Việc sửdụng nhãn hiệu trên thịtrường là một hình thức đặc biệt quan trọng trong giao
thương ởcác xã hội trước khi có chữviết và xã hội mà một sốngôn ngữ đã được sử
dụng. Nhãn hiệu tạo ra một cách thức truyền tin thuận tiện và súc tích vềhàng hóa mà
nhãn hiệu được gắn lên. Những hình thức ban đầu của nhãn hiệu hiện đại là việc sửdụng
các nhãn mác trên công-ten-nơ, các công cụ, viên gạch và các vật dụng tương tự ởthời
kỳAi-cập và Lưỡng Hà cổ đại. Dường nhưmục đích ban đầu của những dấu hiệu này là
đểchỉquyền sởhữu, nhưng chúng cũng liên quan đến phương pháp nhận biết nhà sản
xuất các vật dụng được gắn nhãn mác.
76 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ: Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY
Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Giáo sư Michael Blakeney
Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary
Đại học London
Provided and translated by
the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)
Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II)
dịch và cung cấp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
2
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp
Bài 4. Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
Nhãn hiệu
1. Giới thiệu
Lịch sử
Việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường là một hình thức đặc biệt quan trọng trong giao
thương ở các xã hội trước khi có chữ viết và xã hội mà một số ngôn ngữ đã được sử
dụng. Nhãn hiệu tạo ra một cách thức truyền tin thuận tiện và súc tích về hàng hóa mà
nhãn hiệu được gắn lên. Những hình thức ban đầu của nhãn hiệu hiện đại là việc sử dụng
các nhãn mác trên công-ten-nơ, các công cụ, viên gạch và các vật dụng tương tự ở thời
kỳ Ai-cập và Lưỡng Hà cổ đại. Dường như mục đích ban đầu của những dấu hiệu này là
để chỉ quyền sở hữu, nhưng chúng cũng liên quan đến phương pháp nhận biết nhà sản
xuất các vật dụng được gắn nhãn mác.
Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu tại nước Anh vào thế kỷ 18 đã chứng kiến sự phát
triển của nhãn hiệu hiện đại. Nhu cầu phát triển này phát sinh do kết quả của những thay
đổi to lớn trong quá trình sản xuất và phân phối thời kỳ đó. Việc mất đi quan hệ cá nhân
giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, thông qua sự phát triển của nền sản xuất ở quy mô
lớn trong các nhà máy được đặt tách ra khỏi các thị trường mà hàng hóa được bán đã
dẫn đến sự cần thiết phải có sự cải cách về nhãn hiệu cho biểu tượng của sự tín nhiệm và
danh tiếng của nhà sản xuất. Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và
đầu thế kỷ 20. Ví dụ, nhãn hiệu "Sunlight” của W.H. Lever, có lẽ là nhãn hiệu đầu tiên
sử dụng các kỹ thuật tiếp thị hiện đại liên quan đến sản phẩm tiêu dùng, được xây dựng
vào giữa thế kỷ thứ 19. Các nhãn hiệu nổi tiếng khác cũng xuất hiện trong thời kỳ này là
"Singer" (1851), "Vaseline" (1878), "Coca Cola" (1886), "Kodak" (1888), và
"Kellogg's" (1915).
Việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình tiếp thị hàng hóa không chỉ quan trọng đối với
nền kinh tế công nghiệp nội địa, mà còn có ý nghĩa to lớn trong thương mại quốc tế. Rõ
ràng là nhu cầu và hoạt động của các thương nhân quốc tế là động lực để áp dụng các
chế độ pháp lý, cả trong nội địa và quốc tế, để điều chỉnh nhãn hiệu. Các nhu cầu của
thương mại quốc tế dẫn tới sự hình thành, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các hiệp ước và
công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ khác nhau.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
3
Chức năng của nhãn hiệu
(a) Chỉ dẫn nguồn gốc
Luật nhãn hiệu được xây dựng từ những hành vi giả mạo gây thiệt hại cho người khác,
đó là hành vi theo thông luật nhằm ngăn chặn việc đánh cắp uy tín thương mại của
người khác. Nhãn hiệu được coi là biểu tượng tinh túy của uy tín thương mại. Thiệt hại
do xâm phạm độc quyền đối với nhãn hiệu gây ra là việc tách hàng hóa ra khỏi người
sở hữu nhãn hiệu. Do vậy, nguyên tắc ban đầu của luật nhãn hiệu là nhãn hiệu phải thể
hiện nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Việc xâm phạm nhãn hiệu xảy ra khi một
người thể hiện sai về nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Sự mập mờ về chức năng
nguồn gốc của nhãn hiệu xuất hiện cùng với sự phát triển của tiếp thị toàn cầu thông
qua việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ở nhiều nước, toà án được lập ra để thúc
đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng, với điều kiện chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện
quyền kiểm soát đối với chất lượng của hàng hóa được bán bởi bên được chuyển
nhượng quyền (bên nhận li-xăng). Một tác động quan trọng đối với các nước đang phát
triển, liên quan tới nguyên tắc kiểm soát chất lượng này, là hợp đồng chuyển quyền sử
dụng nhãn hiệu sẽ bị ràng buộc bởi công nghệ phù hợp nhằm đảm bảo việc duy trì chất
lượng.
(b) Quảng cáo hoặc tiếp thị
Một chức năng đặc biệt quan trọng của nhãn hiệu là việc sử dụng chúng để quảng cáo và
tiếp thị sản phẩm. Cách thức mà nhãn hiệu thúc đẩy quá trình này là dựa vào khả năng
phân biệt và nhận dạng hàng hóa và dịch vụ. Điều này là đặc biệt quan trọng ở các thị
trường nơi mà sự gia tăng của các hàng hóa cùng loại cho phép người tiêu dùng nhận
dạng hàng hóa của một thương gia cụ thể. Do vậy, ở thị trường nông sản, nơi các sản
phẩm có xu hướng cùng loại đã đạt được một số thành công trong việc tiếp thị chuối
"Chiquita" và cam "Jaffa". Cuba đã đạt được thành công với nhãn hiệu "Bacardi" cho
rượu rum và "Havana" cho xì-gà.
Nhãn hiệu là một cách thức cô đọng để chỉ sản phẩm. Do chi phí quảng cáo, đặc biệt là
qua phương tiện truyền thông điện tử, việc sử dụng nhãn hiệu sẽ làm giảm lượng thông
tin cần truyền đạt. Sự thành công của quảng cáo làm tăng sức mạnh thị trường của chủ
sở hữu nhãn hiệu đối với hàng hóa mang nhãn hiệu. Sức mạnh thị trường của chủ sở hữu
nhãn hiệu càng lớn thì càng dễ dàng xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Sự tăng
trưởng thương mại quốc tế là một trong số các hệ quả của sự phát triển các hoạt động
quảng cáo quốc tế. Chức năng phân biệt và quảng bá của nhãn hiệu không phải không
bị chỉ trích. Người ta cho rằng trong thị trường của các sản phẩm cùng loại, người tiêu
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
4
dùng thường bị thuyết phục là các sản phẩm tương tự trên thực tế lại không giống nhau.
Do đó, sự lựa chọn của người tiêu dùng nhìn bề ngoài có vẻ được mở rộng trong khi sự
lựa chọn thực tế thì vẫn giữ nguyên. Mặt khác, sự phát triển của nhãn hiệu được quảng
cáo lại là một động lực cho người quảng cáo nhằm đảm bảo việc mua bán lặp lại để thu
hồi chi phí quảng cáo, thông qua việc chào bán hàng hóa có chất lượng cao.
(c) Bảo đảm chất lượng
Do người tiêu dùng có thể sử dụng nhãn hiệu để nhận biết loại hàng hóa sẽ thỏa mãn
nhu cầu của họ, nên đã tạo ra động lực cho các nhà sản xuất và phân phối nhằm đáp
ứng nguyện vọng chính đáng của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Do đó, việc
sử dụng nhãn hiệu có khuynh hướng khuyến khích chủ sở hữu nhãn hiệu duy trì chất
lượng ổn định cho hàng hóa và dịch vụ được chào bán dưới nhãn hiệu của họ. Điều
này được nhấn mạnh bởi yêu cầu của pháp luật đối với việc kiểm soát chất lượng trong
các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Giá trị cố hữu trong việc giành được sự trung thành của người tiêu dùng đối với một
nhãn hiệu cụ thể thông qua việc duy trì chất lượng ổn định của sản phẩm, được xem
như là “danh tiếng” đi kèm với nhãn hiệu. Người tiêu dùng sử dụng thông tin về nguồn
gốc cũng như chất lượng có thể tin được của sản phẩm để củng cố quyết tâm mua hàng
của mình. Ở những nơi chỉ có một nhãn hiệu tồn tại, người tiêu dùng sử dụng thông tin
này để quyết định có mua hàng hay không. Lợi ích của điều này đối với người tiêu
dùng, như đã dẫn, là họ có thể tránh được những sai lầm khi quyết định mua hàng.
Câu hỏi tự đánh giá
SAQ 1 Ở mức độ nào việc bảo hộ nhãn hiệu có thể được xem như một hình thức
bảo vệ người tiêu dùng với chi phí thấp?
A. Nhãn hiệu là một hình thức "tốc ký", mà người tiêu dùng có thể dựa vào
để lựa chọn đúng sản phẩm. Việc người tiêu dùng sử dụng nhãn hiệu sẽ
làm giảm chi phí thông tin liên quan đến việc đánh giá chất lượng sản
phẩm và cho phép người tiêu dùng tiết kiệm các nguồn lực mà lẽ ra phải
chi phí cho việc thu thập thông tin về sản phẩm. Trong hệ thống pháp
luật mà không có các quy định về bảo vệ người tiêu dùng hoặc quy định
về tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa ví dụ, thực phẩm hay dược phẩm, thì
nhãn hiệu có một chức năng quan trọng không đơn thuần là chỉ báo về
chất lượng mà còn chỉ báo về tính an toàn và sự phù hợp với mục đích sử
dụng.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
5
Luật nhãn hiệu đưa ra biện pháp để chủ sở hữu quyền chống lại những kẻ
làm giả nhãn hiệu của họ, thì cũng đồng thời đưa ra biện pháp chống lại sự
lừa dối người tiêu dùng. Đối với các nước đang phát triển không có sẵn
nguồn ngân sách, sự hấp dẫn đặc biệt của biện pháp này là hình thức bảo
vệ người tiêu dùng này tự trang trải kinh phí. Các ý tưởng tiếp thị được
triển khai nhằm chống lại việc lừa dối người tiêu dùng. Chủ sở hữu nhãn
hiệu sẽ là người cảnh giác nhất trong việc giám sát hoạt động lừa dối và áp
dụng các hoạt động thực thi chống lại người có hành vi xâm phạm. Điều
này là đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm trong lĩnh vực y tế và
dược phẩm.
Định nghĩa
(a) Nhãn hiệu
Điều 15(1) Hiệp định TRIPS định nghĩa nhãn hiệu như sau:
Bất kỳ dấu hiệu, hoặc sự kết hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng
hoá hoặc dịch vụ của người này với người khác, đều có khả năng tạo thành
nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ ngữ liên quan đến tên riêng, ký
tự, số, các yếu tố hình họa và sự kết hợp các màu sắc cũng như sự kết hợp bất
kỳ các dấu hiệu nêu trên, phải được đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp bản
thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương
ứng, các quốc gia Thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký dựa trên
sự phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các quốc gia Thành viên có thể
yêu cầu, như một điều kiện để đăng ký, các dấu hiệu để đăng ký phải là hữu
hình.
Điều 15.4 của Hiệp định TRIPS quy định rằng: “bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ
mang nhãn hiệu không ảnh hưởng tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu đó”. Quy
định này, trực tiếp trích dẫn Điều 7 của Công ước Paris, nhằm bảo vệ các quyền đối
với nhãn hiệu cho dù việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến nhãn
hiệu được đăng ký bị cấm hoặc là đối tượng độc quyền hoặc nhượng quyền.
(b) Nhãn hiệu dịch vụ
Phù hợp với pháp luật nhãn hiệu hiện đại, Hiệp định TRIPS và Điều 16 Hiệp ước Luật
nhãn hiệu (TLT) quy định rằng nhãn hiệu được đăng ký cho cả hàng hóa và dịch vụ.
Công ước Paris quy định cho các bên ký kết “cam kết bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ”,
nhưng nghĩa vụ này không mang tính bắt buộc. Ngày nay, hầu hết các nước áp dụng
hệ thống Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ theo Thỏa ước Nice, trong đó quy
định việc đăng ký nhãn hiệu cho 38 nhóm hàng hóa và 8 nhóm dịch vụ.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
6
Nhãn hiệu dịch vụ chủ yếu thực hiện chức năng chỉ nguồn gốc và phân biệt dịch vụ
tương tự như nhãn hiệu đối với hàng hóa. Đôi khi, việc bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ
được quy định bởi phần sửa đổi ngay trong luật nhãn hiệu hiện hành, đơn giản quy
định áp dụng đối với nhãn hiệu dịch vụ, với những sửa đổi thích hợp từ các quy định
về bảo hộ nhãn hiệu. Do vậy, nhãn hiệu dịch vụ có thể được đăng ký, gia hạn và hủy
bỏ với cách thức tương tự như nhãn hiệu hàng hóa; hơn nữa, chúng được chuyển
nhượng và chuyển quyền sử dụng theo cùng điều kiện. Do đó, các quy tắc được định
ra cho nhãn hiệu hàng hóa, về nguyên tắc, được áp dụng theo cách tương tự như đối
với nhãn hiệu dịch vụ.
(c) Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể có thể được sở hữu bởi một hiệp hội mà các thành viên của hiệp hội
đó có thể sử dụng nhãn hiệu này nếu họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định
tại quy chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể. Như vậy, chức năng của
nhãn hiệu tập thể là thông tin cho công chúng biết về những đặc điểm đặc trưng của
sản phẩm sử dụng nhãn hiệu tập thể. Một doanh nghiệp được quyền sử dụng nhãn
hiệu tập thể bên cạnh đó thì có thể sử dụng nhãn hiệu riêng của mình.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thường phải có trong đơn yêu cầu đăng ký nhãn
hiệu tập thể và những sửa đổi liên quan đến quy chế phải được thông báo cho Cơ
quan Nhãn hiệu. Tại một số quốc gia (như Cộng hoà Liên bang Đức, Phần Lan, Na
Uy, Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ), việc đăng ký nhãn hiệu có thể bị huỷ bỏ nếu nhãn hiệu
đó được sử dụng trái với các quy định của quy chế hoặc theo cách thức lừa đối công
chúng.
Công ước Paris có các quy định về nhãn hiệu tập thể nêu tại Điều 7bis. Điều này buộc
một nước Thành viên chấp nhận việc nộp đơn và bảo hộ, theo các điều kiện cụ thể do
nước đó quy định, nhãn hiệu tập thể của "các hiệp hội". Đây thường là các hiệp hội
các nhà sản xuất, chế tạo, phân phối, bán hàng hoặc các thương gia khác về hàng hóa
được chế tạo hoặc sản xuất tại một nước, khu vực hoặc địa phương cụ thể hoặc hàng
hóa có các đặc tính chung khác. Nhãn hiệu tập thể của các quốc gia hoặc các cơ quan
nhà nước khác không chịu sự điều chỉnh của các quy định này.
Để được áp dụng Điều 7bis, hoạt động của các hiệp hội sở hữu các nhãn hiệu tập thể
phải không trái với pháp luật của nước sở tại. Hiệp hội không phải chứng minh rằng
họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, nhưng việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể
của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là trái với các quy định
của pháp luật.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
7
Việc từ chối đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể không căn cứ vào việc hiệp hội
không được thành lập ở nước nơi muốn có được sự bảo hộ, hoặc không được thành
lập phù hợp với pháp luật của nước đó. Điều 7bis bổ sung thêm các điều kiện là hiệp
hội thậm chí có thể không bị yêu cầu phải sở hữu cơ sở công nghiệp hoặc thương mại
ở bất kỳ nơi nào. Nói cách khác, một hiệp hội mà bản thân không sở hữu bất kỳ cơ sở
công nghiệp hay thương mại nào có thể là hiệp hội chỉ đơn thuần mà chỉ đơn giản
kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể bởi những người khác.
Đặc biệt, các quy định này đảm bảo rằng nhãn hiệu tập thể được chấp nhận đăng ký
và bảo hộ ở các nước khác ngoài nước mà hiệp hội sở hữu nhãn hiệu tập thể được
thành lập. Điều này có nghĩa là việc hiệp hội đó không được thành lập phù hợp với
luật pháp của nước muốn nhận được sự bảo hộ thì không có lý do gì để từ chối việc
bảo hộ này. Mặt khác, Công ước thừa nhận quyền của mỗi quốc gia thành viên trong
việc áp dụng các điều kiện bảo hộ của riêng mình và từ chối bảo hộ nếu nhãn hiệu trái
với lợi ích công cộng.
(d) Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận chỉ có thể được sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn xác định.
Sự khác biệt cơ bản giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu tập
thể chỉ có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp cụ thể, ví dụ, các thành viên của
hiệp hội sở hữu nhãn hiệu tập thể, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử
dụng bởi bất kỳ ai tuân thủ đúng những tiêu chuẩn xác định.
Một điều kiện quan trọng đối với việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp
đơn đăng ký phải có “thẩm quyền chứng nhận” các sản phẩm có liên quan. Vì vậy,
chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận phải là người đại diện cho các sản phẩm mang nhãn
hiệu chứng nhận.
Định nghĩa “nhãn hiệu chứng nhận” không giống nhau ở tất cả các quốc gia. Tại Hoa
Kỳ, không phải bất kỳ ai tuân thủ tiêu chuẩn đã xác định đều có thể sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận, mà chỉ các doanh nghiệp đã được chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận
cho phép mới được sử dụng nhãn hiệu đó. Như vậy, tại Hoa Kỳ sự khác biệt giữa
nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể nhỏ hơn so với các nước khác, nó chỉ liên
quan tới mục đích của hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu chứng nhận chỉ ra một số tiêu
chuẩn của sản phẩm hoặc dịch vụ, còn nhãn hiệu tập thể chỉ ra tư cách thành viên của
người sử dụng nó trong một tổ chức cụ thể.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
8
Câu hỏi tự đánh giá
SAQ 2 Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là
gì?
A. Nhãn hiệu chứng nhận chỉ ra nguồn gốc cụ thể, nguyên liệu và cách thức
sản xuất, chất lượng, v.v.. của hàng hóa hoặc dịch vụ; nhãn hiệu chứng
nhận phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một hiệp hội cụ thể.
Bất kỳ ai cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với những đặc tính được chỉ
định đều có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, trong khi đó phải là
thành viên của một hiệp hội cụ thể mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không được kinh doanh hàng hóa
hoặc dịch vụ, nhưng sự hạn chế này không áp dụng đối với nhãn hiệu tập
thể.
2. Đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký
Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ở hầu
hết các nước đều là cơ quan có thẩm quyền xử lý đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền
sáng chế. Cơ quan đó thường được gọi là “Cơ quan Sở hữu công nghiệp” hay “Cơ
quan Sáng chế và Nhãn hiệu” hay “Cơ quan Nhãn hiệu”.
Thông thường, các nước quy định mẫu đơn, việc sử dụng mẫu đơn này là bắt buộc tại
một số nước. Phải điền đầy đủ tên và địa chỉ người nộp đơn vào mẫu đơn này. Người
nước ngoài vừa phải nêu rõ địa chỉ nhận thư tại nước sở tại vừa phải sử dụng một
người có thẩm quyền đại diện để ký đơn với tư cách người nộp đơn. Thông thường,
các thủ tục về hình thức khác cũng được yêu cầu, như việc chứng thực bởi công
chứng hoặc hợp pháp hóa.
Dấu hiệu yêu cầu đăng ký phải được thể hiện trong đơn hay trong phần phụ lục của
đơn. Nếu dấu hiệu dự định cần được đăng ký có màu sắc thì màu sắc phải được yêu
cầu bảo hộ và bản mẫu có màu hoặc bản mô tả về màu các màu phải được nộp.
Nếu đăng ký dấu hiệu ba chiều, cần phải nêu rõ là yêu cầu bảo hộ dấu hiệu ở dạng ba
chiều của nó.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
9
Người nộp đơn cũng phải liệt kê danh mục hàng hoá sử dụng nhãn hiệu đăng ký.
Thông thường, luật nhãn hiệu quy định phân loại hàng hoá nhằm phục vụ cho việc
đăng ký. Tại một số nước, mỗi nhóm hàng hoá cần làm một đơn riêng. Trong khi các
nước khác, chỉ cần một đơn cũng có thể đăng ký cho nhiều nhóm. Hầu hết các nước
đều phân loại các nhóm hàng hoá và dịch vụ để đăng ký theo Thoả ước Nice về phân
loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm đăng ký nhãn hiệu.
Cuối cùng, người nộp đơn phải nộp một hoặc nhiều loại lệ phí cho việc đăng ký nhãn
hiệu. Một quốc gia có thể quy định một loại lệ phí duy nhất, loại lệ phí gộp tất cả
hoặc các loại lệ phí cho nhiều đơn (lệ phí nộp đơn, lệ phí phân loại, lệ phí thẩm định,
lệ phí đăng ký,v.v.)
Thẩm định
Thông thường, các nước chỉ chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu nếu đơn đó đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về hình thức. Ngoài ra, hầu hết các nước đều quy định việc thẩm
định nội dung đơn vì lợi ích của công chúng và các đối thủ cạnh tranh.
Nhãn hiệu có thể được thẩm định theo các căn cứ tuyệt đối và khách quan để từ chối,
đó là xem xét chúng có tính phân biệt, có gian lận hay trái với đạo đức,v.v. hay
không.
Pháp luật nhiều quốc gia cũng quy định việc thẩm định theo các căn cứ tương đối, đó
là, việc xem các quyền được yêu cầu bảo hộ có tương tự hoặc trùng lặp với các quyền
trước đó đã được nộp đơn đăng ký hoặc cấp cho các hàng hoá trùng hoặc tương tự
hay không. Việc thẩm định đó có thể được tiến hành một cách đương nhiên và/hoặc
dựa trên cơ sở thủ tục phản đối.
Nói chung, có thể nhận thấy ba cách tiếp cận điển hình ở quy mô quốc tế:
(a) Hệ thống pháp luật của Anh quy định việc thẩm định của Cơ quan dựa
trên các căn cứ tuyệt đối và tương đối, đồng thời cũng dựa trên thủ tục
phản đối. Hệ thống này cũng được áp dụng tại châu Âu, như tại Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha và các nước Bắc Âu.
(b) Việc thẩm định chỉ dựa trên các căn cứ tuyệt đối. Pháp luật không quy
định về thủ tục phản đối mà để ngỏ cho chủ sở hữu các quyền có trước
tiến hành thủ tục kiện đòi huỷ bỏ hiệu lực đăng ký hoặc khởi kiện hành
vi xâm phạm do việc đăng ký hoặc sử dụng một dấu hiệu có sau. Hệ
thống này được áp dụng theo luật Nhãn hiệu cũ của Pháp và Thuỵ Sĩ -
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
10
song cả hai qu