Sự trưởng thành của ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với tên tuổi Võ Văn Kiệt

Có lẽ không ở đâu hình ảnh ông Võ Văn Kiệt luôn được ghi nhớ với nhiều lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ như ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Nhiều cán bộ lão thành của ngành Dầu khí-những người trên thực tế đã lặng lẽ, bền bỉ góp phần tạo ra sự thay đổi của diện mạo đất n ước-sẽ không thể nào quên được những năm tháng gian nan vất vả nhưng đầy lòng quyết tâm tiến ra vùng biển phía nam của Tổ quốc

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự trưởng thành của ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với tên tuổi Võ Văn Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự trưởng thành của ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với tên tuổi Võ Văn Kiệt Có lẽ không ở đâu hình ảnh ông Võ Văn Kiệt luôn được ghi nhớ với nhiều lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ như ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Nhiều cán bộ lão thành của ngành Dầu khí-những người trên thực tế đã lặng lẽ, bền bỉ góp phần tạo ra sự thay đổi của diện mạo đất nước-sẽ không thể nào quên được những năm tháng gian nan vất vả nhưng đầy lòng quyết tâm tiến ra vùng biển phía nam của Tổ quốc. Ngày nay, trong nỗi xúc động sâu sắc mỗi khi nhớ về thời kỳ đó, họ rất tự hào kể với những người kế tục sự nghiệp của họ nhiều kỷ niệm thiêng liêng với ông Võ Văn Kiệt. Trong ký ức họ đồng thời là một phần của lịch sử ngành Dầu khí, ông Võ Văn Kiệt không chỉ là một vị Thủ tướng cởi mở, bao dung nhưng nghiêm trang, quyết đoán nhưng giàu tình cảm mà còn là chú Sáu Dân, anh Sáu Dân vô cùng thân thương luôn sát cánh bên họ, cùng chia ngọt sẻ bùi với họ tại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất. Trong bối cảnh đất nước những năm đầu Ðổi mới còn nhiều bỡ ngỡ, việc tách Tổng công ty Dầu khí ra khỏi Bộ Công nghiệp nặng, trực thuộc thẳng Chính phủ là một quyết định mang đậm chất Võ Văn Kiệt dám làm, dám chịu trách nhiệm. Giờ đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp dầu khí nước nhà, chúng ta cũng đã có đủ thời gian để nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan sự kiện đó. Và chúng ta không khỏi kinh ngạc bởi khả năng nhìn xa, trông rộng và óc nhạy cảm, sự am tường thực tế của người đứng đầu chính phủ hồi ấy. Ngoài điều đó ra nó còn ẩn chứa trong đó biết bao là khát khao đổi mới, khát khao sớm đem lại hạnh phúc cho nhân dân, điều chỉ thường trực ở những nhân cách lớn. Bài học quý báu mà ông Võ Văn Kiệt để lại cho riêng ngành Dầu khí chính là phải biết chớp thời cơ làm lợi cho đất nước. Thời cơ luôn đi kèm với những thách thức. Chỉ cần do dự sẽ không có cơ hội làm lại. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa ra những quyết định, vừa tận dụng được thời cơ, vừa tránh được rủi ro? Câu trả lời là phải lắng nghe chính trái tim mình. Mà lý lẽ của trái tim là cái gì có lợi cho dân cho nước thì phải cố mà làm. Ðiều đó thể hiện sinh động trong từng việc làm của ông Võ Văn Kiệt. Trong một chuyến về làm việc với Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt-Xô, tận mắt thấy hàng triệu mét khối khí đồng hành bị đốt bỏ, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, ngay lập tức ông Võ Văn Kiệt nhìn thấy hàng tỷ đồng tài sản của nhân dân bị đốt bỏ mỗi ngày. Mà đất nước thì còn nghèo. Từ đó ông quyết định đồng thời hình dung ra chúng ta cần phải nhanh chóng có một ngành công nghiệp khí. Nó không chỉ tận dụng được lợi thế của các điều khoản thỏa thuận với đối tác, mà còn tận dụng được kinh nghiệm từ chính họ. Sau khi nghe báo cáo về khả năng thu gom khí và tính hiệu quả trong sử dụng để phát điện, tiêu dùng, ông chấp thuận đề nghị thay đổi tổng thiết kế mỏ Bạch Hổ theo hướng đưa được khí vào bờ. Ðây lại là một quyết định không chỉ mang tính lịch sử mà còn tạo ra rất nhiều cảm xúc. Bởi vì đi kèm những quyết định như vậy là gánh nặng trách nhiệm ghê gớm, đòi hỏi phải có bản lĩnh của nhà lãnh đạo lớn. Và một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến một trong những điều kỳ diệu nhất của công cuộc Ðổi mới, là chỉ trong vòng 3 năm, nguồn tài nguyên quý giá lên tới hàng tỷ đô-la, thay vì đốt bỏ, đã được thu gom phục vụ công cuộc chấn hưng đất nước, tạo thêm thế mạnh về an ninh năng lượng. Những gì mà ngành công nghiệp khí tạo ra sau đó là vô cùng to lớn. Hơn thế, cùng với thời gian, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, chúng ta sẽ càng cảm nhận hết giá trị đạo đức, giá trị nhân văn của những suy tư lớn như vậy. Dầu khí là một ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều trí tuệ và sự tinh tế trong điều hành. Hơn ai hết ông Võ Văn Kiệt hiểu rõ điều đó. Vì thế khi ngành Dầu khí bắt đầu có diện mạo, ông đã cùng với Bộ Chính trị kịp thời chỉ rõ cho ngành những định hướng lớn, trong đó đặc biệt lưu ý tới sự phát triển về chiều sâu mà lĩnh vực đặc thù nhất chính là lĩnh vực dịch vụ. Bởi vì bản chất của hoạt động dầu khí là cung cấp các dịch vụ. Tỷ trọng này càng cao, càng chứng tỏ tính chuyên nghiệp, tính hiện đại của nền công nghiệp dầu khí. Vậy mà cho đến những năm đầu của thập kỷ chín mươi, chúng ta thực tế chưa có hoạt động dịch vụ dầu khí của riêng mình. Tất cả hoặc do Liên Xô (cũ) cung cấp, hoặc sử dụng dịch vụ của Singapore, vừa bị động vừa rất hạn chế. Nhìn thấy trước một thị trường dịch vụ dầu khí rộng lớn khi các nhà thầu quốc tế tìm đến trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, ông Võ Văn Kiệt chỉ đạo cho Tổng công ty Dầu khí lúc ấy là phải nhanh chóng gia tăng tỷ trọng dịch vụ, đặc biệt là loại dịch vụ phức tạp về kỹ thuật. Có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, chỉ trong một thời gian ngắn, rất ngắn, ngành Dầu khí đã nâng tỷ trọng dịch vụ lên gấp từ 3-5 lần. Giờ đây là hàng trăm lần. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này, như mọi người thấy, là không thể tưởng tượng được ngay cả với các đối tác có lịch sử khai thác dầu khí lâu đời. Từ chỗ chúng ta hoàn toàn phải đi thuê dịch vụ, ngày nay ngành Dầu khí đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nội địa cũng như của các nhà thầu dầu khí quốc tế hoạt động không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam, về hầu hết các lĩnh vực dịch vụ. Người ta hay nhắc đến khả năng tư duy của ông Võ Văn Kiệt, như một phẩm chất cá nhân xuất sắc. Với những người làm Dầu khí thì điều đó từ lâu đã là hiện thực sinh động dễ nhận thấy ở ông. Những người có may mắn được làm việc với ông đều có nhận xét giống nhau, là không bao giờ cố Thủ tướng đến với Dầu khí chỉ thuần túy là thăm viếng, động viên chung chung. Ðến là để làm việc. Làm việc nghiêm túc, có hiệu quả, tạo tiền đề cho đột phá. Chính xác hơn, ông đến để nghe phản ánh từ cơ sở. Không chỉ lắng nghe đề đạt, yêu cầu mà còn nghe cả tâm tư, nguyện vọng, những trăn trở cả công lẫn tư từ trong sâu kín trái tim người nói. Thêm một bài học sâu sắc từ ông Võ Văn Kiệt là luôn lấy con người, cụ thể là từng cá nhân làm điểm tựa cho mọi hành động. Ðiều đó giải thích vì sao những quyết định của ông thường rất nhanh, quyết đoán và chính xác. Chỉ còn một quãng thời gian ngắn nữa là Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động sau khá nhiều những thăng trầm. Chính điều đó càng khiến những người làm dầu khí nhớ thương ông Võ Văn Kiệt - người đưa ra quyết định đầy tranh cãi về vị trí đặt nhà máy lọc dầu- không được thấy thành quả tình yêu lớn của mình với nhân dân miền trung hy sinh nhiều nhưng vẫn nghèo khổ sau chiến tranh. Ẩn sâu trong quyết định ấy chính là tấm lòng của một con người luôn quan tâm đến vấn đề an sinh của nhân dân. Dung Quất có thể chưa đắc địa cho nhà máy lọc dầu-nếu chỉ xét thuần túy khía cạnh kinh tế. Nhưng Dung Quất cần phải là đòn bẩy sẽ làm cho cả miền trung nhiều ơn nghĩa thay đổi số phận của họ. Giờ đây thì mọi sự đã rõ ràng: Từ một vùng gần như không ai biết đến, muốn vào chỉ có cách đi thuyền thúng, Dung Quất đang được thế giới biết đến trước hết là một khu công nghiệp hiện đại, thu hút nhiều tỷ đô-la đầu tư, ngay cả khi nhà máy lọc dầu còn chưa hoàn thành. Nếu có thể thì đây mới chính là bí ẩn, bí ẩn mang mầu sắc của phép lạ nhưng lại do con người tạo ra mà một trong những con người như vậy, con người luôn biết dựa vào trái tim lớn của mình trước mọi quyết định đầy ý chí, con người xứng đáng để chúng ta phải kính cẩn nhắc tới đầu tiên chính là ông Võ Văn Kiệt - vị nguyên Thủ tướng kính mến