Tài liệu bài giảng: Dãy điện hoá của kim loại

1. Cặp oxi hoá - khử của kim loại Nguyên tử kim loại dễ nhường electron trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể nhận electron trở thành nguyên tử kim loại.

pdf2 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu bài giảng: Dãy điện hoá của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI 1. Cặp oxi hoá - khử của kim loại Nguyên tử kim loại dễ nhường electron trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể nhận electron trở thành nguyên tử kim loại. Thí dụ : +Ag + 1e Ag€ 2+Cu + 2e Cu € 2+Fe + 2e Fe€ Các nguyên tử kim loại (Ag, Cu, Fe,...) đóng vai trò chất khử, các ion kim loại (Ag + , Cu 2+ , Fe 2+ ...) đóng vai trò chất oxi hoá. Chất oxi hoá và chất khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử. Thí dụ ta có cặp oxi hoá - khử : Ag + /Ag ; Cu 2+ /Cu ; Fe 2+ /Fe. 2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử Thí dụ : So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá - khử Cu 2+ /Cu và Ag + /Ag, thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối Ag + theo phương trình ion rút gọn : Cu + 2Ag +  Cu 2+ + 2Ag So sánh : Ion Cu 2+ không oxi hoá được Ag, trong khi đó Cu khử được ion Ag + . Như vậy, ion Cu 2+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Ag + . Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn Ag. Để xác định tính khử các kl và tính oxi hóa các ion kl, người ta thiết lập các pin điện hóa với một điện cực bằng H2 làm chuẩn còn điện cực còn lại là kim loại cần xác định. Qua đó người ta đưa ra được một giá trị gọi là thế điện cực chuẩn.Kí hiệu E0Mn+/M 3. Dãy điện hoá của kim loại Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của kim loại : Mg 2+ Al 3+ Zn 2+ Fe 2+ Ni 2+ Sn 2+ Pb 2+ H + Cu 2+ Ag + Au 3+ Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au -2,37 -,166 -0,76 -0,44 -0,23 -0,14 -0,13 0,00 0,34 0,8 1,5 4. ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc  (anpha) : Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều, chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn. - 2 - Thí dụ : Phản ứng giữa 2 cặp Fe 2+ /Fe và Cu 2+ /Cu xảy ra theo chiều ion Cu 2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe 2+ và Cu. Cu 2+ + Fe  Fe 2+ + Cu Chất oxi hoá Chất khử Chất oxi hoá Chất khử mạnh mạnh yếu yếu Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn
Tài liệu liên quan