Tác động của kiểm định chất lượng đến thương hiệu các trường đại học Việt Nam

Abstract: Higher education quality accreditation is an important factor to affirm a university's brand. Quality accreditation through the self-assessment process helps universities identify strengths to be promoted, and shortcomings to be overcome and propose a plan to improve the specific quality of each field of work in the university, which will motivate and encourage the staffs, lecturers to continue to improve the quality of teaching, improve the quality of training better and better, contributing to the development of the university in accordance with the trend of international integration, meeting the requirements of society and affirming the position and brand of the university.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của kiểm định chất lượng đến thương hiệu các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 6-9; 20 6 Email: dothuanhai0408@gmail.com TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẾN THƯƠNG HIỆU CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Đỗ Thuận Hải - Trường Đại học Văn Lang Ngày nhận bài: 10/01/2020; ngày chỉnh sửa: 20/02/2020; ngày duyệt đăng: 24/02/2020. Abstract: Higher education quality accreditation is an important factor to affirm a university's brand. Quality accreditation through the self-assessment process helps universities identify strengths to be promoted, and shortcomings to be overcome and propose a plan to improve the specific quality of each field of work in the university, which will motivate and encourage the staffs, lecturers to continue to improve the quality of teaching, improve the quality of training better and better, contributing to the development of the university in accordance with the trend of international integration, meeting the requirements of society and affirming the position and brand of the university. Keywords: Quality accreditation, self-assessment, brand. 1. Mở đầu Trong hai thập niên qua, sự bùng nổ về số lượng các trường đại học đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các trường đại học với nhau. Từ 174 cơ sở giáo dục đại học vào năm 1991 [1] lên 235 trường vào năm 2013 [2] cho thấy sự phát triển bùng nổ về số lượng trường đại học (tăng 26%) sau 22 năm, tương ứng trung bình với mỗi năm có khoảng 3 trường đại học được thành lập. Với số lượng tăng đáng kể trong vài thập niên gần đây cộng với chủ trương hiện nay của Chính phủ cho phép các trường đại học công lập tự chủ về mặt tài chính và chủ động về mặt quản lí [3]. Như vậy, khoảng cách giữa các trường đại học công lập và tư thục đang dần thu hẹp lại tạo sự công bằng trong hoạt động quản lí đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh và phát triển thương hiệu của các trường đại học. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của trường đại học sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó kiểm định chất lượng giáo dục đại học là yếu tố quan trọng, cốt lõi để nâng cao thương hiệu và hội nhập với thế giới. Kiểm định chất lượng là một công cụ, khâu quan trọng trong hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nói chung và các trường đại học Việt Nam nói riêng. Kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện thông qua quá trình tự đánh giá cấp cơ sở giáo dục (hoặc cấp chương trình đào tạo) theo bộ tiêu chuẩn của một tổ chức chứng nhận kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế. Quá trình tự đánh giá trong hoạt động kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT được các trường đại học Việt Nam tự xem xét, nghiên cứu và đối sánh trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá do Bộ GD-ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác của cơ sở giáo dục đại học, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Thông qua hoạt động tự đánh giá, các trường đại học có cơ sở để xác định các điểm mạnh, điểm tồn tại, hạn chế để từ đó tiến hành các biện pháp cải tiến chất lượng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và từng bước nâng cao thương hiệu của nhà trường [4]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục với thương hiệu đại học ở Việt Nam hiện nay Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi công tác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ này, GD-ĐT nói chung, giáo dục đại học của Việt Nam nói riêng, không những phải mở rộng quy mô mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng GD-ĐT. Quá trình giáo dục đang dần dần chuyển từ nền giáo dục theo định hướng của Nhà nước hay theo định hướng học thuật của nhà trường sang nền giáo dục theo định hướng của thị trường lao động. Từ đó, kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới để duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục. Các trường đại học của Việt Nam đang từng bước tạo vị thế thương hiệu của mình trong nước cũng như trên thế giới thông qua nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu về năng lực cho thị trường lao động và hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục. Trong bối cảnh giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay, các trường đại học đang khẳng định vị thế và thương hiệu của mình thông qua hoạt động kiểm định chất lượng trong nước theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT và theo tiêu chuẩn quốc tế (AUN-QA, HCERES, ABET, ACBSP, FIBAA). Tính VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 6-9; 20 7 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã có 121 trên tổng số 235 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam, chiếm khoảng 51% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước. Trong đó, đã có 6 cơ sở giáo dục đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn AUN-QA (2 cơ sở) và tiêu chuẩn HCERES (4 cơ sở). Kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo đã có 95 chương trình của 20 cơ sở giáo dục đại học được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế (AUN-QA, ABET, CTI, ACBSP, FIBAA) [5]. Như vậy, thông qua công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cấp cơ sở và cấp chương trình đào tạo, các trường đại học Việt Nam hiện nay đang tích cực khẳng định vị thế và thương hiệu thông qua hoạt động kiểm định chất lượng bằng việc để các tổ chức kiểm định trong nước và quốc tế đánh giá khách quan về chất lượng đào tạo, về năng lực quản trị và khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Việt Nam hiện có 5 tổ chức Kiểm định chất lượng giáo dục đã được Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động, bao gồm: 1) Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; 2) Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 3) Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Đại học Đà Nẵng; 4) Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và 5) Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Đại học Vinh. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam thực hiện xem xét, đánh giá, kiểm định và chứng nhận khi các hoạt động của các cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cấp cơ sở và cấp chương trình đào tạo. Như vậy, các Trung tâm kiểm định có vai trò quan trọng trong hoạt động đánh giá chứng nhận cho các trường đại học Việt Nam để làm nền móng, cơ sở cho các trường đại học Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu nhà trường. Một số vai trò của các Trung tâm kiểm định chất lượng như: - Giúp các trường đại học định hướng và xác định được chuẩn chất lượng cho từng hoạt động. - Giúp các trường đại học có cơ hội xem xét, đánh giá lại toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định. - Giúp các trường tuyên bố chắc chắn tới các bên liên quan về hiện trạng chất lượng của trường. Việc đăng kí kiểm định chất lượng giáo dục được xem là lời cam kết về chất lượng đào tạo mà nhà trường mang lại cho người học và các bên liên quan khác như: nhà tuyển dụng, xã hội. Thêm vào đó, hoạt động đánh giá ngoài được thực hiện thông qua bên thứ ba là các chuyên gia có kinh nghiệm và am tường trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nghiên cứu và quản lí giáo dục. Các chuyên gia đánh giá có chứng nhận đào tạo kiểm định viên và thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục sẽ mang tính khách quan cao trong việc công nhận chất lượng của nhà trường. Vì vậy, kết quả kiểm định cung cấp cho các bên liên quan những thông tin kịp thời, chính xác để xác nhận chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục, từ đó có cơ sở lựa chọn được các dịch vụ phù hợp. - Thông qua kiểm định, cung cấp thông tin làm cơ sở để xây dựng văn hoá chất lượng cho các trường đại học. Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các chỉ số, các chuẩn mực để đánh giá, do đó các thông tin kiểm định sẽ giúp mỗi thành viên của cơ sở giáo dục hiểu rõ hơn chức năng nhiệm vụ và công việc của mình và của những thành viên liên quan. Thông qua đó, mỗi thành viên trong trường đều biết chủ động không ngừng nâng cao chất lượng công việc của mình, góp phần cùng những thành viên liên quan thực hiện công việc hiệu quả và chất lượng hơn, khi đó văn hóa chất lượng sẽ hình thành tại cơ sở giáo dục đại học. Trong quá trình kiểm định chất lượng giáo dục, hoạt động tự đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng. Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, xây dựng văn hóa chất lượng và nâng cao thương hiệu nhà trường. Tự đánh giá giúp cơ sở giáo dục tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo; từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn kế tiếp theo hướng cao hơn. Bên cạnh đó, tự đánh giá là điều kiện cần thiết để cơ sở giáo dục đăng kí đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Ngoài ra, tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu đã được xác định. Bộ GD-ĐT đã triển khai bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/ 2016 với 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí, đồng thời triển khai bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư số 12/2017/BGDĐT ngày 19/5/2017 với 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí. Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn được đánh giá theo thang đánh giá 7 mức, từ không đạt yêu cầu đến thực hiện xuất sắc, đạt mức của các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới. 2.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện kiểm định chất lượng để xây dựng thương hiệu đại học VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 6-9; 20 8 Thương hiệu của một trường đại học được đánh giá bởi nhiều yếu tố, trong đó kiểm định chất lượng theo một tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế là yếu tố quan trọng, không thể thiếu để khẳng định vị thế của một trường đại học. Kiểm định chất lượng để chứng minh năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục đạt yêu cầu bộ tiêu chuẩn của bên đánh giá đưa ra. Tuy nhiên, để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đạt yêu cầu và được các tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận còn có những yếu tố thuận lợi và khó khăn của các trường đại học Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Thuận lợi - Hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT đã tương đối đầy đủ. Một trong những điểm thuận lợi lớn nhất phải kể đến khi thực hiện kiểm định chất lượng nói chung và mục tiêu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo nói riêng là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn về kiểm định chất lượng đã tương đối đầy đủ. Những quy định về kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã được đưa vào Luật; Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ GD-ĐT và các văn bản hướng dẫn của Cục Quản lí chất lượng. Một số văn bản quy định và hướng dẫn về việc kiểm định chất lượng bao gồm: (1) Thông tư số 12/2017/BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy định kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học; (2) Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; (3) Công văn số 766/QLCL- KĐCLGD ngày 20/4/2018 của Cục Quản lí chất lượng về việc hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục đại học; (4) Công văn số 768/QLCL-KĐCLGD ngày 20/04/2018 của Cục Quản lí chất lượng về việc hướng dẫn đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Ngoài ra, còn có các văn bản quy định về kiểm định viên và tổ chức kiểm định chất lượng. Những văn bản này là cơ sở pháp lí quan trọng cho các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm kiểm định chất lượng, các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng đúng quy định phát luật. - Một số trung tâm kiểm định đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Trung tâm kiểm định chất lượng sẽ thực hiện đánh giá ngoài và công nhận cơ sở giáo dục đại học hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GD-ĐT. Sau một thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, đến nay các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đã thực hiện kiểm định chuyên nghiệp, thực hiện đánh giá ngoài và thẩm định kết quả đánh giá có hệ thống, từng bước rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục để nâng cao thương hiệu cho nhà trường. - Đội ngũ kiểm định viên bài bản, chất lượng. Đội ngũ kiểm định viên của các trung tâm kiểm định được đào tạo chương trình kiểm định, nghiệp vụ đánh giá; được cấp thẻ kiểm định viên và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một kiểm định viên mới được mời tham gia làm đánh giá viên của các hội đồng đánh giá ngoài. Chủ tịch hội đồng đoàn đánh giá ngoài phục vụ kiểm định chất lượng giáo dục thường là các nhà quản trị đại học có kinh nghiệm trong quản lí giáo dục, các thành viên trong đoàn đánh giá được lựa chọn là những người giỏi về chuyên môn, am hiểu lĩnh vực hoạt động của cơ sở giáo dục cũng như chương trình đào tạo được đánh giá và có kinh nghiệm trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Do vậy, kết quả đánh giá ngoài để phục vụ kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở hay cấp chương trình đào tạo rất chính xác và khách quan, chỉ ra được điểm mạnh, điểm hạn chế của cơ sở giáo dục được đánh giá. - Hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đã được nhiều trường đại học quan tâm. Đa phần lãnh đạo các trường đại học của Việt Nam hiện nay đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm định chất lượng giáo dục và quan tâm sâu sắc đến công tác đảm bảo chất lượng bên trong và kiểm định chất lượng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều trường đã chú trọng đầu tư cả nhân lực, vật lực và tài lực cho các hoạt động này. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều thành lập một đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong. Những đơn vị này là đầu mối để thực hiện các hoạt động tự đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, cũng như chuẩn bị các điều kiện để đánh giá ngoài phục vụ kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Ngoài ra, nhiều trường đại học đã cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục như học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ với các chuyên ngành đúng hoặc gần với đảm bảo và kiểm định chất lượng ở trong nước hoặc nước ngoài, hay tham gia chương trình đào tạo kiểm định viên. Công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục đã được hầu hết các trường đại học thực hiện. - Sự hỗ trợ và tham gia của các tổ chức kiểm định quốc tế và khu vực. Trong những năm gần đây, hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ và tham gia của nhiều tổ chức kiểm định quốc tế và khu vực. Đã có rất nhiều chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học được đánh giá bởi các tổ chức có uy tín như Hội đồng Kiểm định kĩ thuật và công nghệ (ABET), Hội đồng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 6-9; 20 9 Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh (ACBSP), Ủy ban Văn bằng kĩ sư Pháp (CTI) và Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA). Ngoài ra, đã có 4 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận kết quả kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và 2 trường được đánh giá ngoài bởi AUN-QA cấp cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học cũng được xây dựng dựa trên các bộ tiêu chuẩn của AUN-QA. Trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được các tổ chức kiểm định khu vực và quốc tế đánh giá kiểm định và công nhận chất lượng GD-ĐT. 2.2.2. Khó khăn - Khi thành lập Hội đồng tự đánh giá để thực hiện bước đầu tiên trong hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo tại các trường đại học Việt Nam thì các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá thường là cán bộ quản lí hoặc là giảng viên kiêm nhiệm, bận nhiều công việc chuyên môn nên không đầu tư được thời gian thoả đáng cho hoạt động tự đánh giá. Các nhóm chuyên trách có nhiều chuyên viên tham gia nhưng chưa được tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lí thông tin, minh chứng; chưa biết cách viết báo cáo tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí. Bên cạnh đó, thiếu sự phối hợp giữa các nhóm chuyên trách trong quá trình tự đánh giá cũng gây khó khăn trong hoạt động tự đánh giá của các cơ sở giáo dục đại học. - Công tác lưu trữ hồ sơ, dữ liệu của các trường đại học trong một thời gian chưa thực hiện tốt. Do vậy, việc thu thập minh chứng cho giai đoạn 5 năm của chu kì đánh giá là một khó khăn đáng kể cho công tác tự đánh giá của các trường đại học. - Việc điều tra khảo sát, lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan còn nhiều hạn chế. Các trường đại học tuy đã quan tâm triển khai lấy ý kiến của các bên liên quan, tuy nhiên số lượng phiếu khảo sát được thu thập thường là rất ít nên chưa đảm bảo độ tin cậy về kết quả khảo sát. Hơn thế nữa, kết quả khảo sát chưa được nhà trường chú trọng sử dụng để cải tiến chất lượng hoạt động. Đặc biệt, các trường đại học gặp nhiều khó khăn khi xây dựng mẫu phiếu khảo sát/phỏng vấn sao cho đáp ứng đúng các yêu cầu của tự đánh giá theo các tiêu chí/ tiêu chuẩn đánh giá kiểm định. Khi thu thập hồ sơ, dữ liệu làm minh chứng để đánh giá kiểm định, các nhóm chuyên trách gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mức độ phù hợp của minh chứng với nội hàm từng của mỗi tiêu chuẩn, tiêu chí. - Yêu cầu của báo cáo tự đánh giá là một thể thống nhất, các tiêu chuẩn tiêu chí có tính độc lập tương đối nhưng phải kết dính với nhau thành hệ thống làm nổi bật những đặc trưng của nhà trường để khi đọc phải thấy rõ điểm mạnh, điểm tồn tại hạn chế cơ bản trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Việc tìm kiếm nhân sự vừa am hiểu về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học vừa hiểu rõ về thực trạng các hoạt động của nhà trường vừa có năng lực viết báo cáo là khó khăn rất lớn của các trường đại học. Trong quá trình triển khai tự đánh giá, các trường đại học đồng thời phải triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Do vậy, các trường đại học rất khó khăn trong việc dành nguồn lực để duy trì, đảm bảo chất lượng các hoạt động, đồng thời phải khắc phục các tồn tại, hạn chế được phát hiện thông qua quá trình tự đánh giá cơ sở giáo dục. Nhận thức của lãnh đạo các trường đại học về kiểm định chất lượng nói chung và tự đánh giá chất lượng đào tạo nói riêng rất khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy, ở trường đại học nào mà hiệu trưởng, Ban Giám hiệu có nhận thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động tự đánh giá của trường đại học đó thực hiện đúng quy trình và đạt hiệu quả cao. Cụ thể, cùng triển khai hoạt động tự đánh giá trong một khoảng thời gian như nhau nhưng mức độ hoàn thành công việc lại khác nhau. Có trường đại học chỉ sau 6 th
Tài liệu liên quan