"Tín dụng của Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn tình thế. Do áp lực bởi các gói kích cầu mà tất cả các điều kiện tín dụng cũng như các yếu tố đảm bảo tính an toàn của hệ thống phải có sự châm chước. Và việc kiểm soát tín dụng hiện nay cần được tăng cường"- TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Không thể điều hành theo cảm tính.
Việt Nam đang vừa chống suy giảm, vừa ngăn ngừa lạm phát dựa vào 2 công cụ cơ bản là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Ông đánh giá như thế nào về việc sử dụng hai công cụ này trong thực hiện mục tiêu?
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài chính tín dụng đang ở giai đoạn tình thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài chính tín dụng đang ở
giai đoạn tình thế
"Tín dụng của Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn tình thế.
Do áp lực bởi các gói kích cầu mà tất cả các điều kiện tín dụng
cũng như các yếu tố đảm bảo tính an toàn của hệ thống phải có
sự châm chước. Và việc kiểm soát tín dụng hiện nay cần được
tăng cường"- TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam Không thể điều hành theo cảm tính
Việt Nam đang vừa chống suy giảm, vừa ngăn ngừa lạm phát
dựa vào 2 công cụ cơ bản là chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa. Ông đánh giá như thế nào về việc sử dụng hai công cụ này
trong thực hiện mục tiêu?
Hai công cụ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vừa qua đã
đóng góp tích cực để chống lạm phát và chống suy giảm kinh tế.
Trong giai đoạn đầu: chống lạm phát, chính sách tiền tệ có vai trò
quyết định và đã có những thành công. Đến bây giờ chúng ta
cũng không nên lạm dụng cái này nhiều.
Vì lãi suất, tỷ giá phải theo cung cầu, không thể điều hành theo
cảm tính. Và chúng ta cũng không thể điều chỉnh theo kiểu tự hạ
nhanh, xa rời thực tiễn. Thực ra, chúng ta cũng đã vận dụng, khai
thác tương đối tốt các yếu tố.
Tuy nhiên, bây giờ không thể sử dụng dự trữ bắt buộc, lãi suất
không thể giảm quá độ, hoặc không thể tăng tiền gửi quá độ. Mà
phải sử dụng chính sách tài chính.
Ví dụ gói kích cầu vừa qua, kể cả chính sách miễn giảm thuế, cho
ứng trước nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, việc hoãn hoàn trả
vốn đầu tư, đưa vốn vào một số lĩnh vực an sinh xã hội thông qua
đường ngân sách. Đấy là đóng góp rất lớn.
Hoặc là việc sử dụng chính sách tài khóa trong việc chống suy
giảm này có vai trò quyết định. Hai chính sách này đều có vai trò
rất rõ nhưng sử dụng trong từng thời kỳ thì nó có khác nhau. Thời
kỳ này, thời kỳ chống suy giảm thì vai trò của chính sách tài khóa
rất quan trọng.
Tất nhiên phải sử dụng hài hòa, nhưng mỗi thời kỳ có một điểm
nhấn khác nhau, có những khai thác ở mức độ khác nhau hệ
thống chính sách này.
- Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng nên giảm giá VND, một số
ký kiến khác lại cho rằng còn nhiều rủi ro khác lớn hơn. Từng là
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quan điểm của ông về việc này
như thế nào?
Nhà nước điều hành tỷ giá theo chính sách tiền tệ của NHTW.
Việt Nam hiện điều chỉnh tỷ giá theo cung cầu. Khi cung cầu
ngoại tệ thay đổi thì điều chỉnh tỷ giá theo.
Chúng ta áp dụng điều chỉnh theo biên độ, trao tính chủ động của
ngân hàng thương mại cao hơn. Các NHTM có thể tự quyết định
hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở biên độ giao động, có
thể tự mua, bán ngoại tệ rất thuận tiện và chủ động. Cách điều
chỉnh như vậy tốt hơn, giúp cho điều hành linh hoạt hơn kể cả
hoạt động của NHTM và quản lý của NHNN
Tăng quản lý
- Thực tế thị trường luôn tồn tại 2 tỷ giá: tỷ giá của ngân hàng và
tỷ giá trên thị trường chợ đen với độ vênh khá lớn?
Tỷ giá của ngân hàng là tỷ giá theo định hướng, theo cái chung
của nhà nước. Còn tỷ giá trên thị trường là do các cá thể cung
cầu từng thời điểm theo tâm lý, theo tự phát ở một thời gian rất
ngắn trên thị trường. Ngân hàng đặt tỷ giá và đó là mức khống
chế, người ta sẽ có trách nhiệm khi tỷ giá trên thị trường vượt ra
khoảng ấy thì can thiệp.
Ở đây có hai vấn đề: thứ nhất là khả năng quản lý của nhà nước,
và hai là cung cầu can thiệp của NHNN. Nếu hai điều đó làm tốt
thì tiền ngoài sẽ giảm xuống. Còn nếu không tốt, thì cung cầu trên
thị trường tự do sẽ đội lên, người đầu tư, đầu cơ sẽ hoành hành.
- Bây giờ chúng ta đã làm tốt hai yêu cầu này chưa?
Chính sách tỷ giá của NHNN hiện nay là hợp lý. Nhưng cần tăng
cường quản lý hơn nữa.
Còn trên thị trường, người ta buôn bán đồng tiền theo nhu cầu,
theo tâm lý, thậm chí muốn phá hoại, muốn vì lợi ích cá nhân mà
tung tin đồn nhảm, kích động làm người dân hoang mang, mà
chúng ta không biết xử lý như thế nào rất nguy hiểm.
Tín dụng tình thế
- Nhìn rộng hơn, ông đánh giá như thế nào trong vấn đề quản lý
tín dụng của Việt Nam?
Tín dụng của Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn tình thế.
Do áp lực bởi các gói kích cầu mà tất cả các điều kiện tín dụng
cũng như các yếu tố đảm bảo tính an toàn của hệ thống phải có
sự châm chước. Và việc kiểm soát tín dụng hiện nay phải được
tăng cường.
Cho vay hiện nay có mấy loại: cho vay theo thỏa thuận, cho vay
theo lãi suất bù lãi suất và trong bảo lãnh có châm chước 1 số
điều kiện châm chước: nợ quá hạn cũng bảo lãnh được, tài sản
thế chấp lấy ngay khoản vay làm tài sản thế chấp.
Tất cả các kênh tín dụng đang được mở ra, châm chước điều
kiện, châm chước yếu tố và được nhà nước bù lãi suất.
Đây là vấn đề rất lớn, giúp sản xuất kinh doanh thoát ra được,
nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ, nếu không theo dõi đến
cùng dòng tiền đi vào đâu, có hiệu quả hay không, có bị chia
chác, thất thoát hay không, có bị lợi dung hay không thì khả năng
nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng sẽ tăng lên rất nhanh, và rủi
ro sẽ dồn cho ngân hàng rất lớn.
Vì thế, trong lúc này, việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát cho vay
đúng chuẩn, cho vay đúng tất cả yếu tố được vận dụng, phải loại
bỏ hết yếu tố tiêu cực thì mới đảm bảo được khả năng phục vụ
tốt. Đồng thời dư nợ quá hạn, dư nợ xấu tăng lên rất hạn chế.
Do đó phải được tập trung xử lý qua công tác thanh tra kiểm tra
hoạt động cho vay như thế nào cho đúng địa chỉ, kịp thời.
- Hiện nay chúng ta đã có cơ chế nào để kiểm soát cho tới tận
cùng của dòng tiền hay chưa?
Nói chung có 2 nấc. NHNN kiểm tra theo kiểu điển hình, theo kiểu
từ xa, phát hiện khuynh hướng. Còn việc tự kiểm tra, giám sát
của các NHTM cần phải được đặt lên, vì cái này liên quan trực
tiếp đến NHTM. Tự kiểm tra mà không đảm bảo thì hậu quả sẽ
đến ngay với NHTM.
Ví dụ, NHTM cho vay dễ dãi mà bất chấp điều kiện hoặc không
đủ điều kiện, thì chính NHTM sẽ lãnh hậu quả trước hết. Gói kích
cầu của Chính phủ mang tính hỗ trợ, để đảm bảo hạn chế những
tác động do suy giảm. Tuy nhiên, không vì thế mà NHTM cho vay
một cách bừa bãi, thoát ly hẳn các điều kiện quy định. Nếu
không, hậu quả sẽ đến tức thì.