Có nhiều cách tiếp cận để hiểu về hành chính nhà nước, nhưng với nghĩa hành chính được tiếp cận từ góc độ quyền lực nhà nước thì: Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp (hoạt động lập quy và hoạt động điều hành hành chính) được phân công từ quyền lực nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước để nhằm quản lý nhà nước, xã hội theo mục tiêu của nhà nước đề ra.
- Nhà nước được hình thành từ quyền lực của giai cấp thống trị, là sản phẩm của đẩu tranh giai cấp, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu hành chính công Cao học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01VẤN ĐỀ 1: Khái niệm, đặc điểm của hành chính nhà nước.
I. Khái niệm hành chính nhà nước.
- Có nhiều cách tiếp cận để hiểu về hành chính nhà nước, nhưng với nghĩa hành chính được tiếp cận từ góc độ quyền lực nhà nước thì: Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp (hoạt động lập quy và hoạt động điều hành hành chính) được phân công từ quyền lực nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước để nhằm quản lý nhà nước, xã hội theo mục tiêu của nhà nước đề ra.
- Nhà nước được hình thành từ quyền lực của giai cấp thống trị, là sản phẩm của đẩu tranh giai cấp, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
1. Quyền lực nhà nước và sự thực thi quyền lực nhà nước.
+ Quyền lực nhà nước: Là quyền lực của giai cấp thống trị được xã hội thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp và thể hiện quyền lực của nhân dân trong xã hội dân chủ. Trong xã hội dân chủ, quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, được nhân dân trao cho nhà nươc để thay mặt nhân dân quản lý xã hội nhằm đạt mục tiêu chung, như nhà nước CHXHCNVN.
+ Sự thực thi quyền lực nhà nước: Với nội dung quyền lực nhà nước được tiếp cận như trên nên việc thực thi quyền lực nhà nước ở các quốc gia khác nhau, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau được tổ chức theo các hình thức khác nhau ví dụ như chế độ đại nghị, chế độ tổng thống, chế độ lưỡng thể… Nhưng dù ở hình thức tổ chức thực thi như thế nào đi chăng nữa thì tất cả các nước đều phải thực hiện chức năng hành pháp thông qua một hệ thống tổ chức và thể chế gọi là nền hành chính nhà nước.
+ Ở Việt Nam: quyền lực nhà nước thống nhất bắt nguồn từ Đảng cộng sản Việt Nam và sự thực thi quyền lực nhà nước có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước đó là quyền lập lập pháp giao cho Quốc Hội, quyền hành pháp giao cho Chính phủ và quyền tư pháp giao cho Tòa án nhân dân. Việc thực thi quyền lực nhà nước đối với quyền hành pháp bào gồm quyền hành chính và quyền lập quy. Để thực hiện các quyền ấy thì nhà nước đã tổ chức ra bộ máy hành chính nhà nước với những quy định về chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý hành chính từ trung ương đến cơ sở. Đồng thời nhà nước tạo ra hệ thống pháp luật để việc thự thi quyền hành pháp có căn cứ pháp lý cho bộ máy hành chính thực hiện.
2. Quản lý nhà nước.
+ Quản lý nhà nước: Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, ra đời cùng với nhà nước, đó là các hoạt động quản lý định hướng xã hội đi theo những mục tiêu đã định trên các mặt của đời sống xã hội, hoạt động đó mang tính quyền lực nhà nước, được các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm mục đích tồn tại và phát triển xã hội theo mục tiêu mà nhà nước đề ra.
3. Hành chính và hành chính nhà nước
3.1. Khái niệm về hành chính: Hành chính là thuật ngữ được sử dụng trong khoa học quản lý và khái niệm đó cũng được ra đời trong quản lý một hệ thống nào đó do con người tổ chức ra tồn tại theo lịch sử của xã hội loài người. Nhưng đặc biệt là nó mang bản chất quản lý các hoạt động của hệ thống nhằm ổn định và phát triển hệ thống đó. Như vậy, hành chính là hoạt động được sinh ra từ quản lý một hệ thống có nội dung là chấp hành và điều hành trong quản lý một hệ thống theo những quy định đã định trước nhằm đạt mục tiêu mà hệ thống đã đề ra.
3.2. Hành chính nhà nước: Từ khái niệm quản lý nhà nước và hành chính ta có thế phát biểu. Hành chính nhà nước là hoạt động được tách ra từ quản lý nhà nước, mang tính chất quyền lực nhà nước, đó là hoạt động lập quy và điều hành được thực hiện bởi các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở với những công cụ và phương pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho hành chính nhà nước đạt được các mục tiêu mà quản lý nhà nước đã đề ra để duy trì và phát triển xã hội theo trật tự nhất định và phục vụ nhân dân.
II. Bản chất của hành chính nhà nước và những đặc trưng chủ yếu của hành chính nhà nước Việt Nam
1. Bản chất của hành chính nhà nước: Hành chính nhà nước với tư cách là hoạt động thưc thi quyền hành pháp ( quyền lập quy và quyền điều hành), nên nó mang bản chất thực hiện. Mặt khác nó là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nên khi nó tác động vào các đối tượng bắt buộc các đối thương phải tuân theo những quy định về mặt pháp luật nhất định. Đồng thời quyền lực đó tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nên sự biểu hiện ra bên ngoài của đối tượng tác động hết sức đa dạng và phong phú của đôìư sống xã hội. Bản chất của nó có các yếu tố cấu thành nhất định và tùy theo từng giai đoan lịch sử khác nhau về bản chất cũng có thay đổi nhưng các yếu tố mang bản chất là:
- Yếu tố độc quyền của hoạt động quản lý hành chính trong một số lĩnh vực do không áp dụng hình thức cạnh tranh như khu vực tư nhân.
- Yếu tố đối xử bình đẳng với mọi công dân.
- Yếu tố không quan tâm đến lợi nhuận.
- Yếu tố không vụ lợi và vì mục đích cá nhân
- Yếu tố nghĩa vụ công khai thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước cho xã hội.
- Quy mô hoạt động rộng lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội trong một thời kỳ lịch sử.
2. Những đặc trưng cơ bản của hành chính nhà nước CHXHCNVN
2.1.Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị. Hành chính nhà nước nói chung là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lực của giai cấp thống trị (chính đảng) vì vậy nó phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị (chính đảng), khi giai cấp thống trị không còn thì nền hành chính cũng mất đi vì vậy nó lệ thuộc vào chính trị.
Hành chính nhà nước nằm trong hệ thống chính trị của một quốc gia, hệ thống chính trị của một quuóc gia nào đó, ở một giai đoạn lịch sử nào đó đều có các hình thức do yếu tố cấu thành khác nhau nhưng về mặt cơ bản luôn luôn có cơ cấu của Hệ thống hành chính nhà nước. Khi hệ thống chính trị thay đổi hoặc mất đi thì kéo theo cả hành chính nhà nước thay đổi, mất đi. Vì vậy nó lệ thuộc vào hệ thống chính trị.
Ở Việt Nam Hoạt động hành chính nhằm phục vụ các mục tiêu chính đảng cộng sản việt nam đề ra trong từng giai đoạn lịch sử. Nên nó lệ thuộc vào chính trị. Mặt khác. Hệ thống chính trị của nhà nước ta bao gồm 4 yếu tố tao thành đó là Đảng công sản viật nam, nhà nước CHXHCNVN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, toàn thể nhân dân. Vì hành chính nằm trong hệ thống chính trị nên nó lệ thuộc vào hệ thống đó.
Tuy nhiên nếu đi sâu vào các yếu tố cấu thành ủa nền hành chính thì nền hành chính có tình độc lập tương đối.
2.2. Tính pháp Quyền. Vì nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, sử dụng quyền lực của mình thông qua pháp luật. Pháp luật được hiểu là một công cụ trong có chức các quy phạm bắt buộc các đối tượng tham gia phải tuân thêo quy luật với đặc trưng của pháp luật như vậy thì quản lý hành chính nhà nước có đặc trưng pháp quyền.
2.3. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng. Quản lý nhà nước dựa trên một nền tảng lấy pháp luật làm công cụ và phục vụ xã hội nên nó có đặc trưng là nhiệm vụ diễn ra hành ngày trên một địa chỉ hợp pháp và mang tính phục vụ nhân dân theo quy định của pháp luật nên nó phải thường xuyên liên tục vì nếu xem quản lý hành chính là một nhu cầu. Mặt khác các hành vi và hoạt đoọng của con người mang tính lịch sử nên hoạt động quản lý và pháp luật quản lý phải có các quy định mang tính chất lịch sử. Hành chính nhà nước cần phải ổn định về nhiều mặt nhưng ốn định xã hội là quan trọng nhất và ổn định của hành chính đó là giải quyết ổn định trên cơ sở nền tảng pháp luật mang nghĩa bao quát mọi hành vi. Ticnhs thích ứng thể hiện ở chỗ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn luôn vận động phát triển, bài trừ và triệt tiêu lẫn nhau để sinh ra cái mới nên quản lý hành chính nhà nước phải thích ứng với nhu cầu của xã hội.
2.4. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động lạp quy và hoạt động điều hành, các nhà hành chính lại sống trong môi trường chính trị, môi trường pháp luật và gắn liền với lợi ích công dân nên có tính chuyên môn hóa và tính chất nghề nghiệp cao. Đặc biệt là đối với nền kinh tế thị trường ở đó chỉ tuân theo quy luật phát triển và quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Nên đòi hỏi chuyên môn cao mới quản lý được.
2.5. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẻ. Hệ thống hành chính thông suốt từ trung ương đến địa phương và thức bậc hành chính được dựa trên cơ sở nguyên tắc cấp dưới phục tùng và theo chỉ đạo của cấp trên. Vì nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và có sự phân công rõ ràng nên tính thứ bậc là một đặc trung trở thành nguyên tắc trong hoạt động hành chính để nhằm mục đích kiểm soát được các hành vi sai phạm trong quản lý hành chính. Nhưng tính thứ bậc chặt chẻ không phải là cấp dưới thực hiện thẩm quyền của mình một cách cứng nhắc mà phải tích cực, năng động và sáng tạo, vì tình hướng quản lý cùng một nội dung nhưng biểu hiện rất đa dạng.
2.6. Tính không vụ lợi. Hành chính nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ công cho nhân dân và hoạt động hành chính không vì lợi ích cá nhân, động cơ cá nhân. Phục vụ công dân là chủ yếu. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng liên minh công – nông và nhà nước phục vụ nhân dân nên không có tính vụ lợi trong hoạt động quản lý nhà nước và hành chính nhà nước. Mọi hành vi vi phạm đều bị pháp luật xử lý nghiêm minh.
2.7. Tính nhân đạo. Tính nhân đạo của Nhà nước ta thể hiện là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hoạt đọng hành chính nhà nước phục vụ cuộc ssống của cộng đồng của con người trong xã hội. Công chức nhà nước là người tận tình giúp đỡ nhân dân, luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân về các hoạt động của mình để điều chỉnh các hành vi sai phạm, nhằm phục vụ nhân dân một cách tốt nhât. Hàh chính còn chấp nhận cả những người mất quyền công dân, ưu tiên nhứng người có công với cách mạng, với xã hội và đối xử công bằng với mọi thành viên kinh doanh trong xã hội.
3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước CHXHCNVN
3.1. Khái niệm các nguyên tắc hành chính: Nguyên tắc là các yếu tố làm nền tảng cơ bản cho một sự vật tồn tại. Đó là tiêu chuẩn định hướng cho mọi hoạt động của sự vật. Từ đó ta có thể hiểu Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành vi có tính bắt buộc tuân thủ đối với cơ quan và cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.
3.2. Đặc tính của nguyên tắc hành chính nhà nước.
+ Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước được hình thành theo một hệ thống được bổ sung cho từng giai đoạn phát triển của lịch sử hành chính và mang tính khách quan và khoa học nó có các đặc tính:
- Tính kế thừa và khách quan vì nó nảy sinh từ thực tiễn.
- Có tính bắt buộc chủ thể trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước phải tuân thủ.
- Các nguyên tắc được bổ sung và phát triển vì theo quy luật phát triển của xã hội.
3.3. Yêu cầu đối với việc xây dựng các nguyên tắc hành chính nhà nước.
+ Nguyên tắc hành chính nhà nước phải thể hiện được các yêu cầu khách quan của xã hội.
+ Các nguyên tắc hành chính nhà nước phải phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
+ Các nguyên tắc hành chính nhà nước phải đúng tình chất và quan hệ hành chính nhà nước.
+ Các nguyên tắc hành chính nhà nước phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng sự cưỡng chế.
4. Các nguyên tắc hành chính nhà nước của Việt Nam
4.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước, nhân dân tham gia, giám sát hoạt động hành chính nhà nước.
a. Đảng Lãnh đạo: Đảng lãnh đạo toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội vì đường lối chủ trương của đảng là ý chí, nguyện vọng của nhân dân và lãnh đạo gồm các nội dung ơ bản như sau:
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước.
- Đảng phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những người có phẩm chất, năng lực và giới thiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ.
- Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
- Các cán bộ, Đảng viên và các tổ chức Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
b.Nhân dân tham gia, giám sát. Giám sát là hoạt động không thể thiếu được đối với hành chính nhà nước. Vì hoạt động quản lý nhà nước về bản chất sẽ được biẻu hiện ra bên ngoài đối với toàn xã hội nên cần phải có nguyên tắc này và nguyên tắc này không thể thiếu được nó phát huy được khả năng kiểm soát đối với hoạt động quản lý nhà nước. Đồng thời còn góp phần phản ánh một cách tích cực những hoạt động hành chính sai như ban hành văn bản sai, xử lý các công việc hành chính sai. Giúp cho việc chấn chỉnh hoạt động hành chính nhà nước. Nguyên tắc này muốn phát huy được phải vận dụng một số các phương pháp kích thích và cho người dân tham gia một cách tích cự đối với các công việc của nhà nước.
4.2. Nguyên tắc tập trung – dân chủ.
a. Nguyên tắc tập trung:
+ Nguyên tắc tập trung đó là việc thống nhất các đường lối, chủ trường, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả hệ thống.
+ Thống nhất các quy chế quản lý.
+ Thực hiện chế độ một thủ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu ở tất cả các cấp, các đơn vị.
b. Dân chủ trong HCNN:
+ Phát huy trí tuệ của các cấp, các ngành, mọi người để tiến hành quản lý.
+ Cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về các vấn đề quản lý.
+ Cấp dưới được chủ động công việc được giao trong thẩm quyền của mình. Đuợc đề xuất, tham gia góp ý và đảm bảo ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận.
Nguyên tắc dân chủ được phát huy bao nhiêu thì tính tập trung mới cao độ bấy nhiêu. Mặt khác yếu tố tập trung và yếu tố dân chủ là hai mặt của một vấn đề biện chứng với nhau đối với nguyên tắc này.
4.3. Nguyên tắc pháp chế XHCN. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không cho phép nhà nước quản lý xã hội một cách chủ quan thiếu căn cứ pháp lý. Vì pháp luật là nội dung chủ quan mang tính khách quan, tính thực tiễn và tính được xã hội thừa nhận. Các điều kiện để thực hiện nguyên tắc:
- Pháp luật được hoàn chỉnh.
- Giáo dục pháp luật cho toàn dân
- Tổ chức thực thi pháp luật một cách đầy đủ.
- Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật.
- Xư lý nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật.
4.4.Nguyên tắc kết hợp quản lý hành chí đối với ngành và quản lý hành chính theo lãnh thổ.
Nguyên tắc này được hình thành do hai xu hướng khách quan của nền sản xuất xã hội quy định: Chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo địa phương, vùng lãnh thổ. Nó có quan hệ mật thiết với nhau và tương tác thúc đẩy xã hội phát triển.
a. Nội dung quản lý hành chính nhà nước đối với ngành: Là hoạt động hành chính nhà nước điều hành theo các quy trình công nghệ, các quy tắc kỹ thuật, nhằm đạt được những định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành.
- Định hướng phát triển ngành theo các nội dung như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
- Tạo môi trường pháp lý phù hợp cho các ngành phát triển thông qua các hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; các quy tắc quản lý; các tiêu chuẩn; định mức kỹ thuật.
- Khuyến khích, hỗ trợ, điều tiết các nhành bằng hệ thống các công cụ vĩ mô: chính sách, trợ giá, trợ cấp, hạn ngạch, nghiên cứu, đào tạo.
- Ngăn ngừa, khắc phục những yếu tố tiêu cực phát sinh trong phạm vi quản lý của ngành thông qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra.
b. Nội dung hành chính nhà nước theo lãnh thổ. + Là hành chính tổng hợp toàn diện về các mặt, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của một khu dân cư trên địa bàn lãnh thổ đó, có nhiều đơn vị, nhiều ngành hoạt động.
+ Nguyên tắc phải kết hợp hành chính nhà nước đối với ngành và hành chính nhà nước đối với địa phương và vùng lãnh thổ để đảm bảo thống nhất, khắc phục các tình trạng khồn ăn khớp đối với các mặt trong nội bộ nền kinh tế.
+ Các đơn vị nằm tại địa phương chịu sự quản lý nhà nước của ngành và đại phương phải hiểu rõ những hoạt động hành chính vừa đạt mục tiêu quản lý của ngành vừa đảm bảo mục tiêu của đơn vị quản lý lãnh thổ đồng thời phải là cơ quan phục vụ đắc lực cho nhân dân trên địa bàn.
4.5. Phân định hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế của nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp:
+ Bộ máy hành chính nhà nước không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh đối với nhuãng vấn dề mà theo luật thuộc quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất – kinh doanh nói chung và các đơn vị kinh tế do nhà nước thành lập. Trao quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế nói chung và các đơn vị kinh tế do nhà nước thành lập, trao quyền tự chủ cho họ, chỉ tăng cường hoạt động quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý có hiệu lực để quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của mọi thành phần kinh tế không phân biệt của nhà nước hay của tư nhân. Bên cạnh đó cũng cần phân định rõ những hoạt động sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp của nhà nước. Các tổ chức này không hoạt động quản lý điều hành các quan hệ xã hội mà nó do nhà nước lập ra để thực hiện các dịch vụ công, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của công dân, tổ chức. Việc phân định này nhằm giúp cho hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình.
4.6. Nguyên tắc công khai:
+ Công khai hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động đưa các nội dung quản lý hành chính nhà nước ra bên ngoài để nhằm đưa thông tin vào phục vụ cho cuộc sống để hành chính nhà nước đạt hiệu quả là phục vụ và quản lý xã hội, đồng thời công khai thông tin để nhận những phản hồi bất cập trong quản lý từ đó có kế hoạch nhằm bổ sung những mặt thiếu tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước làm cho nó khoa học hơn.
+ Công khai thông tin phải dựa vào các phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền hình và công báo. Nếu vần đề giải quyết liên quan đến lợi ích của cong dân thì phải hướng dẫn riêng và niêm yết tại cơ quan.
VẤN ĐỀ 2: Các lý thuyết về hành chính nhà nước
1. Mối tương quan giữa hành chính học với các khoa học khác
1.1.Tương quan với chính trị học, luật học, kinh tế học, tâm lý học, quản trị học, xã hội học. Chính trị học nghiên cứu về đường lối đấu tranh giai cấp và thống trị xã hội. Hành chính vừa là khoa học vừa là thực tiễn lấy từ các chủ trương lớn từ chính trị để ban hành các chính sách ra nhoài cuộc sống vì vậy chúng có mối tương quan biện chứng với nhau và sự sống còn của hành chính phụ thuộc vào chính trị ở mỗi quốc gia. Luật học là khoa học nghiên cứu và thông quan hành chính để triển khai luật pháp ra ngoài cuộc sống để đảm bảo các hành vi của xã hội, các quá trình xã hội được phát triển theo trật tự vì vậy giữa luật học và hành chính học co mối quan hệ rất chặt chẻ với nhau, mỗi khi hành chính không có pháp luật hoặc pháp luật không có hành chính thì mỗi một yếu tố đó chỉ là những nội dung không có thực. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về trạng thái tâm lý của một đối tượng cụ thể, Hoạt động hành chính là một hoạt động trực tiếp phục vụ nhân dân, điều chỉnh xã hội nên tâm lý xã hội, tâm lý con người cần phải hội nhập với hành chính để hành chính không thể là các cổ máy không biết nói mà tạo nên một môi trường hành chính văn minh, văn hóa lịch sự…
2. Một số lý thuyết tiêu biển về hành chính nhà nước
2.1. Nghiên cứu hành chính nhà nước trên góc độ thực thi quyền lực nhà nước.
+ Những người nghiên cứu hành chính nhà nước theo hướng này bắt đầu từ việc nghiên cứu quyền lực nhà nước và sự phân chia việc thực hiện các quyền lực nhà nước ở các quốc gia khác nhau thông qua nghiên cứu hệ thống luật hành chính. Họ đã rút ra kết luận sau:
- Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước đang tồn tại ở mọi quốc gia.
- Quyền hành pháp được trao cho các tổ chức khác nhau của chính phủ thực hiện
- Mối quan hệ giữa cơ quan thực thi quyền lực nhà nước là khác nhau ở các nước khác nhau.
+ Các nhà nghiên cứu hành chính nhà nước căn cứ vào những quyền hợp pháp đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của quôc gia (hiến pháp, luật) để nghiên cứu tại sao lại có các quy