TÓM TẮT
Nội dung chương trình Toán Tiểu học được sắp xếp theo kiểu đồng tâm, các kiến thức
có trước, ở lớp dưới làm cơ sở để xây dựng các kiến thức có sau, ở lớp trên. Chương trình
Toán Tiểu học có tính liên tục, thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5. Tuy nhiên ta c ng cần trả lời
câu hỏi: Liệu có xảy ra một sự ngắt quảng trong chương trình và sách giáo khoa toán tiểu
học khi giới thiệu kiến thức toán cho học sinh ? Nghiên cứu chương trình toán lớp 4, ta
nhận thấy có một sự thiếu liên tục từ phép chia được giảng dạy ở lớp 2, 3 đến phép chia có
thương là phân số ở lớp 4.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ngắt quãng từ phép chia ở lớp 2, 3 đến phép chia có thương là phân số ở lớp 4 và phương thức khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 - Thaùng 2/2014
77
S NGẮT QUÃNG TỪ PHÉP CHIA Ở LỚP 2, 3
ĐẾN HÉ CHIA C THƯƠNG LÀ HÂN SỐ Ở LỚP 4
VÀ HƯƠNG THỨC KHẮC PHỤC
PHẠM NGỌC BẢO(*)
TÓM TẮT
Nội dung chương trình Toán Tiểu học được sắp xếp theo kiểu đồng tâm, các kiến thức
có trước, ở lớp dưới làm cơ sở để xây dựng các kiến thức có sau, ở lớp trên. Chương trình
Toán Tiểu học có tính liên tục, thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5. Tuy nhiên ta c ng cần trả lời
câu hỏi: Liệu có xảy ra một sự ngắt quảng trong chương trình và sách giáo khoa toán tiểu
học khi giới thiệu kiến thức toán cho học sinh ? Nghiên cứu chương trình toán lớp 4, ta
nhận thấy có một sự thiếu liên tục từ phép chia được giảng dạy ở lớp 2, 3 đến phép chia có
thương là phân số ở lớp 4.
Từ khóa: phép chia ở lớp 2,3; phân số ở lớp 4; sự ngắt quãng, phương thức khắc phục
ABSTRACT
The Math syllabus in Primary School is organized in a systematic way, in which the
concepts of knowledge are built on the foundation of the ones which have already been
obtained. Generally, the entire syllabus guarantees the continuity from the 1
st
grade to the
5
th
grade. In the hope of validating the quality of the syllabus, the writer would like to
discuss whether there are any undesirable gaps in the coherence of the syllabus and the
Math textbooks. Having examined the lessons on the Division in the 4
th
grade, the writer
concludes that there is a lack of continuity from the Divisions in the 2
nd
and 3
rd
grade to
the Division with the quotients as fractions in the 4
th
grade.
Keywords: Divisions in the 2
nd
and 3
rd
grade, fractions in the 4
th
grade, gaps, methods
to overcome
Trong chương trình toán tiểu học, phép chia được dạy ở lớp 2, phép chia hết, phép chia
có dư được dạy ở lớp 3, phân số có mặt ở lớp 4. Trước tiên ta cần tìm hiểu việc giới thiệu
phép chia trong chương trình toán tiểu học ở lớp 2 và lớp 3.
1. PHÉP CHIA Ở LỚP 2
Phép chia ở lớp 2 được giới thiệu qua 3 tình huống:
- Tình huống chia đều một tập hợp 6 hình vuông thành 2 phần bằng nhau dẫn đến phép
chia 6 : 2 =3. Tình huống này cho thấy Toán 2 dùng phép chia để tìm số lượng trong mỗi
phần bằng nhau.
- Tình huống chia đều một tập hợp 6 hình vuông thành các phần bằng nhau, mỗi phần
có 3 hình vuông thì được 2 phần bằng nhau, để giới thiệu phép chia 6 : 3 = 2. Như vậy học
sinh có thể dùng phép chia để tìm số phần bằng nhau trong sự chia đều.
- Tình huống liên hệ với phép nhân, từ phép nhân 3 x 2 = 6 Toán 4 giới thiệu 2 phép
chia
6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2. Toán 2 muốn học sinh hiểu rằng từ một phép nhân có thể viết
được 2 phép chia tương ứng.
Qua cách dạy học phép chia như trên, có thể nói phép chia lấy nghĩa từ hành động chia
đều hay hành động chia đều sinh ra phép chia. Sự kết nối phép nhân với phép chia làm cho
(*)
ThS, Trường Đại học Sài Gòn.
78
học sinh hiểu rằng rằng từ một phép nhân có thể viết được 2 phép chia tương ứng. Do đó
phép chia ở lớp 2 có 3 nghĩa tình huống như sau: Với a, b là các số tự nhiên khác không:
Nghĩa 1: Phép chia a : b = c là sự chia đều a đối tượng thành b phần bằng nhau thì
được mỗi phần c đối tượng. (c là số tự nhiên)
Nghĩa 2: Phép chia a : b = c chia a đối tượng thành các phần bằng nhau mà mỗi phần
có b đối tượng đó, thì được c phần bằng nhau.
Nghĩa 3: Phép chia có được từ phép nhân. Từ một phép nhân ta có thể lập được hai
phép chia tương ứng.
2. PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ Ở LỚP 3
2.1. S giới thiệu phép chia hết và phép chia có dư lớp 3
a) Toán 3 trang 29 giới thiệu phép chia hết từ sự chia đều một tập hợp có 8 chấm tròn
thành 2 phần bằng nhau, có kết hợp giới thiệu cách đặt tính viết và cách tính.
Ví dụ: 8 : 2 = 4 8 2
8 4
0
b) Toán 3 còn giới thiệu phép chia có dư từ tình huống chia một tập hợp có 9 chấm tròn
thành 2 phần không bằng nhau, có kết hợp giới thiệu cách đặt tính viết và cách tính với chú
ý “Số dư phải é h n số chia”.
Ví dụ: 9 : 2 = 4 (dư 1) 9 2
8 4
1
Sau bài học này Toán 3 giới thiệu các bài học về chia viết: Chia số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho
số có 1 chữ số, như: 72 : 3 = 24 65 : 2 = 32 (dư 1)
648 : 3 = 216 632 : 7 = 90 (dư 2)
9365 : 3 = 3121 (dư 2) 37648 : 4 = 9412
Khi đó học sinh lớp 3 hiểu các phép chia như 72 : 3 = 24 là phép chia hết hay phép chia có
thương không dư .
2.2. Bài học gi i toán li n q an đến “Một phần bằng nhau của đơn vị”:
ài toán “Chị có 12 cái kẹo, chị cho em
1
3
số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy
cái kẹo ? (Toán 3; trang 26).
Bài giải: Chị cho em số kẹo là: 12 : 3 = 4 (cái)
Đây là lần đầu tiên xuất hiện dạy học giải toán liên quan đến “Phép chia” và “Phân
số_Một phần bằng nhau của đơn vị”, tuy nhiên lúc này chương trình chưa giới thiệu thuật
ngữ “Phân số”.
Nhận xét: Qua khảo sát các kiến thức và bài tập liên quan đến phép chia ở lớp 2 và lớp 3:
Có sự liên quan giữa bài học phép chia ở lớp 2 và bài học phép chia hết và phép
chia có dư ở lớp 3.
Các phép chia đã từng có mặt trong chương trình toán 2 đều là phép chia hết.
Kết quả hay thương của phép chia hết và phép chia có dư ở lớp 2, 3 là một số tự
nhiên.
Kiến thức về phép chia ở lớp 2, 3 là đủ để học sinh giải các bài tập trong sách Toán
2 và 3.
Không có bài tập nào đòi hỏi học sinh phải “cắt” và “phân phối đều”.
79
3. PHÉP CHIA Ở LỚP 4
Các phép chia có mặt trong Toán 4 tính đến trang 107 đều là các phép chia hết hoặc là
phép chia có dư. Khi chương trình giới thiệu loạt bài học về khái niệm phân số, bắt đầu là
phân số nhỏ hơn 1 (trang 106-108) thì trong bài học “Phân số và phép chia số tự nhiên”
(trang 108) xuất hiện hai phép chia trong hai tình huống sau:
a) Tình huống 1: “Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em.”
Toán 4 cho lời giải: “Mỗi em được: 8 : 4 = 2 (quả cam)”
b) Tình huống 2: “Có 3 cái bánh chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần
của cái bánh ?”.
Trong tình huống 1, học sinh lớp 4 dùng kiến thức phép chia đã học ở lớp 2 để tìm số
cam của mỗi em bằng cách dùng phép chia (hết) 8 : 4 = 2.
Tình huống 2 là một bài toán chia đều, đứng trước yêu cầu “chia đều” này, học sinh phải
dùng phép chia 3 chia cho 4, nhưng vì 3 không chia hết cho 4 (do 3 < 4) nên học sinh không tính
được “thương đúng hay thương không dư”. Học sinh chỉ có thể vận dụng kiến thức về phép chia
có dư để viết phép tính giải: 3 : 4 = 0 (dư 3) ; nhưng phép tính này không được chấp nhận vì bài
toán yêu cầu phải chia đều (dư bằng 0). Đây là một tình huống có vấn đề trong dạy học toán ở
lớp 4. Học sinh gặp nhiều khó khăn khi tự giải quyết bài toán này. Khó khăn là ở chỗ: với kiến
thức phép chia đã học ở lớp 2, 3, với những kĩ năng đạt được trong chương trình Toán 4, số đông
học sinh lớp 4 không thể tự giải quyết một bài toán chia đều 3 cái bánh cho 4 em. Mà như đã nói
trên, phép chia hết cũng như phép chia có dư chỉ cho thương là số tự nhiên, chúng không làm
xuất hiện thương của phép chia (3 : 4) là phân số. Do đó kiến thức phép chia ở lớp 2, 3 là không
đủ để giúp học sinh lớp 4 tìm ra thương đúng của phép chia 3 : 4. Nghĩa là có một sự ngắt
quãng trong chương trình toán lớp 4.
Để giải quyết sự ngắt quãng này, một mặt Toán 4 vẫn phải dùng phép chia 3 cho 4,
mặt khác Toán 4 đề nghị thực hiện một loạt các hành động chia đều và phân phối đều trên
mẫu vật để tìm thương:
Ta phải thực hiện phép chia 3 cho 4. Vì 3 không chia hết cho 4 nên có thể làm như
sau: Chia mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau rồi chia cho mỗi em 1 phần, tức
1
4
cái
bánh. Sau 3 lần chia bánh như thế, mỗi em được 3 phần, ta nói mỗi em được
3
4
cái bánh.
Ta viết: 3 : 4 =
3
4
(cái bánh)
Ghép lại:
Mỗi em được
3
4
cái bánh
80
Từ đó Toán 4 rút ra nhận xét về thương vừa tìm được:
c) Nhận xét: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết
thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. (Toán 4 trang 108).
Nhận thấy: Phép chia trong tình huống 2 có thương là một phân số; phân số loại này ta
gọi là “phân số-thư ng” và phép chia xuất hiện trong tình huống 2 ta gọi là “Phép chia-
phân số thư ng”.
Từ sự phân tích trong mục 3 ta thấy: Các kiến thức về phép chia ở lớp 2, 3 là không đủ
cho học sinh giải bài toán chia đều 3 quả cam cho 4 em. Nói cách khác: Có một sự ngắt
quãng giữa các phép chia ở lớp 2, 3 và phép chia-phân số thương ở lớp 4. Cách giải
quyết sự ngắt quãng này của Toán 4 là hợp lí nhưng là hoàn toàn mới lạ đối với học sinh;
sự “cắt – phân phối đều - ghép” là một “thủ thuật sư phạm” hơn là một kiến thức được
trình bày tường minh trong sách giáo khoa. Vì vậy giáo viên khi dạy bài học này cần tổ
chức cho học sinh hoặc nhóm học sinh tìm thương của phép chia 3 : 4 bằng cách cho học
sinh hành động với vật (mô hình cái bánh hình vuông, quả cam tròn): cắt_chia đều thành
các phần bằng nhau, phân phối đều, ghép các phần bằng nhau một cách thích hợpđể tạo
sự nối khớp về mặt kiến thức giữa phép chia ở lớp 2, 3 và phép chia – phân số thương ở
lớp 4.
4. PHƯƠNG THỨC KHẮC PHỤC
Theo lí thuyết tình huống, người ta quan niệm học là một quá trình năng động trong đó
người học đóng vai trò chủ động; kiến thức mà học sinh thu nhận được chủ yếu do sự
tương tác giữa người học với môi trường vật lí, xã hội của họ. Người ta còn quan niệm
“học có nghĩa là thích nghi với một môi trường gây ra những mâu thuẫn, khó khăn và sự
mất cân bằng (Giả thuyết tâm lí). Thầy giáo phải làm phát sinh ở học sinh những sự thích
nghi mong muốn bằng cách tổ chức cái mà ta gọi là “môi trường” đủ để người học tiếp
nhận kiến thức từ sách giáo khoa (Giả thuyết về nhận thức). Trong môi trường này, học
còn là sự xây dựng một tình trạng cân bằng mới sau khi môi trường bị xáo trộn hoặc có
những ràng buộc tác động lên hệ thống. Sự ngắt quãng đã nói ở trên đã tạo ra chướng ngại
đối với học sinh lớp 4, nguyên nhân là các kiến thức cũ không đáp ứng yêu cầu của tình
huống mới; ta nói: có một sự mất cân bằng trong nhận thức của học sinh. Vượt qua được
chướng ngại này học sinh sẽ thu nhận được kiến thức mới và nghĩa của nó.
Dựa trên giả thuyết về việc học như đã nói ở trên, ta xây dựng một tiến trình khác thiết
lập mối quan hệ giữa phép chia và phân số nhằm khắc phục sự ngắt quãng do chương trình
tạo ra bằng cách tạo ra một vài tình huống sư phạm mà khi đặt học sinh vào tình huống đó
thì học sinh có thể bằng hành động mà giải quyết vấn đề và tự xây dựng kiến thức cho
mình (Học sinh lập lại một cân bằng mới). Sau đây là một đề nghị về tổ chức dạy học.
Giáo viên tạo ra 3 tình huống cùng với các đồ dùng học tập quen thuộc như bút , thước,
kéo và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập.
Tình huống 1: Có 8 quả cam, chia đ u cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam ? Trả
lời: Mỗi em được: 8 : 4 = 2 (quả cam). Học sinh dựa vào kiến thức cũ về phép chia_sự chia
đều ở lớp 2, 3 để trả lời.
Tình huống 2: Có 1 cái ánh chia đ u cho 4 bạn. Tính ph n bánh của mỗi bạn. Lưu
ý rằng giáo viên cần thiết phát cho mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh một hình vuông bằng
bìa giấy tượng trưng cho cái bánh. Học sinh có bút, thước, kéo, bút chì màu để chia hình
vuông thành các phần bằng nhau, tô màu hoặc cắt. Với tình huống 2, học sinh có thể có hai
cách trả lời:
81
- Trả lời 2.1: Mỗi bạn được “một phần tư cái bánh” và viết là
1
4
cái bánh (Kiến thức
cũ từ “Một phần bằng nhau của đơn vị” ở lớp 2, 3).
Giáo viên có thể hỏi: “Có nhóm nào cắt bánh để chia đều không ?”
- Trả lời 2.2: Mỗi bạn được: 1 : 4 =
1
4
(cái bánh). Từ “chia đều” trong tình huống 2
gợi cho học sinh viết phép chia 1 : 4 như trong từ tình huống 1 ở trên, kiến thức về “một
phần bằng nhau của đơn vị” ở lớp 2, 3 giúp ích cho một số học sinh nào đó xác định được
thương.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý: “Có nhóm nào viết phép chia không ?” .
Tình huống 3: Có 3 cái bánh chia đ u cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu ph n
của cái bánh ? Giáo viên cần phát cho mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh ba hình vuông
bằng bìa giấy. Tình huống này gây khó khăn cho học sinh vì 3 không chia hết cho 4; nhưng
học sinh có thể vượt qua nhờ đã giải quyết tình huống 2. Các em có thể trả lời theo ba
cách: Cách vẽ hình và ghi kết quả (không dùng phép chia); cách vẽ hình và có ghi phép
chia ; cách chỉ ghi phép chia mà không vẽ hình.
-Trả lời 3.1: Vẽ hình mô tả mỗi cái bánh chia làm 4 phần bằng nhau, tô màu một phần;
mỗi em có 3 phần.
-Trả lời 3.2: Vẽ hình mô tả mỗi cái bánh chia làm 4 phần bằng nhau, tô màu một phần
và ghép 3 phần bằng nhau lại; mỗi em được
3
4
cái bánh.
-Trả lời 3.3: Viết phép chia 3 : 4 = 3 (phần), kèm theo vẽ hình mô tả mỗi cái bánh chia
làm 4 phần bằng nhau(có 12 phần), tô màu một phần nhưng không ghép 3 phần bằng nhau
lại.
-Trả lời 3.4: Chỉ viết phép chia 3 : 4 = 0 (dư 3) mà không vẽ hình.
-Trả lời 3.5: Chỉ viết phép chia 3 : 4 =
3
4
(tương tự 1 : 4 =
1
4
) mà không vẽ hình.
-Trả lời 3.6: Viết phép chia 3 : 4 =
3
4
, kèm theo vẽ hình mô tả mỗi cái bánh chia làm 4
phần bằng nhau, tô màu một phần và ghép 3 phần bằng nhau lại; mỗi em được
3
4
cái bánh.
Các câu trả lời (dự đoán) của học sinh từ 3.1 đến 3.5 cho thấy học sinh gặp khó khăn
khi vượt qua chướng ngại. Câu trả lời 3.6 thể hiện sự học của học sinh về phép chia trong
hoàn cảnh mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), (2011), Toán 2, 3, 4, Nxb Giáo dục.
2. Phạm Ngọc Bảo, Lê Văn Tiến, (2002), Đào tạo giáo viên tiểu học về bước chuyển
phân số như “các phần bằng nhau của đơn vị” đến phân số như là “thương” ở tiểu học.
* Ngày nhận bài: 12/12/2013. Biên tập xong: 20/2/2014. Duyệt đăng: 24/2/2014.