Sút giảm niềm tin vào Bảo hiểm

Theo BộTài chính, giai đoạn 2005-2006 là thời điểm thịtrường bảo hiểm mởcửa đón thêm nhiều doanh nghiệp mới. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọcó các doanh nghiệp trong nước nhưBIC, AAA, Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Tín; nước ngoài có AIG, QBE, ACE, Liberty. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọlà ACE Life, Prévoir. Tuy nhiên, vềkết quảhoạt động, năm 2006 thịtrường bảo hiểm có những chuyển biến không thuận lợi (xem thêm sốliệu cụthểtrong bài Bảo hiểm nhân thọchưa hết khủng hoảng trên cùng chuyên đề này). Các chuyên gia nhận định rằng thịtrường bảo hiểm nhân thọ đã qua giai đoạn bùng nổnên tốc độtăng trưởng đã chậm lại. Thường là khi quy mô thịtrường vượt 2% GDP thì tốc độ tăng trưởng chỉcòn 5-10%/năm. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân quan trọng khác khiến tốc độkhai thác hợp đồng bảo hiểm mới gặp khó khăn, đó là do niềm tin của khách hàng đã không còn nhưtrước. Đó là hậu quả của việc phát triển hợp đồng bảo hiểm nhân thọmột cách ồ ạt, chụp giật, thiếu lành mạnh của một sốhãng bảo hiểm trong thời gian qua. Trình độnghiệp vụ, đạo đức của đội ngũ nhân viên chưa cao đểkhách hàng đặt hết niềm tin vào các doanh nghiệp bảo hiểm. Cơchế công bốthông tin, cơchếtính phí, chia lãi quá phức tạp, đôi khi lập lờ đã làm giảm kỳvọng của người dân vào các sản phẩm bảo hiểm nhân thọrất nhiều. “Thực tế, hầu nhưcác đại lý bảo hiểm nhân thọ ởViệt Nam chưa coi đây là nghềchuyên môn mà chỉnhằm khai thác những mối quan hệcá nhân đểkiếm hoa hồng. Họchưa thực sựtrở thành người tưvấn giúp khách hàng có được những sản phẩm đúng với nhu cầu”, một quan chức VụBảo hiểm, BộTài chính nhận xét. Nguyên nhân sâu xa hơn của việc này lại xuất phát từchính bản thân các doanh nghiệp. Lâu nay họhầu nhưchỉkhai thác quanh quẩn các sản phẩm truyền thống mà tính hấp dẫn đang ngày càng giảm so với các sản phẩm tài chính khác trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa đầu tư đúng mức đểnâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, quản lývà sửdụng đại lý.

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sút giảm niềm tin vào Bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo hiểm và lòng tin Thị trường bảo hiểm, dù là đang tăng trưởng mạnh hay đã ổn định, luôn phải dựa vào lòng tin của khách hàng để phát triển. Lòng tin ấy phải chăng đang bị thử thách? Sút giảm niềm tin Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2005-2006 là thời điểm thị trường bảo hiểm mở cửa đón thêm nhiều doanh nghiệp mới. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ có các doanh nghiệp trong nước như BIC, AAA, Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Tín; nước ngoài có AIG, QBE, ACE, Liberty. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là ACE Life, Prévoir... Tuy nhiên, về kết quả hoạt động, năm 2006 thị trường bảo hiểm có những chuyển biến không thuận lợi (xem thêm số liệu cụ thể trong bài Bảo hiểm nhân thọ chưa hết khủng hoảng trên cùng chuyên đề này). Các chuyên gia nhận định rằng thị trường bảo hiểm nhân thọ đã qua giai đoạn bùng nổ nên tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Thường là khi quy mô thị trường vượt 2% GDP thì tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5-10%/năm. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân quan trọng khác khiến tốc độ khai thác hợp đồng bảo hiểm mới gặp khó khăn, đó là do niềm tin của khách hàng đã không còn như trước. Đó là hậu quả của việc phát triển hợp đồng bảo hiểm nhân thọ một cách ồ ạt, chụp giật, thiếu lành mạnh của một số hãng bảo hiểm trong thời gian qua. Trình độ nghiệp vụ, đạo đức của đội ngũ nhân viên chưa cao để khách hàng đặt hết niềm tin vào các doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ chế công bố thông tin, cơ chế tính phí, chia lãi quá phức tạp, đôi khi lập lờ đã làm giảm kỳ vọng của người dân vào các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ rất nhiều. “Thực tế, hầu như các đại lý bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chưa coi đây là nghề chuyên môn mà chỉ nhằm khai thác những mối quan hệ cá nhân để kiếm hoa hồng. Họ chưa thực sự trở thành người tư vấn giúp khách hàng có được những sản phẩm đúng với nhu cầu”, một quan chức Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính nhận xét. Nguyên nhân sâu xa hơn của việc này lại xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp. Lâu nay họ hầu như chỉ khai thác quanh quẩn các sản phẩm truyền thống mà tính hấp dẫn đang ngày càng giảm so với các sản phẩm tài chính khác trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán... Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, quản lý và sử dụng đại lý. Cạnh tranh bằng phí hoa hồng Trong khi bảo hiểm nhân thọ chững lại thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lại tăng trưởng tốt. Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 6.445 tỉ đồng, tăng 17,5% so với năm 2005. Mức tăng trưởng tuy cao, nhưng chưa đáng mừng vì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ còn quá nhỏ, mới chiếm 0,66% GDP. Tỷ lệ này rất thấp so với các nền kinh tế có cùng điều kiện với Việt Nam. Vấn đề lớn nhất hiện nay của lĩnh vực này là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp bảo hiểm không cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ mà bằng cách hạ phí, trả hoa hồng sai quy định, mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nhiều trường hợp cạnh tranh thông qua quan hệ cá nhân và can thiệp hành chính để các doanh nghiệp khác không được tiếp cận khai thác dịch vụ. Tổng giám đốc Bảo Việt, ông Trần Trọng Phúc, bức xúc nói có những sản phẩm bảo hiểm được doanh nghiệp giảm phí tới 30-40%, thậm chí còn hạ tới dưới mức sàn mà các công ty bảo hiểm nước ngoài đưa ra. “Đó là điều không thể chấp nhận được”, ông Phúc nói. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm không hề có kế hoạch đầu tư nghiên cứu để xây dựng các sản phẩm bảo hiểm mới, hoặc các loại hình bảo hiểm còn yếu như bảo hiểm thiên tai nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư. Các kênh phân phối bảo hiểm như ngân hàng, bưu điện gần như còn bỏ trống. “Các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ lo cạnh tranh với nhau mà quên đi việc phải làm sao cạnh tranh được với các dịch vụ tài chính khác”, ông Trịnh Thanh Hoan, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính nhận xét. Theo quy định hiện hành, những đối tượng khác như người không phải kinh doanh đại lý, môi giới bảo hiểm; khách hàng mua bảo hiểm; cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đều không được phép nhận chi trả hoa hồng. Bộ Tài chính có quy định về tỷ lệ phần trăm hoa hồng doanh nghiệp được phép chi, nhưng trên thực tế, hoa hồng đã biến tướng thành nhiều dạng khác nhau. Phân tích các yếu tố trên thị trường, Bộ Tài chính cho rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chưa chú trọng nghiên cứu xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm bảo hiểm. Phần lớn các quy tắc đều dịch lại từ sản phẩm của nước ngoài. Mỗi doanh nghiệp chưa có thương hiệu hay phân khúc thị trường rõ ràng. Một số sản phẩm bảo hiểm được lắp ghép một cách khập khiễng dẫn đến không tái bảo hiểm được toàn bộ sản phẩm hoặc chỉ tái bảo hiểm được một phần, vì vậy rủi ro cao. Theo Bộ Tài chính, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm thời gian tới dự báo sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt hơn. Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết trong năm 2007-2008, bộ sẽ triển khai xây dựng hệ thống công nghệ thông tin kết nối các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu phân tích, dự báo, xây dựng cơ chế c uản lý giám sát và lành mạnh hóa thị trường. g xem ra không còn phù hợp, bởi mức hoa hồng đều (Ông Trần Vĩnh Đức - Chủ tịch HĐQT Bảo Minh) ồn: TBKTSG hính sách phục vụ cho công tác q Nên bỏ mức trần chi hoa hồng “Nên dỡ bỏ quy định mức trần đối với hoa hồng trong kinh doanh bảo hiểm để có thể hạn chế tình trạng biến tướng thiếu lành mạnh như hiện nay. Khi nền kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần nên mọi việc chi tiêu liên quan đến chi phí, liên quan đến lợi nhuận đều do các chủ sở hữu quyết định. Việc quản lý trần hoa hồn do các doanh nghiệp bảo hiểm tự ấn định”. Ngu Bảo hiểm học sinh: Một số sở giáo dục tiếp tục làm “đại lý” Cứ vào đầu năm học, Bộ Tài chính phải làm động tác phát văn bản đề nghị Sở Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) các tỉnh, thành chấm dứt tình trạng buộc học sinh mua bảo hiểm theo kiểu “mối ruột”! Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang vừa ra văn bản cấm tiệt ngành giáo dục và UBND trực thuộc không được “bắt tay” với nhà kinh doanh để buộc học sinh mua bảo hiểm. Sở dĩ có sự cấm trên là do năm học 2006 - 2007, Sở GD-ĐT ký công văn liên tịch chỉ định các trường phải mua bảo hiểm của Công ty Bảo Việt An Giang đã gây phản ứng của 4 doanh nghiệp khác vì bị mất thị phần. Sự phản ứng của những doanh nghiệp khác buộc Bộ Tài chính can thiệp vì cho rằng “ép” như thế là vi phạm Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Cạnh tranh. Không chỉ riêng An Giang, tình trạng “môi giới” bảo hiểm xảy ra khá phổ biến. Theo ông Đỗ Hữu Tài, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai thì việc giới thiệu Công ty Bảo Việt Đồng Nai tham gia bảo hiểm học sinh trên địa bàn đã diễn ra 10 năm nay. Giành giật! Theo lý giải của ông Tài thì do Bảo Việt là công ty nhà nước, làm ăn có uy tín, hàng năm đóng góp cho quỹ khuyến học hàng trăm triệu đồng, trích 100 triệu đồng cho mỗi phòng giáo dục, tài trợ cho các hội thi ngành giáo dục… “năm học trước, Bảo hiểm Bưu điện đã đến khiếu nại việc giới thiệu này, nhưng chúng tôi đã giải quyết êm xuôi”. Ngày 15.3.2007, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai lại tiếp tục có văn bản gởi cho các phòng GD, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề “ca ngợi” đủ điều về Công ty bảo hiểm Bảo Việt Đồng Nai và… yêu cầu tiếp tục phối hợp với đơn vị này để thực hiện mua bảo hiểm như những năm học qua. Văn bản này gây phản ứng cho nhiều đơn vị kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn. Các trường đều đưa ra lý do “đã có chỉ đạo của sở về đơn vị mua bảo hiểm” để từ chối khi đơn vị tổ chức đi “tiếp thị”. Ông Tài (người ký văn bản) khẳng định “Đây chỉ là công văn định hướng, giới thiệu chứ không phải… chỉ đạo”. Sẽ cấm tuốt Ngày 13.8.2007, Bộ Tài chính tiếp tục có văn bản đề nghị các đơn vị chức năng không ban hành văn bản hành chính mang tính định hướng hay giới thiệu việc tham gia bảo hiểm học sinh. Mặc dù đã “nhắc”, nhưng một số địa phương vẫn ban hành văn bản mang tính áp đặt người tham gia bảo hiểm. Cùng ngày ông Trịnh Thanh Hoan – vụ trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cũng truyền đạt ý kiến của Bộ Tài chính nghiêm cấm các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “mượn” tay của cơ quan hành chính “ép” học sinh mua bảo hiểm theo kiểu “mối ruột”. Rút kinh nghiệm năm trước, ngày 31.8, UBND tỉnh An Giang đề nghị Sở GD-ĐT, UBND các huyện thị chấm dứt việc ban hành quyết định hành chính “môi giới”. Ông Đỗ Hữu Tài cũng cho biết, sẽ có văn bản chỉ đạo các phòng giáo dục theo tinh thần được quyền chọn lựa nhà kinh doanh. Ngu ồn: Sài Gòn Tiếp Thị Online [10-9-2007] Bồi dưỡng riêng cho hiệu trưởng để cạnh tranh bảo hiểm Mới đầu năm học nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trong lĩnh vực kinh doanh loại hình bảo hiểm toàn diện với học sinh đã trở nên gay gắt. Đã xuất hiện những hình thức tiếp thị bất thường, "xé rào" để thu hút khách hàng mà điển hình là cách làm gây nhiều phản ứng của Bảo Minh. Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, hiện nay, tham gia thị trường dịch vụ bảo hiểm với học sinh, sinh viên chủ yếu vẫn là 3 doanh nghiệp: Bảo Minh, Bảo Việt (Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam) và Pjico. Đây là một thị trường tuy lợi nhuận không cao nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng chiếm lĩnh vì lượng khách hàng lớn (22 triệu sinh viên, học sinh). Hiện nay, đã có khoảng 15-16 triệu học sinh, sinh viên mua bảo hiểm này. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện những cách cạnh tranh gây tranh cãi. Trong khoảng 1 tuần qua, một số công ty bảo hiểm đã lên tiếng phản đối việc một số đơn vị của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh có hành vi mà họ cho là "không đẹp". Cụ thể, từ cuối tháng 8, Giám đốc Công ty Bảo Minh Hà Nam đã gửi thư ngỏ tới hiệu trưởng các trường học trong tỉnh thông báo về cơ chế "bồi dưỡng riêng" cho các hiệu trưởng nếu nhà trường mua bảo hiểm học sinh của Bảo Minh. Thư ngỏ nêu rõ là ngoài cơ chế "bồi dưỡng" đã khá hậu hĩnh, Bảo Minh Hà Nam sẽ "trích thêm 10% doanh thu để bồi dưỡng riêng đối với các thầy, cô hiệu trưởng". Trước đó, Bảo Minh Nam Định cũng có thông báo về cơ chế hoa hồng lên tới 15% ngoài hợp đồng cho hiệu trưởng những trường mà sản phẩm bảo hiểm của Bảo Minh cho học sinh, sinh viên được chấp nhận. Ngoài ra, Chi nhánh Bảo Minh tại Nam Định còn dành ra 2% cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện hoặc thành phố. Bà Nguyễn Triệu Giang, Phó phòng Bảo hiểm con người của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) cho biết: "Các cán bộ, nhân viên kinh doanh của chúng tôi đang gặp khó khăn lớn khi tiếp cận, triển khai dịch vụ bảo hiểm học sinh, sinh viên tại các địa bàn hưởng chính sách như trên của Bảo Minh. Đây là những khoản chi ngoài chế độ cho phép hiện nay và có thể coi đó là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh". "Các hãng bảo hiểm lớn phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và thương hiệu của mình. Nếu chi trả bồi dưỡng nhiều như vậy thì rõ ràng chất lượng bảo hiểm sẽ bị giảm sút lớn vì tỷ lệ bồi thường cho học sinh, sinh viên... hằng năm là rất lớn, lên tới 60-70%", bà Giang nói... Về phía các cơ quan quản lý, trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại tuy chưa khẳng định đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì còn phải "nghiên cứu, đối chiếu lại quy định của luật (cạnh tranh)" nhưng cũng cho rằng, việc tiếp thị, chào hàng như của Bảo Minh Hà Nam là "rất chối" và khó chấp nhận khi nó được thể hiện rõ ràng trong một văn bản có ký tên, đóng dấu. (Nguồn: Thanh niên , IIC cập nhật 24/9/2006) Ông Phùng Đắc Lộc nhận xét: "Đó là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh" và không theo đúng thỏa thuận về triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh năm học 2006 - 2006 mà 3 ông tổng giám đốc của Bảo Minh, Bảo Việt và Pjico đã ký đầu năm 2005. Bán bảo hiểm đa cấp? (Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị, IIC cập nhật ngày 15/01/2007) “Cậu mua đi, nếu sau này cậu chết, con cậu sẽ rất thương cậu vì nó biết rằng cậu luôn lo lắng yêu thương nó...” Ông Thanh thẫn thờ ngồi nghe thằng cháu mình tư vấn mua bảo hiểm. Ông bảo: “Mày tư vấn như thế thì bán cho ai? Phải dùng từ “nếu gặp rủi ro” chứ không thể nói toạc ra là... “chết”. Nghe phát hãi, ai dám mua?”... Đó là câu chuyện phổ biến đang diễn ra. Đến nay đã có 6 công ty bảo hiểm nhân thọ. Và sự cạnh tranh đã giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong lựa chọn sản phẩm. Điều kiện hợp đồng cũng thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người tiêu dùng. Nhưng sự cạnh tranh, cùng với việc tuyển đại lý bảo hiểm vô tội vạ, bán hợp đồng bằng mọi giá, đã dẫn đến những... bát nháo, đòi hỏi người tiêu dùng phải tỉnh táo. Từ cạnh tranh tiện ích Anh Minh ở Gò Vấp nhận xét: “Tôi mua hợp đồng bảo hiểm của một công ty mệnh giá 50 triệu đồng cách đây 5 năm, lúc hãng Prudential mới vào Việt Nam. Mỗi năm đóng 2,7 triệu đồng. Thời đó, ít cạnh tranh nên hợp đồng không thuận tiện cho người mua như bây giờ. Phải đóng tiền ròng rã 18 năm trời. Nhiều người đã bỏ giữa chừng và chịu thiệt thòi khi huỷ hợp đồng. Lý lẽ của người bán là tiền đã được đầu tư vào dự án, nên người mua huỷ ngang, thì không được hưởng lãi, và tiền vốn bị trừ bớt vào phí bảo hiểm. Người mua lỗ rất nhiều. Gần đây, tôi ký thêm một hợp đồng nữa thì điều kiện thoáng hơn nhiều. Chẳng hạn, nếu giữa chừng chưa có tiền đóng, thì họ có thể trích lãi của hợp đồng đóng cho mình. Nhờ vậy, những lúc khó khăn, vẫn có thể duy trì được hợp đồng”. Trên thực tế, các công ty bảo hiểm đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm tuỳ theo nhu cầu. Và những sản phẩm này có thể gắn kết (cộng thêm, hoặc bớt) để trở thành những sản phẩm mới. Nhờ vậy, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Chẳng hạn, tại Prudential đưa ra 3 sản phẩm trọn gói là Phú Hoàn Mỹ, Phú An Nghiệp, Phú Bình An. Đây là những sản phẩm kết hợp của nhiều sản phẩm khác. Người mua có thể thêm hoặc bớt các sản phẩm bổ trợ, tuỳ nhu cầu. Hay như ACE Life sinh sau đẻ muộn nhưng lại tung ra một sản phẩm tổng hợp (từng làm thay đổi hẳn cơ cấu thị trường bảo hiểm nhân thọ Mỹ) là “Kế hoạch tài chính trọn đời”. Đây là sản phẩm đa năng cho nhiều nhu cầu tài chính khác nhau, tổng hợp của nhiều sản phẩm như tử kỳ, tích luỹ, trọn đời và trả tiền định kỳ. Sản phẩm này rất linh hoạt, người mua có thể chủ động điều chỉnh mức phí đóng và thời gian đóng khi giữa chừng gặp khó khăn (như do mất mùa, thất nghiệp...). Đi kèm với sự cạnh tranh là sự phát triển ồ ạt của các đại lý bảo hiểm và làm nảy sinh nhiều vấn đề lợi bất cập hại cho người tiêu dùng. Đến tư vấn bừa bãi Nhiều đơn vị tuyển đại lý bảo hiểm (người bán bảo hiểm) vô tội vạ. Các đại lý này tìm cách bán bảo hiểm bằng mọi giá. Vì cũng giống như bán hàng đa cấp, đại lý bán được càng nhiều, thu nhập càng cao, và được thăng chức. Đến một mức nào đó, thì không cần phát triển thêm hợp đồng, vẫn có thu nhập cao. Cho nên, các đại lý lạm dụng mối quan hệ để bán hợp đồng bất kể nhu cầu của người mua. Trở lại chuyện của ông Thanh, cháu ông Thanh chống chế: “Tại cậu là người nhà, cháu mới nói thật thà thế. Cậu mua là giúp cháu thôi”. Nói rồi, nó lấy ra bộ hợp đồng, ngồi hí hoáy điền vào các khoản, mà không hề có thêm lời giải thích chi tiết gì về các khoản quyền lợi, nghĩa vụ của hợp đồng. Cháu ông Thanh đã tìm cách bán hàng dễ dàng nhất là đến những người thân nài nỉ mua, chẳng cần tư vấn gì cả. Hay trong một hội đồng hương, bà Thuỷ đã bị một người bạn gạ mua bảo hiểm. Mặc dù không có nhu cầu, nhưng bà Thuỷ vẫn chấp nhận mua vì muốn giúp chị bạn lên chức. Không mua sao được khi chị bạn bà Thuỷ sẵn sàng bỏ tiền túi cho mượn để đóng khi bà Thuỷ gặp khó khăn. Một nhân viên bệnh viện còn cho biết, vợ anh ta buộc phải chấp nhận mua bảo hiểm, do vợ giám đốc bệnh viện mời mua. Ngoài ra, còn có chuyện vợ đi học để lấy bằng đại lý, chồng đi bán giùm. Việc tư vấn, bán hàng như vậy khiến người mua không thực sự chọn được sản phẩm mình cần. Gần đây, các hãng bảo hiểm đã liên kết lập “danh sách đen” các đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên, danh sách này chỉ mới giúp ích cho các hãng bảo hiểm loại trừ những đại lý lừa đảo, năng lực kém, tư vấn bậy bạ, trong quá trình tuyển đại lý. Chưa có hình thức thông báo rộng cho người tiêu dùng. (Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị, IIC cập nhật ngày 15/01/2007)
Tài liệu liên quan