Sự phát triển phôi ở động vật có xương sống
Quá trình phát triển của mỗi sinh vật là quá trình từ khi sinh ra mầm mống của cơ thể mới, phát triển qua các giai đoạn cho tới khi già và chết của cá thể.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự phát triển phôi ở động vật có xương sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG Ths. Đỗ Thanh Tuân 1. Quá trình phát triển cá thể Quá trình phát triển của mỗi sinh vật là quá trình từ khi sinh ra mầm mống của cơ thể mới, phát triển qua các giai đoạn cho tới khi già và chết của cá thể. Ở động vật có xương sống, quá trình phát triển cá thể gồm một số giai đoạn chính như sau: Giai đoạn tạo giao tử Giai đoạn tạo hợp tử Giai đoạn phôi thai Giai đoạn sinh trưởng Giai đoạn trưởng thành Giai đoạn già lãoGiai đoạn già lão Giai đoạn tử vong 2. Các tế bào sinh dục 2.1. Tinh trùng Cấu tạo tinh trùng gồm các phần sau: - Đầu: là nơi chứa nhân mang thông tin di truyền của con đực. Ngoài ra còn có một phần gọi là thể đỉnh. - Cổ: là phần nối giữa đầu và đuôi - Phần giữa: là phần tiếp sau cổ, gồm có sợi trục và tế bào chất xung quanh, bên trong có nhiều ti thể. - Đuôi. 2.2. Trứng Trứng là tế bào hình tròn hoặc bầu dục, không có khả năng di động, kích thước lớn hơn tinh trùng rất nhiều. Trứng chứa nhiều chất dự trữ để nuôi bào thai gọi là noãn hoàng. Cấu tạo trứng + Noãn hoàng: là các chất dự trữ có trong trứng. Tuỳ theo thành phần cấu trúc mà người ta phân ra 3 loại noãn là: Noãng hoàng hidratcacbon Noãn hoàng mỡ Noãn hoàng protein + Tế bào chất dưới vỏ + Màng trứng Tùy theo lượng noãn hoàng và sự phân bố noãn hoàng trong trứng, người ta chia ra các loại trứng: Trứng đẳng hoàng: noãn hoàng ít và phân bố đều trong trứng, nhân nằm ở trung tâm. Trứng đoạn hoàng: lượng noãn hoàng có thể ở mức trung bình hoặc rất ít. Trứng trung hoàng: Noãn hoàng tương đối ít và phần lớn tập trung ở trung tâm của trứng xung quanh nhân. Trứng vô hoàng: Trứng không có noãn hoàng. Cầu gai 3. Hiện tượng thụ tinh Dù thụ tinh ngoài hay thụ tinh trong thì tinh trùng cũng tự động bơi đến với trứng để thụ tinh ... ...và 9 tháng sau…. Vậy mình được hình thành như thế nào nhỉ? 4. Hình thái của sự phát triển phôi Quá trình phát triển phôi của các loại trứng khác nhau nhưng đều qua các giai đoạn: phân cắt, phôi vị hóa và phát sinh mầm cơ quan…. 4.1. Phát triển phôi của trứng đẳng hoàng Giai đoạn phân cắt: Đặc điểm: Quá trình phân cắt xảy ra hoàn toàn và đều, toàn bộ các tế bào phân cắt từ hợp tử đều phát triển thành phôi thai. . Giai đoạn phân cắt ở trứng đẳng hoàng Phát triển phôi của trứng đẳng hoàng Mặt phẳng phân cắt lần thứ nhất xuất hiện qua trục của trứng, từ cực động vật tới cực thực vật (mặt kinh tuyến), chia trứng thành 2 phôi bào bằng nhau. Mặt phẳng phân cắt lần thứ 2 cũng theo mặt phẳng kinh tuyến và thẳng góc với mặt phẳng phân cắt thứ nhất, chia hai phôi bào thành 4 phôi bào. Mặt phẳng phân cắt lần thứ 3 là mặt phẳng xích đạo, chia 4 phôi bào thành 8. Lần phân cắt thứ 4 theo mặt phẳng kinh tuyến, lần phân cắt thứ 5 theo mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo Giai đoạn phôi vị hóa và phát triển mầm cơ quan Lớp ngoài (ngoại bì) sẽ hình thành nên các tế bào của biểu bì và hệ thần kinh. Lớp giữa (trung bì) sẽ tạo ra nhiều cơ quan như tim, thận, tuyến sinh dục, nhiều loại mô liên kết như xương, cơ, gân và các tế bào máu. Lớp trong (nội bì) sẽ tạo màng bao quanh ống tiêu hoá cùng các cơ quan phói hợp như gan, tuỵ… 4.2. Phát triển phôi của trứng vô hoàng (động vật có vú) Đặc điểm: Sự phân cắt là hoàn toàn nhưng không đều, các tế bào phân cắt từ hợp tử sớm biệt hóa, một phần phát triển thành phôi thai, phần còn lại phát triển thành lá nuôi, sau đó biệt hóa thành rau thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai. Quá trình diễn biến Quá trình phân cắt phôi ở trứng vô hoàng Quá trình phân cắt phôi ở trứng vô hoàng Mặt phân cắt thứ nhất và thứ hai theo mặt phẳng kinh tuyến, lần phân cắt thứ 3 song song với mặt phẳng xích đạo và gần cực động vật hơn tạo 4 tiểu phôi bào ở phía trên và 4 đại phôi bào ở phía dưới. 5. Tương lai của các lá phôi Lá phôi ngoài: Hình thành da và các sản phẩm của da, miệng, hậu môn, hệ thần kinh và các giác quan, tuyến tiền yên. Lá phôi giữa: Tạo xương, răng, cơ (cơ trơn, cơ vân, cơ tim), lớp dưới da, màng treo ruột, màng bụng, cơ quan niệu sinh dục (trừ tế bào sinh dục), cơ quan tuần hoàn (tim, mạch máu). Lá phôi trong: Tạo ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa (gan, tụy, tuyến nước bọt), cơ quan hô hấp (niêm mạc khí quản, phế quản và phổi), tuyến giáp, tuyến cận giáp, dây sống.