Tái chế giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng Về mặt năng lượng thuần túy - Sản xuất giấy tái chế (từ giấy đã qua sử dụng làm từ bột hóa) dùng năng lượng mua ngoài nhiều hơn một chút so với sản xuất giấy từ gỗ (sản xuất bột  sản xuất giấy) vì các chất thải trong quá trình sản xuất bột sẽ được đốt thu hồi hóa chất và nhiệt (nhiệt này dùng lại cho quá trình sản xuất bột và giấy). - Sản xuất giấy tái chế (từ giấy đã qua sử dụng làm từ bột cơ) dùng năng lượng mua ngoài ít hơn nhiều so với sản xuất giấy nguyên thủy (bột cơ) (trong quá trình sản xuất bột cơ không thể thu hồi được nhiệt)

pdf11 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái chế giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 1 / 11 Bài phát biểu trong Hội thảo ”Tái chế giấy và bao bì giấy” tại TP.HCM ngày 03/12/2009 do Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo cung cấp cho văn phòng Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam TÁI CHẾ GIẤY Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ Ở VIỆT NAM LỢI ÍCH TÁI CHẾ GIẤY Có nhiều, nhưng quan trọng nhất là: Tiết kiệm năng lượng Về mặt năng lượng thuần túy - Sản xuất giấy tái chế (từ giấy đã qua sử dụng làm từ bột hóa) dùng năng lượng mua ngoài nhiều hơn một chút so với sản xuất giấy từ gỗ (sản xuất bột  sản xuất giấy) vì các chất thải trong quá trình sản xuất bột sẽ được đốt thu hồi hóa chất và nhiệt (nhiệt này dùng lại cho quá trình sản xuất bột và giấy). - Sản xuất giấy tái chế (từ giấy đã qua sử dụng làm từ bột cơ) dùng năng lượng mua ngoài ít hơn nhiều so với sản xuất giấy nguyên thủy (bột cơ) (trong quá trình sản xuất bột cơ không thể thu hồi được nhiệt) Về mặt nguồn gốc năng lượng trong sản xuất bột & giấy - Trong sản xuất giấy nguyên thủy (bột hóa), phần lớn năng lượng cần dùng là do đốt dịch đen (các thành phần của gỗ còn lại sau khi xơ sợi được lấy đi). Về bản chất đó là gỗ. Đốt gỗ hay nhiên liệu khác (than đá, dầu mỏ) để lấy năng lượng cũng tạo ra khí gây ô nhiễm. - Tuy nhiên các nhiên liệu khác không thể tái sinh, còn gỗ có thể trồng lại. Lấy vòng đời làm cơ sở để cân nhắc các nguồn nhiên liệu, dù sản xuất giấy tái chế dùng nhiều nhiên liệu hơn sản xuất giấy nguyên thủy, thì sản xuất giấy tái chế tạo ra ít khí nhà kính hơn sản xuất giấy nguyên thuỷ. Thực tế là các nhà máy giấy được đặt gần rừng và xa nguồn giấy thải, vậy phải đánh giá năng lượng cần để vận chuyển giấy thải tới nhà máy ra sao? - Phân tích vòng đời cho thấy dù có tính cả năng lượng dùng để thu gom, vận chuyển và tái chế giấy thì sản xuất giấy tái chế dùng ít năng lượng hơn sản xuất giấy nguyên thủy. Đó là vì năng lượng cần để thu lại giấy đã dùng và đưa trở lại nhà máy là quá nhỏ so với năng lượng tiết kiệm được khi dùng giấy thải thay cho việc dùng gỗ để sản xuất tờ giấy mới. - Sản xuất giấy nguyên thủy cũng cần năng lượng để chặt, thu gom và vận chuyển cây gỗ đến nhà máy Dù khoảng cách có thể ngắn hơn nhưng rõ ràng có HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 2 / 11 khác biệt lớn khi so sánh việc chặt và vận chuyển 2,2 – 4,4 tấn gỗ cho mỗi tấn bột giấy so với vận chuyển 1,4 tấn giấy thải cho sản xuất 1 tấn bột tái chế. Bảo vệ môi trường - Bảo tồn rừng tự nhiên. Việc tái sử dụng giấy làm giảm tổng lượng gỗ phải chặt hạ để sản xuất bột giấy và giảm toàn bộ nhu cầu về gỗ. Nhưng điều quan trọng hơn là tái chế giấy giữ lại được rừng và giảm áp lực chuyển đổi rừng tự nhiên và các khu vực nhậy cảm về sinh thái như đầm lầy thành rừng sản xuất. Việc tái chế lại giấy giúp nhân loại giữ gìn toàn bộ giá trị mà hệ thống sinh thái rừng cung cấp bao gồm nước sạch, môi trường sống của muông thú và tính đa dạng sinh học. Đúng là ngành công nghiệp giấy trồng lại nhiều rừng hơn rừng họ đã khai thác, nhưng rừng trồng lại không phải là rừng bảo tồn. Nhu cầu giấy tăng đã kích động sự chuyển đổi nhanh rừng tự nhiên thành rừng sản xuất. Ở Bắc Mỹ, nơi phần lớn gỗ có thể dùng để sản xuất giấy, diện tích rừng lá kim tự nhiên giảm từ khoảng 72 triệu ha năm 1953 xuống còn 33 triệu ha năm 1999. Trong cùng thời gian, rừng sản xuất cây lá kim được trồng tăng từ 2 triệu ha lên 32 triệu ha và dự kiến sẽ đạt 54 triệu ha vào 2040, gây tổn thất một lượng lớn rừng tự nhiên. Tuy cây lá kim ở rừng trồng lớn nhanh, nhưng không thể cung cấp nơi sống hoang dã cho muông thú và bảo tồn tính đa dạng sinh học như rừng tự nhiên. Tích cực tái sử dụng xơ sợi, tái chế giấy có thể giúp làm giảm áp lực chuyển đổi rừng tự nhiên còn lại thành các đồn điền. Thứ nhất, trồng và khai thác gỗ có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh - tức là rừng tự nhiên. Như đã đề cập, tăng cường trồng rừng để dùng làm nguyên liệu giấy bao gồm cả phần gỗ sẽ nằm trong giấy và phần làm chất đốt có thể ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng nước, tính đa dạng sinh học, môi trường sống của động thực vật hoang dã và tính toàn vẹn của hệ thống sinh thái rừng tự nhiên. Vì thế trong khi tăng cường trồng rừng có thể phục hồi nhiều cánh rừng, nhưng không thể phục hồi được rất nhiều giá trị sinh thái của rừng tự nhiên. - Giảm lượng phát thải CO2. Nếu quan tâm đến sự thay đổi khí hậu, thỉ ta cần rừng già chứ không phải rừng non. Trong khi cây ít tuổi hơn có thể hấp thụ các bon nhanh hơn, thì cây già hơn tồn trữ rất nhiều các bon, nhờ đó làm giảm sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển. Hơn nữa mỗi khi cây đựoc chặt hạ để dùng làm giấy, các bon mà cây tồn trữ sẽ được giải thoát. Giảm nhu cầu bột nguyên thủy bằng việc tái chế lại giấy làm giảm tần suất chặt hạ gỗ để làm giấy và tăng tổng lượng các bon tồn trữ trong rừng. Việc tái chế cũng giúp bảo trì lượng các bon trữ trong tờ giấy bằng cách sử dụng lại giấy nhiều lần, thay vì để chúng phân hủy trong đất và tạo ra mê tan, một thành phần độc của khí nhà kính. HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 3 / 11 Tái chế giấy nghĩa là giảm đi lượng giấy chôn lấp hay phải đốt bỏ. Điều này làm giảm ô nhiễm không khí và nước, cũng như khí nhà kính thoát ra khi giấy phân huỷ ở bãi chôn lấp. Khí nhà kính thoát ra từ bãi chôn lấp gồm mê tan và CO2. Methan là loại khí có năng lực bẫy nhiệt gấp 21 lần CO2, là một loại khí nhà kính mạnh và góp phần làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Tổ chức môi trường EPA của Mỹ đã coi các bãi chôn lấp rác là nguồn thoát khí methan lớn ra ngoài khí quyển và coi việc phân huỷ giấy là một nguồn quan trọng nhất của khí methan ở bãi rác. Cuối cùng bằng cách giảm lượng giấy cần chôn lấp, tái chế giúp ta tránh được khí methan và các chất ô nhiễm khác và làm giảm nhu cầu cần tăng thêm bãi chôn rác. Bên cạnh việc giảm phát thải khí nhà kính, tái chế giấy đã qua sử dụng có thể cắt giảm sự phát sinh của các khí độc khác như ô xít ni tơ (tạo nên sương khói) và các chất hạt (sinh ra các bệnh về đường hô hấp). - Giảm được chất thải rắn Mỗi khi giấy đã dùng được tách ra khỏi rác và dùng làm giấy tái chế, thì đó đã là sự giảm thiểu trực tiếp chất thải rắn. Ta hãy nghĩ như thế này - nếu ta dùng một mẩu giấy một lần, rồi ta tẩy đi và dùng lại lần nữa trước khi vứt đi, ta đã sinh ra ít chất thải hơn khi dùng 2 tờ giấy và rồi ném cả hai tờ giấy đi. Tương tự như vậy ngay cả khi giấy tái chế cuối cùng cũng được chôn lấp thì quá trình tái chế cũng vẫn làm giảm lượng giấy chôn lấp. Giảm chất thải rắn cũng có nghĩa là giảm đất chôn lấp. - Lượng nước thải giảm và chất lượng nước thải được cải thiện. Lượng nước thải là một sự đo lường có ý nghĩa về môi trường, nó cho ta cả hai chỉ số lượng nước mới cần dùng trong sản xuất và mức độ ảnh hưởng của nước thải ra môi trường – vì thế nó thường được quy định chặt chẽ. Lấy đi và đổ vào sông suối một lượng nước lớn có thể có ảnh hưởng lớn đến sinh thái nhất là trong kỳ khô kiệt hoặc hạn hán. Và nước đã xử lý cũng còn các độc tố của quá trình sản xuất. Trên cơ sở so sánh, ta thấy nhìn chung sản xuất giấy từ bột nguyên cần nhiều và thải nhiều nước hơn và nước thải chứa nhiều độc tố hơn sản xuất giấy từ giấy loại. - Bùn từ các nhà máy sản xuất giấy tái chế Nhà máy dùng giấy loại để sản xuất giấy sinh ra nhiều chất thải rắn hơn, phần lớn ở dạng bùn so với nhà máy sản xuất giấy từ bột nguyên nhưng bùn này cũng nằm trong giấy loại nếu ta chôn nó. Như vậy về thực chất bùn không phải là yếu tố để so sánh lợi hại. Hiện nay có nhiều cách sử dụng bùn này, dùng để đốt trong nồi hơi, làm phân vi sinh... HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 4 / 11 Lợi ích kinh tế Giấy có thể tái chế tới 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Nên lợi ích về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là rất to lớn, có thể nói lớn hơn nhiều so với lợi ích kinh tế thuần túy. Tuy nhiên lợi ích kinh tế của việc tái chế giấy ngày càng tăng khi công nghệ sản xuất giấy tái chế ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Xơ sợi tái chế không chỉ dùng để sản xuất giấy làm bao bì, giấy in báo, giấy tissue mà còn dùng để pha trộn với bột nguyên thủy với một tỉ lệ ngày càng cao trong sản xuất giấy cao cấp hơn. Có thể nói xơ sợi tái chế ngày nay có thể có mặt trong hầu hết các loại giấy thương mại. Chi phí sản xuất giấy tái chế ngày một giảm và chất lượng xơ sợi tái chế ngày càng tăng nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dù thị trường ngày càng yêu cầu giấy có độ bền cao hơn (phù hợp với tốc độ in, hòm hộp các tông mỏng hơn nhưng chịu tải cao hơn), chất lượng bề mặt cao hơn TÁI CHẾ GIẤY Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC Trung quốc (2007): Nhập khẩu giấy thu hồi từ Mỹ: 43%. từ Nhật: 18%, từ Anh: 9%...Hiệu suất tái chế giấy: 62%. Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy Trung Quốc tại Hội nghị Giấy Châu Á (15- 17/10/2008) tại Osaka, Nhật Bản thì thu gom giấy đã qua sử dụng chưa trở thành một ngành công nghiệp vì nhận thức của xã hội chưa cao, các doanh nghiệp tái chế phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu. Để thực hiện chính sách phát triển ngành giấy Trung Quốc, một chính sách về thu gom và tái chế giấy thu hồi chuẩn bị được ban hành đề cập toàn diện vấn đề từ giáo dục cộng đồng, những quy định kỹ thuật, thị trường và công cụ tài chính để khuyến khích và phát triển công nghiệp tái chế giấy. Chính sách phát triển ngành giấy Trung Quốc do Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc ban hành tháng 10, 2007 trong Điều 17 nêu rõ: “Phải tăng cường Công nghiệp giấy Trung Quốc - 2007 Sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu Tiêu dùng Bột 19,070 84 8,449 27,435 Giấy 73,500 4,610 4,010 72,900 Giấy thu hồi 27,650 1,000 22,560 50,210 Đơn vị: 1.000 tấn Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng nguyên liệu dùng sản xuất giấy: 65% Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng: 38% HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 5 / 11 tái chế giấy loại . Phải tăng tỉ lệ thu hồi và tái sử dụng giấy loạ i. Phải sử dụng hợp lý giấy thu hồi nhập khẩu . Phải nhanh chóng soạn thảo tiêu chuẩn giấy thu hồi. Khuyến khích chính quyền địa phương đưa ra những biện pháp quản lý việc tái chế giấy thu hồi . Phải hỗ trợ các xí nghiệp thu gom giấy thu hồi quy mô lớn: thiết lập thị trường mua bán giấy thu hồi và làm cho việc thu hồi giấy đã qua sử dụng thành việc làm thông thường của xã hội. Tăng tỉ lệ giấy thu hồi ở Trung Quốc từ 31% hiện nay lên 34% vào năm 2010. Tỉ lệ tái sử dụng giấy cũng tăng lên từ 32% hiện nay lên 38% vào năm 2010.” Tuy nhiên sau kết quả khích lệ năm 2007, nay mục tiêu của ngành giấy Trung Quốc đã cao hơn , đến 2010 tỉ lệ thu hồi là 40% với hiệu suất 63% và năm 2015, tỉ lệ thu hồi là 45% và hiệu suất đạt 65%. Nhật Bản (2007) Hiệu suất tái chế giấy (chung) là 61,4% năm 2007 và công nghiệp giấy Nhật Bản đặt mục tiêu đạt hiệu suất này ở mức 62% vào năm 2010. 80% xuất khẩu giấy đã qua sử dụng của Nhật Bản là vào Trung Quốc.. Các nhà sản xuất giấy Nhật Bản nõ lực xây dựng thị trường ở nước ngoài vì thị trường trong nước đã bão hòa. Công nghiệp giấy Nhật Bản - 2007 Sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu Tiêu dùng Bột 10,894 210 2,097 12,781 Giấy 31,266 1,385 1,374 31,255 Giấy thu hồi 23,041 3,844 67 19,264 Đơn vị: 1.000 tấn Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng nguyên liệu dùng sản xuất giấy: 60% Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng: 74% Gia đình Lượng giấy thải nhỏ: khu dân cư, buôn bán, sân vận động, cửa hàng Thu gom tại các trường học, dân phố Thu gom của các tổ chức của chính quyền Thu gom của đại lý bán báo Thương nhân mua gom Người buôn giấy loại Đại lý trung gian Người thu gom đặc chủng N h à bá n b u ôn g iấ y lo ại N h à m áy s ản x u ất g iấ y Lượng giấy thải lớn: nhà máy sản xuất bao bì, cửa hàng lớn, siêu thị, nhà máy in, nhà xuất bản.. Sơ đồ chính thu gom và phân phối giấy đã qua sử dụng ở Nhật Bản HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 6 / 11 Đài Loan (2007): 70% sản lượng giấy của Đài Loan năm 2007 là giấy làm bao bì, vì vậy Đài Loan sử dụng tới 73% giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất (4,412 triệu tấn), trong đó hòm hộp các tông cũ – OCC là chính và cũng vì vậy hiệu suất tái chế giấy đạt tới 88%. Thu gom giấy đã qua sử dụng ở trong nước đạt 3,2 triệu tấn/năm, giảm phát thải tương đương 3 triệu tấn các bon dioxit. Hàn Quốc Hàn Quốc coi giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính sản xuât giấy, năm 2007 chiếm 76% trong tất cả các loại nguyên liệu, tức 9,147 triệu tấn (61% là hòm hộp các tông cũ – OCC, 25% là giấy báo cũ – ONP). Giấy đã qua sử dụng thu gom trong nước năm 2007 đạt 8 triệu tấn, nhập khẩu đạt 1,149 triệu tấn. Tiêu dùng giấy năm 2007: 11,871 triệu tấn, tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng là 67% Các nước khác HÀN QUỐC - NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GIẤY 2000 2005 2006 2007 Giấy loại 7.118 8.501 8.667 9.147 (73%) (74%) (75) (76%) Thu gom 5.003 7.086 7.455 7.998 Nhập 2.115 1.415 1.212 1.149 Bột 2.682 2.930 2.917 2.943 (27%) (26%) (25%) (24%) Nội địa 595 514 500 425 Nhập 2.087 2.416 2.417 2.518 Tổng cộng 9.800 11.431 11.584 12.090 100% 100% 100% 100% Nội địa 5.598 7.600 7.955 8.423 Nhập 4.202 3.831 3.629 3.667 Đơn vị: 1.000 tấn. Số trong ngoặc là tỉ lệ so với tổng nguyên liệu sử dụng. Sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu Tiêu dùng %(1) Tỉ lệ thu hồi Malaysia 87% 61% Bột 122 0 118 240 Giấy 1,465 254 1,589 2,800 Giấy thu hồi 1,420 0 189 1,609 Philippines 79% 44% Bột 173 0 50 223 Giấy 1,082 165 694 1,611 Giấy thu hồi 702 21 178 859 Thái Lan 72% 65% Bột 1,169 293 520 1,396 Giấy 4,516 1,164 716 4,068 Giấy thu hồi 2,650 14 1,016 3,662 HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 7 / 11 TÁI CHẾ GIẤY Ở VIỆT NAM - Nguồn giấy đã qua sử dung : Hộ gia đình; các trường học; văn phòng các tổ chức, công ty; nhà máy (in, bao bì); siêu thị, cửa hàng; nhà ga, bến xe, sân bay - Những loại giấy không thể tái chế: giấy cảm nhiệt; giấy (tự) dính, băng keo; giấy trong suốt (để thuyết trình ); giấy các bon ; giấy bóng kính ; giấy phủ chất dẻo hay sáp (hộp đựng sữa, nước giải khát; giấy gói kẹo; giấy gói ngoài ram giấy photocopy; hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy; giấy lau, khăn lau đã dùng; giấy đựng sơn, hóa chất, thực phẩm - Thu gom giấy đã qua sử dụng ở trong nước . Về tổ chức thu gom bao gồm : đồng nát (người thu gom riêng lẻ lùng sục từng ngõ ngách , các công ty vệ sinh, những người bới rác, các trạm thu mua trung gian. Hiện chưa có công ty chuyên doanh giấy thu hồi. Tỉ lệ giấy đã sử dụng thu hồi được so với tổng lượng giấy tiêu dùng ít thay đổi, chỉ ở mức 24-25% và tỉ lệ giấy thu hồi trong nước so với giấy thu hồi nhập khẩu hầu như không thay đổi từ 48% (1999) lên 50% (2007). Như vậy rõ ràng công tác thu hồi giấy trong nước không có tiến triển từ khi thực hiện thuế GTGT . Nguyên nhân chủ yếu là do cách hợp thức hóa trong chi phí sản xuất đối với việc mua giấy loại thu gom trong nước phức tạp , rối rắm, chỉ những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể chấp nhận được . Các cơ sở sản xuất quy mô lớn thà mua giấy thu hồi nhập khẩu , dù đắt cũng đem Đơn vị: 1.000 tấn (1) Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng nguyên liệu dùng sản xuất giấy Công ty môi trường Hộ gia đình Đồng nát Nhà máy in, bao bì Văn phòng, công sở Giấy loại từ siêu thị Nhặt rác tại bãi chôn lấp Trường phổ thông Công nhân vệ sinh N h à m á y g iấ y Thu gom cấp I, II Sơ đồ thu gom giấy đã sử dụng tại Việt Nam HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 8 / 11 lại hiệu quả cao hơn về thời gian và chi phí (vì có hóa đơn GTGT khi nhập hàng). - Nhập khẩu: Giấy thu hồi nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước , nhưng chủ yếu từ Mỹ , Nhật Bản, New Zealand. Những loại chính được nhập khẩu : giấy hòm hộp các tông cũ (OCC), giấy báo cũ (ONP), tạp chí cũ (OMG), giấy lề (dẻo giấy, lề giấy – phế thải trong gia công), giấy đứt, giấy trộn lẫn. Lý do nhập khẩu : chất lượng giấy thu hồi nhập khẩu cao hơn giấy thu hồi trong nước, không vướng thủ tục hợp thức hóa chi phí sản xuất , chất lượng & số lượng ổn định, do giá không cao hơn trong nước nhiều. Nhìn chung, không có vướng mắc lớn khi nhập khẩu. Sự chưa thống nhất giữa hải quan và đơn vị nhập khẩu lớn nhất là trong việc định nơi dỡ hàng để kiểm tra chất lượng . Thường thì Hải quan yêu cầu kiểm tra ngay tại cảng và điều này doanh nghiệp sợ nhất, vì chi phí dỡ hàng rồi lại xếp hàng vào container rất cao. Cũng thường xảy ra việc không thống nhất giữa Hải quan và doanh nghiệp về lượng tạp chất được phép Khi đó buộc phải dỡ hàng , lấy mẫu, giám định, chờ kết quảNhững rắc rối này làm nản lòng doanh nghiệp . Về nguyên tắc, do giá trị 01 container giấy thu hồi nhập khẩu rất thấp , thường 3.000 – 5.000 USD/container, nếu rắc rối xảy ra tại cảng nhập thì chi phí xử lý từ 15-35% giá trị lô hàng, nên không doanh nghiệp nào dám nhập hàng không đạt TCVN . Hai vướng mắc trên, xử lý tình thế vừa khó lại vừa dễ, tùy nơi, tùy lúc. Tỉ lệ giấy thu gom trong nước trong tổng lượng giấy thu hồi sử dụng đã tăng từ 48% (1999) lên 50% (2007). Như vậy giấy thu hồi nhập khẩu là nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất giấy ở Việt Nam. - Chất lượng và Tiêu chuẩn Các nước đều có tiêu chuẩn về giấy loại , chủ yếu dùng trong giao dịch thương mại (phục vụ mục đích tái chế) và ngăn cản chất thải không thể tái chế, gây hại xâm nhập từ nước ngoài . Việt Nam cũng đã có TCVN -2007. Phần lớn tiêu chuẩn giấy thu gom của các nước đều tương đồng và thịnh hành nhất là Tiêu chuẩn Mỹ (nước xuất khẩu giấy thu gom lớn nhất thế giới ), của EU và Nhật Bản. Giấy thu gom có chất lượng cao nhất là của đồng nát (được phân loại: bao bì, giấy báo cũ, tạp chí; có thể được loại bỏ tạp chất : băng dính, đinh ghim, nhãn HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 9 / 11 chất dẻo) và giấy thu gom từ các trường học (tốt nhất từ tr ường Tiểu học), văn phòng . Giấy loại thu gom từ các bãi rác không đáng kể về lượng , chất lượng thấp nhất , thường dính bẩn (thực phẩm, đất cát) và không được các nhà máy giấy ưa thích . Giấy thu hồi phần lớn để rời hoặ c buộc dây, ở một vài trạm thu gom có thiết bị để đóng bành , thuận tiện cho vận chuyển . Giấy thu gom trong nước được chia thành : bao bì , giấy báo cũ , tạp chí , sách, và linh tinh. Tuy nhiên chất lượng giấy thu gom trong nước thấp hơn giấy thu hồi nhập khẩu, vì giấy thu hồi trong nước đã qua nhiều lần tái chế , trong khi giấy nhập khẩu phần lớn làm từ bột nguyên khai. - Sử dụng giấy thu hồi để sản xuất giấy  Giấy thu hồi (thu gom trong nước và nhập khẩu) chiếm tới 70% tổng lượng nguyên liệu dùng để sản xuất giấy ở Việt Nam. Đây là tỉ lệ thấp nhất trong ASEAN (cao nhất là ở Malaysia: 87%).  Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam cũng thuộc loại thấp nhất, chỉ đạt 25% (Thái Lan 65%)  Giấy thu hồi dùng để sản xuất 100% giấy làm bao bì (một vài công ty sử dụng thêm bột nguyên khai để nâng cao độ bền của giấy dùng làm bao xi măng), 90% giấy tissue, 60% giấy in báo.  Hầu như chưa sử dụng giấy thu hồi trong sản xuất giấy in viết chất lượng cao.  Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng giấy loại thu gom trong nước (85%) vì sản xuất sản phẩm thấp cấp . Các cơ sở quy mô trung bình và lớn chủ yếu sử dụng giấy thu hồi nhập khẩu để sản xuất sản phẩm chất lượng cao hơn.  Từ năm 2000 đến nay nhiều dây chuyền hiện đại, đồng bộ sản xuất bột từ giấy thu hồi được lắp đặt ở Việt Nam (160.000 tấn/năm). Năm 2009 sẽ đưa vào sản xuất ít nhất 5 dây chuyền sản xuất mới với tổng công suất 190.000 tấn/năm. Những dây chuyền cũ sẽ được nâng cấp chủ yếu
Tài liệu liên quan