PHẦN II
KHAI THÁC GỖ BẰNG CƯA MÁY
I. Đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân
1.1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng
1.1.1. Chiều cao vút ngọn (Hvn)
- Là chiều cao của cây rừng tính từ gốc cây (sát mặt đất) đến đỉnh sinh
trưởng của thân cây.
- Đơn vị tính: mét (m)
1.1.2. Chiều cao dưới cành (Hdc)
- Là chiều cao của cây rừng tính từ vị trí gốc cây (sát mặt đất) đến vị trí điểm
phân cành lớn đầu tiên của thân cây.
- Đơn vị tính: mét (m
1.1.3. Đường kính ngang ngực (D1.3)
- Là đường kính được đo tại vị trí của thân cây có chiều cao 1,3 m. Cách mặt
đất 1,3 mét ( ngang ngực người trung bình)
- Đơn vị tính: cm
- Dụng cụ đo Sử dụng thước kẹp kính
23 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Cây có múi, khai thác & tiếp thị sản phẩm lâm nghiệp (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU HỌC VIÊN
DỰ ÁN THÊM CÂY – DDS VIỆT NAM
ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
TÀI LIỆU ĐƯỢC CHUẨN BỊ BỞI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC BỘ
HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2015
KHÓA ĐÀO TẠO
CHO GIẢNG VIÊN NÔNG DÂN
VỀ CÂY CÓ MÚI, KHAI THÁC &
TIẾP THỊ SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP
MỤC LỤC
PHẦN 1 NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI .................. 1
I. Nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ ...................... 1
1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 1
1.2. Dụng cụ .......................................................................................................... 1
1.3. Những ưu điểm của phương pháp ghép ........................................................ 1
1.4. Cây làm gốc ghép ........................................................................................... 1
1.5. Thời vụ ghép .................................................................................................. 3
1.6. Các bước tiến hành ghép ................................................................................ 3
II. Quy trình trồng và chăm sóc ............................................................................ 5
2.1. Thiết kế vườn trồng ........................................................................................ 5
2.2. Kỹ thuật trồng ................................................................................................. 5
2.3. Kỹ thuật chăm sóc ......................................................................................... 6
III. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính .............................................. 9
3.1. Sâu hại ............................................................................................................ 9
3.2. Bệnh hại ....................................................................................................... 21
PHẦN II KHAI THÁC GỖ BẰNG CƯA MÁY ............................................. 28
I. Đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân ..................... 28
1.1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng .............................. 28
1.2. Các bước đo tính trữ lượng rừng bằng phương pháp cây bình quân ........... 29
II. Sử dụng cưa xăng trong khai thác rừng .......................................................... 33
2.1. Cấu tạo cưa xăng .......................................................................................... 33
2.2. Bảo dưỡng cưa xăng ..................................................................................... 35
2.3. Chặt hạ gỗ. .................................................................................................... 38
PHẦN III TIẾP THỊ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NÔNG SẢN HÀNG HÓA .... 48
I . Marketing/ tiếp thị sản phẩm .......................................................................... 48
1.1. Marketing là gì? ........................................................................................... 48
1.2. Marketing gồm những nội dung gì? ............................................................. 48
1.3. Lập kế hoạch marketing ............................................................................... 51
II. Hợp đồng mua bán nông sản hang hóa ........................................................... 52
2.1. Hợp đồng là gì? ............................................................................................ 53
2.2. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là gì? ............................................................... 53
2.3. Đối tượng ký hợp đồng ................................................................................ 53
2.4.Tải sao phải ký hợp đồng?............................................................................. 54
2.5. Văn bản điều chỉnh quá trình ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hang hóa ....... 55
2.6. Quy trình các bước ký kết hợp đồng ............................................................ 55
2.7. Một số lỗi thường gặp trong quá trình ký kết hợp đồng .............................. 59
PHỤ LỤC
28
PHẦN II
KHAI THÁC GỖ BẰNG CƯA MÁY
I. Đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân
1.1. Giới thiệu một số chỉ tiêu trong đo tính trữ lượng rừng
1.1.1. Chiều cao vút ngọn (Hvn)
- Là chiều cao của cây rừng tính từ gốc cây (sát mặt đất) đến đỉnh sinh
trưởng của thân cây.
- Đơn vị tính: mét (m)
1.1.2. Chiều cao dưới cành (Hdc)
- Là chiều cao của cây rừng tính từ vị trí gốc cây (sát mặt đất) đến vị trí điểm
phân cành lớn đầu tiên của thân cây.
- Đơn vị tính: mét (m
1.1.3. Đường kính ngang ngực (D1.3)
- Là đường kính được đo tại vị trí của thân cây có chiều cao 1,3 m. Cách mặt
đất 1,3 mét ( ngang ngực người trung bình)
- Đơn vị tính: cm
- Dụng cụ đo Sử dụng thước kẹp kính
1.1.4. Tiết diện ngang thân cây (G)
- Là diện tích mặt cắt ngang của thân cây tại vị trí 1.3 m
- Công thức tính: G = pi x R2 (m2)
Trong đó: + pi: là hằng số = 3,14
+ R: Là bán kính thân cây đo tại vị trí 1,3 m
- Dụng cụ đo: Sử dụng thước bitelis
1.1.5. Thể tích cây đứng (V)
pi D2
- Công thức tính: V = x H x f (m3)
4
29
Trong đó:
+ Π =3,14
+ D : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3
+ H: Chiều cao thân cây
+ f: Hình số 1,3 ( tuỳ theo từng loại cây có hình số khác nhau)
1.1.6. Trữ lượng gỗ của rừng (M)
- Là tổng thể tích của những cây rừng (cây đứng) trên một đơn vị diện tích
nhất định.
- Công thức tính: M = Σ G x H x f1.3 ( m3 )
Trong đó:
+ M: Trữ lượng gỗ của rừng
+ ΣG: Tổng tiết diện ngang của rừng đo tại vị trí cây cao 1,3 m
+ H: Chiều cao bình quân của các cây rừng
+ f1.3: Hình số 1,3 của loài cây (hệ số thon)
1.2. Các bước đo tính trữ lượng rừng bằng phương pháp cây bình quân
1.2.1. Lập ô tiêu chuẩn (Ô mẫu, ô điều tra)
Khái niệm ô tiêu chuẩn:
Là phần diện tích rừng được chọn để đo đếm tỷ mỷ làm cơ sở cho việc đo
tính trữ lượng của toàn lâm phần (khu rừng)
Nguyên tắc xác lập ô tiêu chuẩn
Việc xác lập ô tiêu chuẩn phải tuân theo các căn cứ sau:
- Căn cứ vào loại hình rừng, tình hình sinh trưởng, phát triển của rừng, khả
năng biến động về tài nguyên rừng.
- Căn cứ vào yêu cầu về mức độ chính xác của việc đo tính
- Căn cứ khả năng đáp ứng về thời gian, nhân lực và tài chính
- Trong điều tra trữ lượng rừng tỷ lệ diện tích điều tra tỷ mỷ đảm bảo cho
phép khoảng 5%, do đó, diện tích ô mẫu và số lượng ô mẫu tỷ lệ nghịch với
nhau. Quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả đo tính.
30
Bảng 1. Bảng hướng dẫn xác lập ô tiêu chuẩn
Diện tích (ha)
Các chỉ tiêu
1 ÷10
10 ÷ 20
20 ÷ 30
30 ÷ 50
50 ÷ 100
>100
1. Tỷ lệ diện tích
điều tra tỷ mỷ(%)
8
6
5
4
3
2
2. Diện tích ô mẫu
(m2)
100 ÷
200
200 ÷
500
500 ÷
1000
1000 ÷
1500
1500 ÷
2000
2000 ÷
2500
3. Số lượng ô mẫu
Các phương pháp xác lập ô tiêu chuẩn
a. Phương pháp ngẫu nhiên
Tiến hành theo các bước sau:
- Trên bản đồ chia khu điều tra thành mạng lươí ô vuông, mỗi ô vuông có
diện tích bằng một ô điều tra.
- Đánh số thứ tự các ô điều tra từ 1 đến n
- Căn cứ số lượng ô cần điều tra, dùng bảng ngẫu nhiên hoặc rút thăm xác
định thứ tự (vị trí) các ô cần điều tra trên bản đồ.
- Xác định các ô điều tra ngoài hiện trường
b. Phương pháp hệ thống
Tiến hành theo các bước sau:
- Trên bản đồ chia khu điều tra thành các dải song song cách đều vuông góc
hoặc thành mạng lưới ô vuông.
- Theo hệ thống đã xác định trước, chọn thứ tự các ô điều tra tại các điểm
giao nhau.
- Căn cứ số lượng ô điều tra và diện tích cần điều tra tiến hành lập các ô điều
tra có diện tích theo quy định tại các điểm đã chọn
c. Phương pháp ô điển hình:
31
Căn cứ vào diện tích khu vực cần điều tra và diện tích, số lượng ô điều
tra, tiến hành xác lập các ô điều tra tại các vị trí điển hình có tính đại diện cho
lâm phần cần điều tra về mật độ, loài cây, lập địa, tình hình sinh trưởng, phát
triển
1.2.2. Đo tính đường kính thân cây bình quân
- Dùng thước kẹp kính đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m của toàn bộ số
cây trong các ô điều tra.
- Dùng vôi hoặc sơn đánh dấu các cây đã đo, theo một hướng nhất định.
- Số liệu đo được ghi chép vào trong biểu mẫu theo qui định là cơ sở tính
toán sau này.
- Tính đường kính bình quân
D1 + D2 + D3 +...Dn
Công thức tính: D = (cm)
N
Trong đó: - Dn là đường kính của thân cây thứ n
- N Là toàn bộ số cây trong các ô điều tra đã đo đường kính
1.2.3. Đo tính chiều cao thân cây bình quân
- Dùng thước Blumeleis hoặc thước tam giác vuông cân tự chế đo chiều cao
vút ngọn của toàn bộ số cây trong các ô điều tra
- Ghi chép số liệu đo vào biểu mẫu theo qui định
- Tính chiều cao bình quân
H1 + H2 + H3 +... Hn
Công thức: H = (m)
N
Trong đó: - Hn là chiều cao của cây thứ n
- N Là toàn bộ số cây trong các ô điều tra đã đo đường kính
1.2.4. Chọn cây bình quân của rừng
Từ kết quả đo tính đường kính và chiều cao ở trên, chọn ra cây có đường
kính và chiều cao gần sát nhất với đường kính và chiều cao bình quân làm cây
bình quân của rừng.
32
1.2.5. Xác định hình số thân cây
- Dùng biểu hình số thân cây để tra hình số f1.3 của loài cây đang đo tính
(tra trong sổ tay điều tra - Viện điều tra qui hoạch rừng)
- Trong trường hợp không có biểu hình số thân cây, ta lấy hình số thân cây
bằng 0,5 (Hình số bằng 0,5 có tính đại diện cho đa số các loài cây rừng)
1.2.6. Tính thể tích cây bình quân (Vcây)
- Công thức tính: Vcây = G x H x f 1,3 (m3)
- Trong đó:
+ G: Tiết diện ngang cây bình quân tại 1,3 m
+ H: Chiều cao bình quân
+ f: Hình số 1,3
1.2.7. Tính trữ lượng gỗ của rừng
* Tính trữ lượng gỗ của rừng/ha: (M/ha)
- Công thức tính: M/ha = Vcây x N (m3/ha)
Trong đó: N là mật độ bình quân của rừng
V cây: Thể tích cây trung bình
* Trữ lượng gỗ của rừng (lâm phần) M
- Công thức tính: M = V/ha x S (m3)
33
II. Sử dụng cưa xăng trong khai thác rừng
2.1. Cấu tạo cưa xăng
- Động cơ cưa xăng được cấu tạo bởi động cơ 2 kỳ có cấu tạo gọn nhẹ.
- Cưa xăng là một công cụ cơ giới dùng để chặt hạ gỗ có động cơ 2 kỳ, hệ
thống truyền lực, cơ cấu cắt gỗ và khung tay cầm để điều khiển cưa
2.1.1. Động cơ
- Tuỳ từng loại cưa, từng nước sản xuất mà có chế độ bôi trơn khác nhau
(thông thường độ bôi trơn từ 2 - 4%)
- Việc bôi trơn động cơ được tiến hành bằng cách trộn một phần dầu nhờn
vào 50 phần xăng để chạy động cơ (tỷ lệ 2% về thể tích).
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho cưa xăng gồm có bình nhiên liệu và các
bua ra tơ kiểu màng, vì vậy cưa xăng có khả năng làm việc ở nhiều góc độ khác
nhau so với mặt phẳng cắt ngang của cưa.
Loại các bua ra tơ này làm việc nhờ sự dung động của các màng mỏng do
chênh lệch áp suất giữa buồng các te và buồng xi lanh của động cơ.
- Hệ thống điện của cưa xăng được đánh điện bằng bán dẫn gồm nam châm
gắn vào bánh đà quay quanh mô bin từ mô bin có dây dẫn lên bu ri.
- Hệ thống làm mát của động cơ cưa xăng gồm có quạt gió được gắn trên
bánh đà và các cánh tản nhiệt.
2.1.2. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực của cưa xăng có nhiệm vụ truyền lực và chuyển động
phát ra từ động cơ đến cơ cấu cắt gỗ làm cho xích chuyển động để cắt gỗ bao
gồm: Côn ly tâm và bánh xích chủ động.
2.1.3. Cơ cấu cắt gỗ
- Cơ cấu cắt gỗ là bộ phận quan trọng để cưa cắt gỗ, cơ cấu này gồm 2 bộ
phận chủ yếu là bản cưa và xích cưa.
- Bản cưa dùng để đỡ, dẫn hướng và tăng xích cưa. Bản cưa được làm bằng
thép tám, trên sống bản cưa có một rãnh sâu 8 mm, rộng 2mm để dẫn hướng cho
răng cưa, ở đầu bản cưa có lắp một bánh sao bị động như một ròng rọc, đuôi bản
34
cưa có thể dịch chuyển theo chiều dọc trục qua rãnh, hai phía đối nghịch nhau có
2 lỗ nhỏ để dẫn dầu nhớt vào rãnh làm nhiệm vụ bôi trơn xích cưa và bản cưa .
- Xích cưa: Là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu cắt gỗ của cưa xăng,
xích cưa do nhiều mắt xích có dạng đặc biệt nối với nhau thành một vòng kín
bao gồm: Mắt xích cắt, mắt xích đẩy và mắt xích nối bên, các mắt này nối với
nhau bằng chốt ri vê .
- Các loại răng cắt thông dụng nhất có mặt cắt bên cong hoặc cắt bên phẳng
góc dũa chính xác mặt cắt đỉnh răng là 35o, mặt cắt bên là 900 đối với các loại
răng mặt cắt bên cong.
- Góc giữa mặt cắt là 300 mặt cắt bên là 850 đối với loại răng có mặt cắt
bên phẳng.
- Bôi trơn cơ cấu cắt gỗ: Trong quá trình cưa cắt gỗ, xích cưa chuyển động
trượt trên rãnh của bản cưa với tốc độ lớn nên ở đó cần được bôi trơn đầy đủ.
* Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cơ cấu cắt gỗ gồm có:
- Một bơm dầu được lắp trên đầu trục khuỷu, khi cưa làm việc dầu sẽ được
bơm từ bình chứa đến lỗ dẫn dầu nhớt ở bơm cưa để bôi trơn hệ thống cơ cấu cắt
gỗ. Vì vậy rãnh và lỗ dẫn dầu phải thông sạch hằng ngày và mỗi lần đổ nhiên
liệu cho động cơ nên tiến hành đổ dầu đầy bình.
2.1.4. Cơ cấu điều khiển
- Gồm các bộ phận chính:
- Tay cầm phía trước, tay cầm phía sau trên tay cầm phía sau có tay ga. Các
bộ phận khác như: Tay kéo le gió, khoá đóng mở máy... được bố trí sát tay cầm
phía sau để điều khiển cho thuận lợi khi thao tác.
2.1.5. Cơ cấu an toàn
Để tránh xảy ra tai nạn lao động khi sử dụng cưa xăng có cơ cấu an toàn bao
gồm các thành phần sau:
- Phanh xích cưa để bảo vệ tay cầm phía trước và dừng xích cưa khi bị bật
trở lại.
- Mấu đón xích giữ xích cưa khi xích bị đứt.
35
- Tấm chắn bảo vệ tay cầm phía sau.
- Khoá tay ga đề phòng tăng ga ngoài ý muốn người sử dụng.
- Cơ cấu chống rung gồm các đệm cao su được gối ở các khung tay cầm và
các chi tiết máy.
- Vỏ bọc bản cưa, xích cưa: bảo vệ xích và tránh gây thương tích cho người
khi vận chuyển cưa xăng.
2.2. Bảo dưỡng cưa xăng
Việc bảo dưỡng cưa xăng quan trọng nhất là bảo dưỡng xích cưa, bản cưa
và đông cơ
2.2.1. Bảo dưỡng xích cưa
- Xích cưa luôn sắc và bảo đảm các thông số kỹ thuật, xích cùn sẽ tốn nhiên
liệu, sức lực và thời gian cắt, xích mòn nhanh, bản cưa hư hỏng, động cơ làm
việc quá tải dễ gây ra tai nạn.
- Trường hợp dũa xích cưa tại rừng: Cố định cưa lên một khúc gỗ hoặc trên
một gốc cây bằng kẹp bản cưa và cố định cỡ dũa có nam châm và bản cưa.
- Sử dụng dũa tròn có đường kính thích hợp để dũa.
- Luôn giữ cho hành trình dũa song song với mặt cắt đỉnh răng và mặt cắt
bên với góc 30 - 350 (Tuỳ thuộc vào loại xích).
- Dũa theo một chiều từ phía trong ra ngoài của răng.
- Dũa tất cả các mặt cắt đỉnh răng khác để chúng có chiều dài ngắn nhất với
mặt cắt đỉnh răng.
- Điều chỉnh dũa để các góc cắt của các răng bằng nhau.
* Cắt bỏ xích thừa hoặc thay mắt xích mới.
- Dũa bỏ đầu ri vê của chốt xích bằng dũa bẹt.
- Đặt xích lên rãnh đe không đặt răng cắt của xích lên mặt đe .
- Đóng chốt rivê của mắt xích hỏng hoặc mắt xích định cắt bỏ .
- Nếu thay mắt xích mới phải dũa mắt xích mới để có kích thước và góc cắt
giống các mắt xích cũ.
36
- Nối lại xích và tán chốt giữ chặt không nên tán quá mạnh lên chốt làm
xích bị cứng ở điểm nối.
* Quy định chung về sử dụng xích cưa
- Luôn đảm bảo xích cưa có độ căng đúng (Nếu quá chùng hoặc quá căng sẽ
mài mòn nhanh xích và bản cưa).
- Kiểm tra bằng cách: Lắp xích vào bản cưa kéo xích về hướng đầu của bản
cưa, nếu xích quay dễ dàng mà vẫn căng thì độ căng đó là đúng. Nếu quá chặt,
quá lỏng phải điều chỉnh lại bằng cách nới lỏng 2 ốc giữ bản cưa và dùng chìa
vặn điều chỉnh ốc ở phía cuối bản cưa.
• Quy trình sử dụng xích mới:
- Ngâm xích vào thùng dầu xích từ 10 - 30 phút .
- Lắp xích vào cưa điều chỉnh độ căng.
- Cho máy chạy không tải khoảng 3- 5 phút .
- Tắt máy và để nguội.
- Điều chỉnh độ căng xích.
- Mở máy để xích chạy chậm một lần nữa.
- Lặp lại công việc 4, 5, 6 một hoặc 2 lần.
- Cho máy cắt nhẹ một vài mạch và để nguội điều chỉnh lại.
- Trong những giờ làm việc đầu tiên thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ
căng, bôi trơn đầy đủ cho xích cưa
2.2.2. Bảo dưỡng bản cưa
- Mỗi ngày lật bản cưa ít nhất 1 lần
- Mỗi ngày lau sạch rãnh bản cưa 1 lần.
- Mỗi ngày làm sạch lỗ dẫn dầu bôi trơn xích 1 lần
- Làm sạch lỗ bơm mỡ và bơm mỡ cho bánh sao phụ động.
2.2.3. Bảo dưỡng động cơ cưa xăng
Động cơ cưa xăng cơ bản bảo dưỡng các chi tiết, bộ phận sau:
- Bộ phận lọc khí: tháo nắp chắn bộ phận lọc khí và đưa chúng vào nước xà
phòng hoặc xăng, dùng bàn chải mịn rửa sạch bụi mùn cưa, lau khô ráo bằng dẻ
sạch rồi lắp vào máy.
37
- Cánh quạt làm mát và cánh tản nhiệt động cơ: Dùng dẻ sạch tẩm xăng quấn
vào đầu tuốc nơ vít để lau sạch.
- Buzi: Làm sạch buzi một tuần một lần bằng sợi thép nhỏ cứng để 2 cực sạch
muội than và đặt thước 0,5mm để kiểm tra khe hở tại 2 cực của buzi.
- Cacbuaratơ: Trong quá trình làm việc từ 1 - 2 tháng hoặc Cacbuaratơ có
vấn đề cần phải bảo dưỡng:
+ Tháo Cacbuaratơ ngoài dùng xăng, bàn chải nhỏ mịn rửa sạch, thông rửa
các đường ống dẫn khí thoáng sạch và lắp lại như cũ.
- Điều chỉnh Cacbuaratơ để động cơ đạt năng suất cao mà lượng nhiên liệu
tiêu thụ không lớn:
+ Vít H là đường xăng chính
+ L là đường xăng phụ
+ T điều chỉnh chế độ ga lăng ty
- Tuỳ từng loại cưa mà có các chỉ dẫn khác nhau về số vòng của các vít mà
ta điều chỉnh cho phù hợp. Cách điều chỉnh như sau:
+ Đối với 2 ốc H và L: Trước khi điều chỉnh phải vặn cho vít chặt và sau đó
nới ra theo số vòng quy định.
+ Ốc T : Điều chỉnh sao cho động cơ nổ êm nhất, không quay kích, không
chết máy.
• Thay dây khởi động được thực hiện theo quy trình sau:
- Dùng tuýp vạn năng tháo nắp đậy của hộp khởi động ra khỏi máy.
- Tháo dây cũ bị hỏng.
- Lắp một dây mới vào trống cuốn dây đầu kia của dây lắp vào hộp khởi.
động và tay khởi động, nút mối dây bằng nút kép để khỏi tuột.
- Cuốn dây quanh ống dây.
- Kéo dây ra khoảng 2 vòng quay của trống cuốn dây.
- Giữ nguyên vị trí của trống cuốn dây.
- Cuộn hết dây lên trống cuốn dây.
- Lắp nắp đậy của hộp khởi động vào vị trí cũ.
38
2.2.4. Chế độ bảo dưỡng cưa xăng
- Hằng ngày trước hoặc sau giờ làm việc phải bảo dưỡng các chi tiết, hệ
thống sau :
1/ Kiểm tra và dũa xích cưa.
2/ Kiểm tra và làm sạch rãnh dẫn xích và lỗ dầu bôi trơn bản cưa, bơm mỡ
cho bánh sao phụ động và xoay bản cưa.
3/ Kiểm tra đảm bảo các lỗ thông khí để động cơ thoáng sạch.
4/ Kiểm tra đảm bảo tay cầm phía trước có cơ cấu chống rung tốt và được
bắt chặt, kiểm tra làm sạch và thử phanh xích.
5/ Kiểm tra làm sạch bộ phận lọc khí.
6/ Kiểm tra đảm bảo đầy đủ các ốc vít và được bắt chặt.
- Hàng tuần thực hiện chế độ bảo dưỡng các chi tiết, hệ thống sau:
1/ Xích cưa: Kiểm tra và dũa
2/ Bản cưa: Dũa các gờ sắc
3/ Bánh xích chủ động: Kiểm tra bơm mỡ
4/ Côn: Làm sạch và kiểm tra
5/ Quạt gió và cánh tản nhiệt trên máy: Làm sạch
6/ Buri: Làm sạch, kiểm tra và điều chỉnh nếu cần
7/ Bộ khởi động: Tháo ra, làm sạch và bôi mỡ ổ bi, thay dây nếu quá mòn
8/ Bộ phận lọc dầu và lọc nhiên liệu: Làm sạch kiểm tra xem dầu xích có tới
bản cưa không
9/ Ống xả: Làm sạch muội than
2.3. Chặt hạ gỗ.
2.3.1. Công việc chuẩn bị
• Công việc chuẩn bị trước khi sử dụng cưa xăng
- Nhiên liệu: nhiên liệu cho cưa xăng là hỗn hợp xăng và dầu nhờn (phụ
thuộc vào từng loại cưa và hãng sản xuất). Xăng cho một loại cưa xăng là 1/25.
(theo thể tích) 4%. Lọc sạch trước khi cho vào máy.
- Chuẩn bị túi đồ nghề chuyên dùng theo cưa
39
- Chuẩn bị trang bị bảo hộ lao động chuyên dùng cho người vận hành và
người phụ việc.
- Công việc chuẩn bị trước khi khởi động cưa xăng:
+ Kiểm tra sự hoạt động bình thường của các bộ phận trên cưa xăng, các chi
tiết bộ phận máy phải được bắt chặt. Đổ đầy nhiên liệu đã được pha trộn đúng
quy định vào bình máy, đổ đầy đầu bôi trơn xích vào bình. Khi khởi động vị trí
cưa xăng phải cách xa vị trí để nhiên liệu và cách xa người khác ít nhất 2m, loại
bỏ những vật cản xích cưa. Không được khởi động cưa xăng khi chưa lắp bản
cưa và xích cưa để tránh gây hư hỏng động cơ.
• Quy trình khởi động