TÓM TẮT
Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Sài Gòn trải qua 3 giai đoạn
chính: Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam (1972 – 1976), Trường Cao đẳng Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh (CĐSP TP.HCM) (1976 – 2006) và Trường Đại học Sài Gòn từ năm
2007 đến nay. Trường Sư phạm cấp II miền Nam được thành lập vào tháng 2/ 1972 tại căn
cứ Dương Minh Châu gần Lò Gò, Xa Mát thuộc huyện Tân Biên (Tây Ninh). Đây là ngôi
trường sư phạm đầu tiên và duy nhất đã đào tạo 2 khóa gồm 104 giáo viên cốt cán có trình
độ sư phạm cấp II trong kháng chiến chống Mỹ. Tháng 4/1975, tiếp quản trường Sư phạm
Sài Gòn và Trường CĐSP TP.HCM ra đời trên cơ sở của Trường Sư phạm cấp II miền
Nam, và sau này là Trường Đại học Sài Gòn (25-4-2007).
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ra đời của ngôi trường sư phạm trong chiến khu cách mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014
30
SỰ RA ĐỜI CỦA NGÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM
TRONG CHIẾN KHU CÁCH MẠNG
NGUYỄN ĐỨC HÒA(*)
TÓM TẮT
Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Sài Gòn trải qua 3 giai đoạn
chính: Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam (1972 – 1976), Trường Cao đẳng Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh (CĐSP TP.HCM) (1976 – 2006) và Trường Đại học Sài Gòn từ năm
2007 đến nay. Trường Sư phạm cấp II miền Nam được thành lập vào tháng 2/ 1972 tại căn
cứ Dương Minh Châu gần Lò Gò, Xa Mát thuộc huyện Tân Biên (Tây Ninh). Đây là ngôi
trường sư phạm đầu tiên và duy nhất đã đào tạo 2 khóa gồm 104 giáo viên cốt cán có trình
độ sư phạm cấp II trong kháng chiến chống Mỹ. Tháng 4/1975, tiếp quản trường Sư phạm
Sài Gòn và Trường CĐSP TP.HCM ra đời trên cơ sở của Trường Sư phạm cấp II miền
Nam, và sau này là Trường Đại học Sài Gòn (25-4-2007).
Từ khóa: Trường Đại học Sài Gòn, Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam, Trường Cao
đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chiến khu, giáo dục cách mạng.
ABSTRACT
Formation and development History of Saigon University including three periods: The
Southern secondary teacher’s school (1972-1976), The teacher’s training College (1976-
2006) and Saigon University from 2007 to now.
The Southern secondary teacher’s school was established on February, 2rd 1972 in the
Duong Minh Chau military base near Lò Gò, Samat in Tân Biên District (Tây Ninh
province). This is the first and only teacher school trained two courses including 104
major teachers with Secondary level for liberated areas in the war against Americans. In
April, 1975 the school took over Saigon teacher school and the teacher’s training College
born on the basis of The Southern secondary teacher’s school, and then it has becomes
Saigon University (on April 25
th
, 2007).
Keywords: Sai Gon University, The Southern secondary teacher’s school, The
Teacher’s Training college of Ho Chi Minh city, Military base, Revolutionary education.
1. TỪ Ý TƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC
NHÂN VĂN ĐẾN TỔ CHỨC QUỐC TẾ
CỦA CÁC NHÀ GIÁO(*)
Nền giáo dục cách mạng miền Nam ra
đời trong khói lửa ác liệt của cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Đó là nền giáo dục theo
định hướng nhân văn mà hậu phương miền
Bắc và các nước xã hội chủ nghĩa đang
(*)PGS.TS, Trường Đại học Sài Gòn
thực hiện. Tiểu ban Giáo dục Miền đề nghị
Ban Tuyên huấn cho thành lập một đoàn
thể nhà giáo yêu nước. Đề nghị đó được
chấp nhận vào ngày 20/11/1963 nhân kỉ
niệm lần thứ 6 ngày Quốc tế hiến chương
các nhà giáo. Hoạt động Tiểu ban Giáo dục
Miền và giáo dục miền Nam mang ảnh
hưởng tiến bộ của giáo dục miền Bắc và
của các nước xã hội chủ nghĩa. Thật tự hào
nhìn lại lịch sử của Hội Nhà giáo các nước
31
xã hội chủ nghĩa và Việt Nam hoạt động vì
một nền giáo dục nhân văn, tiến bộ.
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các
nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã
lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn
giáo dục (Fédération Internationale
Syndicale des Enseignants - FISE). Nǎm
1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô
Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn
giáo dục đã ra bản Hiến chương các nhà
giáo gồm 15 chương với nội dung chủ yếu
là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản,
phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ
để bảo vệ quyền lợi của các nhà giáo cũng
như đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề
dạy học và nhà giáo trong xã hội.
Công đoàn giáo dục Việt Nam là một
trong 57 thành viên của FISE từ năm 1953.
Trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30
tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, đại biểu
các nước đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11
năm 1958 là ngày Quốc tế hiến chương các
nhà giáo. Ngày này lần đầu tiên được tổ
chức trên khắp miền Bắc đang xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Những nǎm sau đó, ngày lễ
này được tổ chức trang trọng để tôn vinh các
nhà giáo tại nhiều vùng giải phóng ở miền
Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm
20 tháng 11, Tiểu Ban Giáo dục thường xuất
bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ
vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong
các vùng tạm chiếm, động viên tinh thần
chịu đựng gian khổ của những giáo chức
trong kháng chiến chống Mĩ.
2. VƯỢT TRƯỜNG SƠN XÂY DỰNG
NỀN GIÁO DỤC CÁCH MẠNG
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, nhiều giảng viên, sinh viên ở miền
Bắc gia nhập bộ đội, hoặc xung phong vào
miền Nam để phát triển sự nghiệp giáo dục
cách mạng. Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội cùng các trường phổ thông đã đóng
góp nhiều cán bộ trong tổng số 31 đoàn
giáo viên xung phong vào chiến trường
miền Nam công tác với số lượng là 2.752
người (1) trong đó có 14 đoàn vào chiến
trường B2 trọng điểm (chỉ tính từ tháng
5/1961 đến tháng 12/1974) (2) Nhiều giảng
viên và các giáo viên phổ thông và giảng
viên đại học đã vượt Trường Sơn vào miền
Nam xây dựng nền giáo dục cách mạng ở
vùng giải phóng (3).
Đã có một số nhà giáo hi sinh mà hài
cốt còn nằm lại khu vực Đông Nam Bộ
được các Sở giáo dục địa phương chăm
sóc. Ban Liên lạc cán bộ đi B đã phối hợp
với Tiểu ban giáo dục Miền cũ xây dựng
bia tưởng niệm tại đồi 100 huyện Tân Biên
tỉnh Tây Ninh để ghi nhớ công ơn của
những nhà giáo chiến sĩ đã hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng đất nước.
Hoạt động và sự trưởng thành vượt bậc
của hệ thống giáo dục cách mạng đi liền
với chuyển biến to lớn của cách mạng miền
Nam, đòi hỏi phải có một ngôi trường đào
tạo cán bộ giáo dục cách mạng đáp ứng
những yêu cầu và nhiệm vụ chính trị xã hội
trong giai đoạn mới mở ra từ năm 1972.
Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam trực thuộc chỉ đạo hoạt động của Tiểu
ban Giáo dục Miền ra đời trong bối cảnh
lịch sử đó.
3. NGÔI TRƯỜNG CỦA GIÁO DỤC
CÁCH MẠNG RA ĐỜI GIỮA RỪNG SÂU
CỦA CHIẾN KHU DƯƠNG MINH CHÂU
Theo chỉ thị của Tiểu ban Giáo dục
miền Nam Việt Nam (thường gọi tắt là
Tiểu ban Giáo dục Miền), tháng 2/1972,
một ngôi trường mới được thành lập ở tả
ngạn hạ lưu suối Xa Mát thuộc chiến khu C
huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cũng là địa
bàn gần với Trung ương Cục miền Nam
(Cục R). Đây chính là Trường Sư phạm
cấp 2 miền Nam Việt Nam - ngôi trường sư
32
phạm đầu tiên và duy nhất trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền
Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán có trình
độ sư phạm cấp 2 cho vùng giải phóng, mà
cụ thể cho toàn chiến trường B2 (bao gồm
miền Đông Nam Bộ, miền Trung Nam Bộ,
miền Tây Nam Bộ, khu Sài Gòn - Chợ Lớn
- Gia Định và khu 6). Đây là nơi đào tạo
cán bộ giáo dục có trình độ cao nhất ở
vùng giải phóng lúc bấy giờ.
Không chỉ thực hiện hai nhiệm vụ trên,
mà Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam còn thực hiện các nhiệm vụ như:
- Thường xuyên tổ chức, móc nối, liên
lạc, trao đổi đường lối quan điểm giáo dục
cách mạng với các đồng nghiệp đang giảng
dạy, công tác trong vùng địch còn tạm
chiếm (các nghiệp đoàn giáo chức công lập
và tư thục).
- Chuẩn bị sẵn sàng một đội ngũ cán
bộ, thầy cô giáo và học viên có đầy đủ
phẩm chất, trình độ chuyên môn, quan
điểm lập trường vững vàng để về tiếp quản
Sài Gòn và tất cả các tỉnh trên toàn miền
Nam khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước giành thắng lợi hoàn toàn.
Để thực hiện những nhiệm vụ quan
trọng đó, Trường Sư phạm cấp 2 miền
Nam đã sớm kiện toàn tổ chức và hoạt
động trong hoàn cảnh khó khăn và ác liệt
của chiến tranh.
Như vậy, Trường Sư phạm cấp 2 miền
Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Thanh
niên Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam và thuộc sự chỉ
đạo của Tiểu ban Giáo dục miền Nam Việt
Nam được thành lập vào tháng 2/1972, vào
thời điểm diễn ra những thay đổi to lớn của
cách mạng miền Nam. Trường Sư phạm
cấp 2 miền Nam được giao thực hiện
nhiệm vụ chính trị quan trọng của Chính
phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam đào tạo những cán bộ giáo
dục chuẩn bị lực lượng cho miền Nam sau
Hội nghị Paris. Trường Sư phạm cấp 2
miền Nam đóng quân trên địa bàn gần
Trung ương Cục miền Nam - cơ quan đầu
não cao nhất chỉ đạo cách mạng miền Nam
thuộc chiến khu C huyện Tân Biên, tỉnh
Tây Ninh.
4. HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRƯỜNG SƯ PHẠM CẤP 2 MIỀN NAM
VIỆT NAM
Ban Lãnh đạo của Trường Sư phạm
cấp 2 miền Nam được thành lập có nhiệm
vụ chỉ đạo thực hiện đào tạo giáo viên, cán
bộ quản lí ngành giáo dục giải phóng, triển
khai các nhiệm vụ chính trị do Tiểu Ban
Giáo dục miền Nam Việt Nam giao phó.
Trải qua 5 năm hoạt động, Ban Lãnh đạo
của Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam gồm 3 đồng chí: Trần Hồng Nhật,
Nguyễn Yên Du (Hà Quỳ) và Đặng Khắc
Minh (Ba Minh).
Tuy ban lãnh đạo của Trường Sư phạm
cấp 2 miền Nam Việt Nam có số lượng ít
ỏi như vậy, nhưng thực sự các đồng chí đã
thực hiện được rất nhiều việc vượt quá sức
mình trong điều kiện cực kỳ gian khổ của
kháng chiến chống Mĩ.
Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam tuy mới thành lập nhưng đã quy tụ
được một tập thể 16 thầy cô giáo, được
chia làm hai khoa là Khoa Xã hội và Khoa
Tự nhiên. Những giáo viên tham gia giảng
dạy các môn học của Trường gồm:
Các giáo viên của Trường nhanh chóng
tạo dựng uy tín đối với các học viên, vì các
thầy cô vừa có đức, có khả năng sâu về
chuyên môn, lại vừa có quan điểm lập
trường vững vàng và lòng yêu nghề tha thiết.
Bên cạnh Ban Lãnh đạo và tập thể giáo
viên, còn có Bộ phận công nhân viên của
33
Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam. Sự phục vụ của bộ phận này có đóng
góp không nhỏ vào những hoạt động của
Trường trong điều kiện cơ sở vật chất rất
khó khăn, thiếu thốn trong chiến khu cách
mạng. Tuy chỉ có 11 người, nhưng anh chị
em cán bộ, công nhân viên cáng đáng rất
nhiều công việc khác nhau, phục vụ cho
hàng trăm giáo viên và giáo sinh trong
Trường. Bộ phận công nhân viên rất năng
nổ, đầy trách nhiệm và phục vụ nhiệt tình.
Bộ phận hành chính, bảo vệ, sản xuất, y tế
và bộ phận hậu cần (gồm có nhà ăn tập thể,
tiếp phẩm và cấp dưỡng) đảm trách nhiều
công việc khác nhau, góp phần không nhỏ
vào hoạt động hiệu quả chung của Trường.
Sau khi kiện toàn tổ chức, Trường Sư
phạm cấp 2 miền Nam Việt Nam đã nhanh
chóng bắt tay tổ chức hoạt động đào tạo
giáo viên cấp 2 và cán bộ giáo dục cách
mạng, mà trước hết là tiến hành chiêu sinh.
Ngay sau khi có quyết định thành lập,
Trường bắt tay ngay vào việc tìm căn cứ để
làm nơi đóng quân và xây dựng những cơ
sở ban đầu phục vụ sinh hoạt, chiến đấu,
học tập. Cả thày và trò đều phải tích cực
lao động để xây dựng nhà bếp, nhà ăn, đào
gia sản xuất cải thiện đời sống cho giáo
viên và các học viên.
Vì điều kiện chia cắt địa hình của chiến
trường trong giai đoạn “Việt Nam hóa
chiến tranh”, nên Trường chỉ tuyển sinh từ
Khu 6 (T6) Đà Lạt vào đến Mũi Cà Mau
(4) Trường bắt đầu thông báo tuyển sinh
khóa 1, sau khi đã chuẩn bị chương trình,
giáo trình đào tạo, chọn đội ngũ giáo viên
(lấy từ lực lượng giáo viên chi viện từ miền
Bắc vào miền Nam trong khoảng thời gian
1962 – 1972) và tiếp nhận giáo sinh từ các
địa phương cử về Trường học tập. Các giáo
sinh được sắp xếp vào một trong hai lớp
Xã hội hoặc Tự nhiên theo yêu cầu của
công tác đào tạo và khả năng thật sự của
từng người.
Tháng 11/1972, Trường bắt đầu khai
giảng khóa 1 với 31 giáo sinh được học
trong vòng 12 tháng dựa theo chương trình
đào tạo 3 năm của các trường Sư phạm cấp
II ở miền Bắc. Trong khóa 1, Trường vừa
bắt đầu giảng dạy, vừa tiếp tục đón tiếp giáo
sinh đến sau, vì họ đến vào những thời điểm
khác nhau, do tình hình chiến sự trên chiến
trường Nam Bộ vẫn còn diễn ra khá ác liệt.
Các giáo sinh ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
(Khu 9 = T9), miền Trung Nam Bộ (Khu 8
= T8) không thể có mặt đầy đủ theo đúng
thông báo triệu tập, vì đường dây giao liên
thường xuyên bị đứt khi phải vượt qua hai
con sông Hậu và sông Tiền. Nhưng ngay
sau khi đã đến Trường, các giáo sinh nhanh
chóng bước ngay vào học tập.
Khi chương trình đào tạo của Khóa 1
chưa kịp kết thúc, thì Khóa 2 đã được triệu
tập và khai giảng vào tháng 8/1973. Khóa 2
có 73 giáo sinh (số lượng đông gấp đôi
giáo sinh Khóa 1) và chương trình học kéo
dài đến 18 tháng. Sau khi Khóa 2 bước vào
học tập một thời gian thì Khóa 1 mới bế
giảng (khoảng tháng 10/1973). Khóa 2 với
tuổi đời còn rất trẻ, nam nữ giáo sinh tuổi
từ 14 đến 40 chiếm đại bộ phận, nên mọi
sinh hoạt học tập của Khóa 2 diễn ra rất sôi
động và tươi trẻ.
5. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA TRƯỜNG SƯ PHẠM CẤP 2 MIỀN
NAM VIỆT NAM
Khu vực đóng quân của Trường Sư
phạm cấp 2 miền Nam Việt Nam trong rừng
được bố trí khá hợp lý, phù hợp với hoàn
cảnh dã chiến: có các khu sinh hoạt tập thể,
khu học tập, khu ăn ở. Khu sinh hoạt dành
cho thầy cô và khu ăn ở, học tập của giáo
sinh được bố trí riêng, khoảng giữa là sân
dành cho hội họp và khu hành chính văn
34
phòng, học tập. Vì Trường nằm sát khu vực
căn cứ Trung ương Cục, nên kỉ luật của
Trường rất nghiêm, đặc biệt là phòng gian,
bảo mật. Việc kiện toàn tổ chức, quy chế
học tập và sinh hoạt chặt chẽ đã giúp cho
giáo viên và các giáo sinh tập trung thực
hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và học tập.
Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam được chia làm hai ban đào tạo là Ban
Xã hội và Ban Tự nhiên. Tham gia giảng
dạy là những giáo viên có phẩm chất đạo
đức cách mạng và trình độ chuyên môn.
Những thầy cô được chi viện từ miền Bắc
vào chiến trường miền Nam lúc bấy giờ
như thầy Nguyễn Yên Du và Đặng Khắc
Minh (quản lý), thầy Phạm Ti (dạy Vật lí),
thầy Dương Trí Đức (dạy Hóa học), thầy
Phạm Văn Duệ (dạy Lịch sử), cô Nguyễn
Thị Minh Hải (dạy Địa lý) v.vHọ là một
trong số rất ít những giáo viên có trình độ
đại học, có kinh nghiệm đào tạo giáo viên
dạy cấp 2, được Tiểu Ban giáo dục Miền
tín nhiệm phân công công tác lãnh đạo và
giảng dạy tại Trường Sư phạm cấp 2 miền
Nam Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức đối
với hoạt động đào tạo của Trường và đối
với đội ngũ giáo viên thực sự là không nhỏ.
Khi bước vào Trường học tập, trình độ của
giáo sinh thật sự không đồng đều. Có
những giáo sinh đã học qua vài khóa sư
phạm ngắn hạn, một số giáo sinh đã là tú
tài và không ít giáo sinh chỉ mới được bổ
túc văn hóa. Nhiệm vụ chung của Trường
và của các giáo viên là phải cung cấp cho
giáo sinh những kiến thức cơ bản đào tạo
giáo viên cấp 2 để phục vụ công tác giáo
dục vùng giải phóng miền Nam.
Tuy có trách nhiệm cao trong công tác
đào tạo, nhưng lực lượng chỉ có 16 người,
lại phải đảm trách giảng dạy nhiều môn,
nên có thể nói đội ngũ giáo viên của
Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam là khá mỏng. Tuy vậy, họ còn khá trẻ,
khỏe, sống sôi nổi hòa đồng với giáo sinh.
Trong chiến tranh gian lao, ác liệt, họ gắn
bó với nhau bằng tình đồng đội, có những
mối tình thơ mộng tạo nên những cặp vợ
chồng, sinh con ngay trong chiến khu. Sau
những giờ giảng dạy, học tập và phục vụ
chiến đấu, họ vẫn thấy thi vị, lạc quan yêu
đời. Cuộc sống dưới tán rừng già tuy gian
khổ, nhưng thầy và trò thật vui khi cùng
nhau đi bẫy chim, đánh cá trên con suối
Xamat ven Trường để cải thiện đời sống.
Trước những diễn biến mau lẹ của
cuộc tiến công quân sự vào Mùa hè 1972
cho đến Tổng tấn công nổi dậy Mùa xuân
1975 ở miền Nam, tình hình tổ chức hoạt
động của Trường Sư phạm cấp 2 miền
Nam Việt Nam cũng có nhiều thay đổi.
Trong khoảng những năm từ 1972 đến
1975, Trường hai lần phải dời căn cứ lúc
thì ở tả ngạn, khi thì ở hữu ngạn dòng suối
Xamat cách vùng Lò Gò từ 3km đến 5 km,
thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh
Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Công việc
đầu tiên khi Trường dời đến địa điểm mới
là phải khẩn trương bắt tay ngay vào việc
đào hầm, xây công sự giao thông hào nối
liền toàn bộ các khu vực trong Trường để
sẵn sàng ứng phó kịp thời khi địch đánh
phá. Tiếp theo là phải nhanh chóng đào các
giếng nước phục vụ cho cuộc sống của vài
trăm người.
Mặc dù Trường Sư phạm cấp 2 miền
Nam Việt Nam nằm sát con suối Xamat,
nhưng mọi người (không phân biệt thầy
hay trò) vẫn phải đào giếng để có nước
sinh hoạt. Điều đó là cần thiết vì sinh hoạt,
học tập trong hoàn cảnh chiến tranh nên cả
thầy và trò phải cùng nhau phòng chống
địch rải chất độc hóa học hoặc đầu độc
nguồn nước. Đào giếng nước ở căn cứ
vùng rừng sâu Đông Nam Bộ thật là gian
35
khổ, phải bỏ nhiều công sức. Đây là vùng
đất xám cứng, người đào giếng cũng phải
có chút kinh nghiệm và giếng phải đào rất
sâu thì mới có nước. Trước hết, thầy và trò
phải tìm nơi định đào giếng gần tổ mối và
giếng phải đào qua lớp rễ cây rừng chằng
chịt, có độ sâu tối thiểu từ 15 mét đến 20
mét mới có nước.
Do điều kiện thời chiến, nên khi
chuyển căn cứ, mỗi giáo sinh chỉ mang
theo mình những vật dụng cá nhân cần
thiết nhất như mùng, võng, súng đạn và
xẻng, cuốc, cưa, đục v.vKhi đến địa
điểm mới, toàn Trường bắt tay ngay vào
việc đi chặt cây, cưa gỗ, hái lá trung quân
về dựng lên chỗ ăn, ở, nghỉ ngơi, học tập
một cách có quy củ và theo một sơ đồ nhất
định. Vào năm 1973 đến đầu năm 1974, do
địch liên tục vi phạm Hiệp định Paris, lấn
chiếm vùng giải phóng, Trường Sư phạm
cấp 2 miền Nam Việt Nam cũng phải nhiều
lần chuyển địa điểm. Để bảo mật chỗ đóng
quân, cứ 5 - 7 tháng, Trường lại phải dời
căn cứ đến địa điểm mới vào rừng sâu (gần
Tanốt).
Ngoài việc khẩn trương tổ chức giảng
dạy và học tập, giáo sinh các khóa phải
tranh thủ đào thêm hầm, giao thông hào,
cất thêm lán trại, lực lượng phải tổ chức
quân sự hóa chặt chẽ để sẵn sàng chống
địch đánh phá, càn quét, lấn chiếm. Trong
năm 1974, ban ngày thầy và trò lo giảng
dạy và học tập, ban đêm (từ 19 giờ đến 23
giờ), tất cả lại luân phiên nhau đi vận
chuyển, bốc vác lương thực, xăng dầu đạn
dượctại trạm Lò Gò về nơi cất giữ để
chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công
Mùa xuân 1975.
Bên cạnh việc học tập và chiến đấu,
giáo sinh Trường Sư phạm cấp 2 miền
Nam Việt Nam còn hăng hái tham gia các
hoạt động thể dục thể thao như chơi bóng
bàn, bóng chuyền, đánh cầu lông v.v...
Giáo sinh của Trường thường xuyên tổ
chức thi đấu với các đơn vị bạn (cách
Trường khoảng 5 đến 10 cây số) như
trường Điện ảnh, trường Báo chí, trường
Dân y (thuộc Ban Dân y Miền phụ trách y
tế toàn miền Nam). Vào các ngày lễ lớn,
Trường còn tổ chức những buổi giao lưu và
liên hoan văn nghệ với các tiết mục cây
nhà lá vườn rất vui tươi, sôi động (5).
6. TRƯỜNG SƯ PHẠM CẤP 2
MIỀN NAM VIỆT NAM THAM GIA
TIẾP QUẢN SÀI GÒN – GIA ĐỊNH
Tháng 10 năm 1974, Trường Sư phạm
cấp 2 miền Nam Việt Nam khai giảng khóa
III với 49 giáo sinh, Khóa này mới học
được mấy tháng (đến đầu năm 1975),
Trường có lệnh dời căn cứ ra vùng gần Xa
mát – Thiện Ngôn chuẩn bị cho nhiệm vụ
mới. Khi chiến dịch Hồ Chí Minh đã điểm
(cuối tháng 3 đầu tháng 4/1975), Trường
Sư phạm cấp hai miền Nam– đơn vị trực
thuộc Tiểu ban Giáo dục miền Nam Việt
Nam nhận lệnh tạm ngưng công tác giảng
dạy và đào tạo để sắp xếp và chuẩn bị lực
lượng sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Giữa
tháng 4 năm 1975, Trường được lệnh cử
50% cán bộ, giáo viên, học viên các khóa
đi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử. Lúc này, lực lượng của Trường tạm
chia làm hai phần: số đông lực lượng giáo
viên, cán bộ công nhân viên (CBCNV),
giáo sinh khóa 2 đi tham gia chiến dịch, bộ
phận còn lại bảo vệ căn cứ, thu dọn sắp xếp
tài sản nhà trường để chuẩn bị dời trường
về Sài Gòn khi thời cơ đến.
Trường Sư phạm cấp 2 miền Nam Việt
Nam đã được lệnh lên đường về tiếp quản
hệ thống giáo dục Đại học của chế độ cũ ở
thành phố Sài Gòn và chuẩn bị cho việc
phục hồi và phát triển của ngành giáo dục
và đào tạo miền Nam. Để đáp ứng nhu cầu
36
phát triển của ngành giáo dục miền Nam
nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, ngày 06/4/1976, Bộ Giáo dục và
Thanh niên đã ra quyết định thành lập
Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn trên cơ
sở của Trường Sư phạm cấp II miền Nam
và đến ngày