Sự nuôi dưỡng con nuôi và hành vi của cá đĩa

Bài này được viết để nêu ra một vài suy nghĩ trên những hành vi của cá đĩa sinh sản và cá con của chúng. Không có nhiều tài liệu nghiên cứu chi tiết về việc nuôi cá đĩa mà hầu như chỉ đúc kết được qua việc quan sát. Cá Đĩa là loại sinh vật đáng được quan tâm ( cũng giống như các loại cichlid khác) và chúng ta nợ chúng thời gian để tìm hiểu tại sao chúng lại làm cái mà chúng làm. Đầu tiên tôi sẽ nói đến kinh nghiệm riêng của cá nhân tôi có được khi nuôi 2 đôi Đĩa sinh sản và sau đó sẽ giải thích điều mà một số ý kiến nêu ra là tại sao những việc đó nhất định xảy ra

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự nuôi dưỡng con nuôi và hành vi của cá đĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự nuôi dưỡng con nuôi và hành vi của cá đĩa Bài này được viết để nêu ra một vài suy nghĩ trên những hành vi của cá đĩa sinh sản và cá con của chúng. Không có nhiều tài liệu nghiên cứu chi tiết về việc nuôi cá đĩa mà hầu như chỉ đúc kết được qua việc quan sát. Cá Đĩa là loại sinh vật đáng được quan tâm ( cũng giống như các loại cichlid khác) và chúng ta nợ chúng thời gian để tìm hiểu tại sao chúng lại làm cái mà chúng làm. Đầu tiên tôi sẽ nói đến kinh nghiệm riêng của cá nhân tôi có được khi nuôi 2 đôi Đĩa sinh sản và sau đó sẽ giải thích điều mà một số ý kiến nêu ra là tại sao những việc đó nhất định xảy ra Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu chưa? Chúng ta sẽ nói về cặp đầu tiên mà chúng ta gọi là cặp .1. Con đực có vài thói quen xấu là hay làm đảo lộn một vài thứ. Nó nó liên tục đẩy cái giá thể có trứng bám lên làm hỏng rất nhiều trứng có khả năng thụ tinh. Khi trứng nở, nó lại đuổi dồn cá con vào cái giá thể đó. Nó thậm chí còn gây nhiều rắc rối tồi tệ hơn. Con cái không được cho canh trứng kể từ khi trứng đã được thụ tinh mà cũng không được phép trông nom cá bột. Bởi con cái bị mất thị lực nên nó vô tình ăn những trứng tốt thay vì ăn những trứng đã chết. Con đực đã nhận thấy điều này và hung hăng săn đuổi con cái ra xa. Một lần không đủ sức chống đỡ con cái, khi cá bột nở được hai ngày tuổi, con đực ăn luôn cá bột dù có nở ra bao nhiêu con cũng không còn quan trọng. Giờ nói về cặp cá thứ 2 ( ta gọi là cặp.2) thì chúng lại trái ngược hoàn toàn ngay từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Chúng đẻ tự do trên giá thể, chia sẻ mọi việc.. và sau đó như thể muốn khoe khoang những mầm sống mới của chúng, chúng bơi đến phía trước bể nơi có người đang đứng theo dõi. Chúng không hề ăn cá con thậm chí sau 3 ngày trứng mới nở. Cả hai cặp cá này đều được bắt cùng một nơi sản xuất cá giống. Như chúng ta đã thấy, nhất định có những câu hỏi cho những vấn đề này. Tại sao con đực ở cặp .1 lại làm như vậy? Nguồn nước đủ tốt để ấp nở cá bột, vậy thì vấn đề ở đây là gì? Chúng ta bây giờ sẽ phải làm gì để làm sáng tỏ những vấn đề đang tồn tại. Nó sẽ không là một nhiệm vụ dễ dàng. Trong lần đẻ thứ chín của cặp.1. Tôi quyết định bắt con đực ra, để con cái ở lại trông 153 trứng một mình mà không cần chú trọng đến tỷ lệ thành công. Ngoài ra tôi cần phải cân nhắc một điều là thị lực của con cái này kém nên cũng làm giảm đi cơ hội sống sót của cá bột. Nó chưa bao giờ có cơ hội để nuôi cá con trước đó. Thuốc được bổ sung để ngăn ngừa nấm. Tự tôi loại bỏ trứng hỏng giúp tăng khả năng triệt tiêu nấm tóc bị lây nhiễm từ nguồn thức ăn của chúng Ôi. Một lỗi đã xuất hiện. Tám quả trứng tự nhiên rời ra khỏi chỗ bậu. Chúng nhanh chóng được đặt vào một bể riêng biệt cho đến lúc nở. Sau khi những trứng này đã nở, chúng được thả trở về chỗ cá mẹ cùng với những anh chị em ruột của chúng. Trong khi quan sát con cái canh trứng, tôi để ý thấy rằng không dưới một lần con cái dùng miệng để tiếp xúc với trứng. Khi cá bột bắt đầu rời khỏi chỗ bậu, chúng chẳng cho thấy có dấu hiệu gì là nhận biết được cá mẹ và đa số quay trở về chỗ cũ do còn quá yếu để có thể bơi được. Cá mẹ để cá con tự tách mình ra khỏi miếng gỗ nơi chúng bám mà cũng không lần nào mang cá con quay về cho đến khi chúng đủ khỏe để bơi được. Nó cứ thế canh chừng lũ con yếu ớt đang loi ngoi mà chẳng làm gì. Nó thậm chí còn không giúp lũ con tụ hợp lại hay dùng miệng để nâng đỡ những con cá bột bị yếu thế. Nếu chúng là con người, tôi dám cược tiền rằng con cái đang bị bối rối rằng tại sao các con của nó đang hành động như vậy. Để lại 3 con cá bột của cặp.2 chung sống cùng cá bố mẹ. Con của chúng đã được 7 ngày tuổi. Tôi bắt 5 con cá bột từ đàn cá con của cặp.1 thả vào bể của cặp.2. Con cái nhanh chóng phát hiện ra sự xuất hiện của những con lạ và lập tức hút mấy con này vào miệng. Vài giây sau nó nhả ra. Tốt! Nó đã chấp nhận lũ cá con! Nhưng đơi đã! Một lần nữa nó lại hút mấy con cá con vào miệng và lần này thì không phun ra nữa. Thí nghiệm tại chỗ đã bị thất bại. Khoảng 2 phút sau, lại thấy nó phun lũ cá con ra ngoài lần nữa. Cá con mất khả năng bơi lúc đó, nhưng chúng đã được con cái cho ăn. Thành công thật rồi! Nó giúp lũ cá con hướng đến nơi mà chúng có thể lấy được thức ăn. Sau lần kinh nghiệm đầy xúc động này, lũ cá con còn lại từ từ lần lượt được nhập vào đàn. Con cái đứng yên một góc trong khi lũ cá bột đang dựng người loi ngoi bám bên cạnh sườn. Tất cả lũ cá con tụ tập bên con cái. Con đực cũng muốn gây sự chú ý với lũ cá con. Nó ngay lập lức lao vào gây hấn với con cái như muốn giành lũ cá con về mình. Cứ yên lặng được một tí nó lại tìm cách gây gổ với con cái. Cuối cùng, chúng cũng thỏa thuận được rằng con đực bảo vệ cá con khi lũ con ngừng bơi còn con cái làm công việc là thu nhặt mấy con con đang ở rải rác khắp bể. Con đực tiếp tục dùng miệng đẩy đẩy cá con cho đến khi tất cả chúng trồi lên và bơi. Với những gì được tận mắt chứng kiến thì thật là kinh ngạc.( Nhân tiện nói đây, lũ cá bột ấy tất cả đều sống và bây giờ đã đến tuổi phát dục) Sau khi tất cả cá bột đã chuyển hết cho cặp.2 , con đực của cặp .1 được thả lại vào bể để thực hiện việc ghép đôi. 3 ngày sau những quả trứng của lứa thứ 10 đã xuất hiện. Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thái độ quan tâm lẫn nhau của cặp này thay đổi một cách mạnh mẽ. Con đực đã ở cách xa trứng một khoảng là chỉ làm nhiệm vụ cach trứng khi con cái cho phép. Con cái phải học được cách để bù đắp cho sự mất thị lực của nó và kể từ đó nó không còn đánh mất bản năng làm mẹ thêm một lần nào nữa. Cặp này trở thành ông bố bà mẹ đáng yêu hơn bao giờ hết Tôi chưa bao giờ nghĩ điều này có thể xảy ra Một điều thú vị khác nữa là không còn thấy sự xuất hiện của nấm tóc hay trứng hỏng. Chúng dùng miệng để chăm sóc lũ con rất chuyên nghiệp và cách xa vừa đủ tầm để lũ con có đủ không gian sống và lấy thức ăn từ cá bố mẹ. Làm sao lại xuất hiện sự thay đổi này? Vậy thì, có thể là chúng ta không cho lũ cá tích lũy đủ kinh nghiệm để giải quyết vấn đề hoặc có những hành vi thuộc bản năng đã bị thui chột khi các nỗ lực để thể hiện bản năng đều bị ngăn chặn. Ngoài ra, đấy còn có thể là một phần lý do giải thích cho việc con đực ăn cá con nữa. Ở trường hợp con đực này thì có phản ứng thái quá đối với tính hóa học của nước. Rất nhiều cặp cá sẽ ăn trứng của chúng nếu chúng cảm thấy có bất kỳ độc tố nào trong nước hay cá bột trở nên ốm. Nhưng một số khác là do quá dữ dằn cho dù nước rất tốt. Qua theo dõi ở trên cho ta cảm nhận rằng khả năng nhận thức của chúng là không có giới hạn. Dòng cá cichlid thật thông minh!, Có một vấn đề, Việc này là do con cái, sau khi đẻ được 10 trứng trên giá thể nó tiếp tục đẻ ở nơi khác. Quan sát thấy rằng con đực kiên nhẫn theo dõi con cái khi con cái làm điều này. Nó thay con cái đưa trứng về. Sự bù đắp cho thị lực của con cái bị kém vẫn còn được quan sát. Con cái này đã luôn có một chút vấn đề về điều đó. Khi nó đột nhiên cải thiện được rắc rối này, thì đây là cú sốc ít được nói đến nhất. Tình hình rất sáng sủa khi nó có được sự hiểu biết để nhận ra vấn đề rắc rối của mình và nhanh chóng xử lý nó. Thật không biết sẽ ra sao nếu như không có sự thay đổi này xảy ra. Giờ nói đến việc chúng dùng miệng tiếp xúc với cá con và không để cá bột bơi tự do quá sớm là như thế nào. Cá bột tự cảm nhận được mối giao cảm giữa chúng với cha mẹ và ngay lập tức bám vào để lấy thức ăn Tôi quan sát thấy nếu cá bố mẹ không dùng miệng tiếp xúc với cá con, thì chúng lần lượt ngậm từng con một để " nhai " và rồi sau đó lại nhổ chúng ra, lũ cá bột này không học được cách nhận biết cha mẹ cũng như nguồn thức ăn hay như sự bảo vệ. Khi bị cá bố mẹ bắt về đàn, cá con sau đó lại bơi tứ tán và ở rải rác khắp bể. Hơn thế nữa, những tín hiệu cá bố mẹ được phát ra cho cá bột là đã đến lúc những con con tản mát kia cần tụ lại bầy đã bị lờ đi. Tất cả những điều mà cá bố mẹ làm đó chỉ với mục đích duy nhất là lo cho sự tồn tại của các con chúng. Tôi làm thêm nhiều thí nghiệm sau đó và tình huống khó xử của cặp này đã được làm sáng tỏ. Các nguồn sáng được tắt đi rồi để tất cả cá bột của các cặp trong các bể bơi tản mát ra. Khi có ánh sáng như cũ, những cặp cá ít dùng miệng tiếp xúc với cá con cuống cuồng tập hợp lũ con lạivới nhau. Chúng cố bắt con chúng lại, " nhai " lũ cá con, rồi phun ra để cho lũ cá con ở lại với chúng .Việc thí nghiệm đã đạt mục đích. Những cặp cá mà đã làm tốt việc tiếp xúc bằng miệng với cá bột trước khi lũ cá bột biết bơi thì không gặp khó khăn gì trong việc đoàn tụ lại bầy đàn. Chúng chỉ việc đơn giản trồi lên trên và bơi vòng vòng, cá bột theo chúng ngay lập tức để nhận được sự bảo vệ. Việc thử nghiệm được tiến hành với cá bột ở mọi lứa tuổi. Dĩ nhiên với cá bột nhiều tuổi hơn thì dễ dàng hơn cho cá bố mẹ tập hợp chúng hơn. Dù mục bài viết này nói về hành vi bản năng hay những điều đã học được, thì cũng đã làm sáng tỏ một điều. Dù mỗi một hay tất cả các hành vi nhằm vào mục đích này hay mục đích kia thì cũng vì sự tồn tại của những dân cư tương lai Nó không có ý nghĩa gì nếu chúng ta liên hệ giữa hành vi của chúng với hành vi của con người Những lý giải về điều mà chúng đang làm chỉ dùng để áp dụng cho chúng. Đơn giản là chúng ta đưa ra lời giải thích về những hành vi này để làm kinh nghiệm cho chính mình và chúng ta có thể gắng hiểu được rằng cái gì đã làm cho chúng được chú ý, giúp ta quan tâm tốt hơn thế giới quanh ta và mọi vấn đề trong đó. Liệu có phải chúng ta cho rằng loài vật thì kém thông minh hơn chúng ta, đó không phải là vấn đề cần tranh luận. Chúng ta phải nhớ rằng trên hành tinh này mọi thứ đều có lý lẽ riêng của nó. Bởi vậy chúng ta không được phép đặt cuộc sống quý giá này dưới giá trị đồng tiền. Cuộc sống thì có giá trị hơn rấ nhiều nhiều lần so với đồng tiền giấy mà người ta đã làm ra!
Tài liệu liên quan