1. Mở đầu
Đầu tư phát triển là hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát triển nhanh
và bền vững mỗi quốc gia cũng như từng địa phương. Trong những năm qua, với các chủ
trương chính sách phù hợp, hoạt động đầu tư ở DVB TNT có chuyển biến tích cực, đã
thu hút được nhiều nguồn vốn lớn với sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào
những lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhờ đó đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển
kinh tế - xã hội của toàn dải. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì DVB TNT vẫn còn
gặp phải những khó khăn, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển. Chính vì vậy, với
những giải pháp và hướng đi phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức hút đầu tư cho DVB TNT.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 153-160
SỨC HÚT ĐẦU TƯ Ở DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH
Hoàng Phan Hải Yến
Trường Đại học Vinh
E-mail: hoangphanhaiyen@yahoo.com
Tóm tắt. Dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (DVB TNT) thuộc vùng Bắc Trung
Bộ của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều lợi thế và có ý nghĩa chiến lược trong quá
trình phát triển, chính vì vậy, những năm qua vùng đã thu hút được vốn đầu tư từ
nhiều nguồn, việc sử dụng những nguồn vốn đó đem lại hiệu quả tương đối cao.
Từ khóa: Dải ven biển, đầu tư, Thanh-Nghệ-Tĩnh, phát triển, chiến lược.
1. Mở đầu
Đầu tư phát triển là hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát triển nhanh
và bền vững mỗi quốc gia cũng như từng địa phương. Trong những năm qua, với các chủ
trương chính sách phù hợp, hoạt động đầu tư ở DVB TNT có chuyển biến tích cực, đã
thu hút được nhiều nguồn vốn lớn với sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào
những lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhờ đó đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển
kinh tế - xã hội của toàn dải. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì DVB TNT vẫn còn
gặp phải những khó khăn, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển. Chính vì vậy, với
những giải pháp và hướng đi phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức hút đầu tư cho DVB TNT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những lợi thế chính của DVB TNT trong thu hút đầu tư
2.1.1. Tự nhiên
- Vị trí địa lý: DVB TNT có lãnh thổ hẹp ngang, phía Bắc giáp với vùng Đồng bằng
sông Hồng; phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía Tây giáp với vùng nội
địa của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; phía Đông giáp biển Đông với một đường
bờ biển dài 321 km. DVB TNT nằm trên các trục giao thông chính xuyên quốc gia, vừa
có hệ thống cảng biển, sân bay, cửa ngõ ra biển của Lào qua các hành lang Đông - Tây và
tương lai không xa là cho cả vùng Đông Bắc Thái Lan và Mianma. Với vị trí địa lý như
vậy đã tạo cho DVB TNT có vị trí chiến lược, giống như chiếc cầu nối giữa Bắc Bộ và
phần phía Nam của đất nước, giữa đại dương và đất liền; điều kiện giao lưu thuận lợi với
vùng nội địa cũng như các vùng kinh tế khác trong cả nước, với các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới [1].
153
Hoàng Phan Hải Yến
- Tài nguyên: DVB TNT có nhiều loại tài nguyên, nhưng đáng kể hơn cả là tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên biển và tài nguyên du lịch.
+ Khoáng sản: phong phú và đa dạng, song đáng kể nhất là sắt ở Thạch Khê có trữ
lượng lớn nhất cả nước với 553,72 triệu tấn; ngoài ra còn có các loại đá, cát xây dựng,
Titan. . .
+ Biển: DVB TNT có bờ biển dài 321 km và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích
gần 5 vạn km2. Trên toàn dải đều có các địa điểm xây dựng cảng; có nhiều bãi cát và cồn
cát lớn ven biển; các bãi tắm đẹp. . .
+ Du lịch: DVB TNT có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, có giá trị thu hút
khách du lịch rất cao.
Qua điều tra, vùng biển của DVB TNT thuộc vùng Bắc Trung Bộ có 30 - 40 loài cá
có giá trị kinh tế với trữ lượng 620.000 tấn, có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong đó,
cá nổi 52 - 58%, chiếm 20 - 27% trữ lượng khai thác cả nước. Tôm có 30 loài, khả năng
khai thác 3.300 tấn/năm và tôm hùm 350 - 450 tấn/năm, mực 5.000 tấn/năm. Vùng có 3
vạn hécta nước lợ ở các cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng hải sản. Ngoài ra, còn
có nhiều đồng muối trải dọc trên toàn dải ven biển.
Với sự phong phú và đa dạng về các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội kết hợp với tài
nguyên thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để DVB TNT
phát triển một ngành du lịch với nhiều sản phẩm: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch
văn hóa lịch sử. . . Nhìn chung, các tài nguyên biển có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế cũng
như an ninh quốc phòng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, đảo.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
- Dân cư: Nằm trong khu vực có nền văn hóa, hiếu học lâu đời, cho đến ngày nay,
DVB TNT vẫn là một trung tâm đào tạo ra những người có trình độ cao.
Năm 2009, dân số của DVB TNT là 2.702.279 người, chiếm 35.6% dân số của cả ba
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; lực lượng lao động của vùng có hơn 1,5 triệu người
với chất lượng lao động tương đối cao. Đây sẽ là một nguồn lực quan trọng để phát triển
các ngành kinh tế trên phạm vi toàn dải.
- Cơ sở hạ tầng:DVB TNT có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, nhất là mạng lưới
giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người và hàng hóa. Trên toàn dải cũng
như các vùng giáp ranh với DVB TNT có đầy đủ các loại hình giao thông như đường ô
tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Tuy nhiên, chất lượng của các
loại đường còn kém, hiện nay, các loại hình đường này đang được đầu tư, nâng cấp, hiện
đại hóa. Ngoài hệ thống giao thông, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông của dải cũng
tương đối phát triển và đồng bộ.
- Đường lối, chính sách: xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh phát triển kinh tế dải ven biển, kinh tế biển theo hướng CNH - HĐH, DVB TNT đã
chú trọng đến các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
154
Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh
2.2. Hiện trạng đầu tư
2.2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển
Trong những năm qua, với những chính sách, chiến lược đúng hướng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tối đa những điều kiện thuận lợi, khắc phục những
khó khăn, thách thức, DVB TNT đã đạt được những kết quả đầu tư đáng ghi nhận. Tổng
vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2005 - 2010 là 65.689,8 tỉ đồng, chiếm hơn 38,6% tổng
vốn đầu tư của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Giai đoạn 2005 - 2010 quy mô vốn đầu tư đã tăng lên 404,67%. Tốc độ tăng trưởng
của vốn đầu tư phát triển cũng ổn định, đạt mức khá cao, trung bình gần 26,2%/năm.
Bảng 1. Quy mô vốn đầu tư phát triển DVB TNT
giai đoạn 2005 - 2010 [2], [3],[4], [5]
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng VĐT phát triển
DVB TNT (Tỉ đồng)
7.386,2 8.929,0 11.224,2 15.806,4 22.344,0 29.890,7
Tốc độ phát triển định gốc
(%)
100,00 120,88 151,96 213,99 302,51 404,67
2.2.2. Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn hoạt động
Từ 2005 - 2010, vốn đầu tư trong nước của DVB TNT liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2. Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn huy động [5]
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Tổng vốn đầu tư phát triển
toàn dải (tỉ đồng)
7.386,2 8.929,0 11.224,2 15.806,4 22.344,0 29.890,7
- Vốn trong nước 7.286,8 8.859,0 10.929.6 14.352,7 19.476,1 25.751,5
- Vốn ngoài nước (FDI) 99,4 70,0 294,6 1.453,7 2.867,9 4.139,2
2. tỉ trọng trong tổng vốn
đầu tư (%)
100 100 100 100 100 100
- Vốn trong nước 98,65 99,21 97,38 90,80 87,16 86,15
- Vốn ngoài nước (FDI) 1,35 0,79 2,62 9,20 12,84 13,85
Năm 2005 nguồn vốn trong nước là 7.286,8 tỉ đồng, đến năm 2010 đã đạt 25.751,5
tỉ đồng. Nguồn vốn trong nước luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng mức vốn đầu tư
phát triển của DVB TNT, trên 86%/năm, tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm
nhanh từ 98,65% năm 2005 xuống còn 86,15% năm 2010.
Trong cơ cấu vốn đầu tư trong nước, vốn nhà nước vẫn còn chiếm tỉ trọng đáng
kể, 46,4% năm 2010, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất,
24,4%. Nguồn vốn tín dụng và vốn tự có của doanh nghiệp tuy chiếm tỉ trọng không cao
nhưng nó cũng có đóng góp quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Vốn tín dụng được dùng để đầu tư theo dự án, còn vốn tự có do chiếm tỉ lệ nhỏ nên một
155
Hoàng Phan Hải Yến
phần được dùng để làm nguồn đối ứng với vốn tín dụng, số còn lại chủ yếu là đầu tư tài
sản cố định phục phụ quản lý doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao, năm 2010 chiếm 39,8%.
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới và tham gia vào các tổ chức khu vực và
quốc tế, đây là nguồn vốn rất quan trọng, thể hiện tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp ở nước ta nói chung và DVB TNT nói riêng.
Bảng 3. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trong nước
phân theo nguồn hoạt động [5]
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Vốn nhà nước 48,6 49,8 48,5 44,8 47,3 46,4
- Ngân sách nhà nước 28,6 29 30,1 23,0 23,2 24,4
- Vốn tín dụng 17,4 16,1 15,9 16,3 19,0 16,5
- Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà
nước 2, 6 4,7 2,5 5, 5 5,1 5,5
2. Vốn ngoài nhà nước 50,0 49,4 48,9 46 39,9 39.8
- Vốn của doanh nghiệp 11,4 12,7 12,3 11,6 12,8 13,6
- Vốn của dân và tư nhân 38,6 36,7 36,6 34,4 27,1 26,2
Bảng 4. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đang hoạt động ở DVB TNT [5]
Đơn vị: nghìn USD
Tên doanh nghiệp Lĩnh vực đầutư
Địa điểm đầu
tư
Nước đầu
tư Vốn đầu tư
Công ty TNHH Lọc hóa
dầu Nghi Sơn Hóa lọc dầu KKT Nghi Sơn
Cô Oét và
Nhật Bản 6.149.000
Công ty TNHH Sắt xốp
Kobelco Việt Nam
Sản xuất sắt
xốp KoBelco
KCN Hoàng
Mai Nhật Bản 1.000.000
Công ty TNHH Tân Việt
Trung
Ván nhân tạo KKT Đông
Nam
Trung Quốc 4.150.000
Liên doanh bột giấy Việt
Nhật
Sản xuất bột
giấy
KKT Vũng Áng Nhật Bản 5.000
Công ty Honglin - Việt
Nam
Chế biến gỗ
xuất khẩu
KKT Vũng Áng Lào 7.000
Công ty gang thép Hưng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
Khu liên hiệp
thép - cảng Sơn
Dương
KKT Vũng Áng Đài Loan 7.890.000
Công ty cổ phần viễn
thông Hà Tĩnh – Sao Á
Viễn thông KKT Vũng Áng Mỹ 10.000
Về nguồn vốn của doanh nghiệp, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và
sửa đổi năm 2005, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời nhanh chóng, số
156
Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh
vốn đầu tư của khu vực này có xu hướng tăng nhưng không ổn định trong cơ cấu và chiếm
tỉ trọng tương đối lớn trong vốn nhà nước. Năm 2010 nguồn vốn này đã tăng từ 11,4%
(năm 2005) lên 13,6%.
Về nguồn vốn của dân và tư nhân không hề nhỏ, chiếm 26,2% năm 2010, còn từ
năm 2005 đến năm 2008 đều chiếm tỉ trọng trên 34%, nghĩa là lượng vốn trong dân khá
lớn, nếu biết phát huy thì đó sẽ là một nguồn vốn đáng kể, đóng góp cho công cuộc CNH
- HĐH ở DVB TNT.
So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm tỉ
lệ nhỏ, dưới 13,9% nhưng có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 1,35%
năm 2005 (thậm chí 0,79% năm 2006) nhưng đã tăng hơn 13% vào năm 2009. Đây là dấu
hiệu khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở DVB TNT.
Hiện nay, trên địa bàn DVB TNT có 2.698 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng
trong đó chỉ có 27 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 1% trong tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn dải.
Năm 2010 được xem là năm thành công nhất trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, thể hiện ở sự tăng đột biến của nguồn vốn này và đạt mức 4.139,2 tỉ đồng,
chiếm 13,85% tổng số vốn đầu tư toàn dải. Tuy đạt được kết quả như vậy nhưng điều dễ
nhận thấy là số dự án vẫn rất ít và chỉ có một vài dự án có vốn lớn, còn lại hầu hết là dự án
nhỏ, đầu tư trực tiếp vào DVB TNT so với các dải ven biển khác còn ít, chưa tương xứng
với tiềm năng của địa phương.
2.2.3. Vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế
Bảng 5. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế [5]
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Tổng VĐT toàn DVB TNT
(tỉ đồng)
7.386,2 8.929,0 11.224,2 15.806,4 22.344,0 29.890,7
- Nông nghiệp 627,8 982,2 1.616,3 2.197,1 3.552,7 4.780,8
- Công nghiệp - Xây dựng 2.622,1 3.223,4 4.736,6 7.934,8 11.887,0 16.411,9
- Dịch vụ 4.136,3 4.723,4 4.871,3 5.674,5 6.904,3 8.698,0
2. Cơ cấu vốn đầu tư (%) 100 100 100 100 100 100
- Nông nghiệp 8,5 11,0 14,4 13,9 15,9 16,0
- Công nghiệp - Xây dựng 35,5 36,1 42,2 50,2 53,2 54,9
- Dịch vụ 56 52,9 43,4 35,9 30,9 29.1
Vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế có sự phân hóa rõ rệt, hai khu vực có sự ưu tiên
hàng đầu trong cơ cấu vốn đầu tư là công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, chiếm tỉ lệ thấp
nhất vẫn là khu vực nông nghiệp. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH - HĐH.
Đối với khu vực nông nghiệp, mặc dù chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu vốn đầu tư
nhưng có xu hướng tăng, tuy nhiên không ổn định. Từ 8,5% năm 2005 lên 16,0% năm
2010. Điều này do, trong nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất thủy sản là thế mạnh của DVB
157
Hoàng Phan Hải Yến
TNT. Với xu thế “tiến ra biển” hiện nay, đây là ngành mũi nhọn được ưu tiên đầu tư. Chính
vì vậy, ngành nông nghiệp tăng do ngành sản xuất thủy sản tăng giá trị trong cơ cấu.
Đối với khu vực công nghiệp - xây dựng, đây được xem là thế mạnh của DVB TNT.
Với sự phong phú, đa dạng về nguồn tài nguyên khoáng sản, DVB TNT tập trung vào phát
triển công nghiệp khai khoáng, cán thép, luyện kim, đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.
Đối với khu vực dịch vụ, tận dụng các lợi thế sẵn có về biển như: cảng biển, thiên
nhiên biển để phát triển các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch. . . Tốc độ tăng
trưởng của dịch vụ đạt gần 13,2%/năm trong 6 năm qua.
Ngoài các lĩnh vực dịch vụ nêu trên, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là một
trong những mục tiêu mũi nhọn trong thu hút đầu tư ở DVB TNT.
2.3. Những kết quả đạt và tồn tại trong thu hút đầu tư hiện nay
* Những kết quả đạt được
- Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở DVB TNT trong những năm
qua. tỉ trọng khu vực nông nghiệp ngày càng giảm từ 39,5% năm 2005 xuống còn 30,1%
năm 2010; tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng tương ứng từ 24,7% lên 32,4%;
tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 35,8% lên 37,5%. Tuy tỉ trọng đóng góp vào GDP có sự
tăng giảm theo từng khu vực nhưng về giá trị tuyệt đối thì tất cả các khu vực đều tăng.
- Đầu tư tác động đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở DVB TNT.
Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế. . . do đó sẽ làm cho chất lượng của tăng trưởng kinh tế cao
hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9,8%/năm, trong đó công nghiệp - xây
dựng tăng 18%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 1,5%, dịch vụ tăng 10,3%. GDP/người tăng
từ 5,3 triệu đồng năm 2005 lên 10,6 triệu đồng năm 2010.
- Đầu tư làm tăng năng lực sản xuất và tài sản cố định cho các ngành, các lĩnh vực
kinh doanh ở DVB TNT. Hoạt động đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản
và sửa chữa lớn tài sản cố định sẽ làm gia tăng tài sản cố định và năng lực sản xuất mới.
- Ngoài các kết quả đạt được nêu trên, thì đầu tư còn nhằm xây dựng hoàn thiện và
hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực xã hội khác như: giải quyết việc làm cho lao động,
giáo dục, y tế, văn hóa. . . ngày càng được nâng cao.
* Những tồn tại
- Trong những năm qua, vốn đầu tư phát triển ở DVB TNT liên tục gia tăng, tuy
nhiên, so với nhu cầu thực tế thì lượng vốn này chưa đáp ứng được nhu cầu lớn cho đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh trên toàn dải.
- Vốn nhà nước cho đầu tư phát triển mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm
tỉ trọng lớn, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách (chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư của nhà
nước). Chính do phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên tổng vốn đầu tư phát triển trên địa
158
Sức hút đầu tư ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh
bàn toàn dải thường bấp bênh, không ổn định.
- Vốn tín dụng mặc dù có xu hướng tăng trong cơ cấu vốn đầu tư song chưa phát
huy được nhiều do lượng vốn vay thấp, chủ yếu được cho vay để đầu tư các dự án lớn, có
tính chất quan trọng do Chính phủ quy định từng thời kỳ, có thời gian vay tương đối dài,
yêu cầu về hồ sơ, thủ tục khá khắt khe, do đó chỉ có một số ít các doanh nghiệp tiếp cận
được nguồn vốn này.
- Nguồn vốn FDI mặc dù có xu hướng tăng trong cơ cấu nhưng chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có của DVB TNT. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
còn ít, lượng tiền vốn đầu tư vào các doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với các vùng khác;
nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến thăm dò đầu tư nhưng thường không mặn mà với DVB
TNT. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng trên toàn dải còn chắp vá, chưa hoàn thiện,
cơ chế hành chính rườm rà, tính minh bạch cao không cao.
- Sự phân bổ vốn đầu tư còn nhiều bất cập, điều đó dẫn đến tình trạng sử dụng vốn
dàn trải, lãng phí, không đúng trọng tâm, trọng điểm mà hiệu quả lại không cao.
- Công tác khảo sát, thiết kế, lập dự án chưa chặt chẽ, nhiều công trình lập dự án và
thiết kế chưa phù hợp với thực tế. Chất lượng công tác lập hồ sơ, thẩm định dự án chưa
đáp ứng yêu cầu, do vậy khi thẩm định thiết kế cơ sở thường phải sửa đổi bổ sung nhiều
lần, kéo dài thời gian.
- Cơ chế chính sách thu hút đầu tư còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ, còn có sự chồng
chéo giữa các quy định dẫn đến việc áp dụng và thi hành các chính sách gặp nhiều rắc rối,
phiền hà, làm mất niềm tin đối với các nhà đầu tư.
2.4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư
- Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tư nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn
ngân sách nhà nước. Tận dụng tối đa các nguồn vốn tín dụng, vốn nhàn rỗi trong dân cư
và các doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn nước ngoài. . .
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý nhằm khai thác lợi thế của toàn dải. Trong những
năm sắp tới, DVB TNT cần xác định những ngành kinh tế mũi nhọn để ưu tiên đầu tư và
thu hút đầu tư. Hiện nay, những ngành đòi hỏi tập trung đầu tư hơn cả là ngành khai thác
khoáng sản: sắt, titan, vật liệu xây dựng; ngành kinh tế cảng; ngành du lịch biển, ngành
khai thác và nuôi trồng hải sản.
- Tránh mở rộng và xây dựng tràn lan các khu kinh tế, khu công nghiệp. Tập trung
và xác định đầu tư vào những khu kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm từ việc xác định
các ngành mũi nhọn ở trong đó.
- Đối với các nguồn tài nguyên có quy mô lớn như sắt, titan phải có biện pháp đầu
tư khai thác nhưng trên quan điểm phát triển bền vững, tránh khai thác quá mức dẫn đến
cạn kiệt tài nguyên trong tương lai.
- Đầu tư và xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhất là mạng lưới vận tải, mạng lưới
điện, cấp thoát nước, các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí. Đầu tư xây dựng các tuyến
đường ngang Đông - Tây để nối dải ven biển với khu vực nội địa nhằm tạo điều kiện thuận
159
Hoàng Phan Hải Yến
lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
- Trên cơ sở chính sách một cửa, cần điều chỉnh cho phù hợp cơ chế chính sách, tạo
môi trường đầu tư nhanh, gọn, thông thoáng, giảm áp lực cho các nhà đầu tư, nhất là các
nhà đầu tư nước ngoài.
- Có các chương trình quảng bá, giới thiệu về các tiềm năng và nguồn lực của DVB
TNT để các nhà đầu tư có thông tin cụ thể và xây dựng thương hiệu cho các ngành, hàng
đầu tư ở DVB TNT.
- Thu hút đầu tư nước ngoài FDI là một việc cần làm hiện nay ở DVB TNT nhưng
không phải vì thế mà không tìm hiểu cụ thể và chính xác các thông tin về các nhà đầu tư
nước ngoài, phải tiếp nhận có chọn lọc các dự án đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của toàn dải, tránh những rủi ro
đáng tiếc xảy ra.
- Phải có các chuyên gia có tầm nhìn xa trong việc thẩm định các dự án; quản lý
chặt chẽ công tác khảo sát, thiết kế, lập dự án và giao cho các đơn vị thi công có trách
nhiệm, kinh nghiệm cũng như trình độ cao.
3. Kết luận
Như vậy, đầu tư có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở DVB TNT.
Trong những năm sắp tới, để khắc phục những tồn tại kể trên, đồng thời khai thác, tận
dụng những lợi thế của toàn dải, phát huy những nhân tố tích cực giúp cho hoạt động đầu
tư phát triển đúng hướng, có nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đưa DVB TNT thực sự
trở thành “cửa ngõ” quan trọng, cần phải có các giải pháp có tính khả thi, hy vọng, những
giải pháp được đưa ra ở trên sẽ phần nào đáp ứng được các mục tiêu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Minh Tuệ (cb), 2009. Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam. Nxb Giáo dục.
[2] Cục Thống kê Thanh Hóa, 2010. Niên giám thống kê 2009. Nxb Thống kê.
[3] Cục Thống kê Nghệ An, 2010. Niên giám thống kê 2009. Nxb Thống kê.
[4] Cục Thống kê Hà Tĩnh. Niên giám thống kê 2009. Nxb Thống kê.
[5] Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh-Nghệ-Tĩnh. Các báo cáo tổng hợp, Dự kiến kế hoạch
đầu tư phát triển.
ABSTRACT
Investment attraction along a stretch
of coast Thanh Hoa – Ngh