Sự tiếp nối từ chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề quyền dân tộc tự quyết

Tóm tắt Cùng với phong trào đấu tranh giai cấp, phong trào giải phóng dân tộc mà mục tiêu chính là đòi quyền tự quyết đã trở thành tiêu điểm của thế kỷ XX, trong đó Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh từ một quốc gia nhược tiểu, bị đô hộ đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng, đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc. Trong bài viết, chúng tôi muốn bàn về sự kế thừa, tiếp nối Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi, có tính quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tiếp nối từ chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề quyền dân tộc tự quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |194 SỰ TIẾP NỐI TỪ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VẤN ĐỀ QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảo tàng Hồ Chí Minh Tóm tắt Cùng với phong trào đấu tranh giai cấp, phong trào giải phóng dân tộc mà mục tiêu chính là đòi quyền tự quyết đã trở thành tiêu điểm của thế kỷ XX, trong đó Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh từ một quốc gia nhược tiểu, bị đô hộ đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng, đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc. Trong bài viết, chúng tôi muốn bàn về sự kế thừa, tiếp nối Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc tự quyết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi, có tính quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền dân tộc tự quyết. I. MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, quá trình đi xâm lấn, mở rộng biên giới diễn ra liên tục, các dân tộc nhƣợc tiểu trở thành thuộc địa đã là một phần trong lịch sử thế giới. Quyền dân tộc tự quyết luôn là vấn đề mang tính thời sự, nhất là vào thế kỷ XX, khi mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển một cách mạnh mẽ. Hồ Chí Minh tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin vì mục tiêu giải phóng dân tộc và vấn đề quyền dân tộc tự quyết là vấn đề Ngƣời quan tâm, tiếp thu, áp dụng một cách có sáng tạo trong điều kiện Việt Nam. II. NỘI DUNG 2.1. Quyền dân tộc tự quyết trong chủ nghĩa Mác - Lênin Cũng nhƣ nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài ngƣời. Cho đến nay, khái niệm dân tộc đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa đƣợc dùng phổ biến nhất: Một là, chỉ cộng đồng ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc ngƣời ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 195| thức tự giác tộc ngƣời của dân cƣ cộng đồng đó.Theo nghĩa này, dân tộc đƣợc hiểu nhƣ một tộc ngƣời hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Hai là, chỉ một cộng đồng ngƣời ổn định hợp thành nhân dân một nƣớc, có lãnh thổ, nền kinh tế thống nhất, ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc. Nhƣ vậy, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia - dân tộc. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng từ dân tộc theo nghĩa là một quốc gia dân tộc, có lịch sử hình thành và đƣợc phân định cƣơng vực rõ ràng. Trƣớc hết, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề quyền dân tộc tự quyết trong chủ nghĩa Mác - Lênin. Là những ngƣời đi đầu trong việc ủng hộ quyền dân tộc tự quyết, thể hiện qua việc quan tâm đến vấn đề dân tộc và thuộc địa; từ thực tế nghiên cứu trƣờng hợp các quốc gia thuộc địa vùng lên đấu tranh đòi lại quyền dân tộc nhƣ Ba Lan chống ách thống trị của Nga Hoàng, cách mạng ở Trung Quốc Tuy nhiên, Mác - Ăngghen lại chƣa đƣa ra khái niệm cụ thể về quyền dân tộc tự quyết. Năm 1853, C. Mác viết bài báo có tiêu đề Cách mạng ở Trung Quốc và châu Âu, trong đó đề cập đến mối quan hệ giữa việc phải đảm bảo quyền độc lập dân tộc của nhân dân Trung Quốc và của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc khác với phong trào cộng sản ở châu Âu. Sau đó 4 năm, năm 1857, Ănghen kêu gọi ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển ở nhiều quốc gia nhƣ: Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Ai Cập... Hai ông cũng luôn bày tỏ thái độ phê phán với những trƣờng hợp các nhà lãnh đạo từ chối trao trả độc lập cho những nƣớc thuộc địa nhƣ trƣờng hợp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; lên tiếng bênh vực quyền lợi của Airơlen - một nƣớc đang nằm dƣới ách thống trị của Anh Từ quan điểm của những bài viết và cuộc đấu tranh nêu trên, có thể thấy Mác và Ănghen coi quyền dân tộc tự quyết đƣợc thể hiện chủ yếu dƣới hình thức quyền độc lập về mặt chính trị. Bên cạnh đó, các ông cũng gián tiếp đề cập đến vấn đề độc lập về kinh tế và văn hóa, tuy nhiên đây chỉ là hai vấn đề đi sau, là hệ quả tất yếu của độc lập chính trị. Độc lập về chính trị ở một góc độ nhất định mang ý nghĩa rộng lớn hơn, bao quát hơn nhƣng về bản chất có thể coi đó là quyền tự quyết về chính trị. Đây không phải là yếu tố duy nhất về vấn đề quyền dân tộc tự quyết theo quan niệm của hai ông nhƣ đã phân tích ở trên mà do những điều kiện khách quan nên hai ông tập trung nhấn mạnh lĩnh vực mấu chốt đó nhằm phục vụ những nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ và vấn đề kinh tế, xã hội cũng đƣợc đề cập đến ngay sau đó. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |196 Trên cơ sở lập luận rằng: nguyên tắc dân tộc có nội dung chủ yếu gồm quyền tự quyết mà việc thực thi nó một cách triệt để là điều kiện để có hòa bình và hợp tác quốc tế giữa các dân tộc [1; tr.711], Mác - Ăngghen không chỉ đấu tranh hết mình cho phong trào cách mạng vô sản mà còn góp phần vô cùng quan trọng trong cuộc cách mạng đòi quyền tự quyết của các dân tộc. Tiếp thu quan điểm của Mác - Ăngghen, khi bàn về vấn đề quyền dân tộc tự quyết, Lênin đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là tình trạng ly khai của các dân tộc trong liên hiệp quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới thời kỳ lúc bấy giờ, khi chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa, biến các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu hơn trở thành thuộc địa của mình, hay nói cách khác, tình trạng áp bức của quốc gia này lên quốc gia khác ngày càng phổ biến “Một phần lớn của châu Á, bộ phận đông đảo nhất của thế giới, hiện đang ở trong tình trạng, hoặc là thuộc địa của các “cƣờng quốc lớn”, hoặc là quốc gia hết sức bị phụ thuộc và bị áp bức về mặt dân tộc” [6; tr.55] thì sau này, ông đặt nhiều sự quan tâm vào vấn đề này và đƣa ra những luận điểm cụ thể, mang tính định hƣớng. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ tập trung vào khai thác vấn đề quyền tự quyết dân tộc liên quan đến vấn đề dân tộc và thuộc địa do có ảnh hƣởng trực tiếp đến Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam. Năm 1914, trong một chuyên khảo riêng biệt với tiêu đề: Về quyền dân tộc tự quyết, Lênin đã đi thẳng vào câu hỏi: Quyền dân tộc tự quyết là gì? Ông chỉ ra rằng: “Lẽ tự nhiên, đây là vấn đề đƣợc đặt ra trƣớc tiên khi ngƣời ta định nghiên cứu theo quan điểm Mác xít, cái mà ngƣời ta gọi là quyền tự quyết. Nên hiểu quyền dân tộc tự quyết là nhƣ thế nào? Chúng ta sẽ tìm lời giải đáp trong các định nghĩa pháp lý rút ở mọi thứ “khái niệm” về pháp quyền ra chăng? Hay phải tìm lời giải đáp trong sự nghiên cứu có tính chất lịch sử, kinh tế về phong trào dân tộc?” [7; tr.302] và “Quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn chỉ có nghĩa là các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền tự do phân lập, về mặt chính trị, khỏi dân tộc áp bức họ” [8; tr.327]. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, cũng nhƣ Mác - Ăngghen, Lênin cho rằng về bản chất, quyền tự quyết của dân tộc thể hiện trên phƣơng diện chính trị. Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm sau đó, ông cũng đề cập trực tiếp đến khía cạnh tự quyết về văn hóa, kinh tế,... nhƣng quan điểm có tính chất xuyên suốt là: quyền tự quyết - về bản chất - là quyền của các dân tộc bị áp bức được tự do tách khỏi các dân tộc đang áp bức họ để thành lập ra quốc gia độc lập riêng. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 197| Với Lênin, trên lập trƣờng Mácxít, ông kiên quyết chống các hình thức cực đoan của chủ nghĩa dân tộc, nhất là chủ nghĩa sô vanh nƣớc lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Lênin nêu quyền dân tộc tự quyết trong đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức nhƣng trên cƣơng lĩnh của chủ nghĩa Mác về dân tộc: “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc đƣợc quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” [7; tr.375]. Nhƣ vậy, đấu tranh giải phóng dân tộc không phải để chia rẽ nhân dân lao động hay giai cấp công nhân tại các dân tộc mà đoàn kết giai cấp chính là yếu tố quan trọng nhất trong đấu tranh đòi quyền dân tộc tự quyết. Đi sâu bàn về vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa, trong văn bản mang tính chất quan trọng: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa lần đầu tiên đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp tháng 7/1920, Lênin đã chỉ ra vấn đề căn cốt trong việc giải quyết vấn đề thuộc địa là việc trao trả cho các dân tộc quyền đƣợc tự quyết định lấy vận mệnh của nƣớc mình, bên cạnh trách nhiệm liên minh, liên kết với các giai cấp, tầng lớp khác trong công cuộc tự giải phóng. Trong tác phẩm này, Lênin từ việc lên án các quan điểm sai lầm của những ngƣời đứng đầu quốc tế II về vấn đề dân tộc và thuộc địa, lên án chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đã khẳng định quyền bình đẳng, quyền độc lập và quyền tự do của tất cả các dân tộc trên thế giới, nhất là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Để đi đến thắng lợi trong công cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc, Lênin một lần nữa nhấn mạnh đến sức mạnh đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nƣớc tƣ bản và các nƣớc thuộc địa, khởi xƣớng sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh giai cấp và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhƣ vậy, có thể thấy, trên lập trƣờng mácxít, Lênin đã phát triển và hoàn thiện khái niệm quyền tự quyết dân tộc nhất là đối với các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc. Ông quan niệm để đi tới tự quyết dân tộc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh thế kỷ XX, khi vấn đề thuộc địa đang là vấn đề bức thiết thì việc đƣa ra yêu cầu kết hợp chặt chẽ giữa phong trào đấu tranh giai cấp với đấu tranh giải phóng, đòi quyền tự quyết dân tộc mang tính chất tháo bỏ những vƣớng mắc, trở thành lời giải đáp, hƣớng đi cho nhiểu cuộc cách mạng lúc bấy giờ, trong đó có cách mạng Việt Nam. 2.2. Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng vấn đề quyền dân tộc tự quyết trong điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam Sinh ra và lớn lên trong bối cánh đất nƣớc đã trở thành thuộc địa của Pháp, quyền dân tộc bị chà đạp, đặc biệt không có bất kỳ một tiếng nói nào trên cƣơng vị một quốc Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |198 gia. Việt Nam nghiễm nhiên trở thành “con” của nƣớc mẹ đại Pháp và đƣơng nhiên đƣợc nƣớc mẹ bảo trợ trên danh nghĩa nhƣng thực tế chủ yếu là o bế. Phụ thuộc chính quốc về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị; ngƣời dân Việt Nam không những không đƣợc tự do mà ngƣợc lại còn bị bóc lột một cách dã man. Các phong trào yêu nƣớc, đòi độc lập tự do của ngƣời dân Việt Nam lớp này, lớp khác, theo chân các vị lãnh đạo nhƣ Phan Đình phùng, Tống Duy Tân, Hoàng Hoa Thám, đều bị dìm trong biển máu. Các nhà yêu nƣớc theo khuynh hƣớng khác nhƣ Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh cũng đi đến kết cục bị giam cầm, đàn áp mà con đƣờng đi đến độc lập tự do của dân tộc vẫn mịt mù. Ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc với mục đích đòi lại quyền tự quyết dân tộc, nhân quyền cho ngƣời dân. Năm 1919, hy vọng và nhƣ là một phép thử với lời hứa trong tuyên bố 14 điểm của Tổng thống Mỹ Uyn-xơn, trong đó điểm thứ 5 đảm bảo “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tƣ tất cả các yêu sách về thuộc địa”; Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam yêu cầu những quyền tối thiếu đối với ngƣời dân, với một dân tộc bởi: “Từ ngày đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cƣờng quốc đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ” và đó là lúc mà “quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc đƣợc thừa nhận thật sự” [2; tr.469]. Nhƣ vậy, xuất phát từ lòng yêu nƣớc, lòng tự tôn dân tộc thể hiện ngay trong chính ý nghĩa của tên gọi “Nguyễn Ái Quốc”, Yêu sách đã nêu lên những yêu cầu cơ bản của quyền dân tộc, là những quyền lợi tối thiểu làm tiền đề cho vấn đề một dân tộc đƣợc tự quyết định lấy vận mệnh của chính quốc gia mình. Tuy nhiên, chính từ sự thờ ơ của các nƣớc đế quốc trƣớc đề nghị của mình, của dân tộc mình, Ngƣời nhận thấy con đƣờng cần phải đi đến dân tộc tự quyết là con đƣờng dấn thân, tranh đấu chứ không thể chỉ trông chờ vào thỉnh nguyện thƣ và lời hứa “màu mè” của các nƣớc lớn. Sự kiện tháng 7/1920, khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gặp đƣợc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đƣợc coi là thời khắc quan trọng, đánh dấu bƣớc ngoặt trong hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc, đòi quyền dân tộc tự quyết của Ngƣời. Thời khắc Ngƣời thốt lên “đây là con đƣờng giải phóng chúng ta” chính là thời khắc hoàn thiện, là lúc Ngƣời nhận biết đầy đủ con đƣờng cần hƣớng tới để đấu tranh thành công cho quyền dân tộc tự quyết theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Thấm nhuần tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ kinh nghiệm của mình với phong trào đấu tranh của nhân dân các nƣớc đã đi qua, và đặc biệt từ thực tế của đất “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 199| nƣớc, Hồ Chí Minh nhận thấy để có quyền tự quyết dân tộc cần phải có sự liên minh giai cấp trƣớc hết trong phạm vi quốc gia và sau đó là trên phạm vi toàn thế giới, nhƣ lời kêu gọi “vô sản các dân tộc đoàn kết lại” nhƣng quan trọng nhất vẫn là sức mạnh nội sinh. Để đảm bảo cho con đƣờng đi tới độc lập, tự do, đòi quyền tự quyết, Ngƣời có những sáng lập quan trọng trong cuộc đời cũng nhƣ với dân tộc mình, bao gồm: thành lập Đảng Cộng sản, thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ba sáng lập này là những thành tố hợp thành, dẫn tới sáng lập thứ 4, khẳng định thắng lợi trong cuộc đấu tranh đòi quyền dân tộc tự quyết: sáng lập ra nƣớc Việt Nam mới. Sau Cách mạng tháng Tám, trong các thƣ và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nƣớc, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhƣng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nƣớc” [3; tr.522]. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi và khảng khái khẳng định: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ” [3; tr.534]. Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và phƣơng tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô và cƣờng độ ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [4; tr.131]. Đây là lời khẳng định chắc chắn nhất cho lẽ phải, cho việc bảo vệ quyền dân tộc tự quyết của ngƣời đứng đầu quốc gia vốn có truyền thống yêu nƣớc ý chí độc lập, tự cƣờng. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình đòi lại quyền tự quyết dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trƣớc những đế quốc lớn nhƣ Pháp và Mỹ là thành quả khẳng định sự kế thừa sáng tạo trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc tự quyết từ chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quyền tự quyết dân tộc phải đƣợc đảm bảo đầy đủ các yếu tố: Thứ nhất, quyền dân tộc tự quyết phải đƣợc đảm bảo trên tất cả các phƣơng diện: chính trị, kinh tế, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ trong đó quan trọng nhất là độc lập về chính trị. Thứ hai, quyền tự quyết dân tộc chỉ có ý nghĩa thực sự khi ngƣời dân đƣợc đảm bảo nhân quyền, phải có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |200 Thứ ba, quyền tự quyết dân tộc là tiền đề cho vấn đề nhân quyền và nhân quyền, ngƣợc lại là một mặt phản ánh quan trọng của tự quyết dân tộc đúng nhƣ trong các văn bản của quốc tế sau này. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, với thắng lợi chung của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà Việt Nam là một trong những ngọn cờ đầu thì việc ban hành Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966), Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Tuyên bố Viên và chƣơng trình hành động (1993), đã xác định quyền dân tộc tự quyết là một loại quyền con ngƣời - quyền tập thể của quyền con ngƣời: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Với quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do theo đuổi con đƣờng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của mình” [5; tr.656]. III. KẾT LUẬN Ngày nay, dù tình hình đất nƣớc và quốc tế có những đổi thay nhanh chóng, nhƣng những nội hàm trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề quyền tự quyết dân tộc vẫn giữ nguyên giá trị. Tiếp thu và kế thừa các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin nhƣng từ thực tế dân tộc mình cũng nhƣ cách mạng các nƣớc thuộc địa khác, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vấn đề quyền dân tộc tự quyết trong đó nhấn mạnh đến sức mạnh nội lực, nhấn mạnh đến các yếu tố độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đây cũng kim chỉ nam để toàn Đảng, toàn dân thực hiện lời di huấn của Ngƣời trong Di chúc: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [4; tr.624]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C. Mác và Ph. Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (Chủ biên) (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. V.I. Lênin (1980) Những vấn đề chính sách dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 7. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 8. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu liên quan