Có người yêu cầu tôi nói chuyện về đềtài “sức khỏe trong quá trình phát triển”. Tôi phải
xửlý vấn đềnày – một vấn đềcực kỳkhó khăn – theo nội dung “sức khỏe quan hệtới
quá trình phát triển nhưthếnào”. Ởmột mức độnào đó thì câu hỏi đã mặc nhiên thừa
nhận một câu trảlời: chắc chắn ai ai cũng phải chấp nhận rằng nâng cao sức khỏe của
người dân không nhiều thì ít là một mục tiêu của quá trình phát triển. Nhưng công nhận
sơ đẳng này tựthân nó không dẫn ta đi được xa. Chúng ta cần phải đặt ra nhiều câu hỏi
nữa. Sức khỏe quan trọng thếnào trong các mục tiêu của quá trình phát triển? Có phải sức
khỏe được nâng cao tốt nhất bằng cách thông qua quá trình tăng trưởng kinh tếliên quan
tới chuyện nâng cao thu nhập quốc dân tính trên đầu người chăng? Hay công cuộc cải
thiện sức khỏe nhưmột mục tiêu cần phải tách rời ra khỏi quá trình tăng trưởng kinh tế để
xét riêng một mình bản thân nó mà thôi? Có phải tất cảnhững điều tốt đẹp đều cùng đồng
hành trong quá trình phát triển, hay còn có những lựa chọn cần phải được thực hiện theo
thứtự ưu tiên? Mối quan ngại của chúng ta vềlẽcông bình có tựnó phản ánh trong lĩnh
vực y tếvà chăm sóc sức khỏe không? Chắc tôi cũng phải đi sâu vào những vấn đềnày
nữa mất thôi.
Tuy nhiên, đểxúc tiến cái điều có lẽlà vấn đềcăn bản nhất, thì hãy đểtôi bắt đầu
bằng cách thuật lại một câu chuyện rất xưa giữa một người chồng và một người vợvề
chuyện kiếm tiền. Dĩnhiên, chuyện mấy cặp vợchồng ngồi lại bàn luận khảnăng kiếm
thêm nhiều tiền hơn thì có gì là lạ, nhưng một câu chuyện về đềtài này mà xảy ra tít mù ở
tận thếkỷthứtám trước Công nguyên thì cũng đáng cho ta tò mò chú ý. Trong cuốn
Brihadaranyaka Upanishadbản Phạn ngữ, nhân vật nữMaitreyee và chồng cô là
Yajnavalkya đang bàn với nhau vềchính cái đềtài này. Thếnhưng họ đi thật nhanh đến
một vấn đềthực vô cùng lớn – lớn hơn những cách thức và phương tiện làm sao trởnên
giàu có nhiều. Cái sựgiàu có phải đến tới đâu mới giúp họcó được điều họmuốn?
Maitreyee tựhỏi không biết được chăng nếu như“cảthếgian tiền rừng bạc bể” này mà
thuộc vềchỉmình cô, thì nhờnó cô có được bất tửhay không. Yajnavalkya trảlời,
“Không đâu, đời mụsẽgiống nhưcuộc đời của một lão giàu có, nhưng đừng có lấy cái
giàu mà mong chuyện bất tử.” Maitreyee bèn buông một câu, “Vậy thì tôi làm gì với cái
mà không nhờnó đểbất tử được?”
8 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức khỏe trong quá trình phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Nieân khoaù 2006-2007
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Sức Khỏe trong Quá trình Phát triển
Armartya Sen 1 Biên dịch: Lê Việt Ánh
Sức Khỏe trong Quá trình Phát triển*
Armartya Sen
Có người yêu cầu tôi nói chuyện về đề tài “sức khỏe trong quá trình phát triển”. Tôi phải
xử lý vấn đề này – một vấn đề cực kỳ khó khăn – theo nội dung “sức khỏe quan hệ tới
quá trình phát triển như thế nào”. Ở một mức độ nào đó thì câu hỏi đã mặc nhiên thừa
nhận một câu trả lời: chắc chắn ai ai cũng phải chấp nhận rằng nâng cao sức khỏe của
người dân không nhiều thì ít là một mục tiêu của quá trình phát triển. Nhưng công nhận
sơ đẳng này tự thân nó không dẫn ta đi được xa. Chúng ta cần phải đặt ra nhiều câu hỏi
nữa. Sức khỏe quan trọng thế nào trong các mục tiêu của quá trình phát triển? Có phải sức
khỏe được nâng cao tốt nhất bằng cách thông qua quá trình tăng trưởng kinh tế liên quan
tới chuyện nâng cao thu nhập quốc dân tính trên đầu người chăng? Hay công cuộc cải
thiện sức khỏe như một mục tiêu cần phải tách rời ra khỏi quá trình tăng trưởng kinh tế để
xét riêng một mình bản thân nó mà thôi? Có phải tất cả những điều tốt đẹp đều cùng đồng
hành trong quá trình phát triển, hay còn có những lựa chọn cần phải được thực hiện theo
thứ tự ưu tiên? Mối quan ngại của chúng ta về lẽ công bình có tự nó phản ánh trong lĩnh
vực y tế và chăm sóc sức khỏe không? Chắc tôi cũng phải đi sâu vào những vấn đề này
nữa mất thôi.
Tuy nhiên, để xúc tiến cái điều có lẽ là vấn đề căn bản nhất, thì hãy để tôi bắt đầu
bằng cách thuật lại một câu chuyện rất xưa giữa một người chồng và một người vợ về
chuyện kiếm tiền. Dĩ nhiên, chuyện mấy cặp vợ chồng ngồi lại bàn luận khả năng kiếm
thêm nhiều tiền hơn thì có gì là lạ, nhưng một câu chuyện về đề tài này mà xảy ra tít mù ở
tận thế kỷ thứ tám trước Công nguyên thì cũng đáng cho ta tò mò chú ý. Trong cuốn
Brihadaranyaka Upanishad bản Phạn ngữ, nhân vật nữ Maitreyee và chồng cô là
Yajnavalkya đang bàn với nhau về chính cái đề tài này. Thế nhưng họ đi thật nhanh đến
một vấn đề thực vô cùng lớn – lớn hơn những cách thức và phương tiện làm sao trở nên
giàu có nhiều. Cái sự giàu có phải đến tới đâu mới giúp họ có được điều họ muốn?
Maitreyee tự hỏi không biết được chăng nếu như “cả thế gian tiền rừng bạc bể” này mà
thuộc về chỉ mình cô, thì nhờ nó cô có được bất tử hay không. Yajnavalkya trả lời,
“Không đâu, đời mụ sẽ giống như cuộc đời của một lão giàu có, nhưng đừng có lấy cái
giàu mà mong chuyện bất tử.” Maitreyee bèn buông một câu, “Vậy thì tôi làm gì với cái
mà không nhờ nó để bất tử được?”
Câu hỏi mang tính chất tu từ của Maitreyee đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
trong triết lý tôn giáo Ấn Độ để minh họa cho cả bản chất nan giải của con người lẫn cái
giới hạn của thế giới vật chất. Tôi là người mang đầy hoài nghi về những vấn đề thế gian
tạm bợ khác nên khó bị cái thất vọng bẽ bàng đầy chất trần tục của Maitreyee dẫn đưa tới
những phạm trù ấy. Thế nhưng câu chuyện này còn mang một khía cạnh khác nữa khá là
thú vị thiết thân với kinh tế học và với nhận thức về bản chất của phát triển. Đấy là quan
hệ giữa thu nhập và thành tựu, giữa hàng hóa và khả năng, giữa giàu có kinh tế và khả
năng sống theo cách ta muốn sống. Mặc dù một mặt có mối quan hệ giữa thịnh vượng và
sức khỏe, tuổi thọ và các thành đạt khác, nhưng mặt khác mối liên hệ này có thể hoặc
không có thể mạnh lắm và có thể lệ thuộc vô cùng vào các hoàn cảnh khác. Vấn đề không
phải là cái khả năng bất tử mà Maitreyee – cầu cho linh hồn bà được siêu thoát – đã khao
khát, nhưng cái khả năng sống thực sự lâu (không bị đứt ngang trong khi đang xuân) và
có được một cuộc sống tốt đẹp trong khi còn sống (chứ không phải một cuộc sống khổ sở
và mất tự do) – những thứ ấy gần như ai ai trong chúng ta cũng đều trân quý và khao
khát.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Sức Khỏe trong Quá trình Phát triển
Armartya Sen Biên dịch: Lê Việt Ánh 2
Cái khoảng cách giữa hai cách nhìn (nghĩa là, một bên tập trung tuyệt đối vào giàu
có kinh tế, còn một bên là cái nhìn rộng rãi hơn, chú trọng vào cái cuộc đời mà chúng ta
có thể sống) là một vấn đề lớn trong quá trình khái niệm hóa sự phát triển. Như triết gia
Aristotle ghi nhận ngay từ đầu cuốn Nichomachean Ethics (cộng hưởng rất hài hòa với
câu chuyện giữa Maitreyee và Yajnavalkya cách đó ba ngàn dặm): “Sự giàu có rõ ràng
không phải là cái thiện chúng ta đang tìm kiếm; bởi chưng nó chỉ là có ích mà thôi, và nó
ở đó chỉ vì một cái gì khác.”
Tính hữu dụng của sự giàu có nằm ở những cái mà nó cho phép chúng ta làm –
những tự do trọng yếu mà nó giúp ta đạt được, gồm có tự do được sống lâu và sống tốt.
Nhưng mối quan hệ này không hề riêng biệt (vì ngoài của cải ra, còn có nhiều thứ khác
tác động đáng kể lên cuộc sống của chúng ta) và cũng không đồng nhất (do tác động của
sự giàu có lên cuộc sống chúng ta biến thiên theo các ảnh hưởng khác). Thừa nhận vai trò
tối quan trọng của sự giàu có đối với những điều kiện sống và chất lượng của cuộc sống
là điều rất quan trọng, và cũng quan trọng không kém là phải cần hiểu rõ bản chất giới
hạn phụ thuộc của nó. Một khái niệm đúng đắn về phát triển cần phải vượt quá cái quá
trình tích lũy của cải và tăng tổng sản lượng quốc gia cùng các biến số liên quan đến thu
nhập khác. Tuy không hề bỏ qua tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế, song chúng ta
cần phải nhìn xa hơn nữa.
Cứu cánh và phương tiện của quá trình phát triển đòi hỏi chúng ta phải xem xét
và điều nghiên thật kỹ để có được một nhận thức đầy đủ về quá trình phát triển. Sẽ đơn
giản là chưa đầy đủ nếu như chúng ta lấy chuyện tối đa hóa thu nhập hoặc gom thật nhiều
của cải làm mục tiêu căn bản duy nhất của mình, điều đó giống như Aritotle đã nói, “chỉ
có tính hữu dụng mà thôi, và nó ở đó vì một cái gì khác kia.” Cũng vì lý do ấy nên không
thể xử lý tăng trưởng kinh tế như chính nó là cứu cánh. Phát triển (như tôi đã cố tranh
luận trong cuốn sách sắp xuất bản Phát triển là Tự do) chủ yếu cần phải được gắn kết mật
thiết với chuyện nâng cao cuộc sống ta đang có cùng những tự do mà ta hưởng thụ được.
Và trong số những tự do quan trọng nhất mà chúng ta có thể có được là tự do khỏi bị ràng
buộc bởi những bệnh tật có thể tránh được và cái tất tử mà ta có thể thoát khỏi (dù không
mãi mãi). Cũng quan trọng không kém là phải hiểu bản chất giới hạn và phụ thuộc của
mối quan hệ giữa thịnh vượng kinh tế và sức khỏe tốt, cũng như phải công nhận tầm quan
trọng sống còn của mối quan hệ này (cho dẫu chúng giới hạn và phụ thuộc đến mấy đi
nữa).
Tình trạng thiệt mất tuổi thọ tương đối và tuyệt đối của người Mỹ gốc châu Phi
Để tôi minh họa bản chất của mối quan hệ này bằng một vài thí dụ qua kinh nghiệm. Điều
đáng chú ý là mức độ bị thiệt mất tuổi thọ của một số nhóm người ở các quốc gia thịnh
vượng cũng có thể đem ra so sánh được với những người trong cái gọi là “thế giới thứ
ba”. Thí dụ ở nước Mỹ, người Mỹ gốc châu Phi nếu tính chung là một nhóm thì không có
được cơ hội cao hơn – và thật sự là có cơ hội thấp hơn – để đạt tới tuổi thọ như những
người sinh ra ở các nền kinh tế nghèo hơn như Trung Quốc hay bang Kerela của Ấn Độ
(hoặc ở Sri Lanca, Jamaica, hay Costa Rica nếu xét về phương diện này). Người Mỹ gốc
châu Phi nói chung còn bị một số những người nghèo nhất thế giới đuổi kịp về tỷ lệ sống
còn.
Mặc dù thu nhập tính trên đầu người của người Mỹ gốc châu Phi ở nước Mỹ thấp
hơn đáng kể so với nhóm dân số da trắng, nhưng dĩ nhiên họ vẫn giàu có hơn nhiều lần
nếu tính theo thu nhập khi so với người dân ở Trung Quốc hay Kerala (thậm chí sau khi
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Sức Khỏe trong Quá trình Phát triển
Armartya Sen Biên dịch: Lê Việt Ánh 3
đã điều chỉnh chênh lệch phí tổn sinh hoạt). Trong phạm vi này, thì việc so sánh triển
vọng sống còn của người Mỹ gốc châu Phi với những người Trung Quốc, hay người Ấn ở
Kerala nghèo xơ xác hơn nhiều, quả có ít nhiều thú vị. Người Mỹ gốc châu Phi có xu
hướng làm tốt hơn cái việc sống còn ở các nhóm tuổi nhỏ (đặc biệt là tử suất của trẻ sơ
sinh) so với người Trung Quốc hay người Ấn, thế nhưng theo thời gian thì cục diện liền
thay đổi.
Sự thể hóa ra là người Trung Quốc và những người sống ở bang Kerala của Ấn
Độ dứt khoát là sống lâu hơn người Mỹ da đen ở các nhóm tuổi già hơn. Thậm chí phụ nữ
Mỹ gốc châu Phi lại chỉ có được một tuổi thọ không hơn gì nhóm tuổi già của những phụ
nữ Trung Quốc nghèo khó hơn nhiều, và dứt khoát thấp hơn ngay cả những người Ấn
nghèo hơn ở Kerala. Như thế người Mỹ da đen không những phải chịu tình trạng bị thiệt
thòi tương đối trên phương diện thu nhập tính trên đầu người so với người Mỹ da trắng,
mà họ cũng còn bị thiệt mất tuổi thọ tuyệt đối hơn so với những người Ấn ở Kerala có thu
nhập rất thấp (tính cho cả đàn ông lẫn phụ nữ), và người Trung Quốc (trường hợp đàn
ông), ở phương diện sống tới tuổi tuổi già chín mùi. Nguyên nhân tác động tới những
tương phản này (nghĩa là, giữa mức sống xét theo thu nhập trên đầu người và mức sống
tính theo khả năng sống thọ hơn) gồm có các cơ cấu xã hội và các mối quan hệ cộng đồng
như chi phí cho y tế, chăm sóc sức khỏe công cộng, giáo dục ở trường, luật pháp và trật
tự, mức độ lan tràn bạo lực, và vân vân.
Cái đối chiếu mà tôi vừa nêu ra là tính chung cho dân số người Mỹ gốc châu Phi,
và đây là một nhóm cực kỳ lớn. Thay vào đó nếu chúng xét đến những người Mỹ cụ thể
sống trong các bộ phận đặc biệt thiếu thốn của cộng đồng, thì chúng ta có một hình ảnh
tương phản rõ rệt hơn nhiều nữa. Công trình của Christopher Murray với những người
khác cho thấy tỷ lệ sống còn của dân số Mỹ ở những địa phương khác nhau chênh lệch
nhiều như thế nào. Lấy thí dụ, nếu ta lấy dân số đàn ông Mỹ gốc châu Phi ở Quận
Columbia, thành phố St. Louis, New York, hay San Francisco, thì thấy ngay so với người
Trung Quốc hay người ở Kerala là họ thua xa khi chết ở tuổi còn rất trẻ. Và sự thể đúng là
như vậy, bất chấp sự thật rằng nếu tính theo thu nhập trên đầu người mà người ta thường
dùng làm tiêu chuẩn để nghiên cứu đánh giá tăng trưởng và phát triển, thì người Mỹ gốc
châu Phi giàu có hơn nhiều so với cái dân số nghèo nàn được lấy ra so sánh với họ ở
phương diện tuổi thọ.
Trên đây là mấy thí dụ rành rành dễ thấy, thế nhưng cũng rất đúng khi ta để ý thấy
rằng nhìn chung, tuổi thọ có xu hướng tăng lên theo thu nhập tính trên đầu người. Thật
vậy, đây thậm chí cũng là tình hình ở trong những quận hạt mà Christopher và những
người khác đã nghiên cứu. Có cái gì đó mâu thuẫn ở đây chăng?
Thật ra là chẳng có gì mâu thuẫn cả. Nếu không tính các yếu tố khác, thì thu nhập
cao quả có giúp cho cá thể cùng cộng đồng nhiều khả năng tránh được cái chết sớm trước
tuổi và những bệnh tật có thể tránh được. Nhưng nói chung các yếu tố khác lại không cho
phép như thế. Do đó thu nhập là một tác động tích cực, tuy nhiên còn có rất nhiều trường
hợp mà người giàu có hơn nhiều lại có cuộc sống ngắn ngủi hơn và bị những người nghèo
hơn bắt kịp trên phương diện tỷ lệ tuổi thọ. Đó là do sự biến thiên của nhiều yếu tố khác
(bao gồm tiện nghi y tế, chăm sóc sức khỏe công cộng, cơ cấu giáo dục …). Nếu ta nói
rằng thu nhập cao không phải là một yếu tố góp phần làm cho sức khỏe tốt hơn và sống
thọ hơn thì đúng là ngốc nghếch và cũng thật ngốc nghếch không kém khi cho rằng thu
nhập cao là yếu tố duy nhất. Ngoài ra, sức khỏe tốt và sống thọ hơn trong một mức độ nào
đó quả có đóng góp cho khả năng kiếm được một thu nhập cao hơn (nếu loại các yếu tố
khác ra), nhưng một lần nữa, làm sao loại các yếu tố khác ra được.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Sức Khỏe trong Quá trình Phát triển
Armartya Sen Biên dịch: Lê Việt Ánh 4
Phát triển Sức khỏe qua Trung gian Tăng trưởng
Có lẽ mối quan hệ giữa sức khỏe, một mặt với sự sống còn, và mặt khác, với thu nhập
tính trên đầu người, là rất đáng được luận bàn nhiều hơn chút nữa, do bởi sách vở tài liệu
nói về đề tài này đôi khi cũng đầy những kết luận khá sai lạc. Người ta cho rằng các bảng
xếp hạng tuổi thọ và thu nhập tính trên đầu người thì thường không thích hợp. Tuy vậy,
nếu ta xét đủ mọi khía cạnh, thì có nhiều bằng chứng ở những so sánh liên quốc gia cho
thấy rằng nói chung, thu nhập và tuổi thọ quả thật có song hành. Từ khái quát hóa nêu
trên, một số nhà bình luận đã nhanh nhẩu hấp tấp biện luận rằng tiến bộ kinh tế là chiếc
chìa khóa chân chính để nâng cao sức khỏe và tuổi thọ. Thật vậy, người ta đã tranh luận
rằng thật sai lầm khi lo lắng về mối bất hài hòa giữa thành tựu thu nhập và cơ hội sống
thọ, bởi vì, nhìn chung, mối quan hệ dựa trên thống kê giữa hai lĩnh vực này được quan
sát thấy là rất gần gũi.
Vậy thì cái luận điểm dựa theo thống kê này có đúng chăng, và nó có ủng hộ cái
suy diễn chung rút ra từ đó hay không? Luận điểm về quan hệ liên quốc gia dựa trên
thống kê này nếu xét cô lập một mình nó thì quả là đúng, nhưng chúng ta cần nghiên cứu
sâu xa hơn nữa cái luận điểm này trước khi xem nó là cơ sở thuyết phục để lấy thu nhập
làm yếu tố quyết định cho sức khỏe và tuổi thọ và để gạt bỏ sự tương hợp của các cơ cấu
xã hội (sâu xa hơn cái sự thịnh vượng dựa trên thu nhập).
Với ý như thế, thì cũng rất thú vị nếu ta nhắc đến một số phân tích thống kê mà
Sudhir Anand và Martin Ravallion vừa trình bày mới đây. Trên cơ sở so sánh liên quốc
gia, hai người nhận thấy rằng tuổi thọ quả thật có mối tương quan khắng khít với tổng sản
lượng quốc gia (GNP) tính trên đầu người, nhưng mối tương quan này có được chủ yếu
nhờ vào tác động của GNP lên (1) thu nhập cụ thể của người nghèo, và (2) chi tiêu công
đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Quả thật, một khi hai biến số này được gom
vào với nhau trong một bài toán thống kê thì ta hầu như không có được thêm giải thích
nào khi xem GNP tính trên đầu người như là một nguyên tác động. Thật vậy, khi cái
nghèo và chi tiêu công cho lĩnh vực sức khỏe mỗi cái là các biến độc lập, thì mối quan hệ
về mặt thống kê giữa GNP tính trên đầu người và tuổi thọ dường như hoàn toàn biến mất.
Điều quan trọng là ta phải cần nhấn mạnh rằng phát hiện này chẳng hề cho thấy
tuổi thọ không được nâng cao lên nhờ vào tăng trưởng GNP tính trên đầu người, nhưng
nó cũng có cho ta thấy rằng mối quan hệ này có xu hướng hoạt động đặc biệt thông qua
chi tiêu công về lĩnh vực chăm sóc y tế, và cũng bằng quá trình giảm nghèo thành công
nữa. Rất nhiều thứ phụ thuộc vào cách thức ta sử dụng những thành quả của tăng trưởng
kinh tế như thế nào. Điều này cũng giải thích tại sao những nền kinh tế như Hàn Quốc đã
có thể nâng tuổi thọ lên nhanh như thế nhờ vào tăng trưởng kinh tế, trong khi các nước
khác với những thành tích tương tự trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế lại không đạt được
việc gia tăng tuổi thọ tương hợp.
Thành công của các nền kinh tế vùng Đông Á đã được giới chuyên môn điều
nghiên sát sao trong những năm gần đây , bởi vì bản chất và tính khắc nghiệt của cái gọi
là “cuộc khủng hoảng châu Á”. Cuộc khủng hoảng ấy thực sự rất nghiêm trọng, và nó
cũng chỉ ra những thất bại cụ thể của những nền kinh tế mà trước đó được đánh giá một
cách sai lầm là thành công toàn diện. Tuy vậy, nếu ta gạt bỏ những thành tựu của các nền
kinh tế Đông và Đông Nam Á trong suốt các thập niên qua thì cũng sai lầm nghiêm trọng
– những thành tựu đã làm chuyển biến triệt để cuộc sống và tuổi thọ của con người ở các
quốc gia ấy. Tôi đã đi sâu vào những mặt tích cực lẫn tiêu cực của kinh nghiệm Đông
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Sức Khỏe trong Quá trình Phát triển
Armartya Sen Biên dịch: Lê Việt Ánh 5
Nam Á một cách đầy đủ hơn trong cuốn Phát triển là Tự do, và do đó sẽ không bàn thêm
nữa ở đây.
Do bởi một số lý do lịch sử, bao gồm một sự tập trung vào nền giáo dục cơ bản và
công tác chăm sóc sức khỏe cơ bản, và hoàn tất những cải cách đất đai hiệu quả sớm sủa,
nên các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á dễ đạt được trình độ tham gia kinh tế rộng
khắp ở hơn, theo một cách mà không thể có ở Brazil hay Ấn Độ hay Pakistan chẳng hạn.
Ở những nơi này quá trình tạo ra cơ hội diễn ra chậm hơn nhiều và đã trở thành một rào
cản cho phát triển kinh tế. Mở rộng vận hội cho xã hội đã đóng vai trò làm bệ phóng cho
phát triển kinh tế thu hút lao động cao và cũng tạo ra nhiều tình huống thuận lợi để giảm
tử suất và kéo dài tuổi thọ ở các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á. Sự tương phản rất sâu
sắc nơi những quốc gia tăng trưởng cao khác – như Brazil – nơi cũng có tăng trưởng GNP
tính trên đầu người gần như tương đương, nhưng lại có một lịch sử bất bình đẳng xã hội,
thất nghiệp và bỏ bê công tác chăm sóc sức khỏe nghiêm trọng. Thành công trong mặt
tuổi thọ của các nền kinh tế tăng trưởng cao này diễn ra chậm hơn nhiều.
Có hai tương phản thú vị – và tương quan - ở đây. Trước hết là sự dị biệt giữa các
nền kinh tế tăng trưởng cao, đặc biệt là nơi có thành công nâng cao tuổi thọ cùng chất
lượng cuộc sống (như Hàn Quốc), và nơi không có thành công tương tự trong các lĩnh vực
khác (như Brazil). Tương phản thứ hai là giữa các nền kinh tế có thành tựu cao trong lĩnh
vực nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là tương phản giữa các nền kinh
tế có thành công lớn ở lĩnh vực tăng trưởng kinh tế cao (như Hàn Quốc) và các nền kinh
tế không có thành công nhiều ở lĩnh vực tăng trưởng kinh tế cao (như Sri Lanca, Trung
Quốc trước cải cách, bang Kerala của Ấn Độ).
Tôi đã bàn về cái tương phản thứ nhất (giữa Hàn Quốc và Brazil), nhưng tương
phản thứ hai cũng rất đáng để ta chú ý. Trong cuốn sách của chúng tôi, Nạn đói và Hành
động Công chúng, Jean Drèze và tôi đã phân biệt hai loại hình thành công trong quá trình
giảm tử suất mà chúng tôi gọi lần lượt là tiến trình “lấy tăng trưởng làm trung gian” và
“lấy hỗ trợ làm chủ đạo”. Tiến trình đầu hoạt động thông qua tăng trưởng kinh tế nhanh,
và thành công của nó lệ thuộc vào quá trình tăng trưởng phải diễn ra rộng khắp và có hoạt
động kinh tế đa dạng (công tác hướng nghiệp mạnh liên quan đến điều này), và cũng lệ
thuộc vào việc sử dụng thịnh vượng kinh tế để mở mang những dịch vụ xã hội phù hợp,
bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và an sinh xã hội. Trái với cơ cấu “lấy tăng trưởng
làm trung gian”, thì tiến trình “lấy hỗ trợ làm chủ đạo” không hoạt động thông qua tăng
trưởng kinh tế nhanh, mà hoạt động thông qua một chương trình hỗ trợ xã hội chuyên
môn về các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cùng các cơ cấu xã hội tương hợp
khác. Tiến trình này có điển hình là kinh nghiệm của các nền kinh tế như Trung Quốc
trước cải cách, Sri Lanca, Costa Rica, hay bang Kerala của Ấn Độ, đã làm giảm cực
nhanh tử suất cùng nâng cao điều kiện sinh hoạt mà không cần nhiều đến tăng trưởng
kinh tế.
Quá trình cung ứng dịch vụ công, thu nhập thấp, và phí tổn tương đối
Tiến trình “lấy hỗ trợ làm chủ đạo” không chờ đợi các mức thu nhập trên đầu người tăng
cao lên, và nó hoạt động thông qua ưu tiên cung ứng các dịch vụ xã hội (đặc biệt là chăm
sóc sức khỏe và giáo dục cơ sở) mà giảm tử suất và nâng cao chất lượng sinh hoạt. Ở một
so sánh mà tôi đã có đưa ra ở trên, để minh họa, chúng ta có thể xem xét GNP tính trên
đầu người và tuổi thọ dự kiến lúc sinh ra của sáu quốc gia (Brazil, Trung Quốc, Gabon,
Namibia, Nam Phi, và Sri Lanca) và một bang có kích thước tầm cỡ (Kerala) có dân số 30
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Sức Khỏe trong Quá trình Phát triển
Armartya Sen Biên dịch: Lê Việt Ánh 6
triệu người nằm trong một quốc gia là Ấn Độ. Bất chấp mức thu nhập thấp, người dân của
Kerala, hay Trung Quốc, hay Sri Lanca đều có được mức tuổi thọ cao hơn các dân số giàu
có hơn rất nhiều ở Brazil, Namibia, và Nam Phi, chứa chưa tính đến