Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) là kết quảcủa quá
trình phát triển nhiều giải pháp chuyển mạch IP, được chuẩn hoá
bởi IETF. Tên gọi của nó bắt nguồn từthực tế đó là hoán đổi nhãn
được sửdụng như là kỹthuật chuyển tiếp nằm ở bên dưới. Sựsử
dụng từ “đa giao thức” trong tên của nó có nghĩa là nó có thểhỗ
trợnhiều giao thức lớp mạng, không chỉriêng IP. Ngoải ra các nhà
cung cấp mạng có thểcấu hình và chạy MPLS trên các công nghệ
lớp 2 khác nhau như PPP, Fram Relay không chỉriêng ATM.
Vềmặt kiến trúc điều này là đúng, nhưng trong thực tế MPLS
thường tập trung vào việc vận chuyển các dịch vụIP trên ATM.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ra đời công nghệ MPLS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Sự ra đời công nghệ MPLS
1.3.1 Chuyển mạch nhãn là gì?
Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) là kết quả của quá
trình phát triển nhiều giải pháp chuyển mạch IP, được chuẩn hoá
bởi IETF. Tên gọi của nó bắt nguồn từ thực tế đó là hoán đổi nhãn
được sử dụng như là kỹ thuật chuyển tiếp nằm ở bên dưới. Sự sử
dụng từ “đa giao thức” trong tên của nó có nghĩa là nó có thể hỗ
trợ nhiều giao thức lớp mạng, không chỉ riêng IP. Ngoải ra các nhà
cung cấp mạng có thể cấu hình và chạy MPLS trên các công nghệ
lớp 2 khác nhau như PPP, Fram Relay … không chỉ riêng ATM.
Về mặt kiến trúc điều này là đúng, nhưng trong thực tế MPLS
thường tập trung vào việc vận chuyển các dịch vụ IP trên ATM.
MPLS là giải pháp nhằm liên kết định tuyến lớp mạng và cơ
chế hoán đổi nhãn thành một giải pháp đơn nhất để đạt được các
mục tiêu sau:
Cải thiện hiệu năng định tuyến
Cải thiện tính mềm dẻo của định tuyến trên các mô hình xếp
chồng truyền thống.
Tăng tính mềm dẻo trong quá trình đưa và phát triển các
loại hình dịch vụ mới.
Mạng MPLS có khả năng chuyển các gói tin tại lớp 3 bằng
việc sử dụng xử lý từng gói và chuyển tiếp gói tin tại lớp 2 sử dụng
cơ chế hoán đổi nhãn. MPLS dựa trên mô hình ngang cấp, vì vậy
mỗi một thiết bị MPLS chạy một giao thức định tuyến IP, trao đổi
thông tin định tuyến với các thiết bị lân cận, và chỉ duy trì một
không gian cấu hình mạng và một không gian địa chỉ.
MPLS chia bộ định tuyến làm hai phần riêng biệt: chức năng
chuyển gói tin và chức năng điều khiển. Phần chức năng chuyển
gói tin sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn. Kỹ thuật hoán đổi nhãn về
bản chất là việc tìm chặng kế tiếp của gói tin trong một bảng
chuyển tiếp nhãn, sau đó thay thế giá trị nhãn của gói rồi chuyển ra
cổng ra của bộ định tuyến. Việc này đơn giản hơn nhiều so với
việc xử lý gói tin thông thường và do vậy cải tiến khả năng của
thiết bị. Các bộ định tuyến sử dụng thiết bị này gọi là bộ định
tuyến chuyển mạch nhãn LSR. Phần chức năng điều khiển của
MPLS bao gồm các giao thức định tuyến lớp mạng với nhiệm vụ
phân phối thông tin định tuyến giữa các LSR, và thủ tục gán nhãn
để chuyển thông tin định tuyến thành bảng định tuyến chuyển
mạch nhãn. MPLS có thể hoạt động được với các giao thức định
tuyến Internet như OSPF và BGP hay PNNI của ATM.
Khi một gói tin vào mạng MPLS, các bộ định tuyến chuyển
mạch nhãn không thực hiện chuyển tiếp theo từng gói mà thực
hiện phân loại gói tin vào trong các lớp tương đương chuyển tiếp
FEC, sau đó các nhãn được ánh xạ vào trong các FEC. Một giao
thức phân bổ nhãn LDP được xác định và chức năng của nó là để
ấn định và phân bổ các ràng buộc FEC/nhãn cho các bộ định tuyến
chuyển mạch nhãn LSR. Khi LDP hoàn thành nhiệm vụ của nó,
một đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP được xây dựng từ lối vào
tới lối ra. Khi các gói vào mạng, LSR lối vào kiểm tra nhiều trường
trong tiêu đề gói để xác định xem gói thuộc về FEC nào. Nếu đã có
một ràng buộc nhãn/FEC thì LSR lối vào gắn nhãn cho gói và định
hướng nó tới giao diện đầu ra tương ứng. Sau đó gói được hoán đổi
nhãn qua mạng cho đến khi nó đến LSR lối ra, lúc đó nhãn bị loại
bỏ và gói được xử lý tại lớp 3. Hiệu năng đạt được ở đây là nhờ
việc đưa quá trình xử lý lớp 3 tới biên của mạng và chỉ thực hiện 1
lần tại đó thay cho việc xử lý tại từng node trung gian như của IP.
Tại các node trung gian việc xử lý chỉ là tìm sự phù hợp giữa nhãn
trong gói và thực thể tương ứng trong bảng kết nối LSR và sau đó
hoán đổi nhãn- quá trình này thực hiện bằng phần cứng.
Mặc dù hiệu năng và hiệu quả là 2 kết quả quan trọng, song
chúng không phải là các lợi ích duy nhất mà MPLS cung cấp.
Trong mắt của những nhà cung cấp các mạng lớn, thì khả năng để
thực hiện kỹ thuật lưu lượng tiên tiến mà không phải trả giá về
hiệu năng của MPLS được quan tâm đặc biệt.
1.3.2 Tại sao sử dụng MPLS?
Sau đây chúng ta nêu ra các sở cứ để lựa chọn công nghệ
MPLS.
Tốc độ và trễ
Chuyển tiếp dựa trên IP truyền thống là quá chậm để xử lý tải
lưu lượng lớn trong mạng toàn cầu (the Internet) hay trong các liên
mạng. Thậm chí với các kỹ thuật tăng cường, như là tìm kiếm bảng
nhanh cho các datagram nào đó, thì tải trên các router thường nhiều
hơn lượng tải mà router có thể xử lý. Dẫn đến kết quả là lưu lượng
và các kết nối có thể bị mất và hiệu năng toàn mạng giảm sút trong
một mạng dựa trên IP.
Ngược lại với chuyển tiếp IP, chuyển mạch nhãn đang chứng
tỏ là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Chuyển
mạch nhãn nhanh hơn nhiều bởi vì giá trị nhãn được đặt ở header
của gói được sử dụng để truy nhập bảng chuyển tiếp tại router,
nghĩa là nhãn được sử dụng để tìm kiếm trong bảng. Việc tìm kiếm
này chỉ yêu cầu một lần truy nhập tới bảng, khác với truy nhập
bảng định tuyến truyền thống việc tìm kiếm có thể cần hàng ngàn
lần truy nhập.
Kết quả của hoạt động hiệu quả này là ở chỗ lưu lượng người
sử dụng trong gói được gửi qua mạng nhanh hơn nhiều so với
chuyển tiếp IP truyền thống.
Jitter. Với các mạng máy tính, ngoài các yếu tố về: tốc độ và
sự đáp ứng của nó, trễ, còn có một thành phần khác, đó là độ biến
thiên trễ của lưu lượng người sử dụng, nó được gây ra bởi việc các
gói đi qua nhiều node mạng trước khi chạm tới đích. Ngoài ra sự
tích luỹ của các trễ biến thiên khi các gói tạo ra đường đi từ nguồn
đến đích. Tại mỗi node, địa chỉ đích trong gói phải được kiểm tra
và so sánh với một tập dài các địa chỉ đích có thể trong bảng định
tuyến của node.
Khi gói đi qua những node này, nó gặp phải cả trễ và biến
thiên trễ, phụ thuộc vào việc nó cần thời gian bao lâu để tìm kiếm
trong bảng định tuyến và tất nhiên là phụ thuộc vào cả số các gói
phải được xử lý trong một khoảng thời gian cho trước. Kết quả
cuối cùng là tại node nhận xảy ra hiện tượng biến thiên trễ, nó
được là kết quả của sự tích luỹ biến thiên trễ tại mỗi node và giữa
nguồn với đích.
Tình huống này là phiền hà với các gói thoại vì người nghe
có thể nghe các câu nói của ngưòi nói không theo đúng thứ tự như
ngưòi nói đã nói.
Một lần nữa, hoạt động chuyển mạch nhãn sẽ làm cho lưu
lượng được gủi qua mạng nhanh hơn và biến thiên trễ ít hơn so với
hoạt động định tuyến IP truyền thống.
Khả năng mở rộng mạng
Rõ ràng, tốc độ là khía cạnh quan trọng của chuyển mạch
nhãn, và xử lý lưu lượng nhanh cũng rất quan trọng. Nhưng
chuyển mạch nhãn không chỉ cung cấp các dịch vụ tốc độ cao mà
nó còn có thể cung cấp cho mạng khả năng mở rộng. Khả năng mở
rộng liên quan đến khả năng mà một hệ thống, trong trường hợp
chúng ta quan tâm là Internet, có khả năng điều chỉnh để phù hợp
với một lượng lớn người sử dụng đang tăng lên từng ngày. Hàng
ngàn người sử dụng mới và các node hỗ trợ như là router và server
đang được đưa vào trong mạng Internet mỗi ngày. Chúng ta thử
hình dung nhiệm vụ của router nếu nó phải theo kịp lượng người
sử dụng này. Chuyển mạch nhãn cung cấp các giải pháp cho sự
phát triển nhanh chóng và xây dựng các mạng lớn bằng việc cho
phép một lượng lớn các địa chỉ IP được kết hợp với một hay vài
nhãn. Giải pháp này giảm đáng kể kích cỡ bảng địa chỉ và cho
phép router hỗ trợ nhiều người sử dụng hơn.
Tính đơn giản
Một khía canh hấp dẫn khác của chuyển mạch nhãn là ở chỗ
nó là một giao thức chuyển tiếp cơ bản. Nó đơn giản đến tuyệt vời:
chuyển tiếp gói chỉ dựa vào nhãn. Nhãn được xác nhận thế nào là
một vấn đề khác; nghĩa là, các kỹ thuật điều khiển được thực hiện
như thế nào để ràng buộc nhãn với lưu lượng người sử dụng là
không liên quan tới hoạt động chuyển tiếp thực sự. Những kỹ thuật
điều khiển này là một cái gì đó phức tạp, nhưng chúng không ảnh
hưởng đến hiệu quả của dòng lưu lượng người sử dụng.
Tại sao khái niệm này lại quan trọng? Nó có nghĩa rằng nhiều
phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để thiết lập các ràng
buộc nhãn với lưu lượng người sử dụng. Nhưng sau khi ràng buộc
được thực hiện, các hoạt động chuyển mạch nhãn để chuyển tiếp
lưu lượng là đơn giản. Các hoạt động chuyển mạch nhãn có thể
được thực hiện bằng phần mềm, bằng các mạch tích hợp chuyên
dung, hay bằng các bộ xử lý đặc biệt.
Sử dụng tài nguyên
Các kỹ thuật điều khiển để thiết lập nhãn không được là gánh
nặng cho mạng. Chúng không nên tiêu tốn nhiều tài nguyên. Nếu
chúng làm như vậy, thì lợi ích của nó bị phủ nhận. May mắn thay,
các mạng chuyển mạch nhãn không cần nhiều tài nguyên mạng để
thực hiện các công cụ điều khiển trong việc thiết lập các đường đi
chuyển mạch nhãn cho lưu lượng người sử dụng (nếu chúng tiêu
tốn nhiều tài nguyên thì là do chúng được thiết kế không tốt).
Điều khiển đường đi
Trừ một số ngoại lệ, định tuyến trong các liên mạng được
thực hiện bằng việc sử dụng địa chỉ đích IP (hay trong một LAN là
địa chỉ MAC đích). Hiện tại cũng có nhiều sản phẩm đang sử dụng
các thông tin khác, chẳng hạn như trường kiểu dịch vụ IP (TOS) và
số cổng là một phần trong việc quyết định chuyển tiếp. Nhưng
định tuyến dựa theo địa chỉ đích là phương pháp chuyển tiếp phổ
biến nhất trong mạng IP.
Hình 1.3. Định tuyến dựa trên địa chỉ đích
Định tuyến dựa theo địa chỉ đích không luôn luôn là hoạt động
hiệu quả. Để thấy tại sao, chúng ta xem xét hình 1.3. Router 1 nhận
lưu lượng từ các router 2 và router 3. Nếu địa chỉ đích IP trong gói
IP đến là địa chỉ của router 6, bảng định tuyến tại router 1 sẽ chỉ đạo
router này chuyển tiếp lưu lượng đi theo router 4 hoặc router 5. Trừ
một số ngoại lệ, không có yếu tố nào khác được tính đến ở đây.
Chuyển mạch nhãn cho phép các đường đi qua một liên
mạng được điều khiển tốt hơn. Chẳng hạn, một gói tin được dán
nhãn xuất phát từ router 2 dự định đi đến router 6 và một gói tin
nhãn khác cũng định đi đến router 6 nhưng xuất phát từ router 3.
Trong mạng chuyển mạch nhãn, các giá trị nhãn khác nhau của các
gói có thể hướng dẫn router 1 gửi gói đã được dán nhãn tới router
4 và một gói với một giá trị nhãn khác đi đến router 5 rồi sau đó
mới đến router 6.
Khái niệm này cung cấp một công cụ để điều khiển các node
và các tuyến xử lý lưu lượng hiệu quả hơn, cũng như đưa ra các
lớp lưu lượng nào đó với mức dịch vụ khác nhau (dựa trên các yêu
cầu về QoS). Có thể tuyến giữa router 1 và router 4 là DS3; tuyến
giữa router 1 và router 5 là SONET. Nếu ứng dụng của người sử
dụng cần nhiều băng tần hơn, nhãn của người sử dụng có thể được
dùng để hướng dẫn router chuyển lưu lượng vào tuyến SONET
chứ không vào tuyến DS3. Giải pháp dựa trên chính sách này sử
dụng chuyển mạch nhãn để cho mạng đáp ứng các yêu cầu của các
lớp lưu lượng - khái niệm này được gọi là kỹ thuật lưu lượng (TE).