Sự trở về của những cô dâu Việt và những người con lai

Tóm tắt: Dựa trên nguồn dữ liệu của 754 bảng hỏi và 84 cuộc phỏng vấn sâu cho nhiều nhóm đối tượng liên quan đến hôn nhân xuyên quốc gia thu thập từ cuộc khảo sát từ năm 2015 đến năm 2016 tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩng Long, bài viết bàn về đời sống của những phụ nữ Việt Nam thất bại trong hôn nhân với người chồng nước ngoài (chủ yếu là người Hàn Quốc hay Đài Loan) và những đứa con lai họ đem về Việt Nam. Đồng thời, bài viết cũng phân tích các tác động của sự quay trở về này đối với gia đình và cộng đồng của họ ở Việt Nam.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự trở về của những cô dâu Việt và những người con lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 218 SỰ TRỞ VỀ CỦA NHỮNG CÔ DÂU VIỆT VÀ NHỮNG NGƢỜI CON LAI TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM Email: nguyen.nunguyetanh@hcmussh.edu.vn PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM Email: xoannguyen@hcmussh.edu.vn Tóm tắt: Dựa trên nguồn dữ liệu của 754 bảng hỏi và 84 cuộc phỏng vấn sâu cho nhiều nhóm đối tượng liên quan đến hôn nhân xuyên quốc gia thu thập từ cuộc khảo sát từ năm 2015 đến năm 2016 tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩng Long, bài viết bàn về đời sống của những phụ nữ Việt Nam thất bại trong hôn nhân với người chồng nước ngoài (chủ yếu là người Hàn Quốc hay Đài Loan) và những đứa con lai họ đem về Việt Nam. Đồng thời, bài viết cũng phân tích các tác động của sự quay trở về này đối với gia đình và cộng đồng của họ ở Việt Nam. Từ khóa: trở về, hôn nhân xuyên quốc gia, cô dâu Việt, con lai Nghiên cứu về di cƣ trở về (return migration) Trở về đƣợc xem là bƣớc hoàn thành vòng di cƣ, trong đó ngƣời di cƣ quay về nƣớc nhƣng sống ở một nơi khác hay quay về chính quê hƣơng mình (Anarfi & Jägare, 2008; Eastmond, 2006). Sự trở về có thể không nằm trong dự tính của ngƣời di cƣ mà xảy ra trong bối cảnh họ bị trục xuất vì họ là những ngƣời cƣ trú bất hợp pháp tại nƣớc tiếp nhận do thị thực đã hết hạn (Cassarino, 2008). Các nghiên cứu của Nguyen (2017b) và Chimni (2004) đã chỉ ra rằng, những ngƣời di cƣ buộc phải quay về nƣớc một cách không tự nguyện thƣờng gặp nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng nơi họ xuất cƣ, đặc biệt là tìm kiếm việc làm và ổn định cuộc sống. De Bree và các cộng sự (2010) cho biết, trở về không chỉ đơn thuần là việc quay về quê nhà và định cƣ lâu dài mà còn là việc ngƣời di cƣ có đƣợc cảm giác „thuộc về‟ hay không. Mặc dù trở về chính cộng đồng của mình, điều đó không có nghĩa là ngƣời di cƣ có thể tiếp tục cuộc sống trƣớc đây mà họ phải nỗ lực để đƣợc gia đình và cộng đồng chấp nhận. Sau khoảng thời gian di cƣ ra nƣớc ngoài, cộng đồng có thể có nhiều thay đổi và bản thân những ngƣời di cƣ cũng có nhiều thay đổi sau khi họ đã có những trải nghiệm xuyên văn hóa (Chae, 2010; Ghanem, 2003; Hammond, 1999). Do vậy, sau khi trở về, việc ngƣời di cƣ hòa nhập nhanh chóng, ổn định cuộc sống của bản thân là một quá trình đầy khó khăn. Những hoạt động kết nối với gia đình và cộng đồng ở quê nhà giúp cho việc hòa nhập của ngƣời di cƣ đƣợc thuận lợi hơn sau khi họ quay về (Cassarino, 2004; Duval, 2004). Cảm giác „đƣợc thuộc về‟ nghĩa là việc ngƣời di cƣ cảm thấy an toàn khi trở về và gắn bó với gia HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 219 đình và quê hƣơng (Yuval-Davis và các cộng sự, 2006). Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy hầu hết phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài không có sự chuẩn bị cho sự quay trở về của mình. Khi họ không cảm thấy an toàn nếu sống với chồng và/hoặc gia đình chồng, họ buộc phải ra đi. Một số phụ nữ tìm cách về Việt Nam càng nhanh càng tốt, trong khi một số ngƣời lƣu lại kiếm việc để tích lũy tiền cho cuộc sống sau này. Việc quay về diễn ra ngoài dự định và thƣờng mang tính đột ngột. Họ quyết định quay về khi cuộc sống hôn nhân không thể cứu vãn hoặc không có việc làm và ngƣời chồng không phụ giúp họ gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam. Những phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông nƣớc ngoài trong nghiên cứu này trở về do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn là do sự thất bại trong hôn nhân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số lƣợng lớn phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Hàn Quốc hay Đài Loan và di cƣ theo chồng ra nƣớc ngoài sinh sống là vì lý do kinh tế, với mong muốn sau khi lấy chồng có thể nâng cao điều kiện sống cho bản thân và cho gia đình (Nguyen, 2010; Nguyễn, 2008). Với trình độ học vấn và kỹ năng tay nghề trƣớc khi kết hôn thấp, cộng với việc bị chồng hay gia đình chồng hạn chế cho đi làm, khi hôn nhân thất bại, nhiều ngƣời phải trở về với hai bàn tay trắng và thậm chí đem theo cả ngƣời con lai còn nhỏ, phải nhờ gia đình ở Việt Nam hỗ trợ chăm sóc và nuôi nấng. Bên cạnh đó, những ngƣời phụ nữ này, thí dụ trong nghiên cứu của Kim (2015) về phụ nữ Việt và Mông Cổ kết hôn với đàn ông Hàn Quốc, thƣờng gặp nhiều rắc rối trong thủ tục pháp lý liên quan đến việc chấm dứt chính thức mối quan hệ hôn nhân với ngƣời chồng nƣớc ngoài cũng nhƣ làm các giấy tờ cần thiết nhƣ giấy khai sinh hay hộ chiếu Việt Nam giúp ngƣời con lai có thể đến trƣờng và đƣợc hƣởng các hỗ trợ giành cho trẻ em Việt Nam. Những vấn đề phát sinh liên quan đến sự quay về của những ngƣời phụ nữ di cƣ và những ngƣời con lai không chỉ khiến cho cuộc sống của hai mẹ con gặp khó khăn mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến gia đình và cộng đồng ở Việt Nam. Bài viết này bàn về đời sống của những phụ nữ Việt Nam thất bại trong hôn nhân với ngƣời chồng nƣớc ngoài, chủ yếu là ngƣời Hàn Quốc hay Đài Loan, và những đứa con lai họ đem về Việt Nam cũng nhƣ tác động của sự quay trở về này gia đình và cộng đồng của họ ở Việt Nam. Sau khi bàn về các nghiên cứu về di cƣ ngƣợc (quay về cộng đồng xuất cƣ), bài viết sẽ giới thiệu về phƣơng pháp tiếp cận. Tiếp đến, bài viết sẽ phân tích đời sống sau khi quay trở về quê hƣơng của những ngƣời phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài và những ngƣời con lai của họ cũng nhƣ những ảnh hƣởng của việc họ quay về Việt Nam trong tình trạng ít đƣợc chuẩn bị cả về tâm lý, pháp lý và điều kiện vật chất đến gia đình và cộng đồng. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và định tính. Dữ liệu sơ cấp của nghiên cứu đƣợc thu thập thông qua khảo sát thực địa từ năm 2015 đến năm 2016, tiến hành ở quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ) và thị xã Bình Minh và huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long), là những địa phƣơng có số lƣợng lớn các cô gái đi lấy chồng nƣớc ngoài, đặc HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 220 biệt là ngƣời Đài Loan và Hàn Quốc. Bảng1: Số lƣợng bảng hỏi và phỏng vấn sâu phân theo địa bàn khảo sát Thành phố Cần Thơ Tỉnh Vĩnh Long Tổng Bảng hỏi 311 443 754 Phỏng vấn sâu 46 38 84 Mẫu dành cho bảng hỏi là những hộ gia đình có phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài. Mẫu dành cho phỏng vấn sâu bao gồm một số cán bộ địa phƣơng cấp phƣờng/xã và cấp quận/huyện, đại diện Sở Tƣ pháp, Hội Phụ nữ, cô dâu đang về thăm nhà hay đã quay trở về Việt Nam sinh sống, đại diện hộ gia đình (chủ yếu là cha hoặc mẹ) có con kết hôn với ngƣời Đài Loan hay Hàn Quốc. Sự trở về quê nhà của các phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài Trong những năm gần đây, ở Hàn Quốc số phụ nữ nƣớc ngoài ly thân hay ly hôn ngƣời chồng Hàn quay về quê nhà tăng. Theo thống kê của Hàn Quốc về ngƣời nƣớc ngoài năm 2014, tỷ lệ ly hôn của các gia đình đa văn hóa là 11,7%,; trong đó đối với những cặp có con nhỏ thì tỷ lệ này lên đến 23.1% và có xu hƣớng gia tăng. Những phụ nữ đã ly thân hay ly hôn và chƣa nhập đƣợc quốc tịch thƣờng bị trục xuất vì họ “không phù hợp để đƣợc trao quyền công dân hay cƣ trú thêm” vì họ là “những cá nhân không cần thiết nữa” (Kim và các cộng sự, 2017, p. 39). Việt Nam và các nƣớc – quê hƣơng ngƣời chồng của các cô dâu Việt đều không có thống kê đầy đủ về số phụ nữ quay trở về một mình hay với con của họ bởi vì nhiều ngƣời trong số họ chƣa hoàn tất các thủ tục ly dị ở quê chồng và cũng không khai báo với chính quyền địa phƣơng quê nhà về sự trở về của mình. Việc “chạy trốn” khỏi chồng và đem theo con là công dân của nƣớc sở tại để quay về Việt Nam định cƣ lâu dài không đƣợc chính phủ của các quốc gia này khuyến khích, thậm chí là vi phạm luật. Ngƣời nữ di cƣ thƣờng xem việc họ quay về nƣớc là một sự kiện vui sau khi họ đã kết thúc chuỗi ngày khó khăn ở xứ ngƣời. Ruben và các cộng sự (2009) cho rằng sự trở về chỉ có thể ổn định khi những ngƣời trở về có thể đƣợc kết nối với gia đình và cộng đồng trên các khía cạnh kinh tế, mạng xã hội và tâm lý - xã hội. Tuy nhiên, các câu chuyện mà nghiên cứu thu thập đƣợc từ các cuộc phỏng vấn sâu ở cả Vĩnh Long và Cần Thơ cho thấy rằng những phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài sau khi trở về đều có kinh tế khó khăn, mang những nỗi buồn và những tổn thƣơng tâm lý sâu sắc. Tƣơng tự với nghiên cứu của Bélanger và các cộng sự (2009), những ngƣời phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài và gia đình họ đã kỳ vọng rất lớn rằng cuộc hôn nhân xuyên quốc gia sẽ giúp cuộc sống của họ tốt hơn, nhất là về mặt kinh tế. Vì vậy, khi họ trở về tay trắng thì họ thƣờng cảm thấy bị kỳ thị do chƣa làm tốt vai trò của mình trong việc duy trì hôn nhân (nhằm duy trì sự đảm bảo đƣợc cƣ trú ở nƣớc ngoài để có cơ hội kiếm tiền). Do không chuẩn bị cho sự trở về, những phụ nữ này gặp càng nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập với chính cộng đồng quê hƣơng mình. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 221 Thái độ của gia đình và cộng đồng đối với việc trở về của các cô dâu Việc ly thân, ly dị hay trở thành góa bụa của những ngƣời phụ nữ tham gia vào hôn nhân quốc tế không chỉ đƣợc xem là thất bại trong hôn nhân mà còn là thất bại trong việc phụ giúp kinh tế cho gia đình. Vì mục đích ban đầu khi kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài của phần lớn các cô dâu trong nghiên cứu này là để nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình ở Việt Nam nên khi quay về quê nhà trắng tay, họ thƣờng cảm thấy xấu hổ và sợ bị cộng đồng dị nghị. Nghiên cứu của Kim và các đồng sự (2017) về sự trở về quê nhà của những phụ nữ Việt Nam và Mông Cổ lấy chồng Hàn Quốc cho thấy họ thƣờng chịu những lời đồn không hay và sự kỳ thị của chính cộng đồng nơi mình sinh sống ở Việt Nam. Những phụ nữ trở về tay không thƣờng bị xem là những ngƣời di cƣ thất bại, đặc biệt là khi họ làm mẹ đơn thân và đem theo con nhỏ về nƣớc. Điều này giải thích nguyên nhân của việc rất nhiều phụ nữ sau khi ly thân hay ly hôn chồng vẫn quyết định ở lại nƣớc của chồng để sống và làm việc dù thị thực của họ không còn hiệu lực do ngƣời chồng từ chối bảo lãnh cho vợ. Sau khi kết hôn, cộng đồng thƣờng xem họ là những ngƣời thuộc về „nơi khác‟ (quốc gia nhập cƣ quê chồng) trong khi „nơi khác‟ đã gần nhƣ chối bỏ quyền cƣ trú cũng nhƣ các quyền xã hội khác do vai trò của họ với tƣ cách là vợ của các công dân của các quốc gia này đã chấm dứt. Vào năm 2010, một trong những nhà nghiên cứu của cuộc khảo sát này đƣợc một tờ báo có tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng viết một loạt phóng sự về hôn nhân xuyên quốc gia ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tòa báo đã „gợi ý‟ cho tác giả hãy tập trung làm cho những câu chuyện về hôn nhân xuyên quốc gia này trở nên „bê bối‟, tạo dƣ luận theo hƣớng tiêu cực. Điều này, theo ban biên tập giải thích, là để làm cho dƣ luận xã hội nổi giận và công chúng sẽ đấu tranh để các nhà cầm quyền thắt chặt các cuộc hôn nhân quốc tế này ở Việt Nam. Ở thời điểm đó, chính quyền địa phƣơng đã tránh trao đổi với nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hôn nhân xuyên quốc gia trong khu vực của họ do lo sợ rằng họ sẽ bị khiển trách vì thiếu khả năng „kiểm soát‟ vấn đề này. Họ chỉ trích những ngƣời phụ nữ tham gia vào hôn nhân quốc tế là „đánh mất phẩm hạnh của phụ nữ‟ hay là „nỗi ô nhục quốc gia‟. Tuy nhiên, trong lúc nói chuyện thân tình, chính vị cán bộ này đã làm cho nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi thẳng thắn chia sẻ rằng “hôn nhân quốc tế thực chất là một cách giảm nghèo hiệu quả trong địa phƣơng. Phải cảm ơn những ngƣời phụ nữ này vì nhờ họ mà điều kiện kinh tế tại địa phƣơng đƣợc cải thiện” (Cán bộ tƣ pháp thành phố CT, 2009). Những phản ứng trái chiều của dƣ luận và chính quyền địa phƣơng cho thấy những ngƣời sống ngoài cộng đồng của các phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài thƣờng có những định kiến với các cuộc hôn nhân quốc tế trong khi những ngƣời sống trong cộng đồng có cái nhìn bớt khắt khe hơn đối với quyết định lấy chồng nƣớc ngoài của các cô gái. Nghiên cứu này đƣa ra kết quả khá tích cực về thái độ của gia đình cũng nhƣ cộng đồng trong những năm gần đây đối với việc trở về của những phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài (xem Bảng 2). HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 222 Bảng 2: Thái độ của họ hàng, cộng đồng và chính quyền đối với hôn nhân xuyên quốc gia Thái độ của họ hàng Thái độ của cộng đồng Thái độ của chính quyền Hoàn toàn phản đối 1,0% 1,3% 0% Phản đối 5,5% 5,1% 1,0% Bình thƣờng 48,2% 53,1% 69% Ủng hộ 22,8% 21,2% 16,4% Hoàn toàn ủng hộ 22,5% 19,3% 13,5% (Phỏng vấn bảng hỏi hộ gia đình tại Cần Thơ, tháng 8 năm 2016) Bảng 2 chỉ ra rằng họ hàng, cộng đồng nói chung và chính quyền địa phƣơng hầu nhƣ đều cho rằng việc các phụ nữ trong vùng quyết định kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài là bình thƣờng (tỷ lệ tƣơng ứng là 48,2%; 53,1% và 69%). Ngạc nhiên là, tỷ lệ thể hiện sự ủng hộ và hoàn toàn ủng hộ các cuộc hôn nhân này từ họ hàng là 45,3%, từ cộng đồng là 40,5%, và từ chính quyền địa phƣơng là 29,9%. Kết quả này cho thấy hôn nhân xuyên quốc gia đã đƣợc ngƣời dân trong các khu vực đƣợc khảo sát chấp nhận nhƣ một hiện tƣợng bình thƣờng. Khi cô gái trở về, phản ứng thƣờng thấy của gia đình là “bình thƣờng”, “không có tiền thì về thôi”, “cũng không nghĩ gì nhiều, thấy bển khổ quá nên về đây kiếm chồng cũng tốt” hay “tùy con gái, nếu hạnh phúc thì ở, còn không hạnh phúc thì chia tay thôi”. Có những ngƣời tỏ rõ thái độ vui mừng “mừng lắm, trông con về, nhớ nó” hay tỏ rõ sự thất vọng vì cuộc hôn nhân của cô gái bị đổ vỡ “buồn, mong con có cuộc sống tốt hơn”. Khi thấy cô dâu trở về, một số ngƣời bà con, hàng xóm có ngƣời hỏi thăm hoàn cảnh, nơi sống bên nƣớc ngoài của cô gái, ngƣời tỏ thái độ vui và cảm thông “con về thấy vui quá”, “về nƣớc mà sống tốt hơn là đƣợc chứ bên đó khổ cực quá” trong khi một số ngƣời “không nói gì vì trong xóm cũng có nhiều gia đình bị gạt nên về nƣớc”. Nhìn chung, gia đình, cộng đồng cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng của những địa bàn đƣợc khảo sát cảm thấy việc kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài của các phụ nữ trong vùng là bình thƣờng. Khi thất bại trong hôn nhân và trở về, làng xóm và chính quyền địa phƣơng cũng ít có thái độ dị nghị vì hiện tƣợng này đã xảy ra khá phổ biến trong vùng trong những năm gần đây. Họ xem đây chỉ là những trƣờng hợp không may, còn đa phần những ngƣời phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài khác đều có cuộc sống hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chính bản thân các cô dâu khi trải nghiệm sự đổ vỡ hôn nhân lại cảm thấy e ngại, sợ bị cộng đồng chê trách nhƣ nhận xét của một cô dâu: Dƣ luận xã hội trƣớc khi lấy chồng thì không có gì bất thƣờng, vì ngƣời dân ở đây đã quen với việc cô dâu Việt Nam lấy chồng nƣớc ngoài, họ không nói gì, thậm chí còn mừng cho cô dâu. Tuy nhiên, khi bỏ chồng về nƣớc, bề ngoài thì không quan tâm, nhƣng họ vẫn nói vào nói ra. Dù gì truyền thống nƣớc mình, con gái bỏ chồng, ngƣời ta không thích. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 223 (An, cô dâu, phỏng vấn sâu, ngày 12.08.2016) Tóm lại, ở những khu vực có số lƣợng lớn phụ nữ kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài nhƣ Cần Thơ và Vĩnh Long, gia đình, cộng đồng và chính quyền đều không có những phản ứng khắt khe đối với những trƣờng hợp thất bại trong hôn nhân và trở về quê nhà. Tuy vậy, những mặc cảm của việc kết hôn vì tiền nhƣng lại thất bại, không thể tiếp tục giúp đỡ gia đình cũng nhƣ đã từng trải qua một đời chồng khiến những ngƣời phụ nữ này cảm thấy thiếu tự tin trong việc hòa nhập vào cộng đồng. Bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác trong quá trình tiếp tục cuộc sống ở quê nhà. Những trở ngại về kinh tế, pháp lý và tinh thần đối với các cô dâu Chủ nghĩa đa văn hóa của Hàn Quốc phản ánh quan điểm vì quốc gia dân tộc và kỳ vọng những ngƣời phụ nữ di cƣ tham gia vào hệ thống gia trƣởng (Kim, 2007). Những ngƣời phụ nữ này không đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ ngƣời chồng của họ mà chỉ đơn thuần là những ngƣời vợ của những ngƣời đàn ông Hàn Quốc và là mẹ của những trẻ em lai Hàn - Việt mang quốc tịch Hàn Quốc. Những phụ nữ có con đƣợc đối xử tốt hơn về mặt cƣ trú, có cơ hội thuận lợi hơn khi xin quốc tịch và các hỗ trợ xã hội khác. Công dân đƣợc hiểu là một cá nhân có tƣ cách pháp lý, các quyền, đƣợc tham gia và thuộc về xã hội nào đó cả về chính trị lẫn địa lý (Bloemraad và các cộng sự, 2008, pp. 153-154). Chính phủ Hàn Quốc trao họ quyền công dân và ngƣời chồng Hàn hỗ trợ họ hoàn tất các thủ tục để trở thành công dân vì họ làm tốt vai trò của một ngƣời mẹ của những đứa con mang quốc tịch Hàn Quốc (Kim, 2013). Kim (2015) và Heo (2012) cho rằng Hàn Quốc vẫn còn giữ tƣ tƣởng quốc gia chủ nghĩa; do vậy, việc quản lý xã hội và giúp cho các cô dâu hội nhập chỉ diễn ra trong lãnh thổ quốc gia. Những ngƣời nhập cƣ khi đã ra khỏi lãnh thổ thì không còn là mối quan tâm của họ nữa. Điều này xảy ra tƣơng tự ở Đài Loan. Sau khi ly thân hay ly dị với ngƣời chồng nƣớc ngoài, những cô dâu Việt thƣờng gặp những rắc rối về mặt pháp lý trong việc có đƣợc giấy chứng nhận ly hôn vì cần có sự tham gia của ngƣời chồng trong việc hoàn tất các thủ tục ly hôn. Do vậy, nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tái hôn và ổn định cuộc sống mới sau này. Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam quy định rằng các công dân Việt Nam đã làm thủ tục ghi chú hôn nhân tại Việt Nam, khi muốn ly hôn ngƣời chồng/vợ ngƣời nƣớc ngoài phải nộp giấy xác nhận rằng việc ly hôn của họ đã đƣợc chấp thuận bởi tòa nơi họ chính thức đăng ký hết hôn. Nếu một bên vắng mặt, ngƣời vắng mặt phải nộp giấy báo vắng đƣợc xác nhận bởi một đại diện lãnh sự. Do vậy, họ phải cẩn thận vì tài liệu ly hôn chỉ có thời gian trong một thời gian nhất định. Nếu không, ngay cả trong trƣờng hợp ngƣời chồng thuận tình ly hôn, ngƣời vợ cũng không thể hoàn tất thủ tục ly hôn tại Việt Nam. Nghiên cứu này ghi nhận năm trƣờng hợp cô dâu quay về với những di chứng tổn thƣơng tinh thần nghiêm trọng và sự thiếu thốn vật chất, phải nhờ đến sự hỗ trợ của ngƣời thân trong việc chữa trị và duy trì cuộc sống. Những cô dâu này quay về Việt Nam trong tâm thế “bị trục xuất”, “bị trả về” hay “buộc phải quay về vì không thể chịu đựng đƣợc nữa”. Hầu hết các trƣờng hợp khác trở về tay không và ôm theo con còn nhỏ. Một số phụ nữ chƣa có quốc HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 224 tịch chính thức hiểu rằng việc xin thị thực quay lại Hàn Quốc hay Đài Loan theo diện đi làm khá khó khăn và tốn kém; do vậy, sau khi “chạy trốn” khỏi nhà chồng, họ quyết định ở lại quê chồng làm việc mong kiếm đƣợc một số tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, ngƣời chồng đã ngừng bảo lãnh hay không gia hạn thị thực cho vợ mình và đơn phƣơng ly hôn. Các cô dâu này không còn quyền cƣ trú hợp pháp và có thể bị trục xuất về nƣớc bất cứ lúc nào. Cơ hội để quay trở lại quê chồng vì bất cứ lý do gì, ngay cả để thăm con, đều rất khó khăn. Một số cô dâu mạnh mẽ hơn, sau khi quay về đã tự đƣa ra các chiến lƣợc cho việc bắt đầu lại cuộc sống mới bằng cách gửi con lại nhờ cha mẹ chăm sóc (nếu có con), tìm việc làm (thƣờng là di cƣ ra nƣớc ngoài hay đến vùng khác ở Việt Nam) hay/và tái hôn. Nhiều phụ nữ quyết định vẫn tái hôn với ngƣời nƣớc ngoài để tìm kiếm cơ hội ra nƣớc ngoài làm việc và xem đổ vỡ của cuộc hôn nhân trƣớc đó là thất bại ban đầu. Việc quay về sống và làm việc ở cộng đồng làm cho các cô dâu có cảm giác không thoải mái và ngại rằng gia đình cũng sẽ bị đàm tiếu nếu họ không thể tìm đƣợc công việc tốt. Điều này thể hiện rằng việc tái định cƣ ở ngay chính cộng đồng của mình không dễ dàng đối với những phụ nữ thất bại trở về mặc dù cộng đồng đã bớt khắt khe hơn đối với những trƣờng hợp này. Hệ quả của việc trở về của cô dâu đến gia đình và cộng đồng ở Việt Nam Sau khi ly thân hay ly hôn, hầu nhƣ không có phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài nào đƣợc hƣởng chút tài sản gì từ chồng. Thậm chí, khi ngƣời chồng đã mất, toàn bộ tài sản và tiền bảo hiểm của chồng cũng