Sự xuất hiện của "Tam quốc chí tục dịch" và vấn đề dịch giả

Có thể nói, giai đoạn cuối thế kỷ XIX –đầu thế kỷ XX là đêm trở dạ, đêm giao thừa của văn học Việt Nam. Nhu cầu cách tân, hiện đại hóa văn học đã đến thời điểm chín muồi: nền văn học cũ suy tàn, thực dân Pháp xâm lược mang theo văn hoá phương Tây, chữ Quốc ngữ thuần thục, báo chí ra đời, Tây họcphát triển, v.v Và Sài Gòn trở thành cái nôi, trung tâm của những “cái đầu tiên” của nền văn học mới, nền văn học Quốc ngữ: báo chí, tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ mới, kịch, ký hình thành và phát triển nhanh chóng. Thông thường, các cuộc đổi mới văn họcđều đi theo trình tự từ dịch thuật, mô phỏng đến sáng tác, tức học hỏi, tiếp thu, chọn lọc, phóng tác đến cái riêng. Rất nhiều khi, trình tự ấy diễn ra ngay trong một tác giả, hoặc tuần tự, hoặc song song, mà đại diện tiêu biểu ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX là: Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Phạm Minh Kiên, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Trần Phong Sắc Trước khi sáng tác (hay bên cạnh sáng tác), những người này đều là các dịch giả trứ danh, m à họ cũng được xem là những nhà văn tiên phong trong nền văn học mới. Điều đó có nghĩa rằng, dịch thuật (cả Tàu lẫn Tây) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cách tân, hiện đại hóa văn học. Ở đây xin lấy trường hợp dịch Tam quốc diễn nghĩa làm ví dụ minh họa.

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự xuất hiện của "Tam quốc chí tục dịch" và vấn đề dịch giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự xuất hiện của "Tam quốc chí tục dịch" và vấn đề dịch giả SỰ XUẤT HIỆN CỦA TAM QUỐC CHÍ TỤC DỊCH Có thể nói, giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là đêm trở dạ, đêm giao thừa của văn học Việt Nam. Nhu cầu cách tân, hiện đại hóa văn học đã đến thời điểm chín muồi: nền văn học cũ suy tàn, thực dân Pháp xâm lược mang theo văn hoá phương Tây, chữ Quốc ngữ thuần thục, báo chí ra đời, Tây học phát triển, v.v Và Sài Gòn trở thành cái nôi, trung tâm của những “cái đầu tiên” của nền văn học mới, nền văn học Quốc ngữ: báo chí, tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ mới, kịch, ký hình thành và phát triển nhanh chóng. Thông thường, các cuộc đổi mới văn học đều đi theo trình tự từ dịch thuật, mô phỏng đến sáng tác, tức học hỏi, tiếp thu, chọn lọc, phóng tác đến cái riêng. Rất nhiều khi, trình tự ấy diễn ra ngay trong một tác giả, hoặc tuần tự, hoặc song song, mà đại diện tiêu biểu ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX là: Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Phạm Minh Kiên, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Trần Phong Sắc Trước khi sáng tác (hay bên cạnh sáng tác), những người này đều là các dịch giả trứ danh, mà họ cũng được xem là những nhà văn tiên phong trong nền văn học mới. Điều đó có nghĩa rằng, dịch thuật (cả Tàu lẫn Tây) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cách tân, hiện đại hóa văn học. Ở đây xin lấy trường hợp dịch Tam quốc diễn nghĩa làm ví dụ minh họa. Tại sao Tam quốc diễn nghĩa lại được chọn dịch đầu tiên chứ không phải một tác phẩm nào khác? Điều này ngoài nguyên nhân bởi giá trị nổi bật của bản thân tác phẩm ra, thì một yếu tố quyết định khác nữa là nhận thức và tâm lý của người dịch. Đương nhiên người dịch Tam quốc ở đây phải là một trí thức Nho học, mà người trí thức Nho học đứng trước Tam quốc, Thủy hử, Tây du, Đông Chu, Phong thần, Liêu trai, Ngũ hổ, Tây Hán và bảo họ chọn một thì thường người ta sẽ ưu tiên số một cho Tam quốc, bởi Tam quốc là tiểu thuyết ẩn chứa nhiều chất trí tuệ, như lời giới thiệu của người dịch: “Tự cổ kim, truyện nầy sử kia cũng nhiều, mà ai ai cũng thường ưng xem Tam quốc. Là vì truyện sử nào cũng đều có nhơn tài trí dõng, mà cũng chẳng đặng nhiều cho bằng Tam quốc”(1). Hơn nữa người Nam Bộ hay thích những chuyện phiêu lưu mạo hiểm, anh hùng hảo hớn, trung tín hiệp nghĩa như những tác phẩm vừa kể trên, đơn giản vì nó phù hợp, thỏa mãn tâm lý của họ. Trong khi đó, loại tiểu thuyết diễm tình như Hồng lâu mộng, Tây sương ký, Kim Bình Mai bấy giờ không thấy ai dịch, có lẽ vì không hợp với “khẩu vị” của người Nam Bộ xưa, hoặc giả thời bấy giờ các tác phẩm này đều bị coi là “dâm thư”. Bản dịch Quốc ngữ của Tam quốc diễn nghĩa khởi đăng lần đầu tiên trên tờ Nông cổ mín đàm từ số thứ nhất, ra ngày 1/8/1901 cùng với lời giới thiệu ngắn gọn của dịch giả, nhưng không cho biết tên người dịch. Mãi đến số 8 (19/9/1901), mới thấy để tên người dịch là Canavaggio - chủ nhân của tờ Nông cổ mín đàm. Trên mặt báo ghi rành rành là vậy. Song bên cạnh những người tin chắc vào điều đó, cũng có những ý kiến nghi ngờ về dịch giả thực sự của Tam quốc. AI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN DỊCH TAM QUỐC? Việc trả lời câu hỏi “Ai là người dịch Tam quốc đầu tiên ở Việt Nam?” cũng chính là trả lời cho câu hỏi: “Ai là người mở đầu phong trào dịch thuật truyện Tàu ở Việt Nam?”. Như vậy, câu trả lời chính xác ở đây có ý nghĩa quan trọng, bởi nó xác định vị trí và ảnh hưởng của người tiên phong đối với nền văn học mới ở Nam Bộ nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Năm 1969, trên nguyệt san Tân Văn, Bình Nguyên Lộc đã đặt câu hỏi: “Không nhớ trong ba nhà nho tiền bối sau đây: Trần Phong Sắc, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn An Khương, vị nào có sáng kiến trước tiên dịch truyện Tàu ra Quốc ngữ để bán cho các nhà xuất bản, chỉ biết rằng truyện Tàu tung ra thị trường thì chạy như tôm tươi”(2). Năm 1992, trong công trình biên khảo Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ, Bằng Giang đã bác bỏ nghi ngờ của Bình Nguyên Lộc và khẳng định Canavaggio chính là dịch giả Tam quốc bằng cách đưa ra trường hợp Aubaret viết Vocabulaire Francais- Annamite et Annamite-Francais, Grammaire de la langue Annamite và dịch Gia Định thành thông chí ra tiếng Pháp; rồi trường hợp Landes cũng từng dịch Nhị độ mai sang tiếng Pháp. Từ đó, Bằng Giang đi đến kết luận, dù có ngậm ngùi: “Việc Canavaggio có dịch Tam quốc chí ra Quốc ngữ cũng chẳng phải là một chuyện phi thường khó tin. Hơn nữa, Canavaggio không phải là một người háo danh trong lãnh vực văn học, báo chí”(3). Đồng thời ông cũng bác bỏ luôn những nghi ngờ của người khác về khả năng Lương Khắc Ninh (chủ bút Nông cổ mín đàm) chính là dịch giả của Tam quốc: “Còn ông Ninh, nếu đã có nhúng tay vào việc dịch thuật truyện Tàu thì ít lâu sau khi việc dịch này nổi lên thành một phong trào, tại sao ông lại không thừa cơ hội đó mà làm ăn lớn như Trần Phong Sắc, Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắt chẳng hạn? Thực tế, ông không có mặt trong thư tịch về mảng văn học dịch này”(4). Năm 2001, các tác giả Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc trong công trình Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 khi viết về tờ Nông cổ mín đàm cũng khẳng định: “Bộ Tam quốc chí của Trung Quốc lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt, do chính Canavaggio dịch, đăng tải liên tục trên báo này”(5). Năm 2003, trong chuyên luận Các công trình văn học Quốc ngữ miền Nam, Huỳnh Ái Tông đã dựa theo ý kiến của Vương Hồng Sển đi đến kết luận Lương Khắc Ninh mới là người đầu tiên dịch Tam quốc: “Sơn Nam viết trong quyển Cá tính miền Nam, ông có cho biết truyện Tam quốc chí được dịch đăng trên báo Nông cổ mín đàm năm 1904, ký tên dịch giả Canavaggio, nhưng theo Vương Hồng Sển, người dịch chính là Lương Khắc Ninh. Như vậy truyện Tam quốc chí do Lương Khắc Ninh dịch đăng lần đầu tiên trong Nông cổ mín đàm năm 1904”(6). Năm 2007, các tác giả Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan trong công trình Báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh lại cùng chung quan điểm với Bằng Giang và nhóm Đỗ Quang Hưng khi cho rằng: “Canavaggio là người Pháp sống tại Thủ Đức nhiều năm, giỏi Hán Nôm và Việt ngữ, là người dịch bộ Tam quốc chí diễn nghĩa từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ”(7). Cùng năm 2007, trong bài Một thế kỷ văn học Quốc ngữ, tác giả Nguyễn Văn Sâm cũng thiên về khuynh hướng xác định dịch giả Tam quốc là Canavaggio và bác bỏ trường hợp Lương Khắc Ninh. Ông viết: “Bản dịch Tam quốc chí ký tên Canavaggio là bản dịch Tam quốc chí ra Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta, trước bản dịch của Phan Kế Bính hơn một thập niên, đăng hơn năm năm từ số 1 đến số 210 là các số báo mà chúng tôi tham khảo được trước đây. Một số người ngờ rằng bản dịch nầy là của Lương Khắc Ninh, điều đó không có gì làm bằng. Xét về văn phong của Lương Khắc Ninh thì ta thấy không phải, ông nầy dùng nhiều biền ngẫu, chữ sử dụng cao kỳ mà dư thừa trong khi bản dịch Tam quốc chí đúng là hình thái văn xuôi, không có những tiểu đối, chữ dùng lại dễ hiểu bình dân, tỏ ra là tài lực của một người ít chịu ảnh hưởng của Hán học”(8). Đó là không kể một số công trình nghiêm túc của những nhà nghiên cứu Nam Bộ có tên tuổi khác có nói về Nông cổ mín đàm, nhưng không xác định tên người dịch Tam quốc như: Bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới của Bùi Đức Tịnh, Hồ sơ Lục châu học của Nguyễn Văn Trung, Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (Tập II: Văn học – Báo chí – Giáo dục) Tóm lại, có hai ý kiến về dịch giả của Tam quốc diễn nghĩa: Ý kiến thứ nhất khẳng định người dịch là Canavaggio. Ý kiến thứ hai nghi ngờ do người khác dịch. Như vậy, có năm đối tượng nghi vấn được đưa ra là: Canavaggio, Lương Khắc Ninh, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Khương và Nguyễn Chánh Sắt. Mà xu thế cho thấy, hiện nay ý kiến thứ nhất đang được nhiều người tán đồng, thắng thế hơn so với ý kiến thứ hai. Trong đó, ý kiến thứ nhất dựa trên căn cứ tên Canavaggio được ghi rõ ràng dưới bản dịch Tam quốc trên các kỳ báo Nông cổ mín đàm, còn ý kiến nghi ngờ chủ yếu dựa trên suy đoán chủ quan không có bằng chứng. Ở đây, tôi sẽ dựa trên ba tiêu chí để loại trừ năm đối tượng được dẫn ra từ hai ý kiến trên, từ đó đi đến xác định dịch giả thực sự của Tam quốc. 1. Tiêu chí thứ nhất, người dịch Tam quốc phải giỏi cả Hán văn lẫn Việt văn. Theo tiêu chí này thì trong năm đối tượng kể trên, người bị loại ra đầu tiên lại chính là Canavaggio. Vì sao? Bởi ông là người Pháp mà dù cho có “hai mươi năm chẵn ở miền Nam thổ” đi nữa, thì nhiều lắm ông cũng chỉ giỏi tiếng Việt chứ không có bằng chứng nào chắc chắn để khẳng định Canavaggio cũng là người giỏi Hán văn. Hơn nữa, tôi chỉ nghe nói ông lo buôn bán, chăn nuôi làm ăn, chứ không thấy ông có công trình nào như từ điển chữ Nôm của Taberd hay Schneider (mà nếu ai đã đọc các công trình này, cũng có thể biết chúng được hoàn chỉnh với sự hợp tác của nhiều người Việt, và cũng khó khẳng định hai ông này thực sự giỏi chữ Nôm hay tiếng Việt, trong khi đó việc dịch Tam quốc còn khó hơn nhiều lần so với việc soạn tự vị). Một bằng chứng khác nữa là sau khi tờ Nông cổ mín đàm ra đời được ít lâu, thì vì thua lỗ nên Canavaggio giao hết cho Lương Khắc Ninh, bởi vậy trên số 56 ra ngày 18 Septembre 1901, phần Lời rao in ở trang đầu mới viết: “Ai muốn mua nhựt trình, hay là in việc chi vào nhựt trình thì cứ do Bổn quán chủ bút là Lương Khắc Ninh mà thương nghị, chớ có gởi cho ông Canavaggio nữa”. Nghĩa là lúc này Canavaggio trên thực tế không còn làm việc và viết lách gì ở toà soạn Nông cổ mín đàm nữa, như vậy việc tên ông vẫn tiếp tục để dưới các kỳ Tam quốc chí tục dịch cũng chỉ là hữu danh vô thực. 2. Tiêu chí thứ hai, ngoài Tam quốc, người dịch còn dịch thêm các tiểu thuyết Trung Quốc khác. Theo tiêu chí này, thì lần thứ hai Canavaggio lại bị loại, và người tiếp theo phải rời khỏi danh sách này là Lương Khắc Ninh. Bởi, căn cứ vào bảng “Thư mục văn học Sài Gòn từ 1866 đến 1930 - Truyện Tàu”(9) thì không hề thấy tên Lương Khắc Ninh hay Lương Dũ Thúc nào cả. Điều này cộng với những suy luận khá hợp lý của Bằng Giang, Nguyễn Văn Sâm ở trên và của Bùi Đức Tịnh ở đây: “Ông Lương Khắc Ninh ít được biết trong văn giới có lẽ ông dùng báo chí như một phương tiện để hoạt động chính trị nghị trường, hơn là một phương tiện để hoạt động văn học”(10); rồi bản thân Lương Khắc Ninh bị đau mắt, bận đi gom tiền báo phải tạm ngưng mục Thương cổ luận thường kỳ và đăng lời thông báo ngay trên Nông cổ mín đàm: “Lời kiếu: Bổn quán xin kiếu lỗi cùng chư vị tri bằng quí hữu, cho nghỉ vài kỳ Thương cổ luận vì chủ bút mắt đau”(11), “chủ bút phải đi mỗi hạt đặng góp tiền nhựt báo”(12) Trong khi đó Tam quốc tục dịch vẫn được đăng đều đặn; lại càng chứng tỏ Lương Khắc Ninh không phải là dịch giả thực sự của Tam quốc.