I.Hệ thống bôi trơn.
1.Giới thiệu.
Hệ thống bôi trơn là một phần quan trọng trong máy
CNC; trong quá trình làm việc các chi tiết và phôi bị ảnh
hưởng rất lớn của nhiệt sinh ra do ma sát khi chúng tiếp
xúc với nhau;nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là đưa dầu
tới các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều
kiện làm việc bình thường và tăng tuổi thọ của các chi
tiết ngoài ra còn có tác dụng làm mát để giảm biến dạng
nhiệt và đảm bảo được độ chính xác vị trí và độ nhẵn bề
mặt gia công,chống gỉ và bao kín .
60 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hệ thống bôi trơn và hệ thống điều khiển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
(Đã báo cáo ngày 18/10/2012)
Bổ sung : CỤM TRỤC CHÍNH
VÀ HỆ THỐNG DẪN HƢỚNG
Giáo viên: PGS.TS Hoàng Vĩnh Sinh
Sinh viên : Nguyễn Văn Toản
Lớp : KSTN-CĐT K54
SHSV : 20092792
I.Hệ thống bôi trơn.
1.Giới thiệu.
Hệ thống bôi trơn là một phần quan trọng trong máy
CNC; trong quá trình làm việc các chi tiết và phôi bị ảnh
hưởng rất lớn của nhiệt sinh ra do ma sát khi chúng tiếp
xúc với nhau;nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là đưa dầu
tới các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều
kiện làm việc bình thường và tăng tuổi thọ của các chi
tiết ngoài ra còn có tác dụng làm mát để giảm biến dạng
nhiệt và đảm bảo được độ chính xác vị trí và độ nhẵn bề
mặt gia công,chống gỉ và bao kín ...
2.Phân loại :
+Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu: pha 2-
4% dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
+ Hệ thống bôi trơn bằng vung té: lợi dụng chuyển động
quay của các chi tiết như má khuỷu,đầu to thanh truyền,
bánh răngđể múc dầu trong cacte lên các chi tiết.Dầu
đọng bám vào bề mặt các chi tiết hoặc lỗ hứng dầu rồi
chảy vào các bề mặt ma sát.
+Bôi trơn cưỡng bức:Dùng áp lực từ bơm . Hệ thống bôi
trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi
trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi
trơn.
Trong thực tế người ta kết hợp cả bôi trơn cưỡng bức và
bôi trơn vung té.
2.1.Bôi trơn cƣỡng bức.
Hệ thống bôi trơn gồm các bộ phận: cacte chứa chất làm
mát,bơm,bầu lọc,van phân phối và các đường ống dẫn chất
làm mát, van an toàn,đồng hồ báo áp suất,két làm mát,van
khống chế.
Nguyên lý làm việc:
Khi động cơ làm việc,dầu bôi trơn được bơm hút từ
cacte và được lọc sạch ở bầu lọc,qua van khống chế tới
đường dầu chính để đến bôi trơn các bề mặt ma sát của
động cơ,sau đó về cacte.Nếu áp suất dầu trên các đường
vượt quá trị số cho phép,van an toàn sẽ mở để một phần
dầu chảy về bơm.Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định
trước thì van khống chế sẽ đóng lại, dầu đi qua két làm
mát và dầu được làm mát trước khi vào đường ống dẫn
dầu chính.
3.Cách tính áp suất.
Ta dùng công thức Becnuli cho toàn dòng:
Trong đó :
v: vận tốc dòng chảy tại mặt cắt.
Q: lưu lượng dòng chảy.
w: diện tích tiện diện mặt cắt.
α: hệ số hiệu chỉnh động năng;
α = 1 : chảy rối. α=2 : chảy tầng.
: cột áp của bơm.
: tổn thất năng lượng của dòng chảy dọc theo dong
4.Tìm hiểu một số thành phần trong hệ thống bôi trơn.
4.1.Bơm.
Một số loại bơm thường gặp: bơm cánh gạt;bơm trục
vít;bơm bánh răng;bơm ly tâm;bơm pít-tông .
Bảng thông số của một số loại bơm
Loại bơm Áp suất (psi) Tốc độ dòng
chảy (gal/min)
Loại chất làm
mát
Giá
Bơm cánh gạt 100-250 1-10 Nước ~400 $
Bơm trục vít Áp suất từ thấp đến cao 1-100 Dầu >2000$
Bơm bánh răng >1500 1-10 Dầu ~200$
Bơm ly tâm 1000$
Bơm pít- tông 100-5000 1-20 Dầu và nước 400-2000$
4.1.1.Bơm cánh gạt.
Bơm cánh gạt là máy thủy lực roto có kết cấu đơn
giản,làm việc ít ồn và có khả năng điều chỉnh lưu lượng.
Loại bơm này yêu cầu việc lọc chất lỏng khắt khe khi
làm việc.Máy thủy lực cánh gạt được sử dụng nhiều
trong hệ thống máy công cụ,khoan,doa,tiện,phay,mài
Bơm cánh gạt gồm: bơm cánh gạt tác dụng đơn và
bơm cánh gạt tác dụng kép: bơm cánh gạt tác dụng đơn
gồm có vỏ hình trụ trong đó có roto;tâm của vỏ và roto
lệch nhau một khoảng là e.Khác với bơm tác dụng đơn,
bơm tác dụng kép không bố trí roto và stato lệch tâm
nhau mà mặt trong của stato có dạng cung tròn có bán
kính khác nhau nối tiếp nhau (tăng thể tích làm việc); hai
khoang hút và hai khoang đẩy bố trí đối xứng nhau.
Nhược điểm của bơm cánh gạt tác dụng đơn là gây ra lực
hướng tâm lệch.
-Khi roto quay,các tấm gạt trượt trong các rãnh và gạt
chất lỏng
4.1.2.Bơm bánh răng.
Với những ưu điểm của bơm bánh răng thì hiện nay nó
đang được sử dụng rộng rãi.
Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản,dễ chế tạo.
- Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn.
- Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng
lớn.
- Có khả năng chịu qua tải trong một thời gian ngắn.
Nhược điểm:
- Bơm bánh răng không điều chỉnh được lưu lượng và áp
suất khi số vòng quay cố định.
Phân loại: có hai loại bơm bánh răng đó là bơm bánh
răng ăn khớp ngoài và bơm bánh răng ăn khớp trong.Khi
cần tăng lưu lượng người ta dùng bánh răng có nhiều
bánh răng ăn khớp.
Bơm bánh răng làm việc theo nguyên lý dẫn và nén
chất lỏng trong một thể tích kín thay đổi được dung tích.
-Bánh răng chủ động được nối với trục của bơm quay và
kéo theo bánh răng bị động quay.Chất lỏng ở trong các
ránh răng theo chiều quay của các bánh răng vận chuyển
từ khoang hút đến khoang đẩy vòng theo vỏ
bơm.Khoang hút và khoang đẩy được ngăn cách với
nhau bởi những mặt tiếp xúc của các bánh răng ăn khớp
và được xem là kín.
- Khi một cặp bánh răng vào khớp ở khoang đẩy,chất
lỏng được đưa vào khoang đẩy bị chèn ép và dồn vào
đường ống đẩy.
-Đồng thời với quá trình đẩy, tại khoang hút có một cặp
bánh răng ra khớp,dung tích của khoang hút được giãn
ra,áp suất ở khoang hút giảm và chất lỏng sẽ được hút
vào buồng hút từ bể chứa thông qua ống hút vào
bơm.Nếu áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí quyển thì
áp suất khí quyển thì áp suất ở khoang hút sẽ là áp suất
chân không.
* Trong trường hợp yêu cầu áp suất cao , người ta dùng
bánh răng nhiều cấp theo nguyên lý mắc nối tiếp.Để
tránh trường hợp thừa lưu lượng ta bố trí giữa các cấp đó
các van an toàn.
*Khi yêu cầu độ cứng vững cao,tiếng ồn nhỏ người
ta dùng bơm bánh răng ăn khớp trong.Bánh chủ động và
bánh bị động luôn đặt lệch tâm.Khi bánh chủ động quay
kéo theo bánh bị động quay cùng chiều trong Stato.Chất
lỏng ở trong các rãnh răng theo chiều quay của các bánh
răng vận chuyển từ khoang hút đến khoang đẩy vòng
theo vỏ bơm.Khoang hút và khoang đẩy được ngăn cách
với nhau bởi lưới chắn.
4.1.3.Bơm ly tâm.
Bơm ly tâm gồm các bộ phận chủ yếu : bánh công
tác; trục bơm;bộ phận dẫn hướng vào;bộ phận dẫn hướng
ra;ống hút;ống đẩy.
- Bánh công tác: đúc bằng gang hoặc thép theo phương
pháp đúc chính xác;các bề mặt cánh dẫn và đĩa bánh
công tác yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao để giảm tổn
thất.
- Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp kim và
được lắp với bánh công tác thông qua mối ghép then.
- Bộ phận dẫn hướng vào: hai bộ phận này thuộc thân
bơm thường.
- Bộ phận dẫn hướng ra: đúc bằng gang có hình dạng
tương đối phức tạp.
- Ống hút,ống đẩy: có thể làm bằng gang đúc,tôn hàn
hoặc cao su.
+ Nguyên lý: Trước khi làm việc phải mồi bơm.Khi làm
việc,bánh công tác quay,các phần tử trong bánh công tác
dưới ảnh hưởng của lực li tâm bị văng từ trong ra ngoài,
chuyển động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp
suất cao hơn.Đồng thời ở lối vào của bánh công tác tạo
nên vùng chân không và dưới tác dụng của áp suất trong
bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của bơm,chất lỏng ở bể
hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút,qua trình hút
liên tục tạo nên dòng chảy liên tục qua bơm.Bộ phận dẫn
hướng ra để dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy
được điều hòa,ổn định và còn có tác dụng biến một phần
động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.
4.1.4.Bơm piston.
Bơm piston là loại bơm chuyên dụng trong sản
xuất,hoạt động nhờ tạo lực hút và đẩy hoàn toàn dựa vào
hành trình nén và xả của piston trong xylanh.
Cấu tạo :Piston,xylanh,hộp van,van hút và đẩy.
Nguyên lý : Mỗi vòng quay của trục quay bơm thực hiện
được 1 quá trình hút và một quá trình đẩy.
- Quá trình hút : khi trục quay của bơm quay theo chiều
kim đòng hồ, kéo piston dịch chuyển tịnh tiến xuống
dưới trong xylanh ,tạo chân không trong xylanh và hộp
van, van hút mở ra,hút công chất vào trong xylanh và
hộp van.
- Quá trình đẩy :trục quay tiếp tục quay theo chiều kim
đồng hồ ,piston chuyển động tịnh tiến theo chiều đi lên
ép công chất trong xylanh và hộp van,van hút đóng lại và
van đẩy mở ra,piston tiếp tục chuyển động lên đẩy công
chất đi ra theo cửa đẩy.
4.1.5.Bơm trục vít.
Nguyên lý: Trục vít chủ động được lắp với trục động
cơ; khi trục vít chủ động quay kéo theo các trục vít ăn
khớp với nó quay theo;nhờ chuyển động quay của trục
vít mà chất lỏng được hút. Sự ăn khớp của các trục vít và
thành vỏ bơm tạo thành không gian làm việc.Với chuyển
động quay và ăn khớp của trục vít thì vùng hút và ống
đẩy của bơm được ngăn cách, và chất lỏng được chuyển
động liên tục từ khoang hút ra khoang đẩy.
4.2.Van phân phối.
Trong quá trình vận hành hệ truyền dẫn thủy lực
xuất hiện nhu cầu thay đổi hướng chuyển động của cơ
cấu chấp hành. Từ đó dẫn tới yêu cầu thay đổi hướng di
chuyển của dòng chất lỏng tới những phần khác nhau
trong hệ. Để làm được điều đó mà không cần ngừng hoạt
động của nguồn cấp (máy bơm) người ta sử dụng van
phân phối. Như vậy chức năng chính của van phân phối
là thay đổi hướng di chuyển của dòng chất lỏng, qua đó
thực hiện mục tiêu điều khiển hệ truyền dẫn.
Kích thước và khối lượng của van phân phối tỉ lệ thuận
với lưu lượng chất lỏng đi qua nó.
4.2.1.Phân loại.
Phân loại theo cấu trúc chi tiết điều khiển:
Dạng trƣợt : chi tiết điều khiển có dạng ông trụ hoặc
dạng mặt phẳng, có khả năng trượt. Van phân phối dạng
trượt thay đổi hướng di chuyển của dòng chất lỏng bằng
cách trượt chi tiết điều khiển theo trục.
Dạng xoay: Van phân phối dang xoay thay đổi hướng
di chuyển dòng chất lỏng bằng cách xoay chi tiết điều
khiển. Chi tiết điều khiển thường có dạng mặt phẳng,
dạng trụ, dạng côn hoặc dạng cầu.
Dạng khóa: Van phân phối dạng khóa thay đổi hướng
di chuyển dòng chất lỏng bằng cách mở hoặc đóng tiết
diện khóa. Phần tử khóa có thể dạng cầu, dạng đĩa, hoặc
dạng côn.
Phân loại theo dạng liên kết của van với hệ truyền dẫn:
- Liên kết ren.
- Liên kết mặt bích.
- Liên kết mối nối.
Phân loại van phân phối theo số lượng vị trí của phần
tử trượt: 2 vị trí, 3 vị trí, nhiều vị trí.
Phân loại theo dạng điều khiển:
- Điều khiển bằng tay
- Điều khiển điện từ
- Điều khiển thủy lực
- Điều khiển khí nén
- Điều khiển điện kết hợp thủy lực
4.2.2.Van dạng trƣợt.
Phần tử điều khiển là một ống trụ trượt có các vành
gờ. Bề mặt tiếp xúc của các vành gờ này được gia công
nhẵn và có thể trượt tương đối với vỏ. Phụ thuộc vào số
cửa trên vỏ mà ống trượt có thể có một, hai hoặc nhiều
vành gờ.
Kí hiệu van phân phối cần thể hiện được số ống nối
với van, số vị trí làm việc, phương pháp điều khiển van,
liên kết giữa các ống ở từng vị trí làm việc. Mỗi vị trí
làm việc được thể hiện bằng 1 hình vuông. Như vậy số vị
trí làm việc của van tương ứng với số hình vuông kí hiệu
van đó.
Nguyên lý hoạt động:
Tại vị trí làm việc ban đầu tất cả các ống nối với van A,
B, P, T đều bị khóa. Khi con trượt dưới tác động của tín
hiệu điều khiển bị đẩy sang trái nhánh A và P, B và T
được nối với nhau. Chất lỏng đi từ máy bơm qua của P, A
đi và xilanh sinh lực đẩy, chât lỏng ở khoang cán đi qua
của B, T về thùng chứa. Khi con trượt bị kéo sang phải
nhánh A và T, P và B thông nhau. Chất lỏng đi từ máy
bơm đổ vào khoang cán xi lanh, đẩy xi lanh về vị trí ban
đầu. Chất lỏng từ khoang pitston theo cửa A , P đổ về
thùng chứa.
Cách gọi tên van : Dựa vào số lượng ống nối , và vị trí
làm việc của van người ta đưa ra các gọi tên van. “ Van
phân phối x/y” . Ở đó ta hiểu:
x - số lượng ống nối tới van
y – số vị trí làm việc của van
4.2.3.Van dạng xoay.
Với van phân phối dạng xoay chi tiết điều khiển
hướng dòng là một khóa xoay. Khóa xoay này thường có
dạng mặt phẳng, dạng trụ, dạng cầu hoặc dạng côn.
Sau đây ta xét khóa xoay dạng trụ:
Trên bề mặt khóa xoay được khoét 4 rãnh, khi kết hợp
với vỏ van sẽ tạo thành 4 khoang. Khóa xoay còn có 2
lỗ khoan vuông góc, nhưng không cắt nhau để nối từng
cặp khoang đối xứng. Trên vỏ van được khoan các cửa
để nối với xylanh(motor), máy bơm, và thùng chứa.
II.Hệ thống điều khiển.
1.Định nghĩa điều khiển.
Là quá trình xảy ra trong một hệ thống giới hạn,
trong đó một hay nhiều đại lượng là đại lượng đầu vào,
các đại lượng khác nhau là các đại lượng đầu ra, chúng
tác động và ảnh hưởng đến hệ thống theo những quy luật
riêng.
*) Điều khiển theo phương pháp truyền thống:
+ Điều khiển bằng cam
+ Điều khiển theo cữ hành trình
+ Điều khiển theo thời gian (tang trống quay theo t).
+ Điều khiển theo chu kỳ, kêt hợp cả theo quãng đường
và thời gian.
*)Các hệ điều khiển số :
+) Hệ điều khiển số NC (Numerical Control).
+) Hệ điều khiển DNC (Direct Numerical Control ).
+) Hệ điều khiển CNC (Computer Numerical Control).
+) Hệ điều khiển thích nghi (Adaptive control).
Hệ điều khiển số NC : Đây là hệ điều khiển đơn giản
với số lượng hạn chế các kênh thông tin. Trong hệ điều
khiển NC các thông số hình học của chi tiết gia công và
các lệnh điều khiển được cho dưới dạng dãy các con số.
Cấu trúc hệ NC:
Hệ điều khiển DNC : điều khiển một loạt máy NC bằng
một máy tính lớn.
Hệ điều khiển thích nghi: điều khiển thích nghi là tổng
hợp các kĩ thuật nhằm tự động chỉnh các bộ điều khiển
trong mạch điều khiển nhằm thực hiện hay duy trì ở mức
độ nhất định chất lượng của hệ thống khi thông sô của
quá trình được điều khiển không biêt trước hay thay đổi
theo thời gian
2.Hệ điều khiển số CNC.
Điều khiển số CNC là một hệ thống điều khiển có
thể lập trình và ghi nhớ. Nó bao hàm một máy tính cấu
thành từ các bộ vi xử lý kèm theo các bộ nhớ ngoại vi.
Đa số các chức năng điều khiển đều được giải quyết
thông qua phần mềm nghĩa là các chương trình làm việc
có thể thiết lập trước. Trong hệ điều khiển CNC chương
trình có thể được nạp vào bộ nhớ toàn bộ một lúc hoặc
từng lệnh. Các lệnh điều khiển được viết không chỉ cho
từng chuyển động riêng lẻ mà còn cho nhiều chuyển
động cùng một lúc. Điều này cho phép giảm số câu lệnh
của chương trình và như vậy có thể nâng cao độ tin cậy
làm việc của máy.
Nguyên lý làm việc của máy công cụ CNC.
Hệ thống điều khiển số CNC có một máy tính giúp
người đứng máy không chỉ khởi động chương trình NC
mà còn:
- Viết và đưa chương trình vào máy.
- Biến đổi các chương trình đã đưa vào máy.
Các kích thước của dụng cụ và của thiết bị kẹp phôi
có thể được đưa vào hệ thống CNC khi đặt số liệu mà
không phụ thuộc vào chương trình NC. Các kích thước
này được thực hiện tự động khi gia công. Do đó người
đứng máy cần rất ít thông tin về bản vẽ, khi cần thiết có
thể tự chọn dông cụ và thiết bị kẹp chặt.
3.Các dạng điều khiển trong điều khiển số.
Các dạng máy công cụ khác nhau, các bề mặt tạo
hình khác nhau đòi hỏi những chuyển động tương đối rất
khác nhau giữa dao và chi tiết gia công. Các dạng điều
khiển số đó cũng được phân thành: điều khiển điểm, điều
khiển đoạn thẳng hay đường thẳng và điều khiển biên
dạng phi tuyến (contour).
3. 1 Điều khiển điểm.
Cho phép xác định vị trí dụng cụ theo các điểm đã lập
trình với hành trình chạy nhanh của dụng cụ và dụng cụ
không ăn vào phôi. Chuyển động trên các trục riêng lẻ,
lúc này không có rằng buộc bởi quan hệ hàm số và tốc
độ của các yếu tố định vị không phụ thuộc vào các yếu tố
công nghệ. Điều khiển điểm - điểm chủ yếu dùng trong
các máy khoan, doa, hàn điểm.
3. 2 Điều khiển đoạn hay đường thẳng.
Điều khiển đường thẳng là dạng điều khiển mà khi
gia công dụng cụ cắt thực hiện một lượng chạy dao theo
một đường thẳng nào đó.Điều khiển đường thẳng cho
phép bên cạnh dịch chuyển nhanh định vị, còn có một
dịch chuyển song song với chiều trục của dụng cụ cắt với
lượng chạy dao yêu cầu, khi đó dao ăn vào phôi.
điều khiển điểm-điểm điều khiển theo đường
3.3. Điều khiển theo biên dạng.
Là dạng điều khiển mà khi điều khiển dao chạy theo
một biên dạng nào đó trên phôi mà ta cho trước. Điều
khiển theo biên dạng gồm : điều khiển contuor 2D,
contour2,5D, contour 3D, contour 4D, và 5D.
Điều khiển contour 2D: cho phép các dịch chuyển của
dụng cụ cắt theo đường thẳng và cung tròn, dựa vào hai
trục cố định.
Điều khiển contour 2,5D: cho phép các dịch chuyển của
dụng cụ theo đường thẳng và theo cung tròn trong một số
mặt phẳng làm việc, nhưng chỉ có thể có hai trục hoà hợp
với nhau với sự lưu ý tới các chuyển động giữa chúng.
Điều khiển contour 3D: cho phép đồng thời chạy dao
theo cả ba trục X, Y, Z ; cả ba trục chuyển động hòa hợp
với nhau hay có quan hệ ràng buộc bằng hàm số .
Ngoài ra còn có điều khiển 4D và 5D.
4. Hệ trục tọa độ trên máy công cụ CNC.
4.1 Hệ thống các trục tọa độ
Hệ thống các trục tọa độ vuông góc được xác định
theo quy tắc bàn tay phải . Các chuyển động chính của
máy NC được thiết lập theo các trục tọa độ X, Y và Z.
Theo quy tắc bàn tay phải ngón tay cái là trục X, ngón
tay trỏ là trục Y, ngón tay giữa là trục Z. Hệ thống tọa độ
này có liên quan mật thiết đối với chi tiết gia công trên
máy CNC.
Khi lập trình người ta quy ước rằng dụng cụ chuyển
động tương đối so với hệ thống tọa độ, còn chi tiết đứng
yên.
Trên các máy công cụ điều khiển theo chương trình
số còn có các trục quay như: trục của bàn quay, ụ quay.
Các trục này được ký hiệu bằng các chữ A, B và C, và có
số thứ tự tương ứng với các trục tịnh tiến X, Y và Z .
Chiều quay dương của một trục được xác định theo quy
tắc vặn nút chai.
4.2 Các điểm chuẩn.
4.2.1.Điểm chuẩn của máy (ký hiệu M).
Các điểm 0 của máy M là điểm gốc của các hệ trục tọa
độ trên máy và do nhà chế tạo ra các máy đó xác định
theo kết cấu của máy.
Trên các máy phay, điểm 0 của máy thường nằm trên
điểm giới hạn dịch chuyển của bàn máy.
Trên máy tiện điểm O của máy thường đặt tại tâm mặt
đầu của trục chính .
4.2.3 Điểm 0 của chi tiết (ký hiệu W).
Là gốc của hệ thống tọa độ gắn lên chi tiết
4.2.4 Điểm tham chiếu của máy (ký hiệu R)
Trong các máy có hệ thống đo dịch chuyển, các giá
trị thực đo được khi bị mất nguồn điện do sự cố sẽ mất
theo. Trong những trường hợp này để đưa hệ thống đo
trở lại trạng thái đã có trước đó thì ta phải đưa máy về
điểm 0 của máy. Trong nhiều trường hợp, không thực
hiện được điều này vì vướng vào các chi tiết đã kẹp chặt
trên máy hoặc đồ gá. Do vậy cần thiết xác lập một điểm
chuẩn thứ hai trên các trục, đó là điểm chuẩn của máy R
Điểm chuẩn này có một khoảng cách xác định so với
điểm 0 của máy và đã được định vị trên các bàn trượt của
máy.
4.2.5. Điểm thay dao ( Ww), thường trùng với điểm R
4.2.6. Điểm điều chỉnh dao E.
Khi sử dụng nhiều dao, các kích thước của dao phải
được xác định trước trên thiết bị điều chỉnh dao để có
thông tin đưa vào trong hệ thống điều chỉnh nhằm hiệu
chỉnh tự động kích thước dao. Các kích thước hiệu chỉnh
này (Q và L) gắn với điểm điều chỉnh dao E nằm trên
đuôi dao.
4.2.7. Điểm gá dao N.
III.Cụm trục chính.
Trục chính là nơi gá lắp dụng cụ gia công,là thành
phần quyết định nhất trong máy công cụ. Chuyển động
quay của trục chính sinh ra công cắt gọt phôi trong quá
trình gia công.
Các thành phần cơ bản của một trục chính bao gồm :
bộ phận gá dao, đòn kéo, trục, các ổ đỡ, hệ thống dẫn
động, hệ thống làm mát và thân.
Trong đó hệ thống dẫn động là hệ thống cung cấp và
truyền chuyển động đến trục chính; bao gồm một động
cơ và hệ thống truyền động trực tiếp hoặc gián tiếp.
Động cơ thường dùng là động cơ servo.
Hiện nay có 4 loại dẫn động thường dùng: dẫn động
đai, dẫn động bánh răng,dẫn động trực tiếp và dẫn động
tích hợp.
Dẫn động bằng
đai.
Dẫn động bằng
bánh răng.
Dẫn động trực
tiếp.
Dẫn động hỗn
hợp.
Mỗi loại truyền động đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng. Tuy nhiên để ứng dụng vào yêu cầu sử dụng
thì hiện tại người ta hay dùng truyền động đai và truyền
động hỗn hợp. Và truyền động hỗn hợp đang được ưu
tiên phát triển.
IV. Hệ thống dẫn hƣớng.
Hệ thống dẫn hướng có nhiệm vụ dẫn hướng cho các
bàn máy hoặc cụm trục chính chuyển động tịnh tiến theo
các phương X, Y, Z .
Các thành phần của hệ thống dẫn hướng.
Hệ thống dẫn hướng gồm Ray dẫn hướng và Trục
vitme đai ốc.
1. Ray dẫn hƣớng.
Gồm thanh ray và con trượt; con trượt chạy dọc theo
ray và định hướng chuyển động cho bàn máy .
+) Phân loại : Có 4 loại ray dẫn hướng
- Ray rãnh đuôi én: Con trượt tiếp xúc với rãnh trượt
bằng vấu hình đuôi én. Chịu ảnh hưởng của ma sát trượt
trong quá trình chuyển động.
- Ray rãnh chữ nhật: Con trượt tiếp xúc với