Tất cả các nhị trong hoa hình thành nên bộ nhị, bộ nhị của hoa thực vật hạt kín có cấu tạo rất phức tạp, người ta phân biệt các kiểu bộ nhị chính sau đây:
- Bộ nhị tự do: các nhị nằm hoàn toàn rời nhau và chỉ dính với nhau ở đế hoa (hoa hồng, hoa sen.)
- Bộ nhị đơn thể: các chỉ nhị dính với nhau thành 1 bó hoặc 1 mạng (hoa Dâm bụt).
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Cấu tạo của bộ nhị của hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo của bộ nhị của hoa
Tất cả các nhị trong hoa hình thành nên bộ nhị, bộ
nhị của hoa thực vật hạt
kín có cấu tạo rất phức tạp, người ta phân biệt các
kiểu bộ nhị chính sau đây:
- Bộ nhị tự do: các nhị nằm hoàn toàn rời nhau và chỉ
dính với nhau ở đế hoa
(hoa hồng, hoa sen...)
- Bộ nhị đơn thể: các chỉ nhị dính với nhau thành 1 bó
hoặc 1 mạng (hoa Dâm
bụt).
- Bộ nhị đa thể: các chỉ nhị dính với nhau thành nhiều
bó (hoa Gạo và hoa
Bưởi)
- Bộ nhị lưỡng thể: là kiểu bộ nhị có các chỉ nhị dính
với nhau thành 2 bó
hoặc 1 bó với 1 nhị tự do (hoa các cây họ Đậu).
- Bộ nhị liền bao: là kiểu bộ nhị có các chỉ nhị tách
rời nhau, nhưng các bao
phấn dính lại với nhau (thường gặp ở các cây họ
Cúc).
Ở một số hoa, trong bộ nhị có những nhị mang bao
phấn bị teo đi gọi là nhị
lép hay nhị bất thụ. Nhị lép có thể giữ nguyên hình
dạng hoặc tiêu giảm bao phấn,
còn chỉ nhị thì biến đổi thành tuyến mật; đôi khi nhị
lép có thể biến đối thành những
bản phiến dạng cánh giống như cánh hoa (thường gặp
ở họ Chuối hoa -
Cannaceae).
1.2.5. Bộ nhụy (Gynoeceum - G)
Bộ nhụy là bộ phận sinh sản cái của hoa, thường nằm
ở chính giữa của hoa do
các lá noãn (tâm bì) hình thành. Khác với nhóm thực
vật hạt trần, các lá noãn ở
thực vật hạt kín đã khép kín hai mép lại với nhau, chỗ
dính đó làm thành đường giá
noãn và đường đối diện gọi là đường lưng.
Cấu tạo của một nhụy bao gồm: phần phình to ở phía
dưới là bầu nhụy bên
trong có chứa noãn, phần hẹp hình ống ở phía trên
gọi là vòi nhụy và tận cùng gọi là
đầu nhụy hay núm nhụy hơi loe rộng hoặc có dạng
hình đĩa.
Ở các họ nguyên thủy, bộ nhụy thường gồm nhiều lá
noãn rời nhau hoàn toàn,
tạo thành bộ nhụy rời và có nhiều nhụy (Hoa hồng,
Mãng cầu, Ngọc lan...). Ở các
họ tiến hóa hơn, số lượng lá noãn giảm đi và thường
dính lại với nhau ở nhiều mức
độ, tạo thành bộ nhụy hợp, có một nhụy Bộ nhụy có
một nhụy có thể do 1 lá noãn
làm thành (các cây họ Đậu), cũng có thể do nhiều lá
noãn dính với nhau, tùy theo
mức độ dính với nhau có thể có các kiểu bộ nhụy sau
đây:
- Bộ nhụy dính với nhau ở phần bầu, nhưng vòi và
núm nhụy tự do: hoa Cẩm
chướng.
- Bộ nhụy dính với nhau ở phần đầu và phần vòi
nhưng núm nhụy tự do: Dâm
bụt.
- Bộ nhụy dính với nhau hoàn toàn: cây họ Cà, họ
Cam.
96
- Bộ nhụy dính với nhau phần vòi và núm nhưng bầu
tự do: cây Dừa cạn.
Số lượng lá noãn hình thành nên bộ nhụy thường là 3
ở các cây thực vật 1 lá
mầm; 5,4 hoặc là 2 ở các cây thực vật 2 lá mầm hoặc
có khi chỉ là một đối với các
cây họ Đậu.
a. Đầu nhụy:
Đầu nhụy là bộ phận chuyên hóa của lá noãn, là nơi
tiếp nhận hạt phấn, bề mặt
của đầu nhụy thường được phủ bởi một mô dẫn dắt,
'74iếp liền vào trong rãnh của vòi
nhụy. Mô dẫn dắt do tế bào biểu bì và lớp dưới của
các tế bào biểu bì lớn lên tạo
thành, tế bào của chúng tương đối to, có màng mỏng
và có nhiều chất tế bào. Chúng
thực hiện vai trò tiết và có nhiệm vụ tạo môi trường
thuận lợi cho sự nảy mầm của
hạt phấn và sự phát triển của ống phấn ở đầu nhụy.
b. Vòi nhụy:
Vòi nhụy là một ống rỗng hoặc đặc, có thể dài hoặc
ngắn khác nhau, làm cho
đường đi của hạt phấn có thể khác nhau. Phía trong
vòi có thể rỗng, tạo thành một
rãnh, thành của rãnh thường do một lớp tế bào biểu bì
hay do một lớp tế bào mô dẫn
dắt chuyên hóa, mà một phần là do mô dẫn dắt của
đầu nhụy tiếp tục đi vào. Nếu
phía trong vòi đặc không tạo thành rãnh, thì trong đó
chứa đầy mô dẫn dắt. Khi
nhụy chín, đầu nhụy mở ra tiếp nhận hạt phấn, mô
dẫn dắt ở đầu và vòi nhụy sẽ
dung giải thành chất nước nhầy, tạo môi trường thuận
lợi đưa hạt phấn từ đầu qua
vòi và vào tới bầu nhụy.
c. Bầu nhụy:
Bầu nhụy được xem là phần chính của nhụy bên
trong có chứa noãn. Bầu
nhụy thường có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu,
hình trái xoan, hình trụ dài,
thuôn thẳng hoặc cong... bên ngoài của bầu thường
nhẵn hoặc có khía, có gai mềm
hoặc có lông.
Khi cắt ngang bầu, ta thấy phía ngoài là vách bầu và
phía trong là khoang bầu.
Vách bầu được bao bọc ở cả mặt trong và mặt ngoài
bởi 2 lớp biểu bì, lỗ khí có thể
có cả biểu bì trong và biểu bì ngoài, ở mặt ngoài bầu
có thể có tầng cutin. Giữa 2
lớp biểu bì của vách bầu là lớp mô mềm xốp, gồm
các tế bào tương đối nhỏ, màng
mỏng và nhân to. Các tế bào biểu bì và thịt của vách
bầu đều có chứa lạp lục, ở
vách bầu cũng có một số bó dẫn. Khoang bầu là nơi
chứa noãn, khoang bầu có thể
là một ô hoặc có thể có nhiều ô, nếu vách bầu có
những phần đi sâu vào trong
khoang thì sẽ chia khoang bầu thành ra một số ô,
những phần vách đó chính là
những phần vách ngăn giữa các lá noãn (tức là mỗi lá
noãn khi dính nhau tạo thành
một ô kín riêng biệt) và như vậy số ô của bầu tương
ứng với số lá noãn. Nếu vách
bầu không có phần ăn sâu vào khoang bầu, nghĩa là
các lá noãn chỉ dính với nhau ở
mép và tạo ra một khoang chung của bầu thì bầu chỉ
có một ô. Còn nếu vách ngăn
giữa các lá noãn tiêu biến đi, nhưng ở giữa bầu vẫn
còn một trụ do các mép lá noãn
97
Vị trí của bầu ở trong hoa: căn cứ vào vị trí tương
đối của bầu so với đế
hoa và các mảnh bao hoa người ta có thể chia thành
các vị trí tương đối sau đây:
- Bầu trên (Bầu thượng): bầu nằm trên đế hoa, không
dính với các mảnh bao
hoa, kiểu này kém tiến hóa nhất ( hoa Đậu, Cam,
Cà...).
- Bầu dưới (Bầu hạ): bầu nằm chìm trong đế hoa,
dính liền với đế hoa, các bộ
phận khác nhau của hoa nằm trên đế hoa, do đó ở
mức cao hơn so với bầu. Kiểu này
tiến hóa hơn vì noãn ở bên trong được bảo vệ tốt hơn
(Ổi, Sim, Bầu bí...).
- Bầu giữa (bầu trung): bầu chỉ dính với đế hoa ở
phần dưới, còn phần trên
vẫn tự do (Hoa Mua , Bạch đàn...).
+ Cấu tạo của Noãn: noãn là một khối đa bào, có
hình trứng đôi khi có dạng
hình cầu hoặc hình thận. Mỗi noãn thường gồm có 2
phần: phần cuống noãn là nơi