Bài 1
Giới thiệu chương trình, mục tiêu và phương pháp thực hiện
I. Mục tiêu
Cuối tiết học học viên có thể
- Biết được mong đợi của họ được đáp ứng từ khoá học, những mong đợi
nào không được đáp ứng
- Nắm rõ được thời gian, phạm vi, mục tiêu và phương pháp đào tạo của
chương trình.
II.Giáo cụ
- Các miếng giấy nhỏ và bút
- Máy tính, máy chiếu Projector
III. Các bước thực hiện
1. Phát mỗi học viên (hoặc nhóm) một mảnh giấy và yêu cầu họ ghi ra
những mong đợi của họ từ khoá học này.
2. Tổng hợp các mong đợi của học viên. Phân loại và trả lời/giải thích
những mong đợi của họ có thể đạt được và không thể đạt được sau khoá học
này.
3. Giới thiệu chương trình đào tạo. Nhấn mạnh những mong đợi được
thoả mãn của học viên được thoả mãn sau khoá học và những mong đợi không
được thoả mãn sau khoá học này.
23 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu giảng dạy - Đào tạo phương thức quản lý kinh tế cho thành viên các hội nghề nghiệp, hợp tác xã nghề cá. mã số: fsps-Nghean/scafi/2011/3.8.15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
HỖ TRỢ NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN
----------------------------------------
ĐÀO TẠO PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ KINH TẾ CHO THÀNH VIÊN
CÁC HỘI NGHỀ NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ.
MÃ SỐ: FSPS-NGHEAN/SCAFI/2011/3.8.15
NGHỆ AN, THÁNG 4 NĂM 2011
2
Bài 1
Giới thiệu chương trình, mục tiêu và phương pháp thực hiện
I. Mục tiêu
Cuối tiết học học viên có thể
- Biết được mong đợi của họ được đáp ứng từ khoá học, những mong đợi
nào không được đáp ứng
- Nắm rõ được thời gian, phạm vi, mục tiêu và phương pháp đào tạo của
chương trình.
II.Giáo cụ
- Các miếng giấy nhỏ và bút
- Máy tính, máy chiếu Projector
III. Các bước thực hiện
1. Phát mỗi học viên (hoặc nhóm) một mảnh giấy và yêu cầu họ ghi ra
những mong đợi của họ từ khoá học này.
2. Tổng hợp các mong đợi của học viên. Phân loại và trả lời/giải thích
những mong đợi của họ có thể đạt được và không thể đạt được sau khoá học
này.
3. Giới thiệu chương trình đào tạo. Nhấn mạnh những mong đợi được
thoả mãn của học viên được thoả mãn sau khoá học và những mong đợi không
được thoả mãn sau khoá học này.
4. Giới thiệu mục tiêu, phương pháp và tài liệu của khoá học.
4.1. Mục tiêu chung
Trang bị cho các cán bộ quản lý của các hiệp hội và hợp tác xã nghề cá
những kiến thức về quản lý điều hành, quản lý tài chính nhằm nâng cao năng lực
hoạt động cũng như việc sử dụng các nguồn lực tài chính của hội nghề nghiệp và
hợp tác xã hiệu quả hơn và theo hướng ổn định, bền vững
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Lý thuyết về quản lý điều hành các hiệp hội và hợp tác xã quy mô nhỏ
- Lý thuyết tài chính đối với đơn vị kinh tế quy mô nhỏ.
- Phân tích đặc điểm của các hiệp hội và hợp tác xã nghề cá trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
- Các phương pháp và công cụ để điều hành hiệp hội và hợp tác xã một
cách hiệu quả theo hướng tối đa hóa lợi nhuận
- Công cụ và phương thức sử dụng, phát huy các nguồn tài chính của đơn
vị
3
IV. Phương pháp giảng dạy
- Khoá học được thiết kế phù hợp với đối tượng trên cơ sở kết hợp
phương pháp cùng tham gia, lấy người học làm trung tâm và cách tiếp cận thông
qua trải nghiệm.
- Có kết hợp giữa lý thuyết và những ví dụ thực tế trong quá trình đào tạo.
4
Bài 2
Các Khái niệm cơ bản
I. Mục tiêu
Học xong bài này học, viên có khả năng:
- Khái niệm được hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức hợp tác xã là gì?
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hiệp hội nghề nghiệp, tổ
chức hợp tác xã ?
II. Giáo cụ
- Các miếng giấy nhỏ và bút
- Máy tính, máy chiếu Projector
III. Các bước thực hiện
1. Bắt đầu bằng câu hỏi học viên khái niệm hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức
hợp tác xã là gì?
2. Phát mỗi học viên (hoặc nhóm) một mảnh giấy và yêu cầu họ ghi ra
khái niệm của họ hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức hợp tác xã là gì?
3. Đề nghị mỗi nhóm cử một người đọc khái niệm của nhóm mình sau đó
dán lên giấy A0.
4. Dựa vào các khái niệm của học viên, cố gắng đi đến một khái niệm mà
mọi người đều nhất trí hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức hợp tác xã là gì. Các yếu tố
chính trong khái niệm đó cần nêu bật được hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức hợp
tác xã.
5. Các yếu tố chính trong khái niệm đó cần nêu bệt được:
- Mục đích kinh tế của 2 loại hình kinh tế
- Qui mô sản xuất của hai loại hình này
- Nguyên tắc tổ chức
IV. Nội dung
1. Hiệp hội
- K/N: Hiệp hội là tổ chức xã hội- nghề nghiệp, của các cá nhân, doanh
nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh.
- Mục đích: Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế – kỹ thuật
trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, đại diện và bảo
vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống
của người lao động, nhà sản xuất.
- Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội
5
+ Tự nguyện, tự quản.
+ Tự trang trải về kinh phí
+ Bình đẳng với mọi hội viên
- Bộ máy quản lý và điều hành của Hiệp hội
+ Đại hội toàn thể hội viên,
+ Hội nghị toàn thể hội viên,
+ Ban Chấp hành,
+ Chủ tịch Hiệp hội,
+ Tổng thư ký Hiệp hội,
+ Văn phòng Hiệp hội,
+ Ban Kiểm tra,
+ Các Ban chuyên môn,
+ Các Văn phòng đại diện và các chi hội,
+ Các tổ chức thuộc Hiệp hội.
2. Hợp tác xã
- Khái niệm: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia
đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên
tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo
quy định của Luật này, tán thành Ðiều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp
tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã;
2. Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực
hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và
những vấn đề khác quy định trong Ðiều lệ hợp tác xã;
3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân
phối thu nhập.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác
xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn
6
góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức
độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã;
4. Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh
thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã
hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy điều hành
1. Ban quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Chủ nhiệm
hợp tác xã theo nghị quyết của Ðại hội xã viên;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó chủ nhiệm hợp tác xã theo đề nghị của
Chủ nhiệm hợp tác xã.
2. Trưởng Ban quản trị hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Ðại diện hợp tác xã theo pháp luật;
b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban quản trị;
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban quản trị, Ðại hội xã viên;
d) Chịu trách nhiệm trước Ðại hội xã viên và Ban quản trị về công việc
được giao;
đ) Ký các quyết định của Ðại hội xã viên và Ban quản trị;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác do Ðiều lệ hợp tác xã quy định.
3. Chủ nhiệm hợp tác xã có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh và điều hành các
công việc hàng ngày của hợp tác xã;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban quản trị hợp tác xã;
c) Ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã do Ban quản trị hợp tác xã
ủy quyền;
d) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Ban quản trị hợp tác
xã;
đ) Ðề nghị với Ban quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức hợp tác
xã;
e) Tuyển dụng lao động theo ủy quyền của Ban quản trị hợp tác xã;
g) Các quyền khác được quy định tại Ðiều lệ hợp tác xã, nghị quyết của
Ðại hội xã viên hoặc theo hợp đồng ký kết với Ban quản trị hợp tác xã.
Khi vắng mặt, Chủ nhiệm ủy quyền cho một Phó chủ nhiệm điều hành
công việc của hợp tác xã.
7
Trường hợp Chủ nhiệm hợp tác xã là xã viên hoặc thành viên Ban quản trị
hợp tác xã thì ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Chủ
nhiệm hợp tác xã theo quy định của Ðiều này, phải thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tác xã.
Trường hợp Chủ nhiệm hợp tác xã được thuê thì phải thực hiện đầy đủ
các quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã quy định tại Ðiều này và tại
hợp đồng thuê Chủ nhiệm hợp tác xã. Chủ nhiệm hợp tác xã được tham gia các
cuộc họp của Ban quản trị và Ðại hội xã viên nhưng không được quyền biểu
quyết và không được hưởng các quyền khác của xã viên, thành viên Ban quản trị
hợp tác xã.
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợp
tác xã theo đúng pháp luật và Ðiều lệ hợp tác xã.
2. Ban kiểm soát do Ðại hội xã viên bầu trực tiếp. Số lượng thành viên
Ban kiểm soát do Ðiều lệ hợp tác xã quy định; hợp tác xã có ít xã viên có thể chỉ
bầu một kiểm soát viên.
3. Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát như tiêu chuẩn thành viên Ban
quản trị. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban
quản trị, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ,
chồng, con, anh, chị, em ruột của họ.
4. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban quản trị.
Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
1. Kiểm tra việc chấp hành Ðiều lệ, Nội quy hợp tác xã và nghị quyết của
Ðại hội xã viên;
2. Giám sát hoạt động của Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã và xã viên
theo đúng pháp luật và Ðiều lệ, Nội quy hợp tác xã;
3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ,
sử dụng các quỹ của hợp tác xã, sử dụng tài sản, vốn vay và các khoản hỗ trợ
của Nhà nước;
4. Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc của hợp tác
xã; giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định
của Ðiều lệ hợp tác xã;
5. Dự các cuộc họp của Ban quản trị;
8
6. Thông báo kết quả kiểm tra cho Ban quản trị hợp tác xã và báo cáo
trước Ðại hội xã viên; kiến nghị với Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã khắc
phục những yếu kém trong sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và giải quyết
những vi phạm Ðiều lệ, Nội quy hợp tác xã;
7. Yêu cầu những người có liên quan trong hợp tác xã cung cấp tài liệu, sổ
sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra nhưng
không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
8. Chuẩn bị chương trình nghị sự và triệu tập Ðại hội xã viên bất thường
khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có hành vi vi phạm pháp luật, Ðiều lệ, Nội quy hợp tác xã và nghị
quyết của Ðại hội xã viên, Ban kiểm soát đã yêu cầu mà Ban quản trị không
thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả các biện pháp ngăn chặn;
b) Ban quản trị không triệu tập Ðại hội xã viên bất thường theo yêu cầu
của xã viên quy định tại khoản 4 Ðiều 21 của Luật này.
9
Bài 3
Lý thuyết quản trị và điều hành HTX qui mô nhỏ
I. Mục tiêu
Sau khi học xong phần này, học viên có thể hiểu được
- Khái niệm quản trị và điều hành ?
- Làm quen với các phương tiện quản trị (kế hoạch năm, phân công, điều
khiển các buổi họp)
- Tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của HTX (Báo cáo kết quản và
bảng tổng kết tài sản)
- Xác định được các phương tiện quản trị để lồng ghép vào thực tế
II. Giáo cụ
- Các miếng giấy nhỏ
- Giấy A0, máy tính, máy chiếu Projector
III. Các bước
1.Bắt đầu bằng câu hỏi học viên thế nào là thị trường?
2. Yêu cầu học viên viết vào các miếng giấy nhỏ những hiểu biết về quản
trị và điều hành, cho ví dụ cụ thể.
3. Thu lại, phân loại, rồi dán lên một tờ giấy to A0.
4. Dựa vào các hiểu biết về khái niệm đó, cố gắng đi đến một khái niệm
mà mọi người đều nhất trí về quản trị và điều hành.
5. Tương tự, yêu cầu các học viên cho biết các phương thức quản trị và
điều hành HTX?
6. Chia các học viên thành các nhóm (chia hoc viên theo nhóm ngành
nghề hay theo kinh nghiệm sản xuất các loại sản phẩm cụ thể)
7. Yêu cầu các nhóm viết ra tờ giấy lớn A0 các nội dung của chính của các
phương thức quản trị và điều hành trong HTX.
8. Đại diện từng nhóm báo cáo phần thảo luận của nhóm, thành viên của
các nhóm khác theo dõi và đặt ra câu hỏi thảo luận.
9. Giáo viên tổng hợp và đưa ra những vấn đề chung phương thức quản trị
và điều hành HTX.
IV. Nội dung
1. Quản trị HTX
Quản trị HTX liên quan đến đời sống dân chủ, những phương thức quan
trọng, nguồn nhân lực và sự quan sát theo dõi các kết quả của HTX. Quản trị là
nhiệm vụ của các thành viên ban quản trị.
10
- Ban quản trị chịu trách nhiệm quản trị HTX, các quản trị viên tập hợp lại
thành ban quản trị, có nhiệm vụ:
- Đại diện cho các xã viên
- Quản lý đời sống dân chủ
- Điều hành các hoạt động của hợp tác xã
- Quyết định các mục tiêu chiến lược
- Quyết định các chính sách quản trị nhân viên
- Quyết định các chính sách phục vụ xã viên
- Quyết định thu nhận giám đốc
- Báo cáo hàng năm về các hoạt động của hợp tác xã và của chính ban
quản trị cho đại hội xã viên
2. Điều hành hợp tác xã là gì
Điều hành liên quan đến việc điều động tất cả các hoạt động cụ thể hàng
ngày của HTX. Trách nhiệm điều hành thuộc về chủ nhiệm điều hành và các
nhân viên.
- Chủ nhiệm và nhân viên có nhiệm vụ
+ Soạn thảo kế hoạch, tổ chức, điều động, kiểm tra các hoạt động HTX
theo các mục tiêu được xác định bởi ban quản trị
+ Có trách nhiệm và quyền hạn giống như ở các doanh ghiệp tư nhân
khác.
+ Chủ nhiệm tham gia vào các cuộc họp của ban quản trị, nhưng không có
quyền bầu cử.
+ Báo cáo cho ban quản trị các hoạt động đã được thực hiện của HTX
+ Thu nhận nhân viên theo khung bố trí nhân sự dự kiến, được thông qua
bởi ban quản trị.
3. Cách thức quản trị và điều hành HTX
3.1. Kế hoạch thực hiên hiện năm
Kế hoạch thực hiện năm thể hiện các hoạt động mà hợp tác xã cần thực
hiện trong năm đó. Bảng kế hoạch bao gồm các phần sau:
a. Phân tích tình hình HTX
- Đó là một khảo sát tình hình HTX. Để soạn thảo kế hoạch năm sau, phải
biết tình hình của những năm trước và hiện tại của HTX. Cách làm là liệt kê các
điểm mạnh, điểm yếu của HTX.
11
Điểm mạnh Điểm yếu
b. Theo trình tự ưu tiên, xác định những mục tiêu cụ thể và có thể thực
hiện trong năm tới.
Cần phải xác định các mục tiêu hiện thực. Phải luôn tự hỏi răng các mục
tiêu này có đủ cụ thể và có thể thực hiện trong năm tới không?
Mục tiêu năm tới Có thể thực hiện
c. Đối với mỗi mục tiêu, xác định những chỉ số để có thể kiểm tra
Cần phải ghi rõ số lượng, số tiền, chất lượng, thời gian. Phải đặt các chỉ tiêu cụ
thể có thể đo một cách dễ dàng.
Mục tiêu Các chỉ tiêu cụ thể
d. Soạn thảo kế hoạch hoạt động để đạt tới các mục tiêu
Cần phải ghi tất cả các hoạt động phải thực hiện cho mỗi mục tiêu
Mục tiêu Các hoạt động
e. Đối với mỗi hoạt động hay mỗi nhóm hoạt động, cần phải xác định
+ Ai là người chịu trách nhiệm
+ Những người tham gia hoạt động
12
+ Hoạt động được tiến hành khi nào và trong bao lâu
+ Làm thế nào để thực hiện
+ Những phương tiện vật chất cần thiết
+ Những phương tiện tài chính cần thiết
+ Các phương tiện này từ đâu đến
f. Ghi rõ ai, bằng cách nào, khi nào sẽ theo dõi, kiểm tra đánh giá kế
hoạch
Cần phải theo dõi định kỳ việc thực hiện kế hoạch, mỗi tuần, mỗi tháng,
mỗi quý. Cần có sự kiểm tra để kế hoạch được thực hiện tốt, và đánh giá để
chỉnh sửa khi cầ thiết, hoặc dựa vào đó để làm kế hoạch tiếp theo sau.
3.2. Phân tích khả thi
a. Mục tiêu
Hiểu được tầm quan trọng của sự phân tích tính khả thi
- Biết được những thành phần của một phân tích tính khả thi
+ Phân tích thị trường.
+ Phân tích tính khả thi kỹ thuật.
+ Phân tính tính khả thi về tài chính
b. Nội dung
* Thế nào là phân tích tính khả thi của một hoạt động kinh tế
Đó là việc nghiên cứu và đánh giá mà chúng ta cần phải làm để xem xét
một hoạt động kinh tế có khả năng thực hiện được hay không và có đem lại lợi
nhuận hay không.
* Làm thế nào để thực hiện một phân tích về tính khả thi kinh tế
1) Chọn một ý tưởng và mô tả hoạt động mà chúng ta nghĩ là phải thực
hiện được
- Chúng ta luôn có nhiều ý tưởng về các hoạt động kinh tế mới mẻ mà
chúng ta mong muốn tiến hành để sinh lời. Trong số rất nhiều các ý tưởng này,
chúng ta phải chọn một ý tưởng theo một số tiêu chuẩn nào đó, sau đó chúng ta
phân tích tính khả thi của nó.
Để sắp xếp thứ tự cho các ý tưởng về dự án làm ăn, chúng ta cần phải:
+ Lập một danh sách các ý tưởng về dự án (và thứ tự và số lượng ý tưởng
không quan trọng)
+ Suy nghĩ kỹ để biết động cơ của ý tưởng này là gì?
+ Những lợi ích mà ý tưởng đó mang lại cho chúng ta là gì. Chúng ta phải
đo lường những lợi ích đó một cách cụ thể và thực tế.
13
+ Phân tích rõ đâu sẽ là những khó khăn hoặc bất lợi khi thực hiện ý
tưởng trên.
+ Thiết lập một trật tự để xem đâu là mức độ quan trọng trong các ý tưởng
của dự án khi được thực hiện. Đặt lên hàng đầu ý tưởng được xem là ưu hạng và
cứ thế tiếp tục.
- Sau khi chọn một hoạt động đầy triển vọng như vậy, chúng ta phải mô tả
nó. Cần xem xét đến những điểm sau:
+ Tóm tắt hoạt động
+ Ai sẽ là người thực hiện hoạt đông này
+ Khi nào thực hiện và thời gian kéo dài bao lâu
+ Hoạt động sẽ được thực hiện theo cách nào
Sản phẩm SX tại đâu và như thế nào?
Sản phẩm sẽ bán tại đâu, như thế nào và bán cho ai?
- Hoạt động sẽ được thực hiện với nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực,
vật lực và tài chính nào?
- Chúng ta sẽ tìm ở đâu những thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động
này?
- Cần phải làm gì về mặt pháp lý.
2) Phân tích thị trường: Xác định rõ là có khách hàng hay không?
Chúng ta phải xác định rõ có hay không một thị trường cho sản phẩm hay
dịch vụ của chúng ta. Điều đó có nghĩa là trong khi xem xét chất lượng, số
lượng và giá cả của sản phẩm, chúng ta cần phải đánh giá đúng tiềm năng khách
hàng của chúng ta. Để phân tích thị trường, chúng ta cần phải làm những bước
sau đây
- Tìm nơi chúng ta có thể sẽ bán sản phẩm của mình
+ Chúng ta sẽ bán sản phẩm của mình vào thị trường hay trong một hội
chợ?
+ Chúng ta sẽ bán cho người trung gian, cho HTX, cho câu lạc bộ, cho
những khách hàng đặc biệt hay cho các doanh nghiệp.
- Phối kiểm lại những khách hàng có tiềm năng và một khi đã hoạt động
thương nghiệp, chúng ta đừng quên khách hàng là thượng đế
+ Tìm biết xem giá cả mà những khách hàng có tiềm năng của chúng ta
thường hay trả.
+ Họ muốn sản phẩm của chúng ta như thế nào? (chất lượng, khối lượng,
kích cỡ, màu sắc)
14
+ Khi nào họ muốn có sản phẩm của chúng ta
+ Họ sẽ mua bao nhiêu?
Điều quan trọng là phải biết thực sự khách hàng của chúng ta muốn gì để
chúng ta cung cấp cấp cho họ những thứ mà họ cần.
- Phối kiểm lại xem có những nhà sản xuất nào khác (người cạnh tranh)
bán cùng sản phẩm hoặc cùng dịch vụ như chúng ta.
+ Phối kiểm lại giá bán và những đặc tính của sản phẩm của người cạnh
tranh.
+ Cũng phải phối kiểm lại để xem toàn bộ khối lượng sản phẩm hoặc dịch
vụ hiện đang có mặt trên thị trường để xem chúng thừa hoặc thiếu.
- Khảo sát để xem làm thế nào sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa đến nơi
tiêu thụ:
+ Ai bán sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng ta?
+ Người này sử dụng phương tiện vận tải gì?
+ Để đến nơi bán, người này tốn bao nhiêu thời gian, đi lại lúc nào và đi
lại bao nhiêu lần?
+ Nếu chúng ta đi bán sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng ta, chúng ta sẽ
tốn kém thêm bao nhiêu?
3) Phân tích tính khả thi kỹ thuật: Xác định rõ sự vận hành của hoạt động
kinh tế
Dựa trên những đánh giá của chúng ta về khách hàng và về khối lượng
sản phẩm dự định sản xuất, chúng ta phải rà soát xem chúng ta có đủ phương
tiện vaatj chất cần thiết để thực hiện hoạt động này hay không. Chúng ta cần
phải tự đặt cho mình mấy câu hỏi sau đây:
Nếu là dự án nông nghiệp thực phẩm
- Đất đai có đủ lớn? Nếu không, phải tính toán việc thuê đất và các
phương thức khai thác đất.
- Chúng ta có thể mua được hạt giống tốt không?
- Chúng ta có đủ công cụ, máy móc và kho bãi không? Nếu không, giá cả
thuê mướn, mua sắm và xây dựng hết bao nhiêu?
- Chúng ta có đủ kiến thức cần thiết về sản xuất, nuôi trồng hoặc về
trường hợp gia súc bị bệnh thì sao? Chúng ta có cần trợ giúp kỹ thuật không?
- Chúng ta có đủ số