Sự tuyệt chủng của con người kinh tế

Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, triết học của Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉra rằng: Chủnghĩa Tưbản là hình thái kinh tế- xã hội xuất hiện sau chế độphong kiến, trong đó các tưliệu sản xuất do giai cấp tưsản chiếm hữu và dùng làm phương tiện để bóc lột làm thuê của người lao động. Đại chiến thếgiới Thứnhất và Đại chiến thếgiới Thứhai do Chủnghĩa Tưbản gây ra đểxâm chiếm thuộc địa, tranh giành thịtrường không ngoài mục đích bóc lột được nhiều hơn. Sựtàn khốc của hai cuộc đại chiến là không thểchối cãi, khiến nhân loại ngày càng cảnh giác với Chủnghĩa tưbản. Do vậy, nhiều nhà kinh tếhọc tưbản đã viết nhiều luận thuyết biện minh cho Chủnghĩa Tưbản và cho rằng bản chất của Chủnghĩa Tưbản đã thay đổi. Cuốn Sựtuyệt chủng của con người kinh tếcủa Michael Shermer là cuốn sách được bán rất chạy trên thếgiới ngay từ khi mới xuất bản. Tác giả, với những ví dụ được chọn lọc, dẫn dắt người đọc từlòng trắc ẩn (phi giai cấp), tới sựtuyệt chủng của con người kinh tế đặt mục đích kinh tếlên trên hết, cuối cùng là sựtựdo lựa chọn (có đạo đức?!)… trong nhu cầu đời SỰTU YỆT C HỦNG CỦA C ON NGƯỜI KI N H TẾ −6 − sống của cá nhân, chính là lời cổsúy khôn khéo và nồng nhiệt cho thịtrường tựdo thuần túy – hay cụthểhơn là lời biện minh Chủnghĩa Tưbản đã khác trước và sẽlà tương lai của nhân loại.

pdf28 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự tuyệt chủng của con người kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
− 1 − SỰ T U YỆT C HỦN G CỦA C O N N GƯỜ I K I N H TẾ SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 2 − Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn. Góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và bản dịch: publication@alphabooks.vn Liên hệ về dịch vụ bản quyền: copyright@alphabooks.vn THE MIND OF THE MARKET Copyright © 2008 by Michael Shermer. All rights reserved. SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ Bản quyền tiếng Việt © 2010 Công ty Sách Alpha Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Sách Alpha. Bìa: Nguyễn Đức Vũ Biên tập viên Alpha Books: Đào Quế Anh − 3 − M I C H A E L S H E R M E R SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I KINH TẾ Khương Duy dịch NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 4 − Đàn nhím quây quần bên nhau để sưởi ấm trong mùa đông giá rét; nhưng khi những chiếc gai trên người chúng đâm vào nhau, chúng buộc phải tản ra... Sau nhiều lần sát lại rồi tản ra, chúng buộc phải tản ra... Tương tự, nhu cầu hình thành xã hội cũng đưa con người đến gần nhau hơn nhưng rồi bản tính gai góc và khó ưa lại đẩy họ ra xa nhau. Cuối cùng con người cũng hiểu cần giữ một khoảng cách vừa phải mới mong giao tiếp được với nhau, khoảng cách đó cũng chính là chuẩn mực của phép lịch sự và hành xử. A R T H U R S C H O P E N H A U E R , Tặng phẩm và cặn bã , II, 31, 1851 Mục lục − 5 − Lời Nhà xuất bản Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, triết học của Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: Chủ nghĩa Tư bản là hình thái kinh tế - xã hội xuất hiện sau chế độ phong kiến, trong đó các tư liệu sản xuất do giai cấp tư sản chiếm hữu và dùng làm phương tiện để bóc lột làm thuê của người lao động. Đại chiến thế giới Thứ nhất và Đại chiến thế giới Thứ hai do Chủ nghĩa Tư bản gây ra để xâm chiếm thuộc địa, tranh giành thị trường không ngoài mục đích bóc lột được nhiều hơn. Sự tàn khốc của hai cuộc đại chiến là không thể chối cãi, khiến nhân loại ngày càng cảnh giác với Chủ nghĩa tư bản. Do vậy, nhiều nhà kinh tế học tư bản đã viết nhiều luận thuyết biện minh cho Chủ nghĩa Tư bản và cho rằng bản chất của Chủ nghĩa Tư bản đã thay đổi. Cuốn Sự tuyệt chủng của con người kinh tế của Michael Shermer là cuốn sách được bán rất chạy trên thế giới ngay từ khi mới xuất bản. Tác giả, với những ví dụ được chọn lọc, dẫn dắt người đọc từ lòng trắc ẩn (phi giai cấp), tới sự tuyệt chủng của con người kinh tế đặt mục đích kinh tế lên trên hết, cuối cùng là sự tự do lựa chọn (có đạo đức?!)… trong nhu cầu đời SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 6 − sống của cá nhân, chính là lời cổ súy khôn khéo và nồng nhiệt cho thị trường tự do thuần túy – hay cụ thể hơn là lời biện minh Chủ nghĩa Tư bản đã khác trước và sẽ là tương lai của nhân loại. Trước thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu, nước ta kiên định xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây chính là một cuốn sách cần đọc để hoà nhập mà không hòa tan. Cuối cùng, xin được trích một câu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị ĐCSVN về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay (Số 01/NQ-TN 21/3/92): “Đối với các học thuyết khác – ngoài Chủ nghĩa Mác – Lênin, về xã hội, cần được nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng”. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. N H À X U Ấ T B Ả N T H Ờ I ĐẠ I Mục lục − 7 − MỤC LỤC Lời giới thiệu....................... Error! Bookmark not defined. Dẫn nhập: Kinh tế học cho mọi người .................................9 1 . Bước nhảy vọt ......................................................29 2 . Trực giác kinh tế trong ta ........................................49 3 . Chủ nghĩa tư bản nhìn từ dưới lên .......................65 4 . Gấu trúc, sản phẩm và con người .........................96 5 . Học cách chăm nom đồng tiền ............................128 6 . Sự tuyệt chủng của Con người kinh tế ................173 7 . Giá trị của đạo đức ..............................................205 8 . Vì sao tiền không mua được hạnh phúc?............242 9 . Lòng tin và minh xác độ tin cậy ...........................286 10 . Khoa học về những quy tắc tốt ........................322 SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 8 − 11 . Không làm điều xấu..........................................342 12 . Tự do lựa chọn .................................................378 Lời kết: Mở cửa thế giới...................................................407 Chỉ mục ...........................................................................429 Dẫn nhập − 9 − Dẫn nhập KINH TẾ HO ̣C CHO MO ̣I NGƯỜI húc âm thánh Matthew, trang 25, dòng 14-29, thuật lại lời dạy của Jesus Chúa cứu thế về tài năng như sau: “Vì phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.” Nếu không xét đến ngữ cảnh, câu nói trên không thể hiện chút trí tuệ nào của một nhà tiên tri vĩ đại, người từng tuyên bố rằng lòng nhân từ sẽ ngự trị thế giới; song nếu xét trong ngữ cảnh phù hợp, có thể hiểu Jesus cho rằng nếu biết cách đầu tư tiền của (tính bằng đơn vị “talents” 1) thì con người sẽ trở nên giàu có hơn. Một người đầy tớ được trao cho năm talents nếu biết 1 “Talent” vừa mang nghĩa tài năng, vừa là một đơn vị tiền tệ và trọng lượng cổ (ta-lăng). P SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 10 − cách đầu tư sẽ đem về cho chủ mười talents. Một người đầy tớ được trao cho hai talents nếu biết cách đầu tư sẽ đem về cho chủ bốn talents. Nhưng nếu được trao cho một talent và người hầu đó đem cất kỹ vào hộp thì cuối cùng cũng chỉ có thể trả lại một talent duy nhất cho chủ. Khi đó, ông chủ sẽ yêu cầu người đầy tớ ngại rủi ro này trao một talent đó cho người biết cách biến năm talents thành mười talents – nghĩa là người kiếm được nhiều tiền nhất lại được ban thêm của cải. Vậy là kẻ giàu càng giàu thêm. Hẳn lời dạy của Chúa Jesus thâm sâu hơn câu chuyện mang tính kinh tế về lựa chọn phương cách đầu tư đúng đắn, song tôi muốn xem lời dạy này như một ngụ ngôn về tâm hồn của thị trường. Vào những năm 1960, nhà xã hội học Robert K. Merton đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn về cách thức các ý tưởng khoa học được khám phá, công nhận trong một thị trường ý tưởng – ông coi khoa học như một thị trường. Merton nhận thấy các khoa học gia lỗi lạc thường có uy tín lớn hơn mức xứng đáng đơn giản bởi họ là những tên tuổi lớn, trong khi các cộng sự giúp việc và các nghiên cứu sinh – những người đảm nhận phần lớn công việc – lại chẳng hề được biết đến. Một hiệu ứng phổ biến tương tự cho thấy những ý tưởng sáng tạo và những câu danh ngôn thường được nâng tầm và đem lại sự vẻ vang cho cá nhân nổi tiếng nhất liên quan đến chúng. Merton gọi đây là Hiện tượng Matthew. Các chuyên gia về thị trường xem đây là Lợi thế tích lũy. Trong ngữ cảnh kinh tế rộng hơn, tôi sẽ đề cập đến nó như Hiệu ứng bán chạy nhất. Một sản phẩm bán chạy khi vừa được tung ra thị Dẫn nhập − 11 − trường sẽ khiến những người khác tin đây là một sản phẩm tốt và mong muốn sở hữu nó, điều này sẽ kéo thêm nhiều người đến mua, và thông điệp cứ thế lan tỏa đến vô số khách hàng khác. Sản phẩm này lập tức trở thành món hàng bán chạy nhất. Trên thương trường ai cũng biết hiệu ứng này, thế nên nhiều tác giả và nhà xuất bản quyết tâm đặt bằng được cuốn sách của họ vào danh mục sách bán chạy nhất của New York Times. Khi sách của bạn nằm trong danh mục này, các hiệu sách sẽ lập tức xếp nó vào giá sách bán chạy nhất (đôi khi còn ghi rõ “Danh mục sách bán chạy nhất theo xếp hạng của New York Times”). Cuốn sách sẽ được đặt ngay bên ngoài, các ẩn bản xếp ngay ngắn như một khối gỗ. Điều này giúp các khách hàng tiềm năng vừa bước vào hiệu sách đã nhận ra đây là một cuốn đáng đọc. Lượng mua tăng lên khiến cuốn sách lập tức được các biên tập viên mục New York Times Book Review nâng hạng trên danh mục sách bán chạy, điều này như một thông điệp tích cực gửi đến độc giả khiến số ấn bản bán được ngày càng tăng thêm, cuốn sách trụ hạng lâu hơn, doanh số bán tiếp tục tăng cao hơn nữa. Tất cả xoáy quanh như một vòng tròn, và các tác giả giàu nhất lại càng giàu thêm. Để lượng hóa Hiệu ứng bán chạy nhất, nhà xã hội học Duncan Watts, công tác tại Đại học Columbia, cùng với hai cộng sự Matthew Salganik và Petter Dodds đã tiến hành một thí nghiệm trong đó 14 nghìn người đăng ký làm thành viên một trang web, nơi họ có thể nghe, xếp hạng và tải về các ca khúc do các ban nhạc vô danh trình bày. Một nhóm thành viên được cho biết tên của các ca khúc và ban nhạc, trong khi SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 12 − nhóm thứ hai chỉ được biết số lần mỗi bài hát được tải về. Các nhà nghiên cứu đã gọi đây là điều kiện “ảnh hưởng xã hội”. Họ muốn biết thông tin về số người tải một ca khúc về có ảnh hưởng đến quyết định tải hoặc không tải nó về của các chủ thể khác không. Đúng như dự đoán, số liệu biểu thị lượng tải về đã ảnh hưởng đến những thành viên thuộc nhóm chịu “ảnh hưởng xã hội”: những bài hát có số người tải về nhiều hơn tiếp tục được các thành viên mới tải về nhiều hơn, trong khi lựa chọn của nhóm biết tên bài hát và ban nhạc lại cho kết quả cực kỳ khác biệt. Điều này không có nghĩa là chất lượng của một cuốn sách, một ca khúc hay bất kỳ sản phẩm nào khác không có ảnh hưởng tới quyết định của người mua. Tất nhiên, nó có ảnh hưởng và ảnh hưởng đó có thể lượng hóa được. Nhưng hóa ra khi người tiêu dùng đưa ra lựa chọn chủ quan dựa trên đánh giá mang tính tương đối của các khách hàng khác thì ảnh hưởng của sự xếp loại khách quan về chất lượng sản phẩm thường trở nên mờ nhạt. Những thị trường nơi việc buôn bán diễn ra dựa trên những bảng xếp hạng, xếp loại và danh mục hàng bán chạy nhất dường như vận hành theo ý muốn của riêng nó, giống như một cơ thể chung. Thực chất, đây mới chỉ là một trong những hiệu ứng sẽ được đề cập trong cuốn sách này, minh chứng cho mức độ ảnh hưởng của tâm hồn tới thị trường, và rộng hơn nữa là sự tồn tại tinh thần riêng của thị trường. Hãy cùng suy ngẫm một câu chuyện kinh tế khác qua bài học về sự tiến hóa có liên quan đến Hiệu ứng bán chạy nhất. Ø Ø Ø Dẫn nhập − 13 − Hãy tưởng tượng bạn là một chủ nhà băng sở hữu một lượng tiền hữu hạn có thể cho vay. Nếu bạn cho những khách hàng có mức độ rủi ro cao vay, thực sự bạn đang chơi một canh bạc liều lĩnh vì con nợ của bạn có thể không trả được nợ và tài sản của bạn cũng tiêu tán. Điều này tạo ra một nghịch lý: Những người cần tiền chính là những người có mức độ rủi ro cao nhất và vì thế khó lòng vay được tiền, trong khi đó những người ít cần tiền nhất lại có mức độ rủi ro thấp nhất – và thế là người giàu càng giàu thêm. Hai nhà tâm lý học tiến hoa John Tooby và Leda Cosmides đã gọi đây là Nghịch lý chủ nhà băng, và họ đã áp dụng nó vào một vấn đề sâu sắc hơn: chúng ta nên kết bạn với ai? Họ cho rằng Nghịch lý chủ nhà băng “cũng tương tự như một vấn đề nghiêm trọng mà tổ tiên chúng ta gặp phải trong quá trình thích nghi với cuộc sống: lúc một người nguyên thủy cần được giúp đỡ nhất cũng là lúc người đó có mức độ rủi ro cao, và vì thế không còn đủ hấp dẫn để được trợ giúp”. Nếu xem cuộc sống giống như một nền kinh tế và những nguồn lực là bất cứ thứ gì chúng ta sẵn có để giúp đỡ người khác – đặc biệt bao gồm tình bạn – theo logic của Nghịch lý chủ nhà băng, sẽ có những lựa chọn rất khó khăn khi đánh giá mức độ tin cậy của những người chúng ta gặp. Theo thuyết tiến hóa, lòng vị tha là vấn đề lớn hơn được đặt ra ở đây: tại sao tôi phải hy sinh gene của tôi vì gene của người khác? Hoặc mang tính kỹ thuật hơn, vị tha là hành động làm giảm khả năng sinh tồn của tôi đồng thời làm tăng khả năng sinh tồn của người khác. SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 14 − Các lý thuyết chuẩn mực cho rằng có hai con đường tiến hóa dẫn tới sự vị tha: lựa chọn theo huyết thống (một giọt máu đào hơn ao nước lã) và vị tha tương hỗ (có đi có lại). Giúp đỡ những người gần gũi thân thiết hoặc những người sẽ đền đáp lòng vị tha của tôi nghĩa là tôi đang giúp chính mình. Vì thế, sự lựa chọn sẽ hướng đến những người có xu hướng vị tha ở mức độ nào đó. Bị giới hạn bởi các nguồn lực, chúng ta không thể giúp đỡ tất cả mà phải đánh giá mức độ rủi ro của mỗi người, và sẽ có một số người ít rủi ro hơn những người khác. Một lần nữa Nghịch lý chủ nhà băng lại xảy ra: Những người nguy khốn nhất lại ít có cơ may được giúp đỡ nhất, và thế là người giàu càng giàu thêm. Nhưng không phải khi nào cũng vậy, có những người bạn lúc sóng êm biển lặng giả vờ tỏ ra vị tha, nhưng khi trời nổi giông bão thì họ chẳng buồn cứu giúp chúng ta. Ngược lại, những người bạn thực sự là những người luôn bảo vệ lợi ích của chúng ta mà không hề đòi hỏi sự đền đáp. “Những bạn bè xấu thường đeo mặt nạ trung thành”, Tooby và Cosmides phân tích, “ Nếu bạn sống ở thời nguyên thủy và không có ai quan tâm sâu sắc đến lợi ích của bạn, khi đó bạn rất dễ bị tổn thương trước các sự kiện bất ngờ – trở thành con tin của số mệnh.” Môi trường sống càng tồi tệ, càng cần thiết phải có những người bạn thực sự, và trong quá khứ, môi trường sống của con người không hề giống một chuyến dã ngoại êm đềm. Tiến hóa là một quá trình chọn lọc theo khả năng thích nghi và hành xử theo Nghịch lý chủ nhà băng, trong đó chúng ta phải (1) cố gắng để được những người xung quanh ghi nhận sự thành thực và đáng tin cậy, (2) trau dồi những thuộc tính Dẫn nhập − 15 − được ưa chuộng nhất trong cộng đồng, (3) tham gia những hoạt động cộng đồng nhằm nhận diện và củng cố những thuộc tính thiên về xã hội, (4) tránh những hoạt động cộng đồng gây mất uy tín và để lại tai tiếng, (5) chú ý đến những đặc điểm đáng tin cậy ở người khác và (6) rèn khả năng phân biệt bạn bè chân thành và bạn bè hời hợt. Vì thế, Tooby và Cosmides kết luận, Nghịch lý chủ nhà băng, giải thích cho vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý học tiến hóa: “Nếu bạn có tầm quan trọng đặc biệt hoặc duy nhất với ai đó – dù vì bất cứ lý do nào – người đó cũng sẽ có sự quan tâm trên mức thông thường đối với sự tồn tại của bạn khi gặp khó khăn. Sự quan tâm ấy khiến người đó trở nên quan trọng với bạn. Lý do ai đó “đầu tư” vào bạn chính là vì bạn cũng “đầu tư” vào người đó. Hơn nữa, khi nhận ra điều này ở mức độ nào đó, có thể sự quan tâm ban đầu họ dành cho bạn sẽ gia tăng.” Với sự gia tăng này, người nghèo có thể trở nên giàu có nhờ sự phát triển nền tảng tình bạn. Ø Ø Ø Năm 1859, Charles Darwin xuất bản cuốn Nguồn gốc các loài. Cuốn sách gây tranh cãi đến mức vào năm 1861, Hiệp hội vì tiến bộ khoa học Anh phải dành một phần đặc biệt trong cuộc họp thường niên thảo luận về nó. Người ta trao đổi, phân tích tốt xấu, và có ý kiến gay gắt chỉ trích cuốn sách của Darwin quá nhiều lý thuyết và ông chỉ nên “đưa ra dẫn chứng và để chúng yên”. Nhà kinh tế chính trị và hoạt động xã hội Henry Fawcett - người bạn đồng thời là đồng sự của Darwin – đã viết thư cho ông sau cuộc họp, miêu tả thái độ tiếp nhận của giới khoa học với học thuyết này (Darwin thường không SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 16 − tham dự những sự kiện như vậy vì lý do sức khỏe yếu và bận bịu gia đình). Darwin đã trả lời Fawcett, giải thích mối quan hệ khăng khít giữa lý thuyết và thực tiễn: Khoảng ba mươi năm trước, có nhiều tranh luận cho rằng các nhà địa chất chỉ được phép quan sát chứ không phát triển thành lý thuyết, và tôi nhớ rõ có người đã nói cứ đà này thì con người chỉ có cách xuống mồ đếm cát sỏi và mô tả màu sắc của chúng. Thật kỳ lạ nếu ai đó không thấy bất cứ quan sát nào cũng phải nhằm ủng hộ hoặc phản biện một quan điểm nào đó, nếu muốn nó có ích. Tôi đã dùng câu nói này để minh họa trong bài báo đầu tiên viết cho cho tạp chí Scientific American, trong đó tôi phát triển nó thành một nguyên tắc mang tên Châm ngôn của Darwin, thể hiện ở ý sau cùng: bất cứ quan sát nào cũng phải nhằm ủng hộ hoặc phản biện một quan điểm nào đó, nếu muốn nó có ích. Châm ngôn của Darwin trở thành triết lý khoa học của cuốn sách này: nếu muốn các quan sát trở nên hữu ích, chúng phải được kiểm chứng trước một quan điểm nào đó – luận đề, mô hình, giả thuyết hay kiểu mẫu. Các sự kiện không thể tự phát ngôn nên chúng cần được giải mã qua lăng kính ý tưởng, vì nhận thức dựa trên quan niệm. Khoa học là sự kết hợp tuyệt vời giữa số liệu và lý thuyết – giữa nhận thức và quan niệm – chúng cùng nhau tạo thành nền tảng vững chắc của khoa học, công cụ mạnh nhất con người tạo ra nhằm tìm hiểu sự vận hành của thế giới. Nếu không còn tách rời lý thuyết, quan niệm với số liệu, nhận thức Dẫn nhập − 17 − chúng ta sẽ đạt đến cách nhìn nhận khách quan của Archimede – nhìn bằng đôi mắt của Chúa – về bản thân và thế giới. Trong cuốn sách này tôi sẽ phản bác một quan điểm đáng mỉa mai cho rằng Darwin và học thuyết của ông không có chỗ đứng trong lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt khi nghiên cứu về hành vi xã hội và kinh tế của con người. Trong khi nhiều nhà khoa học kịch liệt phản đối việc đưa Thuyết sáng tạo hay Thuyết thiết kế thông minh2 vào giảng dạy trong giờ Sinh học tại các trường công, đồng thời điên đầu vì tình trạng giáo dục khoa học thảm hại và số lượng ít ỏi những người chấp nhận học thuyết của Darwin (chưa đầy một nửa dân số Mỹ tin vào sự tiến hóa của con người), hầu hết các nhà khoa học khác – chủ yếu là các nhà khoa học xã hội – đã lên án bằng tất cảm xúc mãnh liệt dành cho Đấng sáng tạo nhằm chống lại nỗ lực đưa tư tưởng tiến hóa vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội và tâm lý. Giờ đây chúng ta có thể hiểu nguyên nhân của sự phản đối này – chính sự cân bằng trong thuyết tiến hóa và các quan điểm cực đoan về di truyền đã dẫn đến những cuộc thanh sát người thiểu năng trí tuệ tại Mỹ, và khiến Đức Quốc xã tạo ra Thuyết ưu sinh3 - nguồn gốc của sự thảm sát người Do Thái. 2 Thuyết sáng tạo (Creationism) là học thuyết chủ đạo của Thiên chúa giáo, cho rằng Thiên chúa tạo ra thế giới. Thuyết thiết kế thông minh (Intelligent Design) được đưa ra những năm 1980 tiếp tục khẳng định điều này. Thiên chúa giáo kịch liệt phản đối Thuyết tiến hóa (Evolution Theory) của Darwin và ở nhiều nơi, học thuyết này vẫn bị cấm giảng dạy theo yêu cầu của Nhà thờ. 3 Thuyết ưu sinh (Eugenics) phát sinh từ quan điểm cực đoan về di truyền. Hitler từng tuyên bố nhiều lần: “Chúng ta phải tạo ra một giai cấp ưu việt nhất, có khả năng thống trị trong nhiều thế kỷ. Đội quân của chúng ta phải được lựa chọn trên SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜ I K INH TẾ − 18 − Do đó, các nhà khoa học xã hội sau Thế chiến II đã phản đối mọi ý tưởng dùng quan điểm tiến hóa để nghiên cứu hành vi con người, và chỉ tập trung đưa ra những giải thích thiên về văn hóa-xã hội. Tôi cũng sẽ tranh luận về học thuyết Con người kinh tế, xem con người như những thực thể kinh tế vô cùng duy lý, có tính tư lợi và tự do ý chí luôn sống ích kỷ, chạy theo lợi ích tối đa và biết cách đưa ra lựa chọn hiệu quả. Khi quan điểm tiến hóa và các lý thuyết tâm lý học hiện đại được sử dụng để nghiên cứu hành vi con người trên thị trường, chúng ta sẽ thấy học thuyết Con người kinh tế – hòn đá tảng của kinh tế học truyền thống – thường sai lầm và thiếu thuyết phục một cách đáng tiếc. Hóa ra, con người là những sinh vật cực kỳ bất duy lý, và những cảm xúc sâu thẳm, vô thức được tiến hóa cùng thời gian vĩnh hằng chi phối con người ngang bằng (thậm chí nhiều hơn) so với những logic và lý trí hình thành trong thế giới hiện đại. Quan điểm thứ ba tôi không đồng tình, vốn được nhà sử học người Anh Thomas Carlyle đưa ra 1849, xem kinh tế học như một “khoa học ảm đạm”. S
Tài liệu liên quan