Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hoà

Tóm tắt. Nghề cá nhỏ ven đầm Nha Phu đã trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng trong suốt gần ba thập kỉ vừa qua. Trong quá trình này, sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh vốn được xem là lối thoát sinh kế của cư dân trong bối cảnh suy giảm nguồn lợi và gia tăng các xung đột trong sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, mô hình sinh kế này đang phải đối mặt với những hệ lụy về sử dụng tài nguyên và những thách thức mới để phát triển bền vững. Sự phát triển tự phát và không có quy hoạch tổng thể từ ban đầu, thiếu cơ chế rõ ràng về phân bổ quyền sử dụng và quản lí vùng nước nuôi đã và đang tạo ra sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn về sử dụng tài nguyên giữa các hộ dân trong cùng cộng đồng và giữa các cộng đồng ven đầm. Vì thế, một cơ chế phân bổ và quản lí tài nguyên dùng chung hợp lí, khả thi cần phải được xác lập để tránh ‘bi kịch của cái chung’.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00045 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 136-144 This paper is available online at SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NUÔI VẸM XANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TẠI ĐẦM NHA PHU, TỈNH KHÁNH HOÀ Nguyễn Tường Huy Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghề cá nhỏ ven đầm Nha Phu đã trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng trong suốt gần ba thập kỉ vừa qua. Trong quá trình này, sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh vốn được xem là lối thoát sinh kế của cư dân trong bối cảnh suy giảm nguồn lợi và gia tăng các xung đột trong sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, mô hình sinh kế này đang phải đối mặt với những hệ lụy về sử dụng tài nguyên và những thách thức mới để phát triển bền vững. Sự phát triển tự phát và không có quy hoạch tổng thể từ ban đầu, thiếu cơ chế rõ ràng về phân bổ quyền sử dụng và quản lí vùng nước nuôi đã và đang tạo ra sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn về sử dụng tài nguyên giữa các hộ dân trong cùng cộng đồng và giữa các cộng đồng ven đầm. Vì thế, một cơ chế phân bổ và quản lí tài nguyên dùng chung hợp lí, khả thi cần phải được xác lập để tránh ‘bi kịch của cái chung’. Từ khóa: Kinh kế, bất bình đẳng, bền vững, vẹm xanh, Nha Phu. 1. Mở đầu Đầm Nha Phu, thuộc tỉnh Khánh Hoà, vốn có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề cá nhỏ ven bờ với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng. Nghề cá đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo ra sinh kế cho phần lớn cư dân sống ven đầm Nha Phu. Trong suốt gần ba thập kỉ vừa qua, nghề cá ở đây đã và đang trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng. Trong số các sinh kế mới, nuôi vẹm xanh được xem là lối thoát cho sinh kế của cư dân trong bối cảnh suy giảm tài nguyên thuỷ sản và gia tăng các xung đột trong sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, sinh kế mới này cũng đang đặt ra các vấn đề cần phải được nghiên cứu để đảm bảo cho sự phát triển sinh kế bền vững và giảm nghèo cho các cộng đồng cư dân ven đầm. Bài báo này có mục đích phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi vẹm xanh và nhận diện một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu. Bài báo được kết cấu thành ba phần chính. Sau phần giới thiệu về địa bàn và bối cảnh nghiên cứu, bài báo tập trung phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi vẹm xanh. Phần tiếp theo sẽ thảo luận một số vấn đề về phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên dùng chung tại đầm Nha Phu. Bài báo sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu thực địa của tác giả trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 (xem [4] và [5]). Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 20/11/2014 Liên hệ: Nguyễn Tường Huy, e-mail: huynguyen.hnue@gmail.com 136 Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa bàn và bối cảnh nghiên cứu Đầm Nha Phu cách thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) 20 km về phía bắc. Đầm có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 15 km, chiều rộng khoảng 3 km. Vùng nước trong đầm được bao bọc bởi bán đảo Hòn Hèo (phía bắc và đông bắc) và dãy núi sát Quốc lộ 1 (phía tây nam). Diện tích của đầm dao động từ 5000 ha, khi triều cao nhất, đến 3000 ha, khi triều thấp nhất [2]. Sinh sống ven đầm là cư dân của 13 thôn, thuộc 5 xã của huyện Ninh Hoà và thành phố Nha Trang, với số dân khoảng 21.500 người. Đa số cư dân phụ thuộc vào nghề cá và các hoạt động liên quan như một nghề nghiệp chính hay một hoạt động trong chiến lược sinh kế của họ. Nguồn thu nhập chính (70 – 95%) của các hộ dân là từ nghề cá bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng. Các hoạt động khác, như nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán và các dịch vụ nhỏ khác, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu thu nhập [1]. Cho đến đầu thập niên 1990, nghề cá nhỏ ven đầm Nha Phu chủ yếu vẫn được thực hiện bằng các phương tiện thô sơ. Thêm vào đó, các hình thức khai thác huỷ diệt như giã cào, xiết điện, đăng nò... dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại và mở rộng. Sự gia tăng các mâu thuẫn trong sử dụng nghệ khai thác và nguồn lợi giữa các nhóm ngư dân đòi hỏi phải có sự thay đổi về sinh kế cũng như cơ chế quản lí tài nguyên. Trong bối cảnh trên, chính quyền địa phương đã phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản III, Sở Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư nghiên cứu, triển khai các mô hình sinh kế mới như nuôi vẹm xanh, bẫy tôm hùm giống, nuôi ốc hương. . . Trong số này, nghề nuôi vẹm xanh được xem là một mô hình sinh kế có vai trò xoá đói giảm nghèo vì vốn đầu tư thấp và khả thi đối với người nghèo. Vẹm xanh được nuôi thử nghiệm lần đầu tiên vào năm khoảng 2001-2002 với 3 hộ tham gia, nhưng đến năm 2008, số lượng hộ nuôi vẹm đã tăng lên khoảng 500. Khu vực nuôi vẹm tiếp giáp với vùng đăng nò, giữa thôn Ngọc Diêm và Tân Thuỷ, bao gồm thôn Tân Đảo và Lệ Cam (xem Hình 1). Trong đó, Tân Đảo có tỉ lệ hộ nuôi vẹm cao nhất, chiếm khoảng 40%, tiếp đến là Ngọc Diêm 30%, Tân Thuỷ và Lệ Cam khoảng là 15%, Hà Liên và Hang Dơi khoảng 10% [4, 5]. 2.2. Thực trạng nghề nuôi vẹm xanh tại đầm Nha Phu 2.2.1. Tiếp cận tài nguyên và quyền tài sản đối với mặt nước nuôi vẹm xanh Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, mô hình nuôi vẹm đã được một số hộ có điều kiện đầu tư tiến hành. Trước hết, họ tìm vị trí thuận lợi để khoanh vùng nuôi vẹm, tiếng địa phương gọi là ‘phỉnh vẹm’. Vẹm là loài sống bám, ưa độ mặn cao (15 - 30%◦), thích sống dưới sâu nên bãi nuôi phải xa cửa sông và ở dưới tuyến triều thấp. Độ sâu thích hợp cho nuôi vẹm thường không quá 3-4m để tiện quản lí. Thêm vào đó, vùng nuôi phải đảm bảo các điều kiện thức ăn, nước lưu thông, không có nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ vào. Người nuôi cũng mong muốn chọn vị trí gần bờ để tiện cho việc quản lí, chăm sóc và thu hoạch vẹm. Về lí thuyết, vùng nước nuôi vẹm xanh trên đầm Nha Phu được coi là tài nguyên dùng chung, đặt dưới sự quản lí trực tiếp của chính quyền cấp xã và huyện. Quyền tài sản đối với mặt nước này thuộc chủ thể tập thể. Theo trách nhiệm quản lí, chủ thể tập thể có quyền đặt ra các quy định mang tính cộng đồng, tổ chức các hoạt động tự quản, triển khai kế hoạch nuôi trồng và giải quyết xung đột giữa các người sử dụng tài nguyên [1, 6]. Tuy nhiên, việc quản lí vùng nuôi vẹm mới chỉ dừng lại ở công tác phân vùng và lập kế hoạch ở cấp huyện. Nghiên cứu thực địa cho thấy 137 Nguyễn Tường Huy không có giới hạn nào về số lượng và quy mô được áp dụng cho hình thức sử dụng tài nguyên này. Người nuôi vẹm có thể tự chọn ví trí và xác định diện tích vùng nuôi theo nguyên tắc ‘đến trước – được trước’ [1]. Các hộ dân có điều kiện đầu tư và đi tiên phong đã khoanh vùng để khẳng định ‘chủ quyền nuôi’ vẹm tại các vị trí thuận lợi (về độ mặn, độ sâu, dễ quản lí, khoảng cách từ nhà ra vị trí nuôi) với diện tích rất rộng. Họ chỉ cần đóng các cọc gỗ nổi trên mặt nước khoảng 50 cm so với mức triều cao nhất, nối các cọc gỗ này bằng các sợi dây thừng để tạo nên hàng rào xác định ‘chủ quyền’ vùng nuôi của họ. Theo thời gian, các hộ ngư dân không có điều kiện đầu tư và đi sau trong phong trào nuôi vẹm chỉ có thể xác định được những vị trí không thuận lợi với diện tích nhỏ dần. Cho đến nay, số hộ ngư dân còn lại dù muốn nuôi vẹm cũng không thể tìm được không gian nuôi vì diện tích thích hợp đã không còn. Hình 1. Lược đồ các khoạt động khai thác nguồn lợi chủ yếu tại đầm Nha Phu (Nguồn: Nghiên cứu thực địa của tác giả, 2008 – 2012, xem thêm [4, 5]) Cùng với quyền tiếp cận tự do mang tính địa phương và không giới hạn về diện tích, cá nhân người sử dụng mặt nước có quyền loại trừ dựa trên tập quán được cho phép bởi chính quyền xã. Thêm vào đó quyền tiếp cận tài nguyên còn được thực hiện thông qua trao đổi hoặc thừa kế. Tương tự nghề lưới và đăng nò, tình trạng pháp lí của dạng sử dụng tài nguyên mặt nước cho nuôi vẹm xanh gần như không rõ ràng. Do vậy, các hoạt động khai thác và quản lí môi trường vùng 138 Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu... nước nuôi vẹm không được chú ý đúng mức và để lại nhiều hệ lụy về sử dụng và quản lí tài nguyên dùng chung trong đầm Nha Phu (xem thêm [4]). 2.2.2. Hình thức nuôi, thời vụ nuôi và thị trường tiêu thụ vẹm xanh Vẹm được nuôi bằng hai hình thức chính với hai loại vật liệu chủ yếu là cọc gỗ hoặc trụ bê tông. Hình thức nuôi bằng trụ bê tông được tiến hành vào thời gian đầu (2002-1003) tại các thôn Tân Đảo và Ngọc Diêm. Tuy nhiên, vật liệu này dần được thay thế bằng các cọc gỗ vì chi phí cao, tốn thời gian và mất nhiều công sức trong việc chuẩn bị, vận chuyển và thu hoach vẹm. Hình thức nuôi bằng cọc gỗ hiện được áp dụng rộng rãi với các ưu thế là chi phí ban đầu thấp, không tốn thời gian và công sức cho việc chuẩn bị và thu hoạch. Cọc gỗ có đường kính 7-12 cm, chiều cao 2-4 m tùy theo độ sâu của mặt nước. Các cọc gỗ được cắm sâu xuống khoảng 50 cm và nổi trên mặt nước khoảng 50 cm so với mức chiều cao nhất. Người nuôi thường bọc bao xi-măng hoặc ni-lông bên ngoài cọ gỗ để tăng độ bền của cọc (từ 2 năm lên 4-5 năm) và tăng độ bám của vẹm. Các cọc gỗ được đặt nằm ngang song song với đáy biển trên các trụ gỗ hoặc được cắm dựng đứng với nhiều kết cấu khác nhau. Thông thường, tám cọc gỗ được định vị trên 1 m2, nhưng người nuôi có xu hướng cắm cọc dày hơn để vẹm bám vào các cọc gỗ một cách tự nhiên và dày hơn. Về thời vụ nuôi vẹm, nếu sử dụng con giống tự nhiên, người nuôi thường cắm cọc nuôi vẹm vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, trùng với thời gian sinh sản rộ nhất của vẹm trưởng thành. Vụ nuôi dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kích thước con giống có vai trò quan trọng (Bảng 1). Bảng 1. Kích cỡ vẹm giống và thời vụ nuôi STT Kích cỡ giống (con/kg) Chiều cao vỏ (cm) Thời vụ nuôi (tháng) 1 > 500 1,0 – 1,5 12 - 18 2 300 – 400 2,0 – 2,5 10 – 12 3 200 – 300 2,5 – 3,5 8 - 10 4 120 – 150 3,5 – 4,5 6 - 7 5 80 4,5 – 6,0 4 - 6 (Nguồn: Nghiên cứu thực địa của tác giả, 2008-2012) Như vậy, vụ nuôi dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào kích thước con giống. Thông thường, nếu sử dụng vẹm giống tự nhiên có kích thước nhỏ nhất, thời gian nuôi khoảng từ 12 – 18 tháng. Thời gian này sẽ rút ngắn lại nếu người nuôi sử dụng con giống có kích thước lớn hơn từ vụ thu hoạch trước. Nếu việc thu hoạch vẹm diễn ra vào đúng thời kì vẹm đã trưởng thành, mỗi cọc vẹm cho sản lượng trung bình khoảng 10-12 kg. Sản lượng thay đổi theo vị trí bãi vẹm, cọc đứng hay cọc năm ngang, cọc dài hay ngắn, trong đó vị trí bãi vẹm thuận lợi, cọc nằm ngang và cọc dài thường cho sản lượng cao. Khi thu hoạch, người nuôi nhổ cọc vẹm lên, vận chuyển vào bờ, dùng găng tay và dao để gỡ vẹm ra khỏi cọc rồi phân loại vẹm để bán. Những người mua vẹm thường là lái buôn (nậu) địa phương kết hợp với lái buôn từ các địa phương khác (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long). Để tiện cho việc bán buôn và vận chuyển, các nậu địa phương thường gọi khoảng 5 hộ nuôi cùng thu hoạch trong ngày để có sản lượng vẹm khoảng 15-20 tấn vẹm/chuyến xe. Giá bán vẹm tuỳ thuộc vào thời gian thu hoạch và kích thước của vẹm. Vẹm kích thước lớn có giá cao hơn so với vẹm có kích thước nhỏ. Vì thế, việc phân loại có vai trò quan trọng trong thu hoạch và bán sản phẩm. Kết quả thảo luận nhóm các hộ nuôi vẹm cho thấy tỉ lệ vẹm loại 1 139 Nguyễn Tường Huy (có kích thước lớn nhất, 25-30 con/kg) thường chiếm khoảng 50-55% tổng sản lượng, vẹm loại 2 (30-40 con/kg) chiếm khoảng 20-25%, còn lại là vẹm loại 3 (40-60 con/kg) và vẹm loại 4 (trên 60con/kg). Tỉ lệ này thay đổi tuỳ theo thời gian nuôi, vị trí bãi vẹm và vị trí cọc. Theo đó, tỉ lệ vẹm loại 1 cao nhất khi thu hoạch đúng thời vụ (12-18 tháng), các bãi vẹm ở vị trí thuận lợi, và trên các cọc đứng. Giá bán vẹm tại thời điểm năm 2008 là 5.000 đồng/kg vẹm loại 1, 3.500 đồng/kg vẹm loại 2, 2.000 đồng/kg vẹm loại 3 và 1.000 đồng đối với vẹm loại 4 (xem Bảng 2). Trong số này, vẹm có kích thước lớn (loại 1 và loại 2) dùng làm thức ăn cho người, vẹm có kích thước nhỏ hơn được dùng làm thức ăn cho tôm hùm hoặc thức ăn cho chăn nuôi. Một số hộ nuôi, thường là các hộ khá, không bán vẹm có kích thước nhỏ mà sử dụng chúng làm con giống cho vụ nuôi tiếp theo để rút ngắn thời gian nuôi vẹm xuống còn khoảng 4-8 tháng. 2.2.3. Đầu tư ban đầu, chi phí và thu nhập từ nuôi vẹm xanh Đầu tư ban đầu cho nuôi vẹm phụ thuộc vào tình hình tài chính, lực lượng lao động và diện tích mặt nước cho nuôi vẹm của hộ gia đình. Bảng 2 thể hiện kết quả phỏng vấn sâu một hộ gia đình nuôi vẹm quy mô nhỏ, có 02 lao động (vợ và chồng) và 02 con nhỏ, vừa làm nghề lưới vừa nuôi vẹm ở Ngọc Diêm về chi phí đầu tư và lợi ích từ nuôi vẹm. Có thể thấy, mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho nuôi vẹm không lớn, nhưng với đa số ngư dân có thu nhập thấp từ nghề làm lưới thì khoản đầu tư này lại không dễ dàng. Vì thế, số lượng người tham gia nuôi vẹm ngay từ thời kì đầu không nhiều, chỉ khoảng 15% ở thôn Tân Đảo, 5% ở Ngọc Diêm, 2-3% ở Tân Thuỷ, Lệ Cam và một số hộ ở Hang Dơi. Bảng 2. Ước lượng đầu tư, chi phí và thu nhập của một hộ nuôi vẹm quy mô nhỏ STT Mô tả Giá trị (đồng) Ghi chú I Đầu tư ban đầu và chi phí nuôi vụ đầu 7.460.000 1 Cọc gỗ (800 x 3.500đ/cọc) 2.800.000 thay thế sau 2 – 4 năm, mỗi năm khấu hao khoảng 700.000 đồng 2 Chi phí xây chòi trông vẹm 2.500.000 3 Bao xi măng/ni lông quấn cọc gỗ (800mảnh x 700 đồng/mảnh) 560.000 thay thế sau mỗi vụ nuôi 4 Lưới quấn cọc để vẹm bám vào (800 x 500đồng/cọc) 400.000 thay thế sau mỗi vụ nuôi 5 Công lao động quấn bao xi măng, lưới vàđóng cọc (800 x 1.500 đồng/cọc) 1.200.000 cần cho từng vụ nuôi II Tổng thu từ thu hoạch vẹm vụ đầu: 800 cọc x 10kg/cọc = 8000kg 35.000.000 sản lượng trung bình 10-12kg/cọc với kích cỡ khác nhau - 5000kg x 5.000 đồng/kg (25-30 con) 25.000.000 - 2000kg x 3.500 đồng/kg (30-40 con) 7.000.000 - 100kg x 2.000 đồng/kg (40-60 con) 2.000.000 - 100kg x 1.000 đồng/kg (trên 60 con) 1.000.000 có thể làm vẹm giống vụ tới III Công lao động thu hoạch vẹm 2.500.000 nhổ cọc vẹm và vận chuyển vào bờ, gỡ vẹm ra khỏi cọc và phân loại vẹm IV Thu nhập vụ đầu (II – (I+III)) 25.040.000 (Nguồn: Nghiên cứu thực địa của tác giả, 2008-2010) Theo thời gian, số hộ nuôi vẹm tăng dần khi họ thấy được lợi ích kinh tế và tiếp cận được 140 Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu... với nguồn vốn cho nuôi vẹm. Trong số các hộ này, một số được vay vốn từ các chương trình phát triển và xoá đói giảm nghèo với lãi suất thấp, còn lại phải vay vốn từ các nguồn không chính thức với lãi suất cao. Đến cuối năm 2012, nhiều hộ nghèo muốn tham gia nuôi vẹm nhưng không thể vì (i) họ không thể tìm được nguồn vốn, hoặc (ii) không có mặt nước nuôi vẹm bởi diện tích tiềm năng thuộc quyền sử dụng của các hộ nuôi đi trước. Một số hộ phải mua hoặc thuê lại mặt nước để nuôi, một số hộ khác trở thành lao động làm thuê cho các có diện tích và vốn đầu tư cho nuôi vẹm. Quy mô nuôi vẹm của các nhóm hộ nuôi rất khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, diện tích mặt nước và lao động của từng hộ nuôi. Cũng như diện tích nuôi vẹm, hiện nay không có số liệu thống kê chính thức nào về quy mô (thường được thể hiện bằng số lượng cọc) của các hộ gia đình. Tuy nhiên, nhóm nghèo thường có số lượng cọc khoảng từ 500 – 1.500, các hộ trung bình khoảng 1.500 – 2.500, các hộ khá khoảng 2.500 – 3.500, các hộ giàu khoảng từ 3.500 – 10.000 cọc. Số lượng cọc này được bổ sung và tăng dần vào các vụ nuôi tiếp sau khi thu hoạch thành công, người dân có lãi và tiếp tục đầu tư thêm cọc mới. Ngoài vốn mua cọc gỗ và các vật liệu cần thiết cho nuôi vẹm, người nuôi còn phải xây dựng một chòi canh để tiện cho chăm sóc và quản lí bãi vẹm của mình. Chòi canh vẹm cũng là nơi trú ngụ của ngư dân khi đánh lưới vào ban đêm hoặc khi trời mưa bão. Chi phí đầu tư một chòi canh vẹm khoảng từ 2,5 – 5 triệu đồng, tuỳ theo điều kiện kinh tế và quy mô nuôi vẹm của từng hộ gia đình. Để tiết kiệm chi phí, một số hộ nuôi (2 – 5 hộ) cùng chung nhau xây dựng xây dựng chòi canh vẹm. Những nhóm hộ này thường có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc hàng xóm với nhau. Về lợi ích kinh tế, có thể thấy nghề nuôi vẹm mang lại thu nhập cao cho người nuôi. Bảng 2 cho thấy tổng thu của hộ nuôi vẹm với quy mô nhỏ trong vụ đầu khoảng 35 triệu đồng. Sau khi trừ đầu tư ban đầu, chi phí sản xuất (vật liệu nuôi, chòi canh) và công lao động (chuẩn bị, cắm cọc và thu hoạch vẹm), khoảng 10 triệu đồng, hộ nuôi có thu nhập khoảng 25 triệu đồng. Trong bối cảnh suy giảm nguồn lợi thuỷ sản và sự hạn chế về sinh kế, nguồn thu nhập này có vai trò rất quan trọng đối với các hộ nuôi vẹm. Dễ nhận thấy, thu nhập từ nuôi vẹm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn đầu tư ban đầu, vị trí và diện tích nuôi, sản lượng và tỉ lệ vẹm trưởng thành, thời vụ và giá bán vẹm. Trong số các yếu tố này, vốn đầu tư ban đầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kì đầu của phong trào nuôi vẹm. Đối với nhóm hộ có khả năng đầu tư, họ sẽ là nhóm tiên phong, chiếm được vị trí nuôi thuận lợi với diện tích rộng lớn, đầu tư nuôi vẹm với quy mô lớn (3.500 – 10.000 cọc), thu hoạch được sản lượng lớn với tỉ lệ vẹm trưởng thành cao (do thu hoạch đúng thời gian), bán được giá cao (khi còn ít người nuôi) và thu được lợi nhuận rất lớn từ nuôi vẹm. Các hộ trung bình là những người đi sau sau khi thấy được lợi ích kinh tế từ nuôi vẹm của các hộ giàu. Quá trình phát triển sinh kế, mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập từ nghề nuôi vẹm của họ khó khăn hơn. Là những người đi sau, vùng nuôi vẹm của họ thường ở vị trí ít thuận lợi với diện tích nhỏ hơn. Vì thế, họ có quy mô nuôi nhỏ hơn, sản lượng và tỉ lệ vẹm trưởng thành thấp hơn, giá bán thấp hơn, lợi nhuận, tích luỹ và tái đầu tư mở rộng sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, đa số các hộ này thường làm nghề lưới nên nguồn thu nhập thêm từ nuôi vẹm có vai trò rất quan trọng, giúp họ đa dạng hoá sinh kế và tăng thu nhập cho gia đình. Đối với các hộ nghèo và không có điều kiện đầu tư ban đầu, họ là (i) nhóm đi sau cùng trong phong trào nuôi vẹm, hoặc (ii) nhóm không thể trực tiếp đầu tư cho nuôi vẹm. Đối với nhóm đi sau cùng, họ thường phải đi vay vốn (với lãi suất cao từ các nguồn không chính thức) để đầu tư cho nuôi vẹm. Tuy nhiên, việc tiếp cận mặt nước cho nuôi vẹm của họ rất khó khăn vì những người đi trước đã chiếm hết vùng nước thuận lợi. Họ phải tìm kiếm vùng nước còn lại ở các vị trí kém 141 Nguyễn Tường Huy thuận lợi (về môi trường và về quản lí nuôi) với diện tích nhỏ hơn. Nghiên cứu thực địa ở Ngọc Diêm và Tân Đảo cho thấy, một số hộ nghèo phải mua lại hoặc thuê lại mặt nước của các hộ có diện tích lớn để tiến hành nuôi vẹm. Sản lượng vẹm của các hộ này thường rất thấp, không chỉ vì quy mô nuôi nhỏ, vị trí không thuận lợi mà còn vì các hộ này thường phải thu hoạch vẹm sớm (8 - 10 tháng thay vì 12 - 18 tháng) để trả nợ. Thu nhập của nhóm hộ này cũng rất thấp, không chỉ vì sản lượng và tỉ lệ vẹm trưởng thành thấp, mà còn vì giá thấp (bị ép giá khi họ cần bán để lấy tiền trả nợ) và chi phí cho nuôi vẹm cao. Vì thế, họ không có điều kiện tái đầu tư, phát triển và mở rộng sản xuất việc để nâng cao thu nhập. Nghiên cứu thực địa ở Ngọc Diêm cũng cho thấy một số lượng lớn hộ dân (50% số hộ) muốn nuôi vẹm nhưng sẽ không thể nuôi được nữa. Bên cạnh sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư, mặt nước cho nuôi vẹm đã được khai thác tới hạn là một trở ngại không thể vượt qua đối với các hộ dân này. Như vậy, họ chỉ có thể kiếm được thu nhập phụ, gián tiếp từ nghề nuôi vẹm bằng cách làm thuê (chuẩn bị phương tiện nuôi, quản lí và thu hoạch vẹm) cho các hộ nuôi vẹm quy mô lớn. 2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với nghề nuôi vẹm xanh tại đầm Nha Phu Nghề nuôi vẹm xanh, vốn là một lối thoát cho sinh kế và giải pháp cho xung đột giữa các nhóm cư dân ven đầm Nha Phu, hiện đang gặp phải một vấn đề và tiềm ẩn những xung đột mới, đe doạ tính bền vững của mô hình sinh kế này. Trước hết, sự phát triển tự phát, không có quy hoạch từ ban đầu và thiếu cơ chế phân bổ quyền sử dụng tài nguyên đang gây ra các mâu thuẫn mới về sử dụng nguồn lợi giữa các hộ dân trong cùng cộng đồng và gữa các cộng đồng ven đầm Nha Phu. Việc tiếp cận và sử dụng vù
Tài liệu liên quan