Domain Authority là một đơn vị xếp hạng biểu diễn từ 0 đến
100 trên tất cả các tên miền dựa vào khoảng hơn 150 yếu tố
được phân tích từ thứ hạng website trên Google, đây là một
thước đo đánh giá chất lượng của domain do cộng đồng
SEOMoz đặt quy ước. Chỉ số Domain Authority của bạn
càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm SEO
đúng hướng, tự nhiên.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức mạnh tiềm tàng khi tối ưu Domain Authority, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sức mạnh tiềm tàng khi
tối ưu Domain Authority
Domain Authority là một đơn vị xếp hạng biểu diễn từ 0 đến
100 trên tất cả các tên miền dựa vào khoảng hơn 150 yếu tố
được phân tích từ thứ hạng website trên Google, đây là một
thước đo đánh giá chất lượng của domain do cộng đồng
SEOMoz đặt quy ước. Chỉ số Domain Authority của bạn
càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm SEO
đúng hướng, tự nhiên. Tất nhiên, làm tăng chỉ số này lên
cũng là một cách tối ưu hóa chiến dịch làm SEO của bạn hơn,
nhưng làm sao tối ưu hóa nó khi nó được tính toán dựa trên
hơn 150 yếu tố khác nhau? Chúng ta sẽ không thể tối ưu hóa
cùng lúc 150 yếu tố đó được (bao gồm những yếu tố chính và
các yếu tố phụ xung quanh) mà chỉ cần tập trung vào 3 yếu tố
đánh giá chất lượng domain cơ bản là đủ, sở dĩ nó được như
vậy là vì 3 yếu tố chính này đều ảnh hưởng trực tiếp đến
nhiều yếu tố đánh giá domain khác.
Đó là 3 yếu tố…
Domain Age – Tuổi đời domain
Quá dễ hiểu, tuổi đời domain nghĩa là thời gian tính từ ngày
khởi tạo đến thời điểm hiện tại. Tuổi đời domain càng cao thì
các máy tìm kiếm càng tin tưởng và đánh giá cao. Có một
“truyền thuyết” cho rằng nếu bạn bắt đầu một website mới
với một domain 5 năm tuổi thì có khi website bạn không cần
phải trải qua một thời gian “kiểm dịch” nghiêm ngặt của
Google, mà người ta hay gọi đó là Google Sandbox.
Tất nhiên, domain càng lớn tuổi thì càng tác động tích cực
đến Domain Authority.
Domain Popularity – Tính phổ biến của domain
Nếu nói theo cách dễ hiểu thì domain bạn càng có nhiều
backlink thì độ phổ biến của domain càng tốt. Hãy khoan
nghĩ đến các công việc xây dựng backlink đầy áp lực mà hãy
nghĩ như thế này, nếu blog bạn có nội dung bổ ích và được
nhiều người thích (hoặc hâm mộ) thì có thể họ sẽ giới thiệu
blog đó ở các website khác hoặc trên các mạng xã hội. Vậy
lúc này có phải domain bạn trở nên phổ biến với nhiều người
không?
Nhưng domain popularity không có nghĩa là bạn phải spam
thật nhiều backlink càng tốt, mình không dám chắc chắn
Google sẽ dựa vào đâu để nhận biết đâu là các backlink tự
nhiên (do độc giả của bạn tự quảng bá hay được người khác
nhắc đến) và đâu là backlink “bất tự nhiên” (do chính bạn
đăng lên các website khác, nói đúng hơn đây là một công
việc phổ biến để xây dựng backlink), nhưng mình nghĩ rằng
domain popularity chỉ thật sự được tác động đến khi có nhiều
backlink tự nhiên. Nếu bạn quá lạm dụng các thủ thuật xây
dựng backlink thì trước sau gì cũng cửa tử.
Domain Size (tạm dịch là Độ lớn của domain)
Nói cho dễ hiểu, thì nếu domain của bạn càng có nhiều trang
được Google hay các máy tìm kiếm khác index nhiều thì
Domain Authority của càng có khả năng cải thiện, điều đó
đồng nghĩa với “size” của domain bạn càng tốt hơn. Thêm
một yếu tố nữa, đó là nếu bạn càng có nhiều link trỏ đến
website của bạn (inbound link) thì nó sẽ tốt hơn để cải thiện
domain size. Mà muốn có nhiều inbound link, nhiều trang
được index thì không có gì khác ngoài việc tạo nội dung thật
chất lượng và đa dạng.
Vậy làm thế nào để cải thiện Domain Authority?
Xem ra công việc xây dựng backlink cũng khá chán nản khi
chúng ta phải làm đi làm lại nó nhiều lần, mà để cải thiện
Domain Authority thì yếu tố quan trọng nhất là bạn phải có
backlink, càng chất lượng càng tốt. Và đây là một số cách mà
bạn có thể tham khảo để tăng Domain Authority an toàn nhất.
Guest Blogging – Viết blog cộng sinh
Đã dùng từ “cộng sinh” thì chúng ta phải “sinh sống” trên đó
như là nhà rồi đúng không, và nếu bạn muốn tối ưu Domain
Authority thì trước hết hãy tìm một blog phù hợp với sở
trường viết lách của bạn rồi xin “chủ nhà” để bạn góp sức
viết bài để giữ nhiệt cho blog của họ, bù lại họ phải cho phép
bạn chèn backlink dofollow trỏ về website riêng của mình,
coi như 2 bên cùng có lợi. Hiện tại ở Việt Nam thì trường
hợp các blog từ chối Guest Blogging là rất hiếm nên bạn có
thể dễ dàng trỏ thành một Guest Author trên blog của họ.
Không tin ư?
Như vậy, việc cho phép bạn chèn backlink dofollow trên mỗi
bài viết là cơ hội rất tốt để bạn câu backlink chất lượng về
website riêng rồi đó.
Sử dụng Social Bookmarking
Cho dù là Social Networking hay Social Bookmarking thì
vẫn có lợi cho SEO, dù ít hay nhiều. Trên thực tế nếu bạn có
một vài blog vệ tinh có thứ hạng tốt trên Blogspot,
WordPress.com hay Tumblr thì rất có ích trong việc duy trì
các backlink chất lượng. Nếu có thời gian, đừng ngần ngại
thử xây dựng một vài blog tử tế trên các dịch vụ blog đó và
thử xào nấu lại bài viết của chính mình rồi chèn backlink trỏ
về website chủ, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay ấy mà.
Ngoài ra cũng đừng quên sử dụng Facebook, Twitter và
Google+ để post các liên kết lên đó, nó sẽ có lợi nhiều hơn
bạn tưởng đấy. Nói tới đây mới nhớ về vụ xây dựng backlink
trên Twitter mà mình đã làm cách đây 1 năm, nó rất có hiệu
quả nhưng giờ không biết thế nào, hy vọng sẽ có dịp viết bài
giới thiệu về cách xây dựng backlink trên Twitter của mình.
Tham gia các Forum
Cách này quá phổ biến rồi, hãy tham gia các forum mà bạn
thích (phải cho phép chèn link vào chữ ký hoặc bài viết nhé)
và tham gia thảo luận với mọi người trên đó. Nếu bình
thường thì mỗi thảo luận bạn sẽ có 1 backlink trỏ về site, còn
ngày đẹp trời nào đó trúng chủ đề tủ thì bạn sẽ có cơ hội đăng
link dẫn tới website của bạn lên trên đó nhằm giải quyết nhu
cầu của thành viên.
Xây dựng liên kết nội bộ thật tốt
Mình hiểu, tới đây sẽ có người thắc mắc vì sao Domain
Authority chủ yếu được tác động từ yếu tố bên ngoài nhưng
tại sao lại đề cập chuyện xây dựng liên kết nội bộ ở đây?
Thực ra thì nó có hơi bất liên quan một tí nhưng suy ra cho
cùng thì cũng có một yếu tố liên quan, đó là Page Authority
cũng tác động tới Domain Authority. Page Authority được
tác động tích cực lên 3 yếu tố chính:
- Liên kết nội bộ.
- Số lượng backlink trỏ về.
- Tỷ lệ keyword density.
Trên thực tế, yếu tố liên kết nội bộ tác động rất nhiều đến
Page Authority chứ không cần phải nhiều backlink. Mình
khoan nói sâu vào Page Authority ở đây, và bây giờ bạn có
thể tưởng tượng như sau:
Tối ưu liên kết nội bộ -> cải thiện Page Authority -> tác
động lên Domain Authority.
Cập nhật nội dung thường xuyên
Đây có thể là một kết luận không chính thức, nhưng hãy cứ
biết rằng Thach Pham Blog không hề xây dựng backlink
(SEO Offpage) mà chỉ SEO Onpage và giữ tần suất ra bài
đều đặn. Và kết quả thì như nhiều người đã thấy đó.
Làm sao để kiểm tra Domain Authority
Rất đơn giản, chỉ cần truy cập
vào và nhập domain của
bạn vào sau đó nhấn Search. Rồi bạn sẽ thấy bảng kết quả
cho website của mình.