Tác động của chế độ nô lệ tới cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865)

Tóm tắt. Chế độ nô lệ ở Mỹ được khởi nguồn từ những thập niên đầu của thế kỷ XVII khi những nô lệ đầu tiên đến Virginia vào năm 1619. Từ sau cuộc chiến giành độc lập của (1775-1783), nước Mỹ bị phân chia làm hai miền Nam Bắc với hai nền tảng kinh tế nhau và thái độ trái ngược về chế độ nô lệ. Mâu thuẫn về chế độ nô lệ giữa hai miền là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ Nội chiến. Đó là cuộc chiến giữa tư sản công thương miền Bắc và chủ nô miền Nam. Sự thắng lợi của quân đội miền Bắc là xu thế tất yếu mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mỹ, góp phần xóa bỏ chế độ nô lệ lạc hậu.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của chế độ nô lệ tới cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 134-140 TÁC ĐỘNG CỦA CHẾ ĐỘ NÔ LỆ TỚI CUỘC NỘI CHIẾN MỸ (1861-1865) Nguyễn Thị Thu Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: jasper_39nth@yahoo.com Tóm tắt. Chế độ nô lệ ở Mỹ được khởi nguồn từ những thập niên đầu của thế kỷ XVII khi những nô lệ đầu tiên đến Virginia vào năm 1619. Từ sau cuộc chiến giành độc lập của (1775-1783), nước Mỹ bị phân chia làm hai miền Nam Bắc với hai nền tảng kinh tế nhau và thái độ trái ngược về chế độ nô lệ. Mâu thuẫn về chế độ nô lệ giữa hai miền là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ Nội chiến. Đó là cuộc chiến giữa tư sản công thương miền Bắc và chủ nô miền Nam. Sự thắng lợi của quân đội miền Bắc là xu thế tất yếu mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mỹ, góp phần xóa bỏ chế độ nô lệ lạc hậu. Từ khóa: chế độ nô lệ, nội chiến Mỹ, tác động, tư sản công thương, chủ nô. 1. Mở đầu Năm 1619, một con tàu Hà Lan mang 20 nô lệ da đen tới thuộc địa Virginia của Anh ở Bắc Mỹ khởi đầu cho một chế độ khắc nghiệt tồn tại suốt một thời gian dài trong lịch sử nước Mỹ - chế độ nô lệ. Chế độ này có ảnh hưởng nhiều tới các sự kiện lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Mỹ trong đó có cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865) vào thế kỷ XIX. Sự bùng nổ Nội chiến thực chất là cuộc tấn công giữa tư sản công thương miền Bắc và chủ nô miền Nam, là cuộc chiến giữa hai quan điểm muốn xóa bỏ và bảo vệ chế độ nô lệ. Bài viết này góp phần tìm hiểu tác động của chế độ nô lệ của nó nguyên nhân, diễn biến và kết quả Nội chiến Mỹ (1861-1865) nhằm làm rõ những ảnh hưởng của chế độ này tới lịch sử Mỹ thế kỷ XIX. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về chế độ nô lệ ở Mỹ Chế độ nô lệ ở Mỹ được khởi nguồn từ những thập niên đầu của thế kỷ XVII. Mặc dù người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan kiểm soát hầu hết việc buôn bán nô lệ tới châu Mỹ trong khoảng những năm từ 1500 đến 1700 nhưng từ sau năm 1730, các thương gia ở Anh và Bắc Mỹ tham gia tích cực vào quá trình buôn bán nô lệ. Những lợi nhuận mà việc buôn bán nô lệ da đen mang lại là vô cùng to lớn đã khiến hoạt động này càng trở nên sôi nổi. Ước tính có khoảng 310,000 nô lệ được bắt và bán qua Liverpool chỉ trong 134 Tác động của chế độ nô lệ tới cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865) thế kỷ XVIII. Khoảng năm 1795, ở Liverpool có hơn 100 tàu buôn nô lệ, chiếm hơn một nửa các hoạt động buôn bán nô lệ ở châu Âu [8;34]. Chế độ nô lệ ở Bắc Mỹ khác nhiều so với chế độ nô lệ ở phần còn lại của châu Mỹ. Đầu tiên là về số lượng nô lệ, so với vùng Caribbe, Nam và Trung Mỹ, không có quá nhiều nô lệ được mang tới Bắc Mỹ (chỉ khoảng 500.000 nô lệ so với 12 đến 13 triệu nô lệ ở Nam và Trung Mỹ vào thế kỷ XVII, XVIII) [8;37]. Hơn nữa, hầu hết việc nhập khẩu nô lệ tới Bắc Mỹ đã hầu như kết thúc vào những năm 1770. Thứ hai, trên thực tế người Anh ít kinh nghiệm hơn trong việc buôn bán và sử dụng nô lệ da đen so với người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ba là, những nô lệ da đen đầu tiên đến thuộc địa Virginia lại được coi như người làm thuê theo hợp đồng hơn là vật sở hữu. Nô lệ da đen vào thời điểm đó cũng không có giá trị đặc biệt vì việc mua lao động da trắng từ Anh rẻ hơn nhiều so với lao động da đen. Nô lệ da đen đối với đa phần người da trắng chỉ là một chủng tộc thấp kém về đạo đức và trí tuệ. Có hai yếu tố khiến chế độ nô lệ ở Mỹ trở thành một hình thức tàn bạo trong lịch sử đó là khát vọng lợi nhuận từ kinh doanh nông nghiệp kiểu tư bản và hai là, sự phân biệt chủng tộc hà khắc. Chế độ nô lệ ở Mỹ phát triển cùng với sự lớn mạnh của hệ thống đồn điền. Hệ thống đồn điền chủ yếu là trồng thuốc lá ở Virginia, Bắc Carolina và Kentucky, trồng lúa mì ở Nam Carolina, sau đó được mở rộng ra các vùng đất Georgia, Alabama và Mississipi [5;208]. Vào khoảng năm 1700 ở Virginia đã có 6.000 nô lệ chiếm khoảng 1/12 dân số. Đến năm 1763, con số này tăng lên 170.000 nô lệ chiếm một nửa số dân [5;38]. Các chủ nô kiếm được nhiều lợi nhuận từ việc sử dụng nô lệ trên các đồn điền bông. Vào năm 1810 mùa bông mang lại lợi nhuận là 12.495.000 đô la Mỹ, tới năm 1860 con số này ở mức 248.757.000 đô la Mỹ [7;3-4]. Trong hơn 200 năm của chế độ nô lệ ở nước Mỹ, người Mỹ gốc Phi liên tục nổi dậy chống lại người da trắng bất chấp thương tật và cái chết dù các cuộc nổi dậy của nô lệ ở Mỹ không diễn ra thường xuyên và có quy mô rộng lớn như ở các hòn đảo thuộc khu vực Caribbe hoặc NamMỹ. Lớn nhất là cuộc nổi dậy của nô lệ ở New Orleans năm 1811, cuộc nổi dậy của Nat Turner 1831. Hầu hết nô lệ da đen phản kháng bằng việc bỏ trốn bên cạnh các hình thức chống đối như ăn cắp tài sản, phá hoại mùa màng, chây ỳ lao động, giết đốc công và chủ nô. . . Do vậy chủ nô luôn cố gắng xây dựng một hệ thống kiểm soát mạnh và phức tạp nhằm duy trì chế độ nô lệ. Nô lệ bị áp đặt nhận thức về vị trí hạ đẳng để xác định chỗ đứng của mình, để nhìn nhận màu đen là sự phụ thuộc, để sợ hãi trước quyền lực của chủ nô, để gắn lợi ích của bản thân vào lợi ích của chủ. Chủ nô thiết lập những kỷ luật lao động chặt chẽ; chia rẽ các gia đình nô lệ; sử dụng tôn giáo để lừa gạt; gây mất đoàn kết trong nô lệ bằng cách tách họ thành hai nhóm: nhóm làm việc ngoài cánh đồng và nhóm làm việc trong nhà, trong đó nhóm thứ hai được hưởng ưu ái hơn; sử dụng sức mạnh của luật pháp và quyền lực trực tiếp của các viên đốc công để trừng phạt nô lệ như bộ luật nô lệ ở Maryland năm 1660, ở Virginia năm 1705. . . Do sự khác biệt về kinh tế vùng miền ở Mỹ nên có nhiều sự khác biệt về chế độ nô lệ theo từng vùng. Điều này ảnh hưởng nhiều tới xã hội Mỹ thế kỷ XIX. Trong khi miền 135 Nguyễn Thu Hà Nam vẫn duy trì chế độ nô lệ hà khắc, thì miền Bắc lại muốn nhanh chóng xóa bỏ chế độ nô lệ. Những mâu thuẫn này có tác động không nhỏ tới sự bùng nổ và kết quả của cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865). 2.2. Tác động của chế độ nô lệ tới sự bùng nổ Nội chiến Sau cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa (1775-1783), người miền Bắc cho rằng chế độ nô lệ sẽ dần kết thúc. Năm 1787, Quốc hội Mỹ thông qua sắc lệnh Tây Bắc do Nathan Dane dự thảo đề xuất việc thành lập thêm từ ba đến năm bang mới, ủng hộ tự do tôn giáo, giáo dục công cộng và cấm chế độ nô lệ [2;285-286]. Tuy nhiên, người miền Nam vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của chế độ nô lệ dựa trên những nhượng bộ pháp lý quan trọng. Một là, vào năm 1793 Quốc hội ban hành đạo luật về nô lệ bỏ trốn cho phép chủ nô thu hồi lại nô lệ bỏ trốn, thiết lập cơ chế thu hồi nô lệ bỏ trốn theo điều 4 phần 2 của Hiến pháp năm 1787 [2;317]. Hai là, điều khoản 3 phần 5 trong Hiến pháp Mỹ 1787 tăng cường địa vị chính trị cho chủ nô khi mỗi nô lệ được tính bằng 3/5 người da trắng trong số phiếu vào Hạ viện. Ba là, Mỹ kéo dài lệnh cấm nhập khẩu nô lệ cho đến năm 1808 [7;5]. Cùng với lợi ích từ việc mở rộng các đồn điền trồng bông, chủ nô miền Nam càng ra sức bảo vệ sự tồn tại của chế độ này. Vào thế kỷ đầu thế kỷ XIX, diện tích nước Mỹ tăng lên gấp đôi với việc mua lãnh thổ Lousiana từ Pháp năm 1803 và Florida từ Tây Ban Nha năm 1819 [10;31]. Quy mô to lớn và sự đa dạng về kinh tế vùng miền tạo ra những mâu thuẫn gay gắt về chế độ nô lệ trong xã hội Mỹ đặc biệt là khi lãnh thổ được mở rộng về phía Tây. Các bang ở vùng New England và Trung Đại Tây Dương là những trung tâm chính của các ngành công nghiệp, thương mại, tài chính và hàng hải. Sản phẩm cơ bản của vùng này là hàng dệt, gỗ, vải vóc, máy móc, da và len. Miền Nam từ Đại Tây Dương tới sông Mississipi và xa hơn là một nền kinh tế tập trung vào nông nghiệp. Thuốc lá rất quan trọng đối với nền kinh tế các bang Virginia, Maryland và Bắc Carolina. Ở bang Nam Carolina, lúa mì là loại cây trồng phổ biến. Bang Lousiana khí hậu và đất đai thuận lợi cho việc trồng mía. Nhưng sau đó, bông là sản phẩm chủ lực của miền Nam. Nô lệ là nguồn lao động chính trên các đồn điền ở miền Nam [1;198]. Miền Trung Tây với các thảo nguyên mênh mông cũng chủ yếu dựa trên kinh tế nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của vùng này là lúa mì và thịt. Lao động chủ yếu của vùng là những người tự do chứ không phải nô lệ [1;199]. Thỏa ước Missouri được thông qua năm 1820 quy định kết nạp bang Maine với tư cách là bang tự do và bang Missouri là bang nô lệ. Chế độ nô lệ bị cấm ở lãnh thổ phía Tây của Lousiana từ 30036’ Bắc. Điều này tạo ra thế cân bằng giữa hai bên chống chế độ nô lệ và muốn duy trì chế độ này. Nhưng việc phân chia lãnh thổ càng làm trầm trọng mâu thuẫn về chế độ nô lệ. Ở miền Nam, chế độ nô lệ là một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Bên cạnh các chủ đồn điền lớn vì lợi nhuận không muốn xóa bỏ chế độ nô lệ thì ngay cả các tiểu điền chủ và người da trắng nghèo cũng ủng hộ chế độ nô lệ. Họ sợ rằng nếu người da đen được tự do thì người da đen sẽ cạnh tranh với người da trắng về kinh tế và thách thức vị trí xã hội cao hơn của người da trắng. Việc mở rộng đất đai được coi như là thiết yếu đối với người miền Nam bởi cây bông nhanh chóng làm đất đai bị xói mòn và 136 Tác động của chế độ nô lệ tới cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865) họ cần tìm kiếm những vùng đất mới phì nhiêu. Việc duy trì chế độ nô lệ ở những vùng đất mới là mong muốn của chủ nô miền Nam. Ngược lại, chế độ nô lệ không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế công thương miền Bắc. Từ những năm 1830 phong trào đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Bắc càng trở nên quyết liệt. Trong khi miền Nam vẫn duy trì chế độ nô lệ thì việc trả tự do cho nô lệ ở miền Bắc lại diễn ra rộng rãi. Năm 1830 con số này là 130.000 người và năm 1850 là khoảng 200 nghìn người [5;216]. Khi Mỹ chiến thắng trong chiến tranh với Mexico (1846-1848), nhiều người miền Nam cho rằng đất đai chiếm được phải công khai giao cho những người ủng hộ chế độ nô lệ trong khi đó miền Bắc lại yêu cầu không cho chế độ nô lệ lan tới vùng đất mới. Người miền Bắc dù không muốn thách thức sự tồn tại vốn có của chế độ nô lệ miền Nam nhưng họ không muốn mở rộng các bang nô lệ. Tháng 1 năm 1848, việc phát hiện ra mỏ vàng ở California đã thúc đẩy cuộc định cư vội vã của hơn 80.000 dân chỉ trong năm 1849 [4;208]. Thỏa ước năm 1850 được thiết lập liên quan đến việc cho phép California trở thành bang tự do dựa trên nguyện vọng của dân chúng. Còn với vùng đất mới chiếm được của Mexico phải được chia làm hai vùng New Mexico và Utah [4;208]. Dù không có quyết định nào về chế độ nô lệ ở hai vùng này nhưng hàm ý là người dân sẽ tự quyết định thể chế của mình. Trong thập niên 1850 quan điểm về chế độ nô lệ đã chia rẽ mối quan hệ chính trị của nước Mỹ. Điều này làm suy yếu hai Đảng chính trị lớn của Mỹ là Đảng Whig và Đảng Dân chủ. Vào năm 1854, vấn đề về chế độ nô lệ ở các vùng lãnh thổ trở nên gay gắt hơn. Đặc biệt là ở các khu vực lãnh thổ mới như các bang Kansas và Nebraska. Năm 1854 đạo luật Kansas Nebraska được Quốc hội bỏ phiếu thông qua – với việc vùng lãnh thổ này được tự quyết định về sự tồn tại của chế độ nô lệ [4;211]. Hai bên chống chế độ nô lệ và ủng hộ chế độ nô lệ đã đấu tranh với nhau tại đây biến lãnh thổ Kansas trở thành một cuộc xung đột đẫm máu. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, Đảng Cộng hòa chỉ định Lincoln làm ứng cử viên và thắng cử. Sự kiện này khiến bang Nam Carolina ly khai khỏi Liên bang ngày 20 tháng 12 năm 1860 và sau đó vào tháng 2 năm1861, năm bang nữa ly khai, tiếp đó là đến bang Texas. Bang Virginia ly khai ngày 17 tháng 4 và các bang Arkansas, Tennessee và Bắc Carolina cũng nhanh chóng làm theo. Ngày 12 tháng 4 phe ly khai nổ súng nhằm vào các binh đội Liên bang đồn trú tại pháo đài Sumter tại hải cảng Charleston bang Nam Carolina khiến Nội chiến bùng nổ [4;218]. Đằng sau sự ly khai của miền Nam ra khỏi Liên bang là hàng loạt các xung đột về mặt chính sách giữa miền Nam và miền Bắc. Đó thực chất là cuộc xung đột lợi ích giữa các tư sản công thương miền Bắc và chủ nô miền Nam. Tư sản công thương miền Bắc muốn bành trướng về kinh tế - thông qua tự do đất đai, tự do lao động, tự do thị trường, hàng rào thuế quan cao để bảo vệ các nhà sản xuất, ngân hàng của Mỹ. Các chủ nô miền Nam vì lợi nhuận từ chế độ nô lệ phản đối chủ trương của Lincoln và Đảng Cộng hòa. Sự bùng nổ của cuộc Nội chiến vì thế là tất yếu góp phần thống nhất thị trường liên bang tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. 137 Nguyễn Thu Hà 2.3. Tác động của chế độ nô lệ tới diễn biến và kết quả của Nội chiến Mỹ (1861-1865) Đối với nô lệ miền Nam, Nội chiến bùng nổ là cơ hội tốt để giải phóng họ. Dù không có những cứ liệu lịch sử về bất cứ cuộc khởi nghĩa nào của nô lệ trong giai đoạn này nhưng cách họ phản kháng với chủ nô và quân đội miền Nam đã giúp họ tiến gần hơn với con đường tự do. Ước tính có khoảng 10.000 nô lệ làm việc trong quân đội miền Nam [7;17-18]. Công việc của nô lệ trong các trại quân đội chủ yếu là xây dựng các công sự, đào hào và phục dịch chứ không làm lính. Phục vụ trong quân đội là điều không dễ chịu đối với cả nô lệ và chủ nô. Với những nô lệ làm việc ở tiền tuyến, công việc của họ không chỉ vất vả hơn ở đồn điền mà còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Về phần chủ nô, bất đắc dĩ họ mới gửi nô lệ của mình tới chiến trường. Điều này khiến họ dễ mất đi một tài sản giá trị và sau khi trở về sức khỏe của nô lệ sẽ bị suy yếu. Miền Nam càng muốn ly khai thì các ông chủ càng không sẵn lòng gửi nô lệ vào quân đội. Vị trí công việc của nô lệ miền Nam cũng thay đổi trong Nội chiến. Họ rời đồn điền vào làm tại các nhà máy sản xuất vũ khí và hầm mỏ nhiều hơn. Khi chiến tranh được tăng cường vào năm 1862, việc quản lý đồn điền và giám sát nô lệ ở miền Nam được giao cho phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi. Điều này tạo cơ hội cho sự phản kháng của nô lệ. Họ lao động ít hơn, bỏ trốn ra ngoài nhiều hơn, đặc biệt ở những khu vực gần với quân đội Liên bang. Mùa xuân và mùa hè năm 1862 là thời điểm nô lệ chạy trốn nhiều nhất. Những nô lệ bỏ trốn được sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức từ thiện và tôn giáo của miền Bắc như Hội hỗ trợ những người da đen tự do (Freedmen’s Aid Societies), Hội truyền giáo Mỹ (American Missionary Association) [7;19-20]. Với số lượng người da đen bỏ trốn sang miền Bắc ngày càng tăng, cùng lúc đó là sức ép ngày càng lớn từ phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ, Lincoln buộc phải ký công bố Tuyên Ngôn giải phóng nô lệ “Ngày 1 tháng 1 năm 1863, tất cả những ai vẫn bị xem như nô lệ trong bất cứ bang hoặc địa phận được phân bổ cho bang nào tham gia các cuộc nổi dậy chống Hợp chúng quốc sẽ được tự do mãi mãi”[5;231]. Với bản Tuyên ngôn này, quân đội của Liên bang đã mở rộng cho cả lính da đen. Nội chiến (1861-1865) là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ với 600.000 người hai phía thiệt mạng trên tổng số 30 triệu người [5;232]. Sự tồn tại của 4 triệu người da đen ở miền Nam trở thành vật cản cho miền Nam nhưng lại là cơ hội cho miền Bắc. Trong cuốn Sự tái thiết của người da đen, Du Bois đã chỉ ra rằng “Những người nô lệ có một thứ quyền lực mạnh mẽ trong tay. Chỉ cần đơn giản là không chịu làm việc, họ đã khiến phe miền Nam trong liên bang phải đối mặt với nạn đói. Bằng cách gia nhập các trại liên bang, họ có thể chỉ cho những người miền Bắc vốn còn do dự thấy được khả năng dễ dàng sử dụng họ (. . . )Chính sự hoán đổi này khiến Lee đột ngột đầu hàng. Hoặc người miền Nam phải thỏa thuận với nô lệ của họ, trả lại tự do cho họ, sử dụng họ để chiến đấu chống lại miền Bắc (. . . )hoặc họ phải chấp nhận đầu hàng miền Bắc (. . . )” [5;232]. Chiến tranh không tạo ra những làn sóng nổi dậy mạnh mẽ trong nô lệ nhưng nô lệ hưởng ứng Tuyên ngôn giải phóng bằng cách âm mưu giết hại những người đốc công, chủ 138 Tác động của chế độ nô lệ tới cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865) nô, chia lại đất đai và tự mình cày cấy. Tại nhiều nơi họ cướp bóc nhà cửa, kho dự trữ, diễu hành qua các đường phố ca ngợi Lincoln. Thậm chí Robert Smalls và những người da đen khác chiếm chiếc tàu thủy The Planter, vượt qua lưới đạn của quân ly khai để giao nó cho Hải quân liên bang. Sử gia James McPherson nói “Nếu không có sự giúp đỡ của họ, miền Bắc không thể giành được chiến thắng sớm thế và có thể chưa chắc đã giành được chiến thắng”[5;235]. Liên bang miền Nam càng cuối cuộc chiến càng tuyệt vọng bởi những nô lệ là vật cản đối với họ. Sau một loạt thất bại về quân sự, cuối năm 1864, bộ trưởng phụ trách chiến tranh của liên minh miền Nam mới lên tiếng “ủng hộ người da đen vào việc phòng thủ, sau đó giải phóng họ khi cần thiết” [5;236]. Đầu năm 1865, áp lực cuộc chiến càng gia tăng buộc Tổng thống của Liên minh miền Nam là Davis ký Luật về lính da đen cho phép tuyển các nô lệ vào quân ngũ. Những người này được trả tự do với sự đồng ý của chủ nô và chính quyền bang. Nhưng chiến tranh đã kết thúc trước khi luật này có hiệu lực. Chế độ nô lệ rõ ràng có tác động lớn tới kết quả Nội chiến. Nó khiến miền Bắc có nhiều lợi thế và giành chiến thắng trong khi đó với miền Nam chế độ nô lệ lại là một vật cản. Dù mục đích chủ yếu ban đầu của chính phủ liên bang Mỹ khi tham gia Nội chiến chỉ là thống nhất lãnh thổ quốc gia, duy trì thị trường kinh tế và nguồn tài nguyên to lớn. Nhưng kết quả của cuộc Nội chiến lại hướng đến lợi ích của nô lệ da đen, xóa bỏ sự tồn tại của chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ Mỹ. Cụ thể là bên cạnh Tuyên ngôn giải phóng nô lệ năm 1863 là hàng loạt những thay đổi pháp lý quan trọng khác như: Bản bổ sung điều khoản thứ 13 của Hiến Pháp quy định “chế độ nô lệ hay làm công không tự nguyện không được tồn tại ở trên lãnh thổ nước Mỹ hoặc bất cứ địa điểm nào áp dụng hệ thống pháp luật của nước này”; Bản bổ sung điều khoản 14 của Hiến pháp “Mọi người sinh ra hoặc được nhập quốc tịch Hoa Kỳ đều là công dân Hoa Kỳ” – hạn chế mạnh mẽ quyền của bang trong việc thực thi các luật giảm bớt đặc quyền của các công dân; Bản bổ sung điều khoản thứ 15 của Hiến pháp về quyền bầu cử của người da đen “Quyền bầu cử của công dân Mỹ sẽ không bị Mỹ hoặc bất cứ bang nào từ chối hoặc tước đoạt dựa trên cơ sở về chủng tộc, màu da, hoặc tình trạng trước kia từng làm đầy tớ” [5;240]. Cuối những năm 1860 và 1870, Quốc hội đã thông qua những bộ luật với các chủ trương tương tự. Các bộ luật này khẳng định việc tước đi các quyền lợi của người da đen là vi phạm luật pháp đồng thời yêu cầu các quan chức liên bang thực hiện các quyền lợi của người đa đen, mang lại cho người da đen quyền được ký hợp đồng và mua bán các tài sản, mà không bị phân biệt đối xử. Sự ra đời của Đạo luật quyền dân sự năm 1875 đã đặt ngoài vòng pháp luật các hành vi loại người da đen ra khỏi các khách sạn, nhà hát, đường sắt và nơi ở công cộng khác [2;653]. Việc ban hành những điều luật này giúp người nô lệ da đen tiến bước tham gia bầu cử, thành lập các tổ chức chính trị, bày tỏ chính kiến một cách mạnh mẽ về những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ. Nhiều người da đen được bầu vào các cơ quan lập pháp của các bang và Quốc hội dù ở các cơ quan này họ vẫn chỉ là thiểu số. Một nghiên cứu về người da đen tại Albama do sử gia Peter Kolchin tiến hành cho thấy trong những năm đầu sau Nội chiến, họ gần như ngay lập tức đấu tranh đòi quyền độc lập, tách khỏi sự phụ thuộc vào người da trắng thông qua việc thành lập các trường học, nhà thờ riêng, họ trở nên năng động về chính trị, tăng cường các mối quan hệ gia đình và xã hội. . . [5;241]. 139 Nguyễn Thu Hà 3. Kết luận Có thể thấy rằng, chế độ nô lệ ảnh hưởng nhiều tới đời sống chính trị, xã hội Mỹ đặc biệt là trong thế kỷ XIX. Sau khi giành được độc lập từ Anh, việc phân chia lãnh thổ Mỹ thành hai miền với những đặc trưng kinh tế riêng biệt và thái độ khác nhau về chế độ nô lệ đã tác động đến nhiều sự kiện lịch sử nước này và quan trọng nhất là sự bùng nổ cuộc Nội chiến (1861-1865), dù mục đích ban đầu của cuộc chiến không phải là xóa bỏ chế độ nô lệ. Cuộc Nội chiến Mỹ kết thúc với kết quả là sự ra đời của Tuyên ngôn giải phóng nô lệ (1863) và sau đó là các bản bổ sung thứ 13, 14 và 15 của Hiến pháp Mỹ công nhận quyền công dân của người da đen, tạo cơ hội cho họ được tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị xã hội của Mỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alonzo L.Hamby, 2005. Khái quát về lịch sử Ho