Tài liệu Cây có múi, khai thác & tiếp thị sản phẩm lâm nghiệp (Phần 1)

PHẦN I NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI I. Nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ 1.1. Khái niệm - Ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này lên cây khác cùng họ tạo thành tổ hợp ghép cùng sinh trưởng và phát triển trên 1 cây thống nhất. 1.2. Dụng cụ Dao ghép Kéo cắt cành Dây ghép 1.3. Những ưu điểm của phương pháp ghép - Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép. - Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân - Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. - Cây ghép sớm ra hoa kết quả, năng xuất cao. - Tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

pdf30 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Cây có múi, khai thác & tiếp thị sản phẩm lâm nghiệp (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU HỌC VIÊN DỰ ÁN THÊM CÂY – DDS VIỆT NAM ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI TÀI LIỆU ĐƯỢC CHUẨN BỊ BỞI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC BỘ HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2015 KHÓA ĐÀO TẠO CHO GIẢNG VIÊN NÔNG DÂN VỀ CÂY CÓ MÚI, KHAI THÁC & TIẾP THỊ SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP MỤC LỤC PHẦN 1 NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI .................. 1 I. Nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ ...................... 1 1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 1 1.2. Dụng cụ .......................................................................................................... 1 1.3. Những ưu điểm của phương pháp ghép ........................................................ 1 1.4. Cây làm gốc ghép ........................................................................................... 1 1.5. Thời vụ ghép .................................................................................................. 3 1.6. Các bước tiến hành ghép ................................................................................ 3 II. Quy trình trồng và chăm sóc ............................................................................ 5 2.1. Thiết kế vườn trồng ........................................................................................ 5 2.2. Kỹ thuật trồng ................................................................................................. 5 2.3. Kỹ thuật chăm sóc ......................................................................................... 6 III. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính .............................................. 9 3.1. Sâu hại ............................................................................................................ 9 3.2. Bệnh hại ....................................................................................................... 21 PHẦN II KHAI THÁC GỖ BẰNG CƯA MÁY ............................................. 28 I. Đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân ..................... 28 1.1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng .............................. 28 1.2. Các bước đo tính trữ lượng rừng bằng phương pháp cây bình quân ........... 29 II. Sử dụng cưa xăng trong khai thác rừng .......................................................... 33 2.1. Cấu tạo cưa xăng .......................................................................................... 33 2.2. Bảo dưỡng cưa xăng ..................................................................................... 35 2.3. Chặt hạ gỗ. .................................................................................................... 38 PHẦN III TIẾP THỊ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN HÀNG HÓA .... 48 I . Marketing/ tiếp thị sản phẩm .......................................................................... 48 1.1. Marketing là gì? ........................................................................................... 48 1.2. Marketing gồm những nội dung gì? ............................................................. 48 1.3. Lập kế hoạch marketing ............................................................................... 51 II. Hợp đồng mua bán nông sản hang hóa ........................................................... 52 2.1. Hợp đồng là gì? ............................................................................................ 53 2.2. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là gì? ............................................................... 53 2.3. Đối tượng ký hợp đồng ................................................................................ 53 2.4.Tải sao phải ký hợp đồng?............................................................................. 54 2.5. Văn bản điều chỉnh quá trình ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hang hóa ....... 55 2.6. Quy trình các bước ký kết hợp đồng ............................................................ 55 2.7. Một số lỗi thường gặp trong quá trình ký kết hợp đồng .............................. 59 PHỤ LỤC 1 PHẦN I NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI I. Nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ 1.1. Khái niệm - Ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này lên cây khác cùng họ tạo thành tổ hợp ghép cùng sinh trưởng và phát triển trên 1 cây thống nhất. 1.2. Dụng cụ Dao ghép Kéo cắt cành Dây ghép 1.3. Những ưu điểm của phương pháp ghép - Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép. - Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân - Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. - Cây ghép sớm ra hoa kết quả, năng xuất cao. - Tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. 1.4. Cây làm gốc ghép - Hạt có thể gieo thẳng xuống luống đất hoặc được trồng trong túi bầu có kích thước 25 x 35 cm. Khi cây cao khoảng 80 cm, đường kính thân từ 1 – 1,2 cm thì bắt đầu tiến hành ghép. 2 - Hạt gieo làm cây gốc ghép chủ yếu dùng hạt của cây bưởi dại, bưởi chua. 1.4.1. Tiêu chuẩn cây gốc ghép - Cây con sau khi gieo hạt từ 8 – 12 tháng, khi chiều cao cây đạt 60 – 80 cm, đường kính thân ở vị trí 20 cm cách mặt đất khoảng 0,5 – 1 cm là đạt tiêu chuẩn ghép. Ảnh 1: Cây đạt tiêu chuẩn cây gốc ghép 1.4.2. Tiêu chuẩn mắt ghép a. Chọn cành ghép - Cành ghép được khai thác trên vườn chuyên khai thác cành ghép (vườn cây mẹ - cây đầu dòng) hoặc trực tiếp ở các vườn sản xuất trên các cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt, không bị các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại và mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép tốt nhất có độ tuổi 3 – 4 tháng, cành ghép vào vụ Xuân có thể sử dụng cành non hơn so với cành ghép vào vụ Thu. Cành ghép được lấy ở giữa tầng tán và ở phía ngoài nơi có nhiều ánh sáng. b. Bảo quản cành ghép - Cành ghép sau khi cắt khởi cây mẹ, tiến hành ghép ngay cho tỷ lệ sống cao nhất. Khi cần bảo quản cành ghép, sử dụng các thùng cát tông hoặc bảo quản bằng vải mềm ẩm, bảo quản ở nơi râm mát. Thời gian bảo quản từ 1 – 2 ngày. 3 Ảnh 2: Cành ghép đạt tiêu chuẩn 1.5. Thời vụ ghép - Trong điều kiện thời tiết, khí hậu của các tỉnh miền Bắc nước ta, thời vụ ghép thích hợp nhất và cho tỷ lệ sống cao là vụ Xuân (tháng 3 - 4) và vụ Thu (tháng 9 – 10) 1.6. Các bước tiến hành ghép - Bước 1: Cắt gốc ghép Trên gốc ghép, ở độ cao 20 – 25 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ. Tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi gà, dài 1,5 – 2,0 cm. Ảnh 3: Vết cắt đạt tiêu chuẩn trên gốc ghép - Bước 2: Cắt mắt ghép - Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 1,5 – 2,0 cm hình lưỡi gà, tương tự như vết cắt ở gốc ghép, có 1 mầm ngủ. 4 Ảnh 4: Vết cắt đạt tiêu chuẩn trên cành ghép - Bước 3: Cài mắt ghép vào gốc ghép - Cài mắt ghép vào gốc ghép sao cho phần tượng tầng của gốc ghép và cành ghép được tiếp xúc với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp hợp được tốt hơn. Trong trường hợp mắt ghép nhỏ hơn hoặc lớn hơn gốc ghép thì ta đặt sao cho ít nhất một phía tượng tầng của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Ảnh 5: Cài mắt ghép vào gốc ghép - Bước 4: Quấn dây ghép Sau khi đặt mắt ghép vào gốc ghép, tiến hành dùng dây nylon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Sau ghép khoảng 20 – 25 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành cắt ngọn gốc ghép. Khi cành ổn định 1 – 2 đợt lộc phải tiến hành cắt bỏ dây ghép để tránh hiện tượng thắt mắt ghép. Ảnh 6: Cuốn dây ghép Ảnh 7: Mầm ghép phát triển 5 II. Quy trình trồng và chăm sóc 2.1. Thiết kế vườn trồng * Chọn đất và thiết kế vườn trồng. Đất trồng cam tốt là những đất nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, không ngập úng, đọng nước trong mùa mưa. Tùy theo địa hình đất (cao hay thấp, dễ hay khó thoát nước) mà lựa chọn phương pháp lên luống hay đắp ụ cho phù hợp. Trồng cây chắn gió, thiết kế hàng rào bảo vệ, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấp nước tưới trước khi trồng cây. *Mật độ trồng Mật độ trồng cam phụ thuộc vào đất đai và trình độ thâm canh. Khoảng cách là 4 x 4m (625 cây/ha); 4 x5m (500cây/ha) hoặc 5 x5m (400cây/ha). *Tiêu chuẩn cây giống Cây giống đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo chỉ tiêu quy định tại bảng sau: TT Chỉ tiêu Loại I Loại II 1 Chiều cao cây tính từ mặt bầu(cm) >60 50-60 2 Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép đến gọn cành dài nhất(cm) >40 30-40 3 Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10cm (cm) >0,8 0,6- 0,8 4 Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2cm (cm) >0,7 0,5 – 0,6 5 Số cành cấp I 2-3 1-3 - Tuổi cây giống không quá 2 năm, kể cả thời gian trồng hạt gốc ghép. Cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm , không có dấu hiệu của các loại sâu bệnh hại nguy hiểm. 2.2. Kỹ thuật trồng * Thời vụ trồng + Vụ Xuân: tháng 2 - 4 + Vụ Thu: tháng 8 - 9. * Chuẩn bị hố trồng 6 Đào hố trồng với kích thước: 100 x 100 x 70cm. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới để riêng. Trộn lớp đất dưới với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó sử dụng lớp đất mặt để lấp hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm. - Lượng phân bón lót (tính cho 1 hố): + Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 80 kg + Phân NPK: 0,5 kg + Vôi bột: 0,5 -1,0 kg *Cách trồng Đào một hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa phần cổ rễ hoặc cao hơn 2 - 3 cm. Không được lấp quá sâu. Sau khi trồng xong, mỗi cây cắm 1 cái cọc để buộc thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây, tưới nước đẫm để rễ cây và đất tiếp xúc chặt với nhau và dùng cỏ mục, rơm rạ... để tủ gốc. Tủ cách gốc 10 - 15 cm để tránh sâu, bệnh xâm nhập Sau khi trồng thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết mà có thể tưới bổ sung chống hạn cho cây. 2.3. Kỹ thuật chăm sóc 2.3.1. Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản * Làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm - Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc cây - Tưới nước đầy đủ đảm bảo độ ẩm đất 70 – 75% - Mặt đất xung quanh gốc phải được tủ bằng thân cây phân xanh, rơm rạ, cỏ khô dày 10 – 15cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. *Trồng xen Loại cây thích hợp trồng xen là: cây muồng muồng, cốt khí, cây họ đậu...(Khoảng 20- 25kg hạt/ha) Ở những vùng đất dốc nên trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để vừa chống xói mòn che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây. 7 *Bón phân - Liều lượng bón thời kỳ kiến thiết cơ bản: Lượng bón (g/cây) 1 năm 2 năm 3 - 4 năm Urê 120 165 330 Lân supe 310 430 855 Kali clorua 80 130 260 - Thời kỳ bón Bón phân cho cây thời kỳ kiến thiết cơ bản phụ thuộc vào từng vùng trồng và tính chất của các loại đất, thường bón thúc cho các đợt lộc, mỗi năm bón 4 -5 lần vào các tháng 2, 4, 6,10 và tháng 12. - Phương pháp bón Những năm đầu cây còn nhỏ, phân vô cơ có thể hoà với nước để tưới cho cây kết hợp với các đợt xới xáo làm cỏ. Rạch rãnh xung quanh tán sâu khoảng 10-15 cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc cây. Phân chuồng được bón với lượng 80kg/cây/năm, bón 1 lần cùng với lần bón phân vô cơ vào đầu vụ xuân. Khi bón phân chuồng, rãnh bón được cuốc sâu và rộng hơn, sâu từ 15-20 cm, rộng từ 20-30 cm. * Tạo tán: Dạng hình tim mở tự nhiên 2.3.2. Chăm sóc thời kỳ kinh doanh * Làm cỏ, tưới nước và quản lý độ ẩm - Thường xuyên phát cỏ, tủ gốc. Bổ sung nước tưới kịp thời. - Tưới khi độ ẩm đất xuống dưới 70%. Kiểm tra độ ẩm đất bằng máy đo độ ẩm đất, cứ 5-7 ngày kiểm tra độ ẩm nếu dưới 70% thì tưới nước. - Che phủ gốc cây bằng xác thực vật khô để giữ ẩm thường xuyên sau khi tưới. 8 * Bón phân + Lượng bón: Vào thời kỳ kinh doanh, lượng phân bón chủ yếu dựa vào năng suất vụ trước đó để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón được khuyến cáo sử dụng trong 1 năm theo bảng sau: Năng suất (kg/cây) 20 40 60 90 120 150 Lượng phân bón Urê (g/cây) 715 1.210 1.430 1.825 2.000 2.660 Lân supe (g/cây) 915 1.540 1.870 2.375 2.500 3.185 Kali clorua (g/cây) 415 690 825 1.100 1.500 1.650 Phân chuồng(kg/cây) 90 90 90 90 90 90 + Thời kỳ bón: Một năm bón phân được chia làm 4 lần chính. Lượng phân bón được áp dụng theo hướng dẫn trong bảng dưới. Thời gian bón Tỷ lệ các loại phân chính (%) Ghi chú N P2O5 K2O Phân chuồng Lần 1: Bón sau thu hoạch 30 ngày 15 100 15 100 Bón sâu cùng phân chuồng bón lót Lần 2: Bón vụ Xuân, trước và sau lộc xuân xuất hiện 20 0 20 0 Cần đảm bảo độ ẩm trước và sau khi bón Lần 3: Bón thời kỳ quả nhỏ 40 0 25 0 Cần đảm bảo độ ẩm trước và sau khi bón Lần 4: Bón thời kỳ quả lớn 25 0 40 0 Cắt cành vượt, dừng bón phân trước trung tuần tháng 8 9 + Phương pháp bón - Bón sau thu hoạch: Rạch rãnh xung quanh tán (rộng 30cm, sâu 20 cm), rắc phân (phân vô cơ và hữu cơ) vào rãnh rồi lấp đất kín. - Bón thúc: bón theo rãnh, rãnh sâu 10cm, rộng 15cm, mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc lại gốc cây. + Phun bổ sung phân bón lá Seaweed - Rong biển 95%. Phun 15 ngày/lần từ trước khi cây ra hoa tới khi hoa bắt đầu nở thì dừng, phun tiếp sau tàn hoa 1 tuần cho tới trước khi thu hoạch quả một tháng. Phun ướt lá, nồng độ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. - Cắt tỉa Tiến hành cắt tỉa 3 lần trong năm, vào các đợt sau: + Đợt 1: Cắt tỉa sau thu quả. Cắt bỏ tất cả những cành trong tán, cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, một số cành vượt, cành mọc đan xen nhau. Cắt tỉa kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ hết tàn dư sâu bệnh trên vườn. + Đợt 2: Cắt vào vụ xuân, thời điểm cây ra hoa đậu quả: cắt bỏ những cành yếu, cành có chùm hoa nhỏ, cành sâu bệnh, cành mọc trong tán. + Đợt 3: Cắt tỉa vào vụ hè, giai đoạn quả lớn: Cắt bỏ những cành sâu bệnh, tỉa bỏ quả nhỏ quả dị hình. III. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính 3.1. Sâu hại Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) a-Đặc điểm nhận dạng: Trưởng thành: có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt pha màu trắng bạc. Cánh trước hình lá liễu, phần gốc cánh trước tối màu hơn phần ngọn cánh, ngọn cánh có điểm màu đen lớn. Lông viền mép cánh dài, màu tro. Cánh sau hẹp hình kim, màu xám đen, lông mép cánh rất dài. Trứng: có hình gần tròn, dẹt, phẳng, giống giọt nước nhỏ. Mới đẻ màu trong suốt, sắp nở màu trắng đục. 10 Sâu non: dạng dòi, không có chân, màu xanh vàng hoặc xanh nhạt, mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, sâu non đẫy sức có màu vàng dài khoảng 4mm. Nhộng: Hình thoi, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, dài khoảng 2.5mm. b-Tập tính sinh sống và gây hại: Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Trưởng thàh cái đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính chứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non Sâu phá hoại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10. Nếu bị sâu vẽ bùa cây quang hợp kém gây ảnh hưởng đến sức sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập. c- Biện pháp phòng trừ: - Phòng chống: Bón phân cân đối, tưới nước, chăm sóc hợp lý để cho cây ra lộc tập trung. Tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng để tránh ẩm độ cao. Bảo vệ thiên địch tự nhiên, nuói kiến vàng -Phun thuốc trừ sâu: Phun thuốc phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ <1cm. 11 Khi chồi non dài <1cm phun lần 1, sau phun lần một 6, 7 ngày thì phun lần 2. Phun dầu khoáng hoặc dùng thuốc Polytrin, liều lượng : 25ml/10lít nước hoặc Selecron hoặc Trebon pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá. Sâu vẽ bùa (ảnh ngoài cùng, dưới, bên phải) và triệu chứng gây hại của sâu vẽ bùa Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) a-Đặc điểm nhận dạng: Trưởng thành: có thân dài 2,5-3,0mm kể cả cánh, màu xám tro, đình đầu nhọn nhô về phía trước, mắt có màu đỏ. Chân có màu xám nâu. Cánh cùng màu với cơ thể, nhưng có các đốm đen. Ấu trùng: mới nở có hình tròn dài màu vàng tối, mắt kép đỏ. Ấu trùng tuổi lớn dẹt mỏng, màu vàng đất hơi xanh, có các đốm màu đen. Rầy chổng cánh (ảnh ngoài cùng, trên, bên trái) và các triệu chứng gây hại b-Tập tính sinh sống và gây hại: Trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, thường đậu ở các đọt non để chích hút nhựa cây, ít bay và thường bay gần, ấu trùng di chuyển chậm chạp, sống tập trung ở đọt và lá non 12 Ấu trùng và thành trùng chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 mật độ quần thể cao thường trùng vào các đợt lộc của cây ăn quả có múi. c- Biện pháp phòng, trừ: Phòng chống: Không nên trồng các cây cảnh thuộc họ cam quýt gần các vườn cam quýt. Cắt tỉa cành taọ bộ khung thông thoáng, ẩm độ thấp. Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, điều khiển cho cây ra các đợt lộc tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rầy chổng cánh. Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá Greening trong vườn đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn phát triển. Phun thuốc trừ: Khi dầy xuất hiện phun thuốc trừ lúc cây ra đọt non tập trung, có thể dùng các loại thuốc: Trebon 0,2%, Sherpa 0,2%, Anvado 100WP ( thuốc cung tên), dầu DC- Tron Plus, Isoprocarb (Mipcide), Buprofezin (Applaud), Isoprocarb (Bassa ...) hoặc dầu khoáng . Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) a-Đặc điểm nhận dạng: Trưởng thành: có hình ngũ giác màu xanh lá cây, bóng và dài khoảng 21- 23mm, có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực, hai bên mép bụng có rìa hình răng cưa, vòi chích hút dài đến cuối bụng. Trứng: hình tròn, đường kính 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng trong, xanh lam, sau đó chuyển sang màu trắng đục, sắp nở có màu nâu sẫm hơn mặt trứng có nhiều chấm lõm. b-Tập tính sinh sống và gây hại: Bọ xít xanh thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn dưới tán lá. 13 Ấu trùng (bọ xít non) khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, thường sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái. Cơ thể của ấu trùng có hình bầu dục, màu nâu vàng hoặc xanh lục, trên lưng có nhiều đốm màu đỏ, đen, xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen xếp theo hình bầu dục. Cả con trưởng thành và con ấu trùng, đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm. Nếu trái đã lớn mới bị bọ gây hại thì trái dễ bị thối rồi rụng. Một con có thể chích hút gây hại nhiều trái. Bọ xít xanh và triệu chứng gây hại c- Biện pháp phòng, trừ: Không nên trồng cam quýt quá dầy, thường xuyên cắt tia cành tạo tán, cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành tược... để vườn cây luôn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của bọ xít. Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn cam quýt để kiến tiêu diệt bọ xít, nhất là bọ xít non. Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Thường xuyên kiểm tra trái và những lá gần trái để phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy. Nếu vườn cam quýt rộng, bọ xít nhiều không thể bắt bằng vợt tay, có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Bascide 50EC, Hoppercin 50EC, Cyper 25EC ,Dầu khoáng SK, Enspray 99EC, Vibasa 50EC, Sherpa 0,2% để phun xịt