Để có khái niệm về các chi vi khuẩn thường gặp chúng ta làmquen với một số khoá phân loại đơn giản, dựa trên các đặc điểm về hình thái, sinh lý , sinh hoá. Trong thực tiễn với các loài vi khuẩn gây bệnh người ta thường chẩn đoán thêm bằng phản ứng huyết thanh (với các kháng thể đặc hiệu)
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Các nhóm vi khuẩn chủ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 Các nhóm vi khuẩn chủ yếu
Theo quan điểm hiện đại (NCBI- National Center for Biotechnology Information, 2005) thì vi
khuẩn bao gồm các ngành sau đây :
1. -Aquificae
2. -Thermotogae
3. -Thermodesulfobacteria
4. -Deinococcus-Thermus
5. -Chrysiogenetes
6. -Chloroflexi
7. -Nitrospirae
8. -Defferribacteres
9. -Cyanobacteria
10. -Proteobacteria
11. -Firmicutes
12. -Actinobacteria
13. -Planctomycetes
14. -Chlamydiae/Nhóm Verrucomicrobia
15. -Spirochaetes
16. -Fibrobacteres /Nhóm Acidobacteria
17. -Bacteroidetes/Nhóm Chlorobia
18. -Fusobacteria
19. -Dictyoglomi
Việc phân ngành dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, sinh thái...
Căn cứ vào tỷ lệ G + C trong ADN người ta xây dựng được cây phát sinh chủng loại
(Phylogenetic tree) và chia vi khuẩn thành 11 nhóm sau đây :
1. -Nhóm Oxy hoá Hydrogen
2. -Nhóm Chịu nhiệt
3. -Nhóm Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục
4. -Nhóm Deinococcus
5. -Nhóm Vi khuẩn lam
6. -Nhóm Proteobacteria
7. -Nhóm Chlamydia
8. -Nhóm Planctomyces
9. -Nhóm Spirochaetes (Xoắn thể)
10. -Nhóm Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
11. -Nhóm Cytophaga
12. --Nhóm Vi khuẩn Gram dương
Sơ đồ về các loài điển hình
Để có khái niệm về các chi vi khuẩn thường gặp chúng ta làm quen với một số khoá phân loại
đơn giản, dựa trên các đặc điểm về hình thái, sinh lý , sinh hoá. Trong thực tiễn với các loài vi
khuẩn gây bệnh người ta thường chẩn đoán thêm bằng phản ứng huyết thanh (với các kháng
thể đặc hiệu)
1.Vi khuẩn quang hợp (Phototrophic bacteria) :
1.1.Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía (Purple sulfur bacteria):
Thuộc nhóm này là các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, có khả năng quang tự dưỡng vô cơ
(photolithoautotroph), tế bào có chứa chlorophyll a hoặc b , hệ thống quang hợp chứa các màng
hình cầu hay hình phiến (lamellar) gắn với màng sinh chất. Để dùng làm nguồn cho điện tử
(electron donors) trong quang hợp thường sử dụng H2, H2S hay S . Có khả năng di động với tiên
mao mọc ở cực, có loài chu mao, tỷ lệ G+C là 45-70%.
a- Họ Chromatiaceae:
1.1.1- Chi Thiospirium
1.1.2. Chi Chromatium
1.1.3. Chi Thiocapsa
1.1.4. Chi Thiocystis
1.1.5. Chi Thiospirillum
1.1.6. Chi Thiorhodovibrio
1.1.7. Chi Amoebobacter
1.1.8. Chi Lamprobacter
1.1.9. Chi Lamprocystis
1.1.10.Chi Thiodyction
1.1.11.Chi Thiopedia
1.1.12. Chi Rhabdochromatium
1.1.13. Chi Thiorhodococcus
Chromatium Thiocapsa
Thiocystis Thiospirillum
Lamprocystis Thiopedia
b- Họ Ectothiorhodospiraceae:
1.1.14- Chi Ectothiorhodospirace
1.1.15- Chi Halorhodospira
1.2-Vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía (Nonsulfure purple
bacteria)
Vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía là nhóm vi khuẩn quang dị dưỡng hữu cơ
(photoorganoheterotrophs) thường kỵ khí bắt buộc, một số loài là quang tự dưỡng vô cơ không bắt
buộc (trong tối là hoá dị dưỡng hữu cơ- chemoorganoheterotrophs). Tế bào chứa chlorophyl a hoặc
b, hệ thống quang hợp chứa các màng hình cầu hay hình phiến (lamellar) gắn với màng sinh chất.
Để dùng làm nguồn cho điện tử (electron donors) trong quang hợp thường sử dụng chất hữu cơ, đôi
khi sử dụng hợp chất lưu huỳnh dạng khử hoặc H2. Có khả năng di động với tiên mao mọc ở cực,
hoặc không di động, một số loài có túi khí (gas vesicles), tỷ lệ G+C là 61-72%.
1.2.1- Chi Blastochloris
1.2.2- Chi Phaeospirillum
1.2.3- Chi Rhodobacter
1.2.4- Chi Rhodobium
1.2.5- Chi Rhodocista
1.2.6- Chi Rhodocyclus
1.2.7- Chi Rhooferax
1.2.8- Chi Rhodomicrobium
1.2.9- Chi Rhodoplanes
1.2.10-Chi Rhodopila
1.2.11- Chi Rhodopseudomonas
1.2.12- Chi Rhodospira
1.2.13- Chi Rhodospirillum
1.2.14- Chi Rhodothalassium
1.2.15- Chi Rhodovibrio
1.2.16-Chi Rhodovulum
1.2.17- Chi Rosespira
1.2.18- Chi Rubiviva
Rhodospirillum Rhodospirillum dưới KHV điệntử
Rhodopseudomonas Rhodopseudomonas dưới KHV điện tử
Rhodobacter Rhodopila
Rhodocyclus purpureus Rhomicrobium
1.3.Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục (Green sulfure bacteria)
Thuộc nhóm này là các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, có khả năng quang tự dưỡng vô cơ
(photolithoautotroph), tế bào có chứa chlorophyll a cùng với b , c hoặc e, chứa caroten nhóm 5, hệ
thống quang hợp liên quan đến các lục thể (chlorosom) và độc lập đối với màng sinh chất. Để dùng
làm nguồn cho điện tử (electron donors) trong quang hợp thường sử dụng H2, H2S hay S . Hạt lưu
huỳnh tích luỹ bên ngoài tế bào Không có khả năng di động , một số loài có túi khí; tỷ lệ G+C là
48-58%.
1.3.1- Chi Chlorobium
1.3.2- Chi Prosthecochloris
1.3.3- Chi Pelodictyon
1.3.4- Chi Ancalichliris
1.3.5- Chi Chloroherpeton
Chlorobium Pelodictyon
Prosthecochloris
1.4.Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục (Green nonsulfur
bacteria)
Thuộc nhóm này là các vi khuẩn đa bào, dạng sợi,thường kỵ khí không bắt buộc ,thường là
quang dị dưỡng (photoheterotroph), có loài quang tự dưỡng hoặc hoá dị dưỡng. Tế bào có chứa
chlorophyll a và c, trong điều kiện kỵ khí thấy có chlorosom. Để dùng làm nguồn cho điện tử
(electron donors) trong quang dị dưỡng là glucose, axit amin, axit hữu cơ; trong quang tự dưỡng là
H2, H2S. Di động bằng phương thức trườn (gliding) , tỷ lệ G+C là 53-55%. Chi điển hình là
Chloroflexus., Chloronema
Chloronema Chloroflexus
1.5- Vi khuẩn lam (Ngành Cyanobacteria)
Trước đây thường nhầm lẫn là Tảo lam (Cyanophyta). Thực ra đây là những cơ thể nhân
nguyên thuỷ, không liên quan gì đến tảo , ngoài khả năng quang hợp hiếu khí (quang tự dưỡng vô
cơ) và dùng H2O làm chất cho điện tử trong quá trình quang hợp. Vi khuẩn lam chứa chlorophyll a
và phycocyanin- phycobiliprotein. Một số loài có sắc tố đỏ phycoerythrin. Chúng phối hợp với sắc
tố lục tạo nên màu nâu. Màng liên kết với phycobilisom. Đơn bào hoặc đa bào dạng sơi. Không di
động hoặc di động bằng cách trườn (gliding), một số loài có túi khí (gas vesicles).Nhiều loại có dị tế
bào (heterocysts) và có khả năng cố định nitơ. Vi khuẩn lam có mặt ở khắp mọi nơi, trong đất, trên
đá, trong suối nước nóng, trong nước ngọt và nước mặn. Chúng có năng lực chống chịu cao hơn so
với thực vật đối với các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao, pH thấp. Một số loài có khả năng sống
cộng sinh với các cơ thể khác như Rêu, Dương xỉ, Tuế...Nhiều loài cộng sinh với nấm để tạo ra Địa
y (Lichen). Vi khuẩn lam có thể là sinh vật xuất hiện sớm nhất trên Trái đất
Vi khuẩn lam được chia thành 5 nhóm (subsection) như sau:
a- Nhóm I (có tác giả gọi là bộ Chroococcales):
Hình que hoặc hình cầu đơn bào, không có dạng sợi hay dạng kết khối (aggregate); phân
đôi hoặc nẩy chồi; không có dị tế bào (heterocytes). Hầu hết không di động. Tỷ lệ G+C là 31-71% .
Các chi tiêu biểu là:
-Chamaesiphon
-Chroococcus
-Gloeothece
-Gleocapsa
-Prochloron
Chamaesiphon Chroococcus
Glooeothece Gleocapsa
Prochloron