Sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử nhìn từ hình tượng nhân vật hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hai tác phẩm: Sông côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) và Gió Lửa (Nam Dao)

Tóm tắt Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu, tưởng tượng để mỗi câu chuyện, nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động, không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là “tấm gương” phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Là một anh hùng dân tộc, sự nghiệp chính trị gắn liền với triều đại Tây Sơn và giai đoạn bão táp của lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Quang Trung - Nguyễn Huệ trở thành nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trong đó đáng kể nhất là hai tác phẩm: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và Gió lửa của Nam Dao. Phân tích mối tương quan giữa yếu tố thuộc về “sự thật lịch sử” và tưởng tượng, hư cấu trong cách nhìn, cách miêu tả về nhân vật này, bài viết khẳng định sự vận động tư duy tiểu thuyết lịch sử cũng như sự đa dạng của phong cách cá nhân trong sáng tác văn học Việt Nam sau 1975.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử nhìn từ hình tượng nhân vật hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hai tác phẩm: Sông côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) và Gió Lửa (Nam Dao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA SỰ THẬT VÀ HƯ CẤU TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NHÌN TỪ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ TRONG HAI TÁC PHẨM: SÔNG CÔN MÙA LŨ (NGUYỄN MỘNG GIÁC) VÀ GIÓ LỬA (NAM DAO) ĐỖ THỊ THU THỦY Tóm tắt Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu, tưởng tượng để mỗi câu chuyện, nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động, không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là “tấm gương” phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Là một anh hùng dân tộc, sự nghiệp chính trị gắn liền với triều đại Tây Sơn và giai đoạn bão táp của lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Quang Trung - Nguyễn Huệ trở thành nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trong đó đáng kể nhất là hai tác phẩm: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và Gió lửa của Nam Dao. Phân tích mối tương quan giữa yếu tố thuộc về “sự thật lịch sử” và tưởng tượng, hư cấu trong cách nhìn, cách miêu tả về nhân vật này, bài viết khẳng định sự vận động tư duy tiểu thuyết lịch sử cũng như sự đa dạng của phong cách cá nhân trong sáng tác văn học Việt Nam sau 1975. Từ khóa: Sự thật, hư cấu, tiểu thuyết lịch sử, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Sông Côn mùa lũ, Gió lửa Abstract One of the characteristics of historical fiction seen from the creation method is the combination of the objective truthfulness of history and the possibility of fiction and imagination so that each story and character appears in the work as a perfect whole of living art , not only an image of the past but also a “mirror” reflecting existing problems of human and social activities. As a national hero, the political career associated with the Tay Son dynasty and the stormy period of the history of the late eighteenth and early nineteenth centuries, Quang Trung - Nguyen Hue became a character in several Vietnamese historical novels from the medieval to the modern, the most significant of which are two works: Con River in flood season by Nguyen Mong Giac and Fire Wind of Nam Dao. Analyzing the correlation between the element of “historical truth” and imagination, fiction in the view, the way of description of this character, the article affirms the movement of historical novel thinking as well as the diversity of individual styles in Vietnamese literary creation after 1975. Keywords: Truth, fiction, historical fiction, Quang Trung - Nguyen Hue, Con river in flood season (Sông Côn mùa lũ), Fire Wind (Gió Lửa) 1. Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn, thời kỳ 1.1. “Tiểu thuyết lịch sử là thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hoặc tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính” [11, tr.1725]. Đảm bảo tính chân thật, khách quan của lịch sử, vì thế, trở thành nguyên tắc “ràng buộc” đối với nhà văn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc: nhà văn không thể viết tiểu thuyết lịch sử nếu thiếu những nghiên cứu công phu, những hiểu biết sâu sắc về nhân Số 30 (Tháng 12 - 2019)74 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA vật, giai đoạn mà mình quan tâm. Tuy nhiên, là một loại của tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử cũng mang đặc trưng riêng của tác phẩm văn học được khu biệt bởi tính chất hư cấu, tưởng tượng. Đặc tính này không chỉ xác lập ranh giới giữa tiểu thuyết lịch sử và sử ký mà còn cho thấy sự rộng mở, phong phú trong những tìm kiếm, khái quát về con người, đời sống do biên độ của hư cấu, tưởng tượng nghệ thuật mang lại. Một là, khả năng tái hiện nhân vật trong sự toàn vẹn, có tính cách, số phận riêng trong tương quan với các nhân vật, các mối quan hệ khác mà sử liệu ít hoặc không đề cập tới. Chính vì vậy, hư cấu thường gắn liền với chủ ý nhà văn: đem đến một cách diễn giải/diễn ngôn khác về lịch sử, nhiều khi xa lạ với mặc định truyền thống. Nhà văn Nam Dao gọi đó là cách “truy lùng sự sống tàng ẩn trong lịch sử”, khiến lịch sử có một diện mạo, chỉnh thể đủ đầy, bao gồm cả vấn đề “nhân quần xã hội và thân phận con người”. Hai là, khai thác câu chuyện lịch sử cũng là một cách để tư duy về những vấn đề của hiện tại, của “thời ta sống” chứ không phải chỉ là chuyện đã qua. Ở đây, nhân vật và sự kiện lịch sử chỉ là cái cớ, là lựa chọn nghệ thuật. Bằng khả năng tưởng tượng, óc phán đoán, trải nghiệm cá nhân, nhà văn cảm nhận từ quá khứ những vấn đề hiện tồn của con người và xã hội. Trong trường hợp này tác giả không câu nệ bất cứ điều gì, kể cả đôi khi “cưỡng bức lịch sử” để thai nghén ra tiểu thuyết. 1.2. Nhìn trong tiến trình văn học Việt Nam, những tác phẩm tự sự lịch sử xuất hiện đầu tiên dưới hình thức sử ký, phản ánh tính chất văn - sử bất phân trong tư duy nghệ thuật trung đại như: Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu, thế kỷ XIV), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên, thế kỷ XV), các bộ cương mục, thực lục, ở các thế kỷ sau. Tuy quy mô, thể thức có ít nhiều khác biệt song về căn bản dạng tác phẩm này đều tuân thủ nguyên tắc của sử ký: ghi chép lại sự kiện, câu chuyện “người thật, việc thật” của quá khứ theo lối biên niên. Đến thế kỷ XVIII bắt đầu xuất hiện một số tiểu thuyết lịch sử chương hồi chữ Hán như: Nam triều công nghiệp diễn chí (1719, Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Việt long hưng chí (1899, Ngô Giáp Đậu), điển hình hơn cả là Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Tuy vẫn còn ảnh hưởng bút pháp sử ký song tiểu thuyết chương hồi đánh dấu bước phát triển trong tư duy nghệ thuật thể loại xét ở nhiều phương diện: tổ chức kết cấu, xây dựng nhân vật, giọng điệu Tuy nhiên, phải sang đầu thế kỷ XX, cùng với tác động của bối cảnh lịch sử và công cuộc hiện đại hóa văn học, tiểu thuyết lịch sử mới nở rộ và phát triển thành dòng riêng với đặc trưng khu biệt về loại thể. Ngoài một số tác phẩm viết theo lối cũ (chữ Hán, kết cấu chương hồi) ảnh hưởng văn học Trung Hoa như Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu), đáng chú ý là sự xuất hiện loạt tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ảnh hưởng lối viết phương Tây như: Giọt máu chung tình, Gia Long phục quốc (Tân Dân Tử); Tiếng Sấm đêm đông, Trần Nguyên chiến kỷ, Việt Thanh chiến sử (Nguyễn Tử Siêu); Vua Hàm Nghi, Hồi chuông Thiên Mụ (Phan Trần Chúc); Chiếc ngai vàng, Đỉnh non thần, Trong cơn binh lửa (Lan Khai); Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh (Nguyễn Triệu Luật); Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hưng); Lê Thái Tổ, Thoát cung vua Mạc, bà quận Mỹ (Chu Thiên); Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, An Tư công chúa (Nguyễn Huy Tưởng) [11, tr.1728]... Ở những sáng tác này, việc lựa chọn và khai thác đề tài lịch sử ít nhiều có sự phân hóa theo các xu hướng, trào lưu văn học đương thời nên trong nhiều tác phẩm chất tiểu thuyết nổi trội hơn yếu tố lịch sử. Bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam từ 1945 về sau với nhiều biến động mang tính bước ngoặt gắn liền với vận mệnh dân tộc là tiền đề để tiểu thuyết lịch sử tiếp tục phát triển và có sự vận động trong tư duy nghệ thuật ở từng giai đoạn, thời kỳ. Các sáng tác từ 1945 - 1975 như: Bóng nước Hồ Gươm (Chu Thiên), Người Thăng 75Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Long (Hà Ân), Núi rừng Yên Thế (Nguyên Hồng), Cờ nghĩa Ba Đình (Thái Vũ), thường mang cảm hứng ngợi ca, tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược của cha ông qua việc xây dựng hình tượng những anh hùng dân tộc xả thân vì nghĩa lớn. Đây cũng là cảm thức chung của văn học giai đoạn này gắn với mục tiêu “phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu”. Vì vậy, tác giả luôn coi trọng tư liệu và tính chân thật lịch sử, xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các chi tiết hư cấu nếu có, cũng chỉ là sự “thêm thắt”, bổ trợ góp phần tạo dựng không khí sử thi lãng mạn cho các câu chuyện, nhân vật. Từ 1975 đến nay, đặc biệt là sáng tác sau 1986 của các tác giả: Hoàng Quốc Hải (Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu), Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly), Nguyễn Quang Thân (Hội thề), Nguyễn Mộng Giác (Sông Côn mùa lũ), Nam Dao (Đất trời, Gió lửa, Bể dâu), Nguyễn Thế Quang (Nguyễn Du, Khúc hát những dòng sông, Thông reo ngàn Hống), Ngô Văn Phú (Cờ lau dựng nước, Tuyên phi Đặng Thị Huệ), Vũ Ngọc Tiến (Quỷ vương, Kẻ sĩ thời loạn), Bùi Việt Sỹ (Chim ưng và chàng đan sọt), Phùng Văn Khai (Phùng vương, Ngô Vương), Lưu Sơn Minh (Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản), Uông Triều (Sương mù tháng Giêng), Trần Thanh Cảnh (Đức thánh Trần), Trần Thùy Mai (Từ Dụ thái hậu), lịch sử được sống lại theo một cách khác thông qua sự hư cấu và mang đậm dấu ấn cá nhân, cá tính của nhà văn. “Ngoài dòng chính sử, còn có phần lịch sử hình thành qua khả năng tưởng tượng, óc phán đoán, và sự cảm nhận từ quá khứ những vấn đề của con người và xã hội hiện vẫn còn tồn tại. Ở đây, biến cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại để rồi, qua ngòi bút người viết, thành tiểu thuyết Lịch sử đó là lịch sử sống” [3, tr.9]. Sự xuất hiện của một đội ngũ tác giả đông đảo, nhiều thế hệ, trong đó có cả những người viết trẻ: Trường An (Thiên hạ chi vương, Vũ tịch, Hồ Dương), Phạm Thúy Quỳnh (Trăng trong cõi) và những cây bút không chuyên: Thâm Giang Trần Gia Ninh (Kim thiếp vũ môn), Đan Thành (Đất Việt trời Nam), khiến việc phản ánh và “xử lý” những vấn đề của lịch sử trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Đó là chưa kể khá nhiều truyện ngắn của những cây bút giàu kinh nghiệm nghệ thuật như Nguyễn Huy Thiệp (Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc), Sương Nguyệt Minh (Dị hương), Trần Vũ (Mùa mưa gai sắc, Gia phả) Các tác giả huy động nhiều nguồn tư liệu từ chính sử tới dã sử, từ truyền thuyết tới nghiên cứu, khảo sát thực tế, rồi bằng hư cấu, tưởng tượng phục dựng lại quá khứ trong hình thế đủ đầy, toàn vẹn hoặc thiết kế, tân tạo lại lịch sử theo cách nhìn nhận riêng của mình để đối thoại, phản biện, hiểu sâu sắc hơn các vấn đề cũng như nhìn nhận chân xác bản thân và cuộc sống. Trong xu hướng đổi mới của toàn bộ nền văn học sau 1975, biên độ của hư cấu, tưởng tượng trong những sáng tác về đề tài lịch sử cũng được nới rộng tới mức tối đa. Lịch sử trong tiểu thuyết đôi khi là một “tùy tiện ý thức” với những ứng xử táo bạo thách thức tư duy nghệ thuật truyền thống, song nhờ thế, lại mang một dáng vẻ sống động, gần gũi, đặt ra và lý giải nhiều vấn đề hiện tồn mang tính phổ quát của con người và đời sống đương đại. 2. Nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ: ràng buộc lịch sử và biên độ của tưởng tượng 2.1. Xét về bản chất, hư cấu là nguyên tắc của sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, khác với tác phẩm văn học thông thường, hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử luôn chịu sự “ràng buộc” nhất định liên quan tới nguồn sử liệu hoặc truyền thuyết như một ký ức mặc định của cộng đồng, đặc biệt với các nhân vật anh hùng dân tộc: Phùng Hưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ Tuy nhiên, nét khác thường từ con người, cuộc đời, tính cách, số phận của các nhân vật này cũng là một “hấp lực” với nhà văn bởi khả năng “tiểu thuyết hóa”. Điển hình cho những sáng Số 30 (Tháng 12 - 2019)76 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tạo này là các tiểu thuyết về Quang Trung - Nguyễn Huệ và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trong bối cảnh diễn ra nhiều biến động dồn dập, bão táp của lịch sử dân tộc những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. “So với các nhân vật anh hùng trong lịch sử Việt Nam, có lẽ ít ai mà cuộc đời và sự nghiệp nhiều chất “hư cấu” như Nguyễn Huệ: “những biến cố xảy ra trong vòng mấy chục năm dính dáng tới ông đều đầy kịch tính, tương đối dễ cho ngòi bút trong việc tưởng tượng sáng tạo. Chúng, tự bản thân đã nhuốm vẻ tiểu thuyết” [8]. Có thể thấy sự “quyến rũ” nghệ thuật của nguyên mẫu lịch sử này ngay từ sáng tác đương thời như Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) cho tới sau này với những khám phá ngày càng mới lạ, sống động trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (Phẩm tiết), Lê Đình Danh (Tây Sơn bi hùng truyện), Trần Vũ (Mùa mưa gai sắc), đặc biệt là hai tiểu thuyết: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) và Gió lửa (Nam Dao). Ngoài sự bề thế của thể loại tiểu thuyết so với các truyện ngắn về cùng đề tài, điểm đáng lưu ý ở hai tác phẩm này chính là bởi mối quan tâm và cách tác giả của chúng tư duy về lịch sử, nhờ thế không chỉ đem đến chân dung nhân vật độc đáo, khác biệt ở từng tác phẩm mà còn qua đó gửi đi những thông điệp về con người, đời sống và sáng tạo nghệ thuật, góp phần vào vận động cũng như thành tựu của nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1975. 2.2. Viết Sông Côn mùa lũ trong những năm tháng gian nan nhất của cuộc đời mình (1978 - 1981), cùng với kinh nghiệm sáng tạo phong phú trước đó, Nguyễn Mộng Giác từng chia sẻ quan điểm của ông về cuốn tiểu thuyết và nhân vật mình theo đuổi: “Tôi nghĩ một cuốn tiểu thuyết lịch sử đúng nghĩa luôn luôn phải là một cuốn lịch sử thế sự. Bản chất của tiểu thuyết là thế sự. Tiểu thuyết lịch sử mà thiếu thế sự, thì hoặc là một thứ sử thi giả dùng làm tài liệu tuyên truyền, hoặc chỉ là một mớ tài liệu sử vô giá trị... Thế sự là da thịt của tiểu thuyết lịch sử, cũng như lịch sử là xương cốt của tiểu thuyết lịch sử” [4, Tập 3, tr.606-607]. Với quan điểm và chủ đích rõ ràng như vậy, Sông Côn mùa lũ đã tái hiện một giai đoạn đầy biến động, bão táp của lịch sử dân tộc những năm cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX qua vương nghiệp đầy thăng trầm của ba anh em đất Tây Sơn và những sóng gió, ly hợp trong gia đình ông giáo Hiến - thày dạy của hai anh em Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, cũng từng là quân sư cho Nguyễn Nhạc ở những ngày đầu khởi dựng sự nghiệp. Biến cố thời cuộc đan xen với bi kịch cá nhân mà trung tâm là mối tình đau khổ, tuyệt vọng giữa An - con gái ông giáo Hiến và Nguyễn Huệ - người học trò xuất sắc, cũng là tâm giao tri kỷ của ông. Trên nền bức tranh lịch sử ấy, hình ảnh người anh hùng đất Tây Sơn đã được tác giả tái hiện một cách toàn vẹn: vừa là nhân vật lịch sử, vừa là con người thế sự. Hơn thế, yếu tố lịch sử và yếu tố thế sự hòa quyện vào nhau tạo nên sự “thống nhất trong đa dạng” giữa tài năng xuất chúng và những giới hạn, sự dũng mãnh và yếu đuối, danh vọng quyền lực và nỗi cô độc, lý tưởng cao cả và khát vọng đời thường Là người anh hùng mang tầm vóc lịch sử, Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ không chỉ là một dũng tướng tài ba - linh hồn của khởi nghĩa Tây Sơn với kỳ tích chiến trận lẫy lừng khắp trong Nam ngoài Bắc: đánh bại thế lực chúa Trịnh ở Bắc Hà, tàn quân chúa Nguyễn ở Nam Hà, chiến thắng hai đạo quân xâm lược hùng mạnh ở phía Nam lẫn phía Bắc, mà còn là một nhà chính trị “thông tuệ” khác thường, có tư chất thông minh sắc sảo, khả năng quan sát nhận định thực tế, lòng tự tin và khát vọng mãnh liệt “giong cương cho lịch sử đưa xa về phía trước”. Con người mà ngay từ thời trai trẻ đã toát lên vẻ “điềm tĩnh và cao ngạo” ấy cũng không phải chỉ là biểu tượng cho sức mạnh, khát vọng của tầng lớp “chân đất áo vải” vì những truy bức và lẽ sinh tồn nên phải phất cờ khởi nghĩa mà còn là mẫu nhân vật văn hóa 77Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA hội tụ đặc điểm văn hóa Việt Nam, vừa gần gũi bình dị vừa hấp dẫn cao siêu. “Thành công lớn của Nguyễn Mộng Giác là đã trình bày thuyết phục và nhuần nhuyễn sức hấp dẫn văn hóa của người anh hùng nông dân Nguyễn Huệ, thách thức những định kiến lịch sử” [10]. Cốt cách văn hóa và bản chất trí thức của con người này đã hiển lộ ngay từ khi còn là cậu học trò ở đất An Thái, từ ánh mắt sáng mừng rỡ, cách lắng nghe trân trọng, niềm hân hoan say mê trong từng buổi học. Chàng thanh niên Nguyễn Huệ ngay từ ngày đó, cũng đã chứng tỏ nội lực văn hóa mạnh mẽ và riêng khác của mình trong “khoái cảm phạm thượng”, không ngại ngần chất vấn, phủ nhận những giáo điều sách vở đã trở nên cổ hủ, lỗi thời trước chuyển biến mới mẻ và dữ dội của lịch sử. Sau này, trên bước đường tạo dựng sự nghiệp chính trị, ở mỗi giai đoạn, mỗi biến cố, chất văn hóa ấy luôn lan tỏa và “can dự” vào ứng xử, hành động, lựa chọn của ông, mà tinh thần chung là sự dung hòa, cộng sinh giữa tri thức sách vở và tính năng động thực tiễn, coi trọng giá trị truyền thống và sự hào hứng trước cái mới lạ, ý thức tuân thủ trật tự và sự dũng cảm phá bỏ, thay thế Đặt trong tương quan với các nhân vật trí thức Nho sĩ đương thời như Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ không có được sự uyên bác, thâm sâu của chữ nghĩa, học vấn nhưng lại là người có tầm nhìn xa trông rộng, bén nhạy với những chuyển biến thời cuộc. Trước những khúc quanh và ngã rẽ phức tạp của lịch sử, ông cũng như nhiều trí thức đương thời đều phải đứng trước những lựa chọn, đôi khi không tránh khỏi sự tranh đấu, giằng xé. Tuy nhiên, trong lúc nhiều nhà Nho cựu thần Lê Trịnh còn đang “bồn chồn, tư lự” giữa trùng vi của những giáo điều thi thư, của nỗi băn khoăn giữa “chính thống” và “ngụy triều”, “xuất” hay “xử”, ở lại Bắc phò Lê hay vào Nam theo Nguyễn Ánh, thì Nguyễn Huệ đã dũng cảm táo bạo gánh vác trách nhiệm điều khiển cỗ xe của lịch sử thẳng tiến về phía trước, “làm lay đổ đến tận gốc những nền móng cố cựu, dựng nên một trật tự mới” [4, Tập 3, tr.484]. Sự trẻ trung quyết đoán, tính năng động thực tiễn, tinh thần dân chủ và khát vọng cải cách xã hội, đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của con người chính trị - con người văn hóa Nguyễn Huệ, khiến ông từ một kẻ “áo vải chân đất” sinh trưởng nơi “xó núi” có thể thu phục những trí thức Bắc Hà ở tầm cao của trí tuệ, làm chủ một dải giang sơn rộng lớn và giàu truyền thống văn hiến từ Thuận Hóa tới Thăng Long. Từ cảm quan lịch sử, tác giả đã khắc họa hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ như là sự hội tụ của hình mẫu lý tưởng nhà chính trị - nhà văn hóa mang đặc tính dân tộc và thời đại với một thiện cảm không giấu giếm. Ở một khía cạnh khác, trải nghiệm đời sống và kinh nghiệm nghệ thuật cũng đã giúp Nguyễn Mộng Giác không bị trượt theo xu hướng sử thi lãng mạn trước hào quang tỏa rạng của người anh hùng đã trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của người dân Bình Định quê hương ông. Bằng cảm quan thế sự, Nguyễn Mộng Giác cũng đồng thời đem đến một tìm kiếm khác không kém phần thú vị về Quang Trung - Nguyễn Huệ trong những bình dị đời thường, với đủ “thất tình lục dục”, hờn giận yêu ghét như biết bao con người bình thường khác. Đó là một Nguyễn Huệ suốt đời yếu đuối, thất bại trong mối tình đầu đời với An, từ những si mê đến lúng túng ngây dại khi lần đầu bắt gặp vẻ đẹp dịu dàng, thánh thiện của người bạn gái; những e dè, xấu hổ đến khổ sở mỗi khi gặp An mà không biết làm sao để giãi bày đến những ghen tuông đố kỵ và nỗi tiếc nuối, đau đớn khôn cùng khi đối diện với đôi mắt căm hận và thái độ bất cần của An trong ngày hợp hôn với Lợi. Ngay cả sau này khi đã trở thành vị tướng dũng mãnh dạn dày chinh chiến hay là một hoàng đế “cửu ngũ chí tôn”, Nguyễn Huệ vẫn không sao tránh được sự bối rối cố hữu và nỗi sợ hãi vu vơ mỗi lần giáp mặt người bạn gái Số 30 (Tháng 12 - 2019)78 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA thuở nào, nỗi sợ hãi như mang theo cả ám ảnh đầy mặc cảm về giới hạn không thể vượt qua của bản thân. Trong quan hệ với Nguyễn Nhạc, sự cả nể, kiêng dè vì áp lực của tình thân cũng khiến Nguyễn Huệ đầy bị động trong những toan tính, sắp đặt chính trị, để vuột mất hạnh phúc quý giá của đời mình, cuối cùng cũng không tránh khỏi vòng luẩn quẩn của bi kịch “huynh đệ tương tàn” mà chính bản thân cũng là người can dự. Khắc họa cái đời thường mềm yếu trong con người Nguyễn Huệ, tác giả đồng thời khai thác tiếng nói nội tâm sâu thẳm và chân thật
Tài liệu liên quan