là kết quả của sự liên minh rồi lại thôn tính lẫn nhau giữa các quốc gia thuộc Tam Quốc. Thế kỉ VII,vương quốc Koguryo lúc đó đang bận chiến tranh với nhà Tùy và nhà Đường, BaekJe cũng đang thực hiện chính sách thôn tính Silla. Trước nguy cơ bị xâm lược, Silla cầu cứu Koguryo nhưng không nhận được giúp đỡ bởi vậy nước này quay sang cầu cứu nhà Đường. Nhờ sự giúp đỡ này mà Silla đã thôn tính được cả BaekJe và Koguryo , dánh đuổi nhà Đường và thống nhất Tam Quốc. Koguryo chính thức sụp đổ vào năm 668. Kết Luận Koguryo tuy chỉ tồn tại độc lập trong khoảng 6 thế kỉ rồi bị Silla thâu tóm nhưng những gì mà Koguryo đã làm được có ý nghĩa to lớn không chỉ cho Silla mà còn cho toàn bán đảo Hàn. Quá trình Koguryo đi chinh phục các lãnh thổ khác góp phần làm cho sự thống nhất trên bán đảo Hàn thời kì Tam Quốc diễn ra nhanh chóng hơn. Mặt khác, dù bị Silla thâu tóm nhưng Koguryo đã hợp lực cùng Silla để đập tan âm mưu xâm lược của nhà Đường. Từ đây, lịch sử Triều Tiên mở ra một thời kì mới : thời kì thống nhất trên toàn bán đảo.
Tài liệu liên quan