Tóm tắt. Donald Barthelme cho rằng cắt dán là nghệ thuật trung tâm của tất cả các
nghệ thuật trong thế kỉ XX. Bởi thế ông đã đưa quy luật này để tạo nên một chuỗi
các sự kiện đa dạng trong truyện ngắn của ông. Những sự kiện này có cùng trường
nghĩa hoặc khác biệt nhau. Một số sự kiện được gọi là Mảnh ghép tương đồng sẽ có
cùng nghĩa hay tương đương nhau về nghĩa. Với kĩ thuật cắt dán, Donald Barthelme
tạo ra hiện thực thậm phồn trong truyện ngắn của ông.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kiện ghép mảnh trong truyện ngắn Donald Barthelme, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 30-36
SỰ KIỆN GHÉP MẢNH
TRONG TRUYỆN NGẮN DONALD BARTHELME
Lê Thúy Hằng
Cao học K20 - Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: lethuyhang.sphn@gmail.com
Tóm tắt. Donald Barthelme cho rằng cắt dán là nghệ thuật trung tâm của tất cả các
nghệ thuật trong thế kỉ XX. Bởi thế ông đã đưa quy luật này để tạo nên một chuỗi
các sự kiện đa dạng trong truyện ngắn của ông. Những sự kiện này có cùng trường
nghĩa hoặc khác biệt nhau. Một số sự kiện được gọi làMảnh ghép tương đồng sẽ có
cùng nghĩa hay tương đương nhau về nghĩa. Với kĩ thuật cắt dán, Donald Barthelme
tạo ra hiện thực thậm phồn trong truyện ngắn của ông.
Từ khóa: Donald Barthelme, sự kiện ghép mảnh, truyện ngắn, tương đồng, dị biệt.
1. Mở đầu
Phát biểu trên tờ Thời báo New York, Donald Barthelme cho rằng “Nguyên tắc cắt
dán là nguyên tắc trung tâm của tất cả các nghệ thuật trong thế kỷ XX” [1]. Chính vì thế,
trong tác phẩm của mình, ông đã vận dụng một cách triệt để kĩ thuật cắt dán. Kĩ thuật này
được sử dụng trong việc phô bày những sự kiện theo hướng vừa tương đồng vừa dị biệt.
Qua những sự kiện gây dư thừa thông tin, Donald Barthelme mang đến cho người đọc một
thế giới sự kiện thậm phồn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những mảnh ghép tương đồng
Trong tác phẩm của Barthelme, chúng tôi thấy có rất nhiều sự kiện cùng tính chất
hoặc tương đương nhau trong cùng một trường nghĩa. Những sự kiện này như những mảnh
ghép của hiện thực được xếp cạnh nhau tạo nên một bức tranh hiện thực thậm phồn, sinh
động. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tạm gọi tên chúng là những mảnh ghép tương đồng.
Ở truyện ngắn Lớp học, Barthelme đã thành công khi sử dụng kĩ thuật cắt dán để ghép các
sự kiện.
Theo thống kê, chúng tôi thấy có tất cả 11 mảnh ghép đặt cạnh nhau cùng nói về cái
chết. Đó lần lượt là các sự kiện xảy ra liên tiếp: 1. Học sinh trồng cây thì cây chết; 2. Bầy
rắn chết vài tuần trước vụ cây chết; 3. Những luống rau chết; 4. Lũ chuột chết; 5. Những
con cá nhiệt đới sẽ chết; 6. Chó Edgar được nuôi không quá hai tuần cũng chết; 7. Em bé
30
Sự kiện ghép mảnh trong truyện ngắn Donald Barthelme
mồ côi Đại Hàn mà cả lớp nhận bảo trợ qua chương trình Giúp đỡ trẻ em cũng đã chết;
8. Phụ huynh qua đời nhiều một cách bất thường; 9. Con số tử vong của ông bà nội ngoại
có lẽ cao hơn mọi năm; 10. Tấn thảm kịch xảy ra khi Matthew Wein và Tony Mavrogordo
đang chơi đùa nơi người ta đang đào đất để xây tòa cao ốc của văn phòng chính phủ liên
bang; 11. Cha của Billy Brandt bị đâm chết khi ông ấy tóm lấy một kẻ mang mặt nạ đột
nhập vào nhà ông.
Lớp học là một truyện ngắn dài khoảng ba, bốn trang giấy nhưng lại đầy ắp những
sự kiện. Có mười một sự kiện về cái chết của cây, chuột, rắn, chó. . . rồi đến cái chết của
con người từ già đến trẻ. . . Những sự kiện này đã tô màu cho bức tranh về cuộc sống hỗn
độn, bất khả tri, nơi mà ở đó con người trở nên quá nhỏ bé và bất lực trước cái hư vô của
cuộc đời.
Những sự kiện tương đồng được Donald Barthelme sử dụng kĩ thuật cắt dán để làm
“đầy” hơn hiện thực cuộc sống. Ở đây còn có một cấp độ khác, bên cạnh những cái chết
sinh học thuần túy, còn có cái chết về tâm hồn, đó là sự hoang mang tột đỉnh của con người
trước vô số những hiện tượng dị thường, những cái chết đột ngột, bất ngờ. Niềm tin của
con người đã bị lung lay tận gốc rễ. Cái chết về mặt tinh thần đã được Donald Barthelme
báo động.
Nếu như ở truyện ngắn Lớp học, chúng ta thấy nhiều sự kiện cùng xuất hiện trong
một trường nghĩa về cái chết thì ở trong truyện ngắn Điều sai lầm đầu tiên của em bé, sự
kiện được lặp nhiều lần theo mức độ ngày càng tăng về diễn tiến hành động.
Ngay từ câu đầu tiên, nhà văn đã đưa ra sự kiện: “Điều sai lầm đầu tiên của em bé
là xé những trang sách” [2]. Những sự kiện sau đó trùng lặp với sự kiện ban đầu nhưng
với mức độ tăng cấp ở hành vi đứa bé. Ban đầu, mỗi ngày em bé chỉ xé một trang sách và
điều luật đã được áp dụng rất tốt. Nhưng sau đó, em bé xé mạnh tay hơn và bị nhốt tám giờ
mỗi ngày, nghĩa là nó đã xé hai trang sách. Hành động của đứa trẻ không dừng lại ở hai
trang mà ba, bốn trang sách bị xé. Cách xé sách của đứa bé cũng tinh vi hơn, bởi nó không
nham nhở mà “hết sức hoàn hảo” theo như lời ông bố kể: “bạn nhìn kỹ hơn và khám phá
một góc nhỏ bị xé ra, bạn dễ dàng bỏ qua vì tưởng sách cũ thì phải sờn gáy, nhưng tôi biết
nó đã làm gì, nó đã xé cái góc nhỏ ấy ra để nuốt chơi” [2]. Như thế, số giờ phạt của em bé
tăng lên rất nhiều đến nỗi phá hỏng kế hoạch đã lên. Lần gần nhất và lâu nhất là khi em bé
đã xé một lúc hai mươi lăm trang và phải chịu phạt tám mươi tám tiếng, bà vợ đã không
thể chịu đựng khi để đứa bé trong tình trạng này và dùng xà beng cạy bung bản lề khóa
cửa, đưa em bé ra khỏi phòng trong khi nó còn nợ mười hai tiếng. Nhưng hình phạt dường
như không hề tác động đến nhận thức của đứa bé và ngay khi ra khỏi phòng, nó tiếp tục
chạy đến cuốn sách gần nhất và xé một lúc ba mươi bốn trang chỉ trong mười lăm giây.
Trước sai lầm không thể sửa chữa của đứa trẻ mà ngược lại có xu thế ngày càng gia
tăng, bố mẹ đứa trẻ đã giải quyết như thế nào? Ban đầu, họ đưa ra một luật lệ có thể chấp
nhận được: “mỗi lần xé một trang sách nó phải bị nhốt một mình bốn giờ đồng hồ trong
phòng kín mặc dù tiếng khóc gào đằng sau cánh cửa làm cho chúng tôi rất khổ tâm” [2].
Nhưng đứa trẻ vẫn tiếp tục xé sách và họ phải chịu đựng những tiếng gào thét của nó gấp
đôi, ba, bốn lần. Hình phạt theo đó cũng được áp dụng triệt để với số giờ đồng hồ đứa trẻ
31
Lê Thúy Hằng
bị nhốt tăng lên từ bốn giờ lên mười sáu giờ mỗi ngày. Rồi bố mẹ đứa trẻ khám phá ra rất
nhiều trang sách đã bị xé từ nhiều cuốn sách khác trong khi đứa bé đang bị nhốt và những
trang ấy phải được cộng vào hình phạt cho công bằng. Họ “lý luận rằng đó là cái giá bạn
phải trả, hoặc một phần cái giá bạn phải trả” [2]. Điều này nghe vẻ có lý. Bởi vì muốn đứa
trẻ lớn lên thành một người tốt thì ngay từ khi còn nhỏ ba mẹ phải có vai trò, trách nhiệm
giáo dục nó. Ở đây, xé sách bị (bố mẹ nó) xem là hành động sai lầm, và vì thế, nó phải bị
trừng phạt. Nhân vật tôi – ba đứa trẻ, nói: “Nhưng tôi cảm thấy rằng nếu bạn đặt ra một
điều luật, bạn phải thi hành, bạn phải nhất quán, nếu không thì lũ con nít sẽ hiểu sai hết”
[2]. Chính vì nỗ lực phải thi hành một điều luật đã đề ra để làm gương răn đe đứa trẻ nên
người cha kiên quyết áp dụng đúng luật với những hành động sai lầm cho nó, dẫu rằng
việc nhốt nó từ bốn giờ mỗi ngày đã tăng lên mười sáu giờ và điều đó không chỉ gây khó
khăn cho sinh hoạt của đứa trẻ mà còn gây phiền hà cho ba mẹ nó.
Ba đứa trẻ đã “nói chuyện nghiêm túc với nó” nhưng không ăn thua, đứa trẻ vẫn
chứng nào tật nấy. Khi tổng số giờ phạt đã tăng lên rất nhiều, vì lo lắng cho sức khỏe đứa
trẻ, người vợ nói “có lẽ chúng tôi quá cứng rắn và em bé đang sút cân” [2]. Mặc dù thế,
người cha vẫn tuân theo điều luật một cách nhất quán. Nếu vẫn áp dụng hình phạt như cũ
thì bố đứa trẻ tính rằng phải nhốt nó đến năm 1992 (thời gian in dưới truyện ngắn này là
1983) tức là gần mười năm bị nhốt. Như vậy, cùng với sự tăng lên về sự kiện đứa trẻ xé
sách là sự tăng lên về khung hình phạt mà bố mẹ đứa trẻ đặt ra cho nó.
Truyện ngắn Điều sai lầm đầu tiên của em bé có nhiều sự kiện trùng lặp và sử dụng
thủ pháp tăng cấp: em bé xé một trang sách, hai trang, ba hay bốn trang, hai mươi lăm
trang, ba mươi tư trang; tương ứng với số trang sách bị xé là số giờ em bé bị nhốt trong
phòng. Sử dụng kĩ thuật ghép những mảnh sự kiện tương đồng và ngày một tăng lên về
mức độ đã giúp cho người đọc nhận thấy tính thậm phồn của bầu không khí ngột ngạt,
nặng nề trong câu chuyện bởi lẽ em bé không những không thay đổi hành vi mà còn ngày
càng mắc sai lầm nặng hơn và bố mẹ em bé không những không giảm hình phạt mà đã
kiên quyết thực thi điều luật đã đề ra. Bởi vậy, mâu thuẫn của vấn đề ngày càng tăng.
Nếu như, truyện ngắn Lớp học có rất nhiều sự kiện tương đồng về nghĩa hay ở Điều
sai lầm đầu tiên của em bé có nhiều sự kiện giống nhau và tăng cấp thì ở trong truyện
Câu lại là vô số những sự kiện liên tiếp đặt cạnh nhau, sự kiện này gợi sự kiện kia.
Câu chuyện dài chín trang nhưng không hề có một dấu chấm câu nào cả, chỉ có
những dấu phẩy ngắt câu và các từ nối: hoặc là, và, bởi vì, nhưng, trong khi, vì thế, mà. . .
Mở đầu truyện, người kể đã nói đến vấn đề về câu như sau:
“Hoặc là một câu văn dài di chuyển với một tốc độ nhất định xuống phía cuối trang
– nếu không phải là cuối trang này thì sẽ là cuối trang khác – nơi câu văn có thể tạm nghỉ,
dừng lại một lát để nghĩ về những câu hỏi gợi lên từ chính sự tồn tại (tạm thời) của nó, sự
tồn tại mà đời sống của nó sẽ kết thúc khi một trang mới được mở ra, hoặc là câu văn rơi
ra từ tâm trí của người (tạm thời) giữ nó với một cái ôm theo một kiểu nào đó, không nhất
thiết phải là một cái ôm đầy nhiệt tình mà có thể giống như cái ôm một người vợ được đón
nhận (hay phải miễn cưỡng nhận) khi cô ta vừa mới tỉnh dậy vào buổi sáng và đang trên
đường đi vào nhà tắm để gội đầu thì bất ngờ đụng vào anh chồng. . . ” [3].
32
Sự kiện ghép mảnh trong truyện ngắn Donald Barthelme
Câu văn được tạo ra ở đây là vế hoặc là. . . khi mà câu văn rơi ra từ tâm trí của người
(tạm thời) giữ nó, nghĩa là nó chỉ mới chớm xuất hiện ở dạng ý tưởng thôi, nhưng nhà văn
lại dừng ở đây để ví von. Lối so sánh, ví von được sử dụng rất nhiều trong truyện ngắn
này nhằm mục đích nối dài câu bằng trí tưởng tượng vô cùng của người viết (và cả người
đọc). Những dòng sự kiện cứ thế tuôn trào theo suy tưởng, nó song hành với suy nghĩ của
người (tạm thời) nắm giữ câu. Có thể điểm diện 13 sự kiện trong truyện.
Truyện về Câu kết thúc bằng sự thất vọng về việc tìm lời giải đáp qua chuyên gia
ngôn ngữ đã thất bại nhắc nhở chúng ta rằng bản thân câu văn cũng là một vật nhân tạo,
là sản phẩm do con người cấu tạo, một cấu trúc bất định, thậm phồn bởi tính “yếu mềm”
của nó.
Có nhiều định nghĩa về câu, nhưng thông thường câu được hiểu là một diễn ngôn
diễn đạt trọn vẹn một ý nghĩa nào đó, chứa đựng những thành phần cấu trúc thông thường
như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, và thường kết thúc bởi dấu chấm. Truyện ngắn Câu kết thúc
không có một dấu hiệu hết câu nào. Đó là một điều đặc biệt, chứa đựng cái hay của truyện
này. Bản thân truyện chỉ nói về cách tạo ra một câu văn hay và chính nó cũng đang trên
hành trình hoàn thành câu. Thêm vào đó, cái tài của người viết là tạo ra các sự kiện va
chạm trong câu, sự kiện này gợi đến sự kiện kia khiến cho dòng ý tưởng về câu kéo dài
mãi mãi mà kết thúc truyện vẫn chưa hoàn thành câu. Khó khăn lắm chúng ta mới tách
biệt được các lớp ý trong truyện ngắn này bởi vì ý nọ kết dính với ý kia, các sự kiện đan cài
vào nhau, câu văn vẫn đang hoàn thành mà chưa hề có một dấu hiệu kết thúc. Phải chăng
cuộc sống cũng như thế? Những sự kiện đời sống có mối quan hệ móc xích vào nhau kéo
theo nhau và liên tục như vậy, chúng tác động đến nhau, chẳng có điểm đầu, điểm cuối,
mọi thứ đều đang trong quá trình đi đến đích nhưng lúc nào mới đến thì không ai biết.
Bằng cách tạo ra một văn bản ngôn từ độc đáo, Donald Barthelme khiến cho người đọc
sững sờ khi nhận ra: Những sự kiện phức tạp, ngày càng đầy lên, nhiều hơn, thậm phồn
hơn làm cho trí óc con người không thể tư duy được dù chỉ một câu – đơn vị ngữ pháp
nhỏ nhất trong văn bản.
Như thế, Donald Barthelme đưa vào trong tác phẩm của mình những sự kiện tương
đồng để tạo nên một hiện thực đa tầng, phức tạp. Từ đó, sự vật hiện tượng hiện lên ngày
càng rõ nét hơn, những mảnh ghép đặt cạnh nhau bổ sung nghĩa cho nhau khiến cho những
vòng tròn về hiện thực ngày càng mở rộng hơn, chồng chồng lớp lớp. Những sự kiện này
xảy ra không có nguyên nhân nào cả hay đúng hơn tất cả đều không rõ nguyên nhân, chỉ
có hiện tượng và trùng lặp, trùng lặp ngẫu nhiên đã trở thành tất yếu khiến nó đi xa hiện
thực ban đầu và trở nên khó hiểu với người đọc. Tất cả tạo nên một diện mạo sự kiện thậm
phồn đầy ám ảnh đối với người đọc.
2.2. Những mảnh ghép dị biệt
Bên cạnh những sự kiện được ghép mảnh tương đồng còn có những sự kiện được
ghép mảnh theo lối tương phản trong truyện ngắn của Donald Barthelme. Sự tương phản
này tạo nên hiện tượng đầy ắp các sự việc trái chiều. Tương phản là một biện pháp nghệ
thuật được các nhà văn sử dụng để nêu bật sự khác biệt của những sự vật, hiện tượng trong
33
Lê Thúy Hằng
cùng một vấn đề nào đó. Qua đấy, người ta dễ thấy những cái nhìn đa chiều về một vấn đề
và sự việc sẽ được nhấn mạnh hơn. Những sự kiện viết theo lối tương phản là những sự
kiện được nhà văn đưa vào tác phẩm văn học dưới những góc nhìn khác nhau, trái chiều,
thậm chí mâu thuẫn gay gắt để người đọc dễ dàng nhận thấy được vấn đề. Vì thế, chúng
tôi tạm gọi những mảnh ghép kiểu này là mảnh ghép dị biệt.
Những mảnh ghép dị biệt trong tác phẩm của Donald Barthelme có rất nhiều. Đó
là mảnh ghép về nhân vật tôi trong truyện Cuộc nổi loạn của người da đỏ với chính cuộc
chiến tranh ác liệt giữa hai phe: quân màu xanh dương và quân màu xanh lá cây. Đó còn
là mảnh ghép giữa người vợ khi mà bà luôn có thái độ tiêu cực, ủ dột, chán chường về bản
thân, gia đình với người chồng yêu vợ mà không biết làm cách nào để xoa dịu vết thương
lòng của người vợ mặc cảm bệnh tật trong Người chơi piano. Hoặc là những nhân vật nói
với nhau nhưng không hiểu nhau trong Lời giải thích, Kierkergaard không công bằng với
Schlegel; mỗi người là một mảnh ghép riêng, hầu như không có điểm chung, không có
kết nối. Trong Những cảnh cha tôi ngồi khóc, chúng ta còn thấy mảnh ghép giữa nhân vật
tôi với hình ảnh của người cha đã mất, giữa tôi với những nhân vật khác như tên đánh xe
ngựa, cô gái nhỏ hay người bồi bàn,. . . ở đó có sự dửng dưng, lạnh lùng của người khác
với nỗi đau và sự tuyệt vọng của người con trên hành trình đi tìm nguyên cớ cái chết người
cha. Hay như trong truyện ngắn Tổn thương não, rất nhiều các mảnh ghép khác nhau đặt
cạnh nhau, về người định hướng tinh thần, giấc mơ của tôi, những người bồi bàn, bông
hoa hồng xanh. . .
Trong các truyện có sử dụng kĩ thuật ghép mảnh dị biệt, có thể nói, Ngọn núi thủy
tinh là truyện ngắn đặc sắc của Donald Barthelme vừa thể hiện một sự đột phá sáng tạo
vừa thể hiện một bức tranh cuộc sống hỗn độn, thậm phồn. Truyện có một nhân vật chính
đồng thời là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng tôi đang đặt mình trong hành trình leo
núi, dưới đất là đám đông quan sát và bình luận anh ta. Truyện được kết cấu thành 100
câu đánh số theo thứ tự và xuống dòng từng câu.
Có hai mảnh ghép dị biệt song trùng với nhau trong truyện ngắn này. Mảnh ghép
thứ nhất là sự tương phản giữa nhân vật tôi leo núi với những kỵ sĩ thất bại. Còn mảnh
ghép thứ hai là giữa đám đông với nhân vật tôi – đại diện cho những kỵ sĩ leo núi. Điều
đó cho chúng ta thấy những mảnh ghép dị biệt đã hiện lên rõ hơn trong bức tranh tổng thể
về Ngọn núi thủy tinh.
Ở mảnh ghép dị biệt thứ nhất, ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm, nhà văn đã cho
người đọc thấy tình thế hiện tại của nhân vật tôi: “tôi đang cố gắng leo lên ngọn núi thủy
tinh” [2]. Một cách khó khăn, nhân vật tôi từng bước di chuyển ở độ cao 60 mét, thận
trọng từng chút một, anh ta chỉ tiến được rất ít, chưa đến một sải tay. Nhìn xuống phía
dưới, người anh hùng leo núi của chúng ta thấy đống xác của những người kỵ sĩ thất bại,
có cả những người chưa chết. Danh sách những người kỵ sĩ thất bại được liệt kê rất dài
theo lối thậm phồn: “những hiệp sĩ có tên sau đây đã thất bại trong cuộc leo núi này và
đang rên khóc trong đống xác chết: Sir Giles Guilford, Sir Henry Lovell, Sir Albert Denny,
Sir Nicholas Vaux, Sir Patrick Grifford, Sir Gisbourne Gower, Sir Thomas Grey, Sir Peter
Coleville, Sir John Blunt, Sir Richard Vernon, Sir Walter Willoughby, Sir Stephen Spear,
34
Sự kiện ghép mảnh trong truyện ngắn Donald Barthelme
Sir Roger Faulconbridge, Sir Clarence Vaughan, Sir Hubert Ratcliffe, Sir James Tyrrel,
Sir Walter Herbert, Sir Robert Brakenbury, Sir Lionel Beaufort, và nhiều người khác” [2].
Trong những cái tên đó, có những cái tên thật và có những cái tên do tác giả hư cấu. Bức
tranh tương phản giữa những người kỵ sĩ được nhấn mạnh ở chi tiết một hiệp sĩ trong bộ
giáp trụ màu hồng nhạt xuất hiện trên đầu nhân vật tôi, trong khi tôi đang cố leo lên để
chinh phục ngọn núi thủy tinh thì ông ta rơi xuống, “bộ giáp trụ của ông ấy chạm vào mặt
thủy tinh gây nên những tiếng ken két nho nhỏ” [2], và liếc xéo tôi trong lúc rơi ngang qua
tôi mà chỉ kịp thốt lên tiếng Muerte (chết – tiếng Tây Ban Nha). Những tấm gương thất
bại trước mắt nhân vật tôi không làm cho người hùng của chúng ta muốn dừng cuộc chơi,
mặc dù, trong thâm tâm, anh ta đã tỏ ra hoài nghi về chính hành động của mình. Vẫn rất
thận trọng, tôi ôn lại cách để thâm nhập vào tòa lâu đài trên ngọn núi thủy tinh.
Mảnh ghép dị biệt thứ hai phải kể đến nhân vật tôi – người leo núi trong mối quan
hệ với những người hàng xóm – đồng thời cũng là những người đứng chứng kiến cảnh
nhân vật này leo núi. Họ nhìn người anh hùng leo núi của chúng ta bằng con mắt chế giễu.
Thái độ của họ là chỉ đứng xem cho vui mắt, còn thật ra chẳng quan tâm đến sự nguy hiểm
mà nhân vật tôi đang thực hiện. Phải chăng trong con mắt của những người quen biết của
nhân vật tôi thì hành động leo núi hoàn toàn vô nghĩa, đó là hành động của một kẻ điên
loạn, mất trí, không đáng bận tâm, họ đang truyền tay nhau một chai rượu màu nâu, vừa
uống vừa dõi theo và bình luận mà không hề có một chút thương xót nào dành cho kẻ đang
mạo hiểm kia. Ở đây có sự tương phản rõ giữa một bên là thái độ thờ ơ của những người
xung quanh với một bên là hành động có vẻ có ý nghĩa của nhân vật tôi: chinh phục ngọn
núi.
Ghép những mảnh ghép dị biệt này cạnh nhau, nhà văn đã cho chúng ta thấy một
hiện thực nghiệt ngã nơi cuộc sống văn minh hiện đại đang cuốn con người vào cuộc chơi
của nó, ở đó con người là chính nạn nhân vừa tham gia cuộc chơi nhưng vừa lại trở thành
trò chơi của kẻ khác và những kẻ khác đó lại trở thành trò chơi của kẻ khác nữa. Vòng luẩn
quẩn cho thấy một xã hội hỗn độn, đảo lộn mọi giá trị truyền thống, giễu nhại mọi thứ vốn
được xem là giá trị nay trở thành vô nghĩa, những kẻ bông phèng lại trở thành những tấm
gương đạo đức cao sang...
Bên cạnh hai mảnh ghép trên, chúng ta còn nhận thấy mảnh ghép dị biệt khác. Đó
là bức tranh tương phản trong hành động và nội tâm của nhân vật tôi làm hiện lên hai
mảnh ghép dị biệt. Mảnh ghép dễ thấy ở nhân vật tôi là mảnh ghép bên ngoài biểu hiện
qua hành động leo núi và mảnh ghép thứ hai – mảnh ghép nội tâm nhân vật biểu hiện qua
suy nghĩ của anh ta.
Truyện ngắn của Donald Barthelme đã sử dụng những sự kiện tương phản nhằm
tạo nên một bức tranh cuộc sống được lắp ghép từ nhiều sự kiện khác nhau, những mảnh
ghép dị biệt đặt cạnh nhau, nhiều khi không hề ăn khớp với nhau, từ đó hiện thực cuộc
sống hiện lên với bản chất đa tạp, hỗn độn, thậm phồn. Đặc biệt, đi kèm theo đó là cái
cười khẩy, mang tính giễu nhại cao.
35
Lê Thúy Hằng
3. Kết luận
Bằng cách trưng ra các sự kiện và hầu như không giới hạn, Donald Barthelme đã
thậm phồn hóa hiện thực, khiến cho trong một đơn vị ngôn từ nhất định lại có thể chuyển
tải vô vàn thông điệp về thế giới được phản ánh. Nhà văn móc nối trong đó những sự liện
lịch sử, sự kiện thực của đời sống thường ngày và cả những uẩn khúc tâm hồn... Tất cả
đều dừng lại ở một điểm: không nói hết. Đấy là triết lí cốt lõi của bất kì nhà văn nào theo
khuynh hướng sáng tác này. Sự kiện trong tác phẩm Barthelme được lấy từ nhiều vỉa tầng
khác nhau. Nhà văn đặt liền kề, ngẫu nhiên các sự kiện đó trong mạch kể, khiến tính logic
bị xóa bỏ, nhiều khoảng trống được tạo dựng, nhờ thế độc giả có cơ hội tham gia đồng
sáng tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mitgang, Herbert, 1989. Donald Barthelme is dead at 58: A short-story writer and
novelist.
[2] Hoàng Ngọc Tuấn (dịch tác phẩm), Barthelme, Donald.
[3] Donald Barthelme, 1970. City Life. A Bantam Book, New York.
ABSTRACT
Fragmentary events in Donald Barthelme’s stories
Donald Barthelme said that a coll