Việc huy động nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh hết sức quan
trọng,mỗi loại hình tài trợ đều có ưu nhược điểm của nó và cả chi phí khi
sử dụng nguồn vốn cũng khác nhau
Phân loại:
Căn cứ vào quyền sở hữu
• Vốn chủ sở hữu:
– Vốn đầu tư ban đầu: vốn cổ phần, vốn góp
– Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của DN : cổ phần mới,
thu nhập để lại, quỹ R&D, dự phòng
• Các khoản nợ
– Nợ khách hàng, ngân hàng, người lao động
– Trái phiếu, thuê HĐ & TC .
• Các nguồn vốn khác:
34 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 6: Quản trị nguồn tài trợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46
CHƯƠNG 6
QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ
6.1. Doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ nào?
Việc huy động nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh hết sức quan
trọng,mỗi loại hình tài trợ đều có ưu nhược điểm của nó và cả chi phí khi
sử dụng nguồn vốn cũng khác nhau
Phân loại:
Căn cứ vào quyền sở hữu
• Vốn chủ sở hữu:
– Vốn đầu tư ban đầu: vốn cổ phần, vốn góp
– Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của DN : cổ phần mới,
thu nhập để lại, quỹ R&D, dự phòng
• Các khoản nợ
– Nợ khách hàng, ngân hàng, người lao động
– Trái phiếu, thuê HĐ & TC ...
• Các nguồn vốn khác:
– Các khoản nợ tích lũy
47
– Nguồn vốn liên doanh, liên kết
Căn cứ vào thời hạn
• Tài trợ ngắn hạn (dưới 1 năm): thường có LS thấp hơn, nhưng LS
kém ổn định
• Tài trợ dài hạn (trên 1 năm): thường có LS cao hơn nhưng ổn định
hơn
• RR phát sinh khi sử dụng tài trợ ngắn hạn cho đầu tư dài hạn:
– LS kém ổn định
– Khả năng thanh toán bị đe dọa
6.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
Ưu, nhược điểm & chi phí
– Nợ tích lũy
– Tín dụng thương mại
– Tín dụng ngân hàng
– Thuê vận hành (hoạt động)
6.2.1 Các khoản nợ tích lũy
Gồm các khoản phải trả nhưng tạm thời chưa đến hạn thanh toán (thuế,
lương, tiền đặt cọc )
Được coi là nguồn tài trợ miễn phí ()
Phạm vi sử dụng hạn chế do các khoản phải trả bị khống chế thời hạn
thanh toán, nếu trì hoãn có thể phát sinh các nguy cơ và tổn thất ()
6.2.2 Tín Dụng Thương mại: Mua Chịu Thanh Toán 1 Lần
Vd: “2/15 net 45”
Ý nghĩa (nếu trả tiền mặt trong vòng 15 ngày, sẽ nhận lại chiết khấu là 2%.
Khoản thanh toán phải trả trong vòng 45 ngày)
Chi phí tín dụng thương mại:
Nếu trì hoãn thanh toán, cf tdtm sẽ giảm
48
Ví dụ: khoản TDTM 100 trđ, thanh toán 2/15 net 45 => nhà cung cấp sẽ CK
2% trên giá trị 100 trđ nếu người mua trả tiền trong khoảng thời gian 15
ngày kể từ ngày giao hàng, ngoài 15 ngày đến 45 ngày phải trả đủ 100 trđ.
Ta có chi phí của khoản tín dụng này là:
6.2.2 Tín dụng TM: Mua chịu thanh toán nhiều lần
Là hình thức mua trả góp
Chi phí tín dụng thương mại = lãi suất trả góp
Phương pháp tính : lãi suất trả góp i thỏa mãn :
PV = FVt ∑1/(1+i)t
ví dụ :Giá trị hiện tại trên thị trường : 100 trđ
Trả tiền ngay 100 trđ
Trả tiền cuối mỗi năm 30 trđ, trong 5 năm
Xác định lãi suất mua trả góp ?
sử dụng công thức gần đúng hoặc tra bảng : i = 15,24%
6. 2.3 Tín dụng NH: Các hình thức vay vốn
• Vay từng lần (vay theo món) :
việc vay và trả nợ, thủ tục và các thông số của món vay được xác
định theo từng lần vay nợ
• Vay theo hợp đồng :
Căn cứ vào hợp đồng sản xuất kinh doanh ký kết, NH sẽ cấp tín dụng
=> phù hợp với DN
• Vay theo hạn mức thấu chi (hạn mức tín dụng) (Line of credit):
Ngân hàng cho phép doanh nghiệp chi tiêu vượt số dư tài khoản tiền
gửi (vay vốn) trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời gian nhất định
trên tài khoản vãng lai
• Tín dụng thư (Letter of credit) :
49
– Bên mua (Nhà NK) mở thư tín dụng ở NH phục vụ bên mua
(NH cấp TD cho nhà NK)
– Bên bán (Nhà XK) sẽ chuyển hàng hóa cho bên mua khi nhận
được thông báo của NH phục vụ bên bán có thư tín dụng
– 2 NH sẽ thanh toán cho nhau
– Bên mua phải có 1 khoản ký quỹ tại NH
• Chiết khấu chứng từ có giá:
Khoản TD = Mệnh giá TP – Lãi CK – Hoa hồng phí CK
Md = M x [ 1 - ( Rd x T/360)] - C
Trong đó:
– Md: mức tài trợ chiết khấu chứng từ
– T: thời hạn còn lại của chứng từ (tính theo ngày)
– Rd: lãi suất chiết khấu chứng từ
– C: phí dịch vụ
– M: mệnh giá (giá trị) chứng từ.
Bài tập áp dụng:
Ngày 20/11/2007, nhân viên TD của ACB có nhận được của một KH loại
chứng từ có giá xin CK:
Hối phiếu số 1247/07 ký phát ngày 15/10/2007 sẽ đến hạn thanh toán vào
ngày 15/04/2008 có mệnh giá là 128.000 USD đã được Citybank New
York chấp nhận chi trả khi đáo hạn. Biết rằng ACB áp dụng mức hoa hồng
là 0.5% trên mệnh giá chứng từ nhận CK, lãi suất CK là 6%/năm đối với
USD. Yêu cầu: xác định số tiền mà khách hàng sẽ nhận được khi CK
chứng từ trên.
1. Mệnh giá Hối phiếu = 128.000 USD.
2. % tỷ lệ hoa hồng = 0.5%/ mệnh giá Hối phiếu.
3. Mức hoa hồng phí = (2) x (1) = 128.000 x 0.5% = 640 ( USD ).
4. Lãi suất chiết khấu tiền USD/năm : 6%
5. Số ngày nhận chiết khấu : ( 145 ngày )
Ngày xin chiết khấu : 20/11/2007.
Ngày đáo hạn : 15/04/2008.
6. Lãi chiết khấu = ( 128.000 x 6% x 145 ) / 365 = 3.051 ( USD )
7. Số tiền khách hàng sẽ nhận = (1) – ( 6) – (3) = 124.309 ( USD)
– Bao thanh toán (Factoring):
50
là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng
hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng
mua, bán hàng.
6.3. Các nguồn tài trợ dài hạn
Ưu, nhược điểm & chi phí
– Phát hành cổ phiếu thường
– Phát hành cổ phiếu ưu đãi
– Phát hành trái phiếu
– Thuê tài chính
– Vay ngân hàng TM và các tổ chức tài chính trung gian
6.3.1. Phát hành CP thường
Các hình thức huy động vốn qua phát hành CP thường:
Phát hành CP mới cùng với quyền mua dành cho các cổ đông hiện
hữu
Phát hành CP mới cho những người có quan hệ mật thiết với công ty
Phát hành CP ra công chúng
Lợi thế:
Không cam kết cổ tức, không tăng nợ, tăng vốn CSH
Bất lợi:
Phân tán và xáo trộn sở hữu, chi phí phát hành cao hơn so với cổ phiếu
ưu đãi và trái phiếu, lợi tức cổ phần không có lợi thế như LS vay trong
việc xác định thu nhập chịu thuế của DN
6.3.2. Phát hành CP ưu đãi
Đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi ()
Các loại cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi về cổ tức (ưu tiên thanh toán, tích lũy cổ tức, không
biểu quyết)
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
Cổ phiếu ưu đãi khác (theo Điều lệ công ty)
Lợi thế: linh hoạt hơn trái phiếu (), không chia sẻ sở hữu như cổ phiếu
thường
Bất lợi: Lợi tức cao hơn trái tức, vấn đề thuế TNDN ()
51
6.3.4. Phát hành trái phiếu
Các loại trái phiếu:
Trái phiếu ghi tên và trái phiếu không ghi tên
Trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất thả nổi
Trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu không có bảo đảm
Trái phiếu chiết khấu, trái phiếu trả lãi theo thu nhập, trái phiếu
chuyển đổi,
Lợi thế:
LS giới hạn, CF phát hành thấp, không chia sẻ kiểm soát, lợi tức trái
phiếu đem lại lợi thế khi tính thuế thu nhập ()
Bất lợi:
Tăng vốn nợ đe dọa khẳ năng thanh toán, hệ số nợ/vốn tăng dẫn tới
đánh giá về rủi ro tín dụng của doanh nghiệp cao hơn, làm chi phí sử
dụng vốn cao hơn trong tương lai
6.3.5 Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian
Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng sẽ thẩm định dự án đầu tư
để xét duyệt cho vay theo tiến độ thực hiện dự án
Cho vay trả góp
Cho vay hợp vốn: thường áp dụng với những dự án có giá trị lớn, lượng
vốn đầu tư nhiều
Ưu nhược điểm của các nguồn vốn :
BÀI TẬP :CHƯƠNG 5:TRANG 149 ,CHUONG13 TRANG 367
Quản Trị Tài Chính Căn Bản
52
CHƯƠNG 7
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
Chi phí sử dụng vốn là gì?
Chi phí sử dụng vốn chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết của khoản vốn mà
người sở hữu yêu cầu
Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc:
Nguồn tài trợ
Các đặc trưng vĩ mô ()
Các đặc trưng vi mô ()
VÍ DỤ: Chi phí sử dụng vốn của Công ty Việt An:
7.1Chi phí sử dụng vốn vay (Kd)
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập chính là lãi suất vay danh
nghĩa
Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế thu nhập (Kd) được xác định:
53
VÍ DỤ:
Mệnh giá trái phiếu: 1.000.000đ
Lãi trả hàng năm cho trái phiếu: 101.500đ
Thời hạn trái phiếu: 20 năm
Giá bán trái phiếu: 940.000đ
Lãi suất (Y) của khoản vay bằng phát hành trái phiếu nói trên là bao
nhiêu phần trăm?
Có thể sử dụng giá trị thời gian để xác định Lãi suất (Y) của khoản vay
bằng phát hành trái phiếu nói trên
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập chính là lãi suất vay Y =
10,84%
Chi phí sử dụng vốn vay (Kd) sau khi tính thuế thu nhập với thuế suất
thuế thu nhập công ty là 35% được xác định như sau:
Kd = Y (1-T) = 10,84% (1-35%)
= 7,05%
7.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
54
Trong đó:
Kp : CF sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
P : lợi tức cố định trên một cổ phần ưu đãi
G : giá phát hành cổ phiếu ưu đãi
e : tỷ lệ chi phí phát hành cổ phiếu
Đối với công ty Việt An, ta có :
P = 10.500đ
G = 100.000đ
e = 4%
7.3.1 Chi phí sử dụng vốn CP phổ thông(ngân lưu)
Trong đó:
Ke : CF sử dụng vốn cổ phần phổ thông
D : lợi tức trên một cổ phần phổ thông
P0 : thị giá hiện hành của cổ phiếu thường
g : tỷ lệ tăng trưởng ổn định của lợi tức
VÍ DỤ: CF sử dụng vốn CP phổ thông của Việt An
D = 2.000đ
P = 40.000 (giá phát hành cổ phiếu thường)
g = 7%
1 0 .5 0 0 1 0 .5 0 0
1 0 , 9 4 %
1 0 0 .0 0 0 1 4 % 9 6 .0 0 0
pK
55
7.3.2 CFSD CP phổ thông – tiếp cận CAPM
Trong đó:
Kj : CF sử dụng vốn cổ phần phổ thông
Rf : lợi tức phi rủi ro
β : hệ số tương quan
Km : tỷ lệ lợi tức trên thị trường
Tiếp cận CAPM với trường hợp Việt An
Rf : lợi tức phi rủi ro = 5,5%
β : hệ số tương quan = 1
Km : tỷ lệ lợi tức thị trường = 12%
Kj = Rf + β (Km – Rf)
= 5,5% + 1(12%-5,5%)
= 12%
7.3.3Chi phí sử dụng thu nhập giữ lại
Trong đó
– Ks : chi phí của lợi nhuận giữ lại
– Krf : tỷ lệ sinh lời ở mức không có rủi ro
(thường bằng lãi suất kho bạc nhà nước)
– RP : rủi ro bù trừ (tăng hoặc giảm theo lãi suất thị trường)
56
– D : cổ tức cổ phần thường
– P : thị giá cổ phần thường
– g : hệ số tăng trưởng lợi tức
7.3.4. Chi phí sử dụng vốn CP phổ thông mới
Trong đó:
Ke : CF sử dụng vốn cổ phần phổ thông
D : lợi tức trên một cổ phần phổ thông
P : giá phát hành cổ phiếu thường
f : tỷ lệ CF phát hành cổ phiếu thường
g : tỷ lệ tăng trưởng ổn định của lợi tức
CF vốn CP phổ thông mới của Việt An
D = 2.000đ
P = 40.000 (giá phát hành cổ phiếu thường)
f = 10%
g = 7%
7.4 Chi phí sử dụng vốn bq gia quyền
57
Trong đó:
– Wi : tỷ trọng của nguồn vốn thứ i
– Ki : chi phí của nguồn vốn thứ i
Khi cấu trúc vốn công ty thay đổi
Chi phí vốn trong việc ra quyết định ngân sách vốn
Dựa vào chi phí vốn, ta có thể vẽ đường chi phí vốn biên tế và từ đó có thể
ra quyết định lựa chọn các phương án đầu tư bằng cách so sánh sự chênh
lệch về thu nhập
và chi phí
58
Biểu đồ so sánh:
BÀI TẬP: CHƯƠNG 10 TRANG 299, , Quản Trị Tài Chính Căn Bản
59
Chương 8
Rủi Ro Và Tỷ Suất Sinh Lợi
8.1Tổng quan:
Đòn bẩy: liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định hay
các chi phí tài chính cố định.
Rủi ro kinh doanh: liên quan đến tính không chắc chắn trong thu nhập
EBIT. Rủi ro kinh doanh do tính bất ổn của doanh thu và mức độ sử
dụng đòn bẩy kinh doanh.
• Rủi ro kinh doanh : là tính khả biến hay không chắc chắn về EBIT
của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh gắn liền với quyết định đầu tư
của doanh nghiệp.
• Rủi ro kinh doanh thường được đo lường bằng hệ số phương sai
của EBIT theo thời gian.
• Ví dụ, giữa 1980 và 1988, EBIT mong đợi của American Brands là
851 triệu đô la với một độ lệch chuẩn là 162 triệu, đưa đến hệ số
phương sai là 0,19 (162 triệu chia cho 851 triệu)
• Tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh doanh: các doanh
nghiệp họat động mang tính mùa vụ hoặc có doanh số phụ thuộc cao
vào chu kỳ kinh doanh sẽ có rủi ro kinh doanh cao.
• Tính biến đổi của giá bán: giá bán sản phẩm càng nhạy cảm, rủi ro
kinh doanh càng cao.
• Tính biến đổi của chi phí: tác động đến mức độ nhạy cảm của EBIT
so với doanh số. Chi phí càng biến đổi, rủi ro kinh doanh càng cao.
• Sự tồn tại của sức mạnh thị trường: các doanh nghiệp có sức mạnh
thị trường lớn sẽ có khả năng kiểm soát được chi phí và giá sản
phẩm nên rủi ro kinh doanh thấp.
• Phạm vi đa dạng hóa sản phẩm: giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh do
tổng doanh số được đa dạng hóa.
• Tăng trưởng: doanh nghiệp tăng trưởng càng nhanh sẽ có EBIT
càng biến đổi vì thế độ lệch chuẩn EBIT càng cao.
• Tóm lại; rủi ro kinh doanh là do:
60
• Những đặc điểm của doanh nghiệp (khả năng dự báo, cấu trúc chi
phí, năng lực cạnh tranh), của ngành (đặc điểm sản phẩm, tính
mùa vụ).
• Những tác động của nền kinh tế (chính sách kinh tế, tiến bộ khoa
học, lạm phát)
Rủi ro tài chính : là tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần
do việc sử dụng các chi phí tài chính cố định.
Phân tích hòa vốn: là phương pháp sử dụng để nghiên cứu về mối liên
hệ giữa doanh thu, các chi phí hoạt động cố định, các chi phí hoạt động
biến đổi và EBIT tại nhiều mức sản lượng khác nhau.
• Còn gọi là phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận. Đây không
chỉ là vấn đề liên quan đến điểm EBIT = 0 (điểm hòa vốn) mà còn
nhiều ý nghĩa khác như:
• Dự báo khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp, một phân xưởng
hay một mặt hàng khi biết cấu trúc chi phí và các mức doanh thu
mong đợi.
• Phân tích tác động của các thay đổi trong định phí, biến phí và giá
bán đối với EBIT.
• Phân tích tác động của các định phí thế (chủ yếu là các thiết bị
vốn) thay cho biến phí (nhân công) trong một quy trình sản xuất.
Phân tích tác động đến lợi nhuận từ các nỗ lực tái cấu trúc doanh
nghiệp nhằm cắt giảm định phí
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) được định nghĩa là phần trăm
thay đổi trong EBIT do 1% thay đổi trong doanh thu.
Độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL) được định nghĩa là phần trăm thay
đổi trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) do 1 % thay đổi trong EBIT.
Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp (DTL) được định nghĩa là phần trăm thay
đổi trong EPS do 1% thay đổi trong doanh thu.
8.2 Phân tích hòa vốn
Dựa vào bảng báo cáo hoạt động kinh doanh ta có thể phân tích để xác
định điểm hòa vốn hay sản lượng hòa vốn
61
Phân tích hòa vốn bằng hình học
8.2.1 Phân Tích Hòa Vốn Bằng Đại Số
62
• P-V: lãi gộp (giá bán – biến phí đơn vị)
• s: doanh thu bình quân ngày.
• Các công thức 1,4 chỉ áp dụng trong trường hợp 1 sản phẩm.
Ví dụ 1: Có thông tin như sau về doanh nghiệp:
Tổng định phí trong năm: 1 triệu USD.
Tổng doanh thu dự kiến (20.000 sản phẩm): 5 triệu USD.
Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm là 150USD.
1. Xác định và vẽ đồ thị hòa vốn.
2. Tính EBIT ở các mức 5.000, 10.000, 15.000 và 20.000 sản phẩm.
3. Nếu P tăng lên 25S/SP, điểm hòa vốn như thế nào?
4. Thay vì tăng giá bán, công ty dự định cắt giảm biến phí 25USD/SP và
đưa vào sử dụng 1 TSCĐ 1 triệu USD(KH 10 năm,tuyến tính). Điểm
hòa vốn sẽ thay đổi như thế nào?
5. Nếu công ty muốn đạt EBIT = 1.500.000USD, sản lượng tiêu thụ phải
là bao nhiêu?
C.Ty Allegan sản xuất một sản phẩm với giá bán đơn vị là 250$. Sản
lượng hiện tại Q là 20.000 đơn vị/năm, doanh thu là 5 triệu, giá bán đơn vị
250$. Tổng biến phí là 3 triệu như vậy biến phí mỗi đơn vị V bằng
150$/đơn vị. Tổng định phí là 1.000.000$
63
Bằng hình học
Trường hợp công ty tăng giá từ 250 lên 275, nghĩa là P’=275$
vòñôn8.000
150$275$
1.000.000$
Q'o
$200.2 .000
275$
150$
-1
1.000.000$
S'o
64
Việc tăng giá sẽ làm thay đổi hệ số góc đường doanh thu nên làm giảm
sản lượng hòa vốn xuống 8.000 SP.
Thay vì tăng giá bán mỗi đơn vị, Allegan có thể thay thế định phí cho biến
phí ở một vài khâu hoạt động của công ty.
Giả dụ có thể giảm chi phí lao động 25$/đơn vị bằng cách mua thêm thiết
bị trị giá 1 triệu đô la. Giả dụ thiết bị mới này được khấu hao 10 năm theo
phương pháp khấu hao đường thẳng.
Định phí mới của công ty sẽ bằng = 1.100.000$.
Biến phí mỗi đơn vị V’ sẽ bằng 150$ - 25$ = 125$.
Thông qua biểu đồ phân tích hòa vốn cho thấy việc thay thế định phí làm
giảm hệ số góc đường TC và tăng điểm tiếp xúc ở trục tung làm thay đổi
sản lượng hòa vốn từ 10.000 xuống 8.800
vòñôn8.800
125$250$
1.100.000$
Q'o
$200.2 .000
250$
125$
-1
1.100.000$
S'o
65
8.2.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUA PHÂN TÍCH HÒA VỐN
Đánh giá rủi ro kinh doanh thông qua điểm z
Giả dụ doanh số mong đợi cho Allegan là 15.000 đơn vị với độ lệch chuẩn
là 4.000 đơn vị. Xác suất bán ít hơn 10.000 đơn vị) là:
Tra bảng phân phối chuẩn, ta có thể thấy rằng xác suất đi kèm với z = -
1,25 là 10,56%. Vì vậy, có 10,56% cơ hội doanh nghiệp sẽ chịu lỗ về các
hoạt động kinh doanh
10.000: sản lượng hòa vốn. Trong bài tóan này đó chính là sản lượng mục
tiêu.
8.2.3 Ý NGHĨA PHÂN TÍCH HÒA VỐN
Lựa chọn các phương án kinh doanh, đánh giá tác động của các yếu tố
đầu vào đến thu nhập họat động.
Đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tính được xác
xuất doanh nghiệp chịu lỗ hoạt động.
66
Dự báo các thu nhập hoạt động qua sản lượng – chi phí vì thế cho biết
mức độ biến động EBIT trong những tình huống khác nhau.
8.2.4 HẠN CHẾ PHÂN TÍCH HÒA VỐN
Giá bán và biến phí một đơn vị không đổi.
Thành phần của các chi phí hoạt động
Đa sản phẩm
Tính không chắc chắn
Trục thời gian hoạch định ngắn hạn
Trong mô hình phân tích hòa vốn bằng đồ thị, giả định giá bán và biến
phí mỗi đơn vị không đổi cho ta hàm số tuyến tính của các tổng doanh
thu và tổng chi phí.
Trên thực tế, các hàm số này thường là phi tuyến tính. Trong nhiều
trường hợp, một doanh nghiệp chỉ có thể tăng sản lượng tiêu thụ bằng
cách giảm giá bán đơn vị. Kết quả là đường biểu diễn của hàm số tổng
doanh thu là một đường uốn lượn phi tuyến.
Ngoài ra, hàm số tổng chi phí của một doanh nghiệp có thể là phi tuyến
tính do các biến phí mỗi đơn vị lúc đầu giảm rồi lại tăng.
8.3 DOL VÀ RỦI RO KINH DOANH
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL)
Đây chính là việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm khuếch đại
sự thay đổi EBIT thông qua sự biến đổi của doanh số.
Ví dụ: một doanh nghiệp có những thông tin như sau:
Doanh thu là 5 triệu USD (1 triệu sản phẩm). Tổng chi
phí là 4 triệu USD. Hãy phân tích sự thay đổi của EBIT khi doanh thu thay
đổi 10% trong 2 trường hợp:
a. Định phí chiếm 25% trong chi phí.
b. Định phí chiếm 50% chi phí.
67
Cấu trúc chi phí tác động đến mức độ nhạy cảm của EBIT so với doanh
thu. Cụ thể, khi định phí càng chiếm tỷ trọng cao trong chi phí, EBIT
càng nhạy cảm đối với những biến đổi của doanh thu.
Khi sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao, khi gia tăng được doanh thu, EBIT
càng được khuếch đại.
Ngược lại, khi sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao, rủi ro kinh doanh càng
lớn. Cụ thể: EBIT càng nhạy cảm với những biến đổi của doanh thu.
Như vậy, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh đánh giá mức độ nhạy cảm
của EBIT khi doanh thu thay đổi.
68
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL)
DOL có thể được tính như phần trăm thay đổi trong lãi trước thuế và lãi
vay (EBIT) do một phần trăm thay đổi cho sẵn trong doanh thu (sản
lượng).
69
Ngay tại điểm hòa vốn, DOL không thể xác định được.
DOL không bao giờ bằng 1.
Khi sản lượng thấp hơn sản lượng hòa vốn, một nổ lực tăng doanh số
thì sẽ giảm lỗ.
Khi sản lượng cao hơn sản lượng hòa vốn, một nổ lực tăng doanh số sẽ
gia tăng lợi nhuận.
8.4 Rủi ro tài chính
Trong tài chính, đòn bẩy được định nghĩa là việc doanh nghiệp sử dụng
chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính trong nỗ lực gia tăng lợi
nhuận tiềm năng cho các cổ đông.
Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến sử dụng tài sản có định phí.Đòn bẩy
tài chính liên quan đến sử dụng nợ (và cổ phần ưu đãi) có chi phí tài
chính cố định.
Rủi ro tài chính gắn liền với quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp không sử dụng nợ vay (hoàn tòan tài trợ bằng vốn cổ
phần) thì sẽ không có rủi ro tài chính.
Rủi ro tài chính được thể hiện thông qua xác suất mất khả năng chi trả
các khỏan chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp (lãi vay, cổ tức cổ
phần ưu đãi).
Rủi ro tài chính còn được xem là mức độ biến đổi (mức nhạy cảm) của
EPS.
70
Rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính : nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn
đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tài chính sẽ làm
giảm tỷ suất sinh lợi mong đợi hay EPS.
Tương tự như phân tích hòa vốn, tính toán mức EBIT mà tại đó EPS =
0. Không những vậy, phân tích EBIT – EPS còn có nhiều ý nghĩa hơn
như:
Dự báo EPS đạt được với những cấu trúc vốn khác nhau, phân tích tác
độ