Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và Biện chứng của tự nhiên

Tóm tắt. Sau Mác, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách lí giải đối tượng của triết học theo chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ghi: “Triết học là hệ thống những quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó”. Trong bài viết này, người viết muốn đưa ra một vài nhận định khác trong cách xác định đối tượng nghiên cứu của triết học của Ăngghen, chủ yếu dựa vào hai tác phẩm Chống Đuyrinh và Biện chứng của tự nhiên. Với ông, triết học Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng và hoàn bị nhất, sau Hêghen, triết học chỉ còn lại logic học và phép biện chứng mà thôi.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học trong tác phẩm Chống Đuyrinh và Biện chứng của tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 129-137 This paper is available online at SỰ XÁC LẬP QUAN ĐIỂM CỦA PH. ĂNGGHEN VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM CHỐNG ĐUYRINH VÀ BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN Ngô Bích Đào Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sau Mác, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách lí giải đối tượng của triết học theo chủ nghĩaMác - Lênin, giáo trìnhNhững nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ghi: “Triết học là hệ thống những quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó”. Trong bài viết này, người viết muốn đưa ra một vài nhận định khác trong cách xác định đối tượng nghiên cứu của triết học của Ăngghen, chủ yếu dựa vào hai tác phẩm Chống Đuyrinh và Biện chứng của tự nhiên. Với ông, triết học Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng và hoàn bị nhất, sau Hêghen, triết học chỉ còn lại logic học và phép biện chứng mà thôi. Từ khóa: Triết học, đối tượng của triết học, Ph. Ăngghen, logic học, logic hình thức, phép biện chứng, chủ nghĩa duy vật biện chứng. 1. Mở đầu Lịch sử phát triển tri thức loài người nói chung cũng như lịch sử triết học nói riêng đã có những thay đổi lớn lao trong suốt tiến trình của nó. Con người từ khi sinh ra đến nay vẫn luôn trăn trở về chính mình, về cuộc sống xung quanh và những gì mà con người muốn tìm hiểu, những gì con người chưa biết được. Từ khi ra đời cho đến cuối thế kỉ XVIII, triết học vẫn được xem như là “khoa học của mọi khoa học”, nhưng thực chất có phải thế không? Sự phát triển tiếp sau Hêghen đã chứng minh rằng, quan niệm đó đã bị phá vỡ bởi sự phát triển của nhận thức loài người cùng sự tách rời của các khoa học riêng biệt ra khỏi triết học. Khi đó, nhà triết học và những người nghiên cứu “loay hoay”, băn khoăn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Triết học là gì? Đối tượng của triết học là gì? Và vai trò của triết học đối với các khoa học, đối với cuộc sống loài người là như thế nào? Triết học hậu Hêghen đã phân thành nhiều nhánh tìm lời giải đáp cho những vấn đề của triết học. Có ý kiến cho rằng, triết học cần đóng vai trò là thế giới quan, nhiều Ngày nhận bài: 25/5/2013. Ngày nhận đăng: 30/9/2013 Liên hệ: Ngô Bích Đào, e-mail: bichdao.ussh@gmail.com. 129 Ngô Bích Đào người lại đề cao vai trò phương pháp luận của triết học đối với các khoa học, trong khi một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiệm vụ chính của triết học là vẽ một bức tranh tổng thể về thế giới, đưa ra những dự báo hay tiên đoán về sự phát triển của xã hội loài người. . . hay cá biệt, Stephen Hawking nhận định triết học đã chết, chỉ còn lại các khoa học cụ thể mà thôi. Mác - Ăngghen, trên cơ sở kế thừa những quan niệm triết học thời trước, đồng thời dựa trên những hoạt động thực tiễn của mình, cũng đã có những nghiên cứu để trả lời những câu hỏi mà triết học đang chưa tìm được lối ra. Với tuyên bố “Hệ thống Hêghen là một hình thức triết học cuối cùng, hoàn chỉnh nhất, trong chừng mực triết học ấy được coi như là một khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác. Cùng với nó, toàn bộ nền triết học đã sụp đổ” [2;40], Ăngghen đã khẳng định sự chết đi của triết học với tư cách là “khoa học của mọi khoa học”. Từ đó, ông tiến hành luận giải, phân tích những vấn đề triết học, nhưng muốn phân tích, luận giải nó một cách đúng đắn, vấn đề đầu tiên ông phải trả lời là tìm ra được đối tượng nghiên cứu của triết học là gì? Đó là vấn đề được Ăngghen đặt ra trong tác phẩm Chống Đuyrinh và Biện chứng của tự nhiên in trong “C. Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 20”, sau đó được bổ sung và phát triển thêm ở các tác phẩm khác. Với vấn đề có ý nghĩa nền tảng đó, người nghiên cứu tiến hành việc xác định đối tượng của triết học mà Ăngghen đã đặt ra trong hai tác phẩm này như một cơ sở để tiến hành học tập, nghiên cứu những quan niệm triết học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Triết học củaHêghen làmột hình thức triết học cuối cùng, hoàn chỉnh nhất Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất và rực rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Hêghen là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức, người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến quý tộc Phổ. Quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, là trình độ cao nhất của sự phát triển phép biện chứng duy tâm. Hêghen là nhà duy tâm khách quan. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất. Tinh thần thế giới - ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội. Theo hệ thống của Hêghen, toàn bộ thế giới muôn màu, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm với tính cách là lực lượng sáng tạo, là tổng hoà của mọi hình thức khác nhau của sự biểu hiện của ý niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hêghen coi tính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vật chất. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời khẳng định của tôn giáo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới. 130 Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học... Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hêghen chỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói. Song, cái mới trong học thuyết của ông, chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình tự phát triển không ngừng, và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọi tồn tại. Hêghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấy phép biện chứng đem đối lập với nó. Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duy tâm trước Hêghen, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phương pháp ít nhiều hoàn chỉnh thì do Hêghen lập ra. Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đã phân tích một cách tổng hợp và biện chứng tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết học và hình thành trên cơ sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật chuyển hoá từ lượng thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định. Là nhà biện chứng, đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan, triết học của Hêghen chứa đầy mâu thuẫn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lí, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong vốn có của sự phát triển của tự nhên và xã hội. Ông cho rằng, khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn. “Ý niệm tuyệt đối” theo nhận xét của Lênin chỉ là một cách nói theo đường vòng, một cách khác nói về Thượng đế mà thôi. Cho nên triết học của Hêghen là sự biện hộ cho tôn giáo. Hêghen đã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ thống triết học duy tâm của mình, Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất, lượng, phủ định, mâu thuẫn,. . . mà còn nói đến các quy luật “lượng đổi dẫn đến chất đổỉ và ngược lại”, “phủ định của phủ định” và “quy luật mâu thuẫn”. Nhưng tất cả cái đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối. Trong hệ thống triết học của Hêghen, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên và xã hội, mà ngược lại, tự nhiên phụ thuộc vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai do tinh thần thế giới và ý niệm tuyệt đối quyết định. Nó là một sự “tồn tại khác” của tinh thần, sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy, ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hêghen gọi là tinh thần tuyệt đối. Ăng ghen đã đánh giá cao công lao của Hêghen: “Nền triết học Đức đã đạt đến đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hêghen, trong đó lần đầu tiên - và đây là công lao to lớn của ông - toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được trình bày như là một quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi, biến hóa và phát triển, và ông đã cố vạch 131 Ngô Bích Đào ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và sự phát triển ấy” [2;39]. Tóm lại, Hêghen là nhà triết học biện chứng duy tâm khách quan. Là nhà triết học duy tâm khách quan, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất, tồn tại vĩnh viễn không phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan. Giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” Tính đa dạng của thực tiễn được ông xem như là kết quả tác động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Là nhà biện chứng, ông đã có công nêu ra những phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng. Nhưng phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì vậy Mác gọi đó là phép biện chứng lộn ngược đầu xuống đất, vì đó cũng chỉ là quy luật của sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” mà thôi. Mặc dù vậy, ông vẫn là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên và lịch sử dưới dạng một quá trình không ngừng vận động và biến đổi, phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy. C.Mác và Ăngghen đã phê phán một cách triệt để tính chất phản khoa học và thần bí của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêghen; đồng thời hai ông đánh giá cao và tiếp thu “hạt nhân hợp lý” trong phép biện chứng của Hêghen để xây dựng và phát triển học thuyết về phép biện chứng duy vật của mình. "Hệ thống của Hêghen là một hình thức triết học cuối cùng, hoàn chỉnh nhất, trong chừng mực triết học ấy được coi như là một môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác. Cùng với nó, toàn bộ triết học đã sụp đổ” [2;40]. Hêghen tiếp thu tinh thần của Can tơ, Phích tơ và Schelling khôi phục lại quan niệm của các nhà siêu hình học thế kỉ XVII, coi triết học là khoa học của các khoa học, là khoa học vạn năng, đóng vai trò nền tảng toàn bộ thế giới quan tư tưởng của con người. Với tư cách như vậy, mỗi học thuyết triết học, theo ông, là tinh hoa tinh thần của thời đại mình, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng. Từ những nhận định trên, Ăngghen khẳng định đến Hêghen triết học đã chết. Triết học Hêghen là đỉnh cao, tận cùng của sự phát triển. Vậy thì triết học của Mác và Ăng ghen đang đi theo con đường nào? Kế thừa một cách biện chứng những hạt nhân hợp lí trong tư tưởng của Hêghen, Ăngghen nói rằng: “Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái nhân hợp lí của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [2;494]. Và “công lao của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên đã phục hồi lại phương pháp biện chứng đã bị bỏ quên, nêu rõ những mối quan hệ và sự khác nhau của phương pháp đó với phép biện chứng của Hêghen và đồng thời, trong bộ Tư bản, ông đã áp dụng phương pháp đó vào những sự kiện của một khoa học thực nghiệm xác định, khoa kinh tế chính trị” [2;493]. Vậy là Mác và Ăngghen đã tìm ra con đường đi cho triết học, một con đường đúng đắn và chân chính, thoát khỏi tư duy siêu hình, thoát khỏi cái thứ triết học được coi là khoa học của mọi khoa học. 132 Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học... 2.2. Đối tượng của triết học chỉ còn lại khoa học logic và phép biện chứng Ở phương Tây, thuật ngữ “Triết học”có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Philo-sophia”, nghĩa là “yêu mến sự thông thái ”. Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật. Giáo trình triết học Mác - Lênin định nghĩa “triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”. Với quan niệm đó, triết học cổ đại không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà được xem là “khoa học của mọi khoa học”. Từ thế kỉ XV - XVI đến thế kỉ XVIII, các bộ môn khoa học chuyên ngành, nhất là khoa học thực nghiệm phát triển mạnh mẽ, dần dần tách ra khỏi triết học, từng bước làm phá sản tham vọng muốn đóng vai trò “khoa học của mọi khoa học”của một số học thuyết triết học lúc bấy giờ, đặc biệt là triết học Hêghen. Đầu thế kỉ XIX, triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt hoàn toàn với quan niệm trên và xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Dựa trên việc tổng kết các thành tựu của khoa học và triết học trong lịch sử nhân loại, Mác - Ăngghen chủ trương xây dựng một thứ triết học “hiện đại”. Triết học của các ông là một khoa học và hướng tới thực tiễn, cải tạo thực tiễn. “Thứ triết học đó mô tả về tư duy và về phương thức hoạt động của những con người hiện thực - những người mà bằng hoạt động sống của bản thân đang làm biến đổi không ngừng thế giới xung quanh và biến đổi chính tư duy của mình” [7;4-5]. Mác đã nói "các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là phải cải tạo thế giới” [5;377]. Theo đó, Ăngghen đặc biệt coi trọng vai trò của các khoa học tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của triết học: “Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó ; và từ khi bản thân lịch sử cũng được giải thích theo quan điểm duy vật chủ nghĩa thì ở đây, cũng mở ra một con đường phát triển mới” [3;409]. Khi thế giới chia ra thành các lĩnh vực khác nhau mà mỗi ngành khoa học chiếm lấy một miếng đất, một khoảng thời gian của hiện thực để nghiên cứu thì triết học còn lại cái gì khi mà các ngành khoa học ấy lấy hết miếng đất để triết học sống. Các đối tượng của thế giới tự nhiên đã bị các khoa học chiếm lấy hết. Vậy triết học còn lại những gì, đối tượng của triết học là gì? Như đã trình bày ở trên, Ăngghen cho rằng, triết học với tư cách là khoa học của mọi khoa học đến Hêghen đã chết. Do đó, ông bắt đầu quá trình tìm kiếm và luận giải cho sự hình thành một quan điểm mới về đối tượng của triết học. Từ nhận định về vai trò của hệ thống triết học Hêghen, Ăngghen khẳng định, triết học “Chỉ còn lại có phương pháp tư duy biện chứng và quan niệm về toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và trí tuệ như là một thế giới không ngừng vận động, biến đổi, nằm trong một quá trình thường xuyên xuất hiện và hủy diệt. Ngày nay không chỉ đứng trước triết 133 Ngô Bích Đào học mà cả trước mọi khoa học đều đặt ra một yêu cầu là phát hiện ra các quy luật vận động của quá trình biến đổi vĩnh viễn đó trong mỗi lĩnh vực riêng biệt. Và đó chính là di sản mà triết học Hêghen đã để lại cho những người kế tục của mình” [2;40]. Hay ở một chỗ khác, ông nói viết: “Thế là chỉ còn lại cho triết học, đã bị đuổi ra khỏi tự nhiên và lịch sử, vương quốc tư tưởng thuần túy, chừng nào mà vương quốc đó còn tại tại: đó là học thuyết về các quy luật của bản thân quá trình tư duy, tức là lô-gích học và phép biện chứng” [3;499]. Như vậy, triết học còn lại chính là “logic hình thức và phép biện chứng”, hay nói cách khác đối tượng của triết học được Ăngghen nêu ra trong tập 20 này chính là học thuyết về tư duy và những quy luật của tư duy - logic hình thức và phép biện chứng, “những quy luật ấy, những quy luật như sợi chỉ đỏ xuyên qua lịch sử phát triển của tư duy loài người, đang dần dần đi vào nhận thức của con người tư duy” [2;33]. Và một lần nữa Ăngghen khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật hiện đại về bản chất là biện chứng và nó không cần đến bất cứ một triết học nào đứng trên các khoa học khác. Một khi người ta đặt ra trước mỗi khoa học cái yêu cầu là phải làm sáng tỏ vị trí của nó trong mối liên hệ chung giữa các sự vật và những kiến thức về sự vật ấy thì bất kỳ một khoa học đặc biệt nào về mối liên hệ chung ấy cũng đều trở nên thừa. Và khi đó trong toàn bộ môn triết học trước kia, chỉ còn lại có học thuyết về tư duy và những quy luật của tư duy - tức là logic hình thức và phép biện chứng - là còn tồn tại được một cách độc lập. Mọi cái khác đều thuộc vào một khoa học cụ thể về tự nhiên và về lịch sử” [2;42]. Chính phép biện chứng - cái mà trước đây Hêghen đã đặt trên cơ sở duy tâm thì giờ đây được Mác và Ăngghen lật ngược lại và đặt nó trên lập trường duy vật để giải thích tất cả. “Chính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sangg một lĩnh vực nghiên cứu khác” [2;488]. Quan trọng hơn, theo Ăngghen, vấn đề không ở chỗ là đưa những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào để giải thích giới tự nhiên, mà phải phát hiện ra chúng trong giới tự nhiên và rút chúng từ giới tự nhiên, bởi bản thân tự nhiên đã là biện chứng, biện chứng một cách khách quan, còn biện chứng trong tư duy con người, chẳng qua là sự biện chứng mang tính chất chủ quan mà thôi. Đồng thời, trong bài tựa cho cuốn Chống Đuyrinh, Ăngghen nêu lên những lí do mà ông phải viết bài lên báo để phê phán Đuyrinh. Đồng thời, ông cũng nêu lên tình hình nghiên cứu triết học và các môn khoa học tự nhiên ở Đức lúc bấy giờ và chỉ ra những vấn đề, những khó khăn mà các nhà khoa học tự nhiên đang gặp phải. Ăngghen viết: “Song cùng với việc vứt bỏ chủ nghĩa Hêghen, người ta đã quăng luôn cả phép biện chứng - đúng ngay vào lúc mà người ta không thể không tiếp nhận tính chất biện chứng của các quá trình tự nhiên, vào lúc mà do đó chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lí luận. Kết quả là người ta lại trở thành nạn nhân của chủ nghĩa siêu hình cũ một cách không cứu vãn được” [2;261]. Sau khi đã xác định đối tượng nghiên cứu của triết học, Ăngghen bắt đầu luận đưa 134 Sự xác lập quan điểm của Ph. Ăngghen về đối tượng của triết học... ra những quan niệm về các vấn đề mà đối tượng của triết học, theo ông, bàn tới, có thể khái quát thành những vấn đề sau: Về phép biện chứng, sau khi vạch ra cho các nhà khoa học tự nhiên thấy sự cần thiết phải quay trở lại với phép biện chứng và chỉ ra con đường đi tới phép biện chứng duy vật, phần này nêu tóm tắt về ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Đó là các quy luật: Quy luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại; Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các đối lập; Quy luật về sự phủ định của phủ định” [2;510]. Trong tác phẩm này Ăngghen nói đến một số cặp phạm trù như đồng nhất và khác nhau, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả. Đó là những cái đối lập chủ yếu và nếu xét tách rời thì chuyển hoá cái này thành cái kia. Qua đó, ông chủ trương phác thảo những nét cơ bản về phép biện chứng với tư cách là khoa học về những quy luật chung nhất của mọi vận động, là học thuyết về sự phát triển, và là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Những quy luật của phép biện chứng cần “phải có hiệu lực đối với vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy” [2;768]. Phép biện chứng phải xuất phát từ tự nhiên và quay trở lại với giới tự nhiên bởi “giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng”. Có tư duy biện chứng, con người kết hợp cùng với quá trình lao động, biến đổi giới tự nhiên theo m