Tài chính công là phạm trù phản ánh
quá trình hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ được thực hiện bởi chủ thể là nhà
nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
công của nhà nước mà không vì mục
tiêu lợi nhuận.
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH CÔNG
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 1
TÀI CHÍNH CÔNG
I. Những vấn đề cơ bản về tài chính công
II. Ngân sách nhà nước
III. Các quỹ tài chính khác của nhà nước
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 2
I. Những vấn đề cơ bản về
tài chính công
1. Khái niệm
Tài chính công là phạm trù phản ánh
quá trình hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ được thực hiện bởi chủ thể là nhà
nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
công của nhà nước mà không vì mục
tiêu lợi nhuận.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 3
2. Đặc điểm
- Gắn liền với hoạt động của nhà nước.
- Là loại hình tài chính phi lợi nhuận.
- Có sự kết hợp giữa không bồi hoàn và
có bồi hoàn.
- Có sự kết hợp giữa tính bắt buộc và
tính tự nguyện.
- Là loại hình tài chính do nhà nước sở
hữu hoặc quản lý.
- Đòi hỏi tính minh bạch cao.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 4
3. Vai trò
- Huy động nguồn tài chính đảm bảo
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng
trưởng ổn định và bền vững.
- Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả.
- Tái phân phối thu nhập xã hội giữa
các tầng lớp dân cư, thực hiện công
bằng xã hội.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 5
4. Kết cấu
* Căn cứ theo chủ thể quản lý:
- Tài chính chung của nhà nước:
NSNN, TDNN, dự trữ NN.
- Tài chính của các đơn vị hành
chính nhà nước.
- Tài chính của các đơn vị sự nghiệp
nhà nước.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 6
* Căn cứ vào nội dung quản lý và cơ
chế hoạt động:
- Ngân sách nhà nước.
- Tín dụng nhà nước.
- Các quỹ tài chính khác của nhà nước.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 7
II. Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm
NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô
của nhà nước phản ánh toàn bộ thu, chi
của nhà nước trong một năm, thông
qua đó để phân phối tổng sản phẩm
quốc nội và các nguồn tài chính khác để
hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung lớn nhất của nhà nước nhằm thực
hiện các chức năng của nhà nước.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 8
2. Hệ thống ngân sách nhà nước
Là tổng thể các cấp ngân sách có
quan hệ hữu cơ với nhau trong quá
trình thực hiện hoạt động, quản lý các
nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp
ngân sách.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 9
Hệ thống NSNN Việt Nam
Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương
NS tỉnh, TP thuộc TW
NS quận, huyện, thị xã
thuộc tỉnh, TP
NS xã, phường, thị trấn
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 10
- NSTW tập trung đại bộ phận
những nguồn thu lớn, qua đó đảm nhận
những khoản chi gắn liền với việc thực
hiện các dự án có tầm chiến lược phát
triển của quốc gia.
- NSTW đảm trách vai trò điều phối
nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân
sách trong hệ thống ngân sách và cân
đối NSNN.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 11
- NSĐP phản ánh nhiệm vụ thu, chi
theo địa phận hành chính, đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ tổ chức, quản lý kinh tế
- xã hội của các cấp chính quyền địa
phương.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 12
3. Thu ngân sách nhà nước
Là việc nhà nước dùng quyền lực của
mình để tập trung một phần nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 13
3.1. Thu thuế
Thuế là hình thức đóng góp theo
nghĩa vụ đối với nhà nước được quy
định bởi pháp luật do các pháp nhân và
thể nhân thực hiện nhằm đáp ứng yêu
cầu chi tiêu của nhà nước.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 14
- Các đặc điểm cơ bản của thuế:
+ Là hình thức động viên mang tính
bắt buộc trên nguyên tắc luật định.
+ Là khoản đóng góp không hoàn trả
trực tiếp cho người nộp.
+ Là hình thức đóng góp được quy
định trước.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 15
- Phân loại:
+ Căn cứ vào phương thức đánh
thuế: thuế trực thu và thuế gián thu.
+ Căn cứ vào cơ sở đánh thuế: thuế
thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản.
+ Căn cứ theo chế độ phân cấp và
điều hành ngân sách: thuế trung ương
và thuế địa phương.
+ Căn cứ vào phương thức sử dụng:
thuế tổng hợp và thuế có lựa chọn.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 16
3.2. Thu phí và lệ phí
Phí gắn liền với vấn đề thu hồi một
phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với
hàng hóa, dịch vụ công cộng hữu hình.
Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng
những lợi ích do việc cung cấp các dịch
vụ hành chính, pháp lý cho các thể
nhân và pháp nhân.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 17
3.3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế
của nhà nước
- Thu nhập từ vốn góp của nhà nước
vào các cơ sở kinh tế.
- Thu từ bán tài sản của nhà nước.
- Thu từ cho thuê hoặc bán tài
nguyên thiên nhiên.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 18
3.4. Vay nợ và viện trợ của chính phủ
- Vay nợ trong nước (phát hành tín
phiếu, trái phiếu).
- Vay nợ nước ngoài.
- Viện trợ quốc tế không hoàn lại:
UNDP, UNICEF …
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 19
* Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN:
- Thu nhập GDP bình quân đầu người.
- Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế.
- Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của
nhà nước.
- Tổ chức bộ máy thu nộp.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 20
4. Chi ngân sách nhà nước
Là việc phân phối và sử dụng quỹ
tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước
nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức
năng nhà nước về mọi mặt theo những
nguyên tắc nhất định.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 21
4.1. Chi đầu tư phát triển
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng KTXH.
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các
doanh nghiệp nhà nước.
+ Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên
doanh vào các doanh nghiệp.
+ Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
+ Chi dự trữ nhà nước.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 22
4.2. Chi thường xuyên
+ Chi sự nghiệp kinh tế.
+ Chi về khoa học và công nghệ.
+ Chi về sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
+ Chi sự nghiệp y tế.
+ Chi sự nghiệp văn hóa,nghệ thuật, thể
thao.
+ Chi sự nghiệp xã hội.
+ Chi quản lý nhà nước.
+ Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn
XH.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 23
4.3. Chi trả nợ tiền vay
- Trả nợ trong nước.
- Trả nợ nước ngoài.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 24
5. Cân đối ngân sách nhà nước
* Nguyên tắc cân đối
- Thu ngân sách – Chi thường xuyên > 0
- Thu NSNN – Chi thường xuyên = Chi
đầu tư + trả nợ
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 25
* Bội chi ngân sách
Là tình trạng chi tiêu của NSNN vuợt
quá số thu của NSNN trong một năm.
* Biện pháp xử lý
- Tăng thu
- Giảm chi
- Phát hành tiền
- Vay nợ và viện trợ
- Sử dụng quỹ dự trữ
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 26
6. Năm ngân sách và chu trình ngân sách
Năm ngân sách là giai đoạn mà dự toán
thu và chi của Nhà nước đã được phê
chuẩn có hiệu lực thi hành.
Chu trình ngân sách chỉ toàn bộ các hoạt
động từ khâu lập dự toán ngân sách đến
khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán
NSNN.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 27
III. Các quỹ tài chính khác của
nhà nước
1. Đặc điểm
- Cơ chế hoạt động linh hoạt.
- Quy mô nhỏ hơn nhiều so với quỹ
NSNN.
- Hoạt động của quỹ là không ổn định
và thường xuyên như NSNN.
- Không có sự điều phối sử dụng giữa
quỹ này với quỹ khác.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 28
2. Phân loại
2.1. Căn cứ mục tiêu sử dụng
- Nhóm quỹ thực hiện mục đích dự
trữ, dự phòng quốc gia và an ninh xã
hội:
+ Quỹ dự trữ quốc gia.
+ Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp.
+ Quỹ bảo trợ xã hội.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 29
- Nhóm quỹ thực hiện mục đích hỗ
trợ hoạt động kinh tế xã hội:
+ Quỹ hỗ trợ phát triển.
+ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
+ Quỹ hỗ trợ DN vừa và nhỏ.
+ Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị và
nông thôn.
+ Quỹ bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học
công nghệ quốc gia.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 30
- Nhóm quỹ thực hiện các chương
trình, mục tiêu quốc gia:
+ Quỹ hỗ trợ tạo việc làm.
+ Quỹ xóa đói giảm nghèo.
+ Quỹ phổ cập giáo dục.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 31
2.2. Căn cứ vào phân cấp quản lý
- Nhóm do chính phủ quản lý:
+ Quỹ hỗ trợ phát triển;
+ Quỹ dự trữ quốc gia;
+ Quỹ bảo trợ xã hội ...
- Nhóm quỹ do chính quyền địa phương
quản lý:
+ Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị.
+ Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 32
3. Hoạt động của một số quỹ TC ngoài
NSNN
3.1. Quỹ dự trữ
- Mục đích:
+ Khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn
trên diện rộng.
+ Phòng thủ quốc gia về an ninh, quốc
phòng.
+ Can thiệp bình ổn giá cả và điều tiết
lưu thông tiền tệ.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 33
- Phân loại:
+ Dựa theo hình thức: quỹ tài chính
hiện vật, quỹ tài chính bằng tiền.
+ Dựa theo phân cấp quản lý: quỹ
dự trữ tập trung quốc gia, quỹ dự trữ
các bộ ngành, quỹ dự trữ của NHNN.
- Nguyên tắc:
+ Tập trung, thống nhất.
+ Đảm bảo bí mật.
+ Sẵn sàng.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 34
3.2. Quỹ bảo trợ XH
- Quỹ cứu tế xã hội.
- Quỹ phúc lợi XH.
- Quỹ BHXH: chi chăm sóc y tế, trợ
cấp ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai
nạn bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình,
thai sản, tàn tật, tử tuất.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 35
3.3. Quỹ hỗ trợ phát triển
- Mục đích nhằm hỗ trợ tài chính của
NN cho các dự án mà NN cần khuyến
khích đầu tư phát triển.
- Hình thức hỗ trợ: cho vay LS ưu
đãi, hỗ trợ LS sau đầu tư, BL tín dụng
đầu tư.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 36
3.4. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu
- Nhằm hỗ trợ tài chính của NN để
khuyến khích các DN phát triển XK.
- Nguồn hình thành quỹ: NSNN cấp
trong dự toán hằng năm, NS thu từ
chênh lệch giá XNK, phí, lệ phí XNK.
- Nội dung chi của quỹ: hỗ trợ các
DN XNK có thành tích, chi xúc tiến
thương mại, mở rộng thị trường.
12/25/2010 B01012 - Tài chính công 37
3.5. Quỹ đầu tư hạ tầng cơ sở đô thị
- Nguồn vốn đầu tư vào các dự án hạ
tầng cơ sở đô thị, mọi thành viên trong xã
hội đều được thụ hưởng.
- Nguồn vốn gồm: khoản thu của NS
địa phương, do NSTW cấp cho ĐP.