KIẾN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH
Các loại hình thiên tai có liên quan đến BĐKH và thường xuyên xảy ra tại Việt Nam: áp thấp
nhiệt đới và bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất/đá, dông và sét, lốc, xâm nhập mặn và một
số loại hình thiên tai khác không liên quan đến BĐKH và ít xảy ra hơn: sóng thần, động đất,
núi lửa
Áp thấp nhiệt đới và bão
Đặc điểm:
Thường gây ra gió lớn, mưa rất to và nước dâng.
Dựa vào sự khác nhau về tốc độ gió mà ta phân biệt được áp thấp nhiệt đới (gió cấp
6, 7) và bão (gió cấp 8 trở lên).
Bão ảnh hưởng đến nước ta thường được hình thành từ biển.
Điều kiện hình thành:
Được hình thành tại vùng nước ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.
Thiệt hại có thể gây ra:
Thiệt hại về con người: gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
(chết người, bị thương, gây dịch bệnh).
Thiệt hại về vật chất: mất mát tài sản, hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián
đoạn thông tin liên lạc.
Thiệt hại về sản xuất: mất mùa, làm chết gia súc và dịch bệnh ở gia súc; thiếu lương
thực và nước sạch cho sinh hoạt.
Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường; lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra
do mưa lớn. Lũ, ngập lụt
Đặc điểm:
Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức
bình thường. Có lũ quét (xảy ra nhanh, thời gian ngắn, dòng chảy mạnh), lũ sông
(dâng lên từ từ, theo mùa) và lũ ven biển (sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều
cường, phá vỡ đê hoặc tràn qua đê).
Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất,
đời sống và môi trường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê
đập vào các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.
Điều kiện hình thành:
Mưa lớn kéo dài.
Các công trình xây dựng lấp mất ao, hồ.
Đê, đập, hồ kè bị vỡ.
Bão lớn làm nước biển dâng tiến sâu vào đất liền.
Thiệt hại có thể gây ra:
Có thể làm người bị chết đuối, bị thương.
Làm hỏng nhà cửa, đồ đạc.
Làm chết gia súc, gia cầm.
Phát sinh dịch bệnh.
Cản trở giao thông.
Ảnh hưởng tới nguồn nước sạch; nước ở vùng ven biển bị nhiễm mặn.
Tuy nhiên, có số nơi như tại đồng bằng sông Cửu Long, lũ cũng đem lại lợi ích về nguồn thủy
sản, bổ sung phù sa, bồi đắp và làm cho đất đai thêm màu mỡ, dòng chảy lũ có tác dụng làm
vệ sinh đồng ruộng và môi trường nước
Sạt lở đất/đá
Đặc điểm:
Đất, đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống.
Ở ven sông, đất bị sụt, lún.
Điều kiện hình thành:
Sạt lở trên núi do những chấn động tự nhiên của mặt đất (ví dụ như động đất)
Mưa to hoặc lũ lớn làm đất đá bị trôi xuống.
Con người khai thác đất đá và chặt phá cây cối trên đồi, núi.
Sạt lở ven sông do nền đất yếu.
Thiệt hại có thể gây ra:
Có thể làm người và động vật bị chết hoặc bị thương do đất đá chôn vùi.
Nhà cửa, đồ đạc có thể bị phá hủy hoặc hư hỏng.
129 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi
trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Cùng hợp tác với các tổ chức Save the Children, Plan International tại Việt Nam, Care và các
tổ chức trong Dự án JANI - Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung tại Việt Nam do
Cơ quan Viện trợ nhân đạo và Bảo vệ dân sự, Ủy ban Châu Âu tài trợ
Để biết thêm thông tin, xin mời liên hệ:
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 30, ngõ 32/26, Tô Ngọc Vân, Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84-4 37185930 - Fax: +84-4 37186494
Email: vietnam@livelearn.org
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 1
LỜI NÓI ĐẦU
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được xem là vùng “rốn bão” của thế giới, Việt Nam được
đánh giá là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại và dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và
biến đổi khí hậu.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng
cao năng lực phòng, tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là Chiến lược quốc
gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Tài liệu hướng dẫn “Dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai” là tài liệu tham khảo hướng
dẫn cụ thể về dạy và học về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai cho giáo viên và học sinh nhằm
từng bước nâng cao nhận thức và kĩ năng phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí
hậu. Cuốn sách là bước đi kịp thời góp phần thực thi Kế hoạch hành động thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
Tài liệu hướng dẫn “Dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai”, cùng với “Sổ tay ABC về Biến
đổi khí hậu” và “Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu”, nằm trong
Bộ tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
với sự tham gia và thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung tài liệu được xây dựng
bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) trong khuôn khổ dự
án JANI – Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung tại Việt Nam do Cơ quan Viện trợ
nhân đạo và Bảo vệ dân sự, Ủy ban Châu Âu tài trợ.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã hợp tác với các tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the
Children) và Plan tại Việt Nam và đúc rút từ kinh nghiệm các nước trên thế giới và một số địa
phương của Việt Nam đối với công tác phòng, tránh thiên tai - ứng phó với biến đổi khí hậu
tại trường học. Tài liệu đã được giảng dạy thử nghiệm tại một số trường học và đã có những
chỉnh sửa, bổ sung dựa trên đóng góp của nhiều chuyên gia và các quý thầy cô giáo. Đây là
bộ tài liệu thí điểm, chắc chắn còn nhiều hạn chế, chúng tôi rất mong muốn nhận được những
ý kiến xây dựng để bộ tài liệu hoàn thiện hơn.
Ban soạn thảo xin trân trọng cảm ơn nhà tài trợ ECHO, Live&Learn, các đối tác JANI, Save
the Children, Plan tại Việt Nam và các cán bộ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô giáo và cán bộ Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai
đã có những đóng góp quý báu cho quá trình xây dựng tài liệu này.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
VIẾT TẮT 3
GIỚI THIỆU 4
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 7
PHẦN 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 9
Chủ đề 1: Nhận diện một số loại hình thiên tai 10
Chủ đề 2: Một số khái niệm cơ bản về thiên tai 17
Chủ đề 3: Biến đổi khí hậu 24
Chủ đề 4: Ai bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai và BĐKH 34
– Các đối tượng dễ bị tổn thương
Chủ đề 5: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu 39
– Hành động của em
Chủ đề 6: Các hoạt động rèn luyện kỹ năng trong quản lý rủi ro thiên tai 51
dành cho trẻ em
6.1 Vẽ bản đồ rủi ro, năng lực và tình trạng dễ bị tổn thương 51
6.2 Thông tin lịch sử 53
6.3 Luyện tập thoát hiểm 54
6.4 Thực hành mặc áo phao 55
6.5 Làm túi dụng cụ khẩn cấp 56
PHẦN 2. THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN 59
Chủ đề 1: Nhận diện các loại thiên tai 60
Chủ đề 2: Một số khái niệm cơ bản về thiên tai 67
Chủ đề 3: Biến đổi khí hậu 68
Chủ đề 4: Tác động của thiên tai/BĐKH đối với các đối tượng dễ bị tổn thương 75
Chủ đề 5: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu 81
– Hành động của em
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHẦN 3. TÀI LIỆU PHÁT TAY 91
Tài liệu phát tay chủ đề 1 1
Tài liệu phát tay chủ đề 2 9
Tài liệu phát tay chủ đề 3 22
Tài liệu phát tay chủ đề 4 26
Tài liệu phát tay chủ đề 5 28
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 3
VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
ECHO Cơ quan Viện trợ nhân đạo và Bảo vệ dân sự của Uỷ ban Châu Âu
GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Live&Learn Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng
NNPPNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
THCS Trung học cơ sở
ƯPBĐKH Ứng phó với biến đổi khí hậu
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI4
GIỚI THIỆU
Hi vọng tài liệu này sẽ góp phần xây dựng những trường học và cộng đồng an toàn mà tại
đó trẻ em cùng với thầy cô giáo và người dân hiểu và ý thức về rủi ro thiên tai, biết cách
và có khả năng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi tác động tiêu cực của
thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Và khi đó, các rủi ro sẽ được giảm thiểu và sẽ tránh được nguy cơ thảm họa xảy ra với
những tổn thất mất mát nghiêm trọng.
MỤC ĐÍCH
Tài liệu Hướng dẫn Dạy và học về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) được xây dựng nhằm
mục đích:
Nâng cao nhận thức về GNRRTT và vai trò của giáo dục vì một cuộc sống và tương lai an
toàn, bền vững;
Hỗ trợ giáo viên khai thác thông tin và các phương pháp dạy và học có sự tham gia (còn
được gọi là “dạy học tích cực” hay “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”), nhằm tích hợp
chủ đề GNRRTT vào các môn học và hoạt động ngoại khóa;
Thúc đẩy việc áp dụng và chia sẻ các tài liệu giáo dục, các ý tưởng và hoạt động giáo dục
về GNRRTT.
Thông qua đó, giáo viên sẽ truyền tải và hỗ trợ học sinh phát triển kiến thức, kĩ năng và
thái độ phù hợp và hiệu quả để GNRRTT:
Kiến thức: Học sinh sẽ phân biệt được các loại hình thiên tai; có khả năng mô tả về rủi
ro và nguy cơ xảy ra thiên tai và tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đến cộng đồng,
đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương; và liệt kê được các hành động GNRRTT.
Kĩ năng: Học sinh sẽ rèn luyện kĩ năng và biết cách sống an toàn, GNRRTT và ứng phó
với BĐKH, đồng thời nâng cao khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và đánh giá về thiên
tai, các rủi ro và tác động của thiên tai và BĐKH, và các kĩ năng mềm (thuyết trình, lắng
nghe, làm việc nhóm).
Thái độ: Học sinh có ý thức và thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, xây
dựng cuộc sống an toàn và bền vững của bản thân, trường học và cộng đồng trước thiên
tai và biến đổi khí hậu.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Bộ tài liệu này dành cho:
Giáo viên các cấp.
Chuyên gia thiết kế, xây dựng chương trình giảng dạy.
Cán bộ quản lí trong ngành giáo dục.
Các câu lạc bộ học sinh, sinh viên, nhóm tình nguyện, và các tổ chức, cá nhân quan tâm
đến giáo dục GNRRTT.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU
Cuốn tài liệu bao gồm 3 phần chính với nội dung và cấu trúc như sau:
Phần 1. Các hoạt động dạy và học: đưa ra các bài giảng và hoạt động giáo dục về thiên tai
và BĐKH. Người sử dụng có thể chủ động lựa chọn kiến thức và hoạt động phù hợp
với địa phương và học sinh. Phần này gồm 6 chủ đề (xem hình dưới đây).
Phần 2. Thông tin cho giáo viên: cung cấp kiến thức tham khảo về thiên tai và BĐKH
tương ứng với các chủ đề trong Phần 1, giúp giáo viên nắm được các thông tin nền tảng
và tiến hành xây dựng bài giảng tốt hơn.
Phần 3. Tài liệu phát tay hỗ trợ dạy và học: bao gồm các tranh ảnh phát tay và các tài liệu
hỗ trợ tương ứng cho mỗi bài giảng của Phần 1.
Cấu trúc tài liệu hướng dẫn Dạy và Học về GNRRTT
Như vậy, khi tiến hành các hoạt động dạy và học trong Phần 1, các thầy cô giáo hay người
hướng dẫn có thể:
Tìm hiểu thông tin ở Phần 2 để nắm rõ về nội dung kiến thức cũng như các tài liệu tham
khảo để cập nhật tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu.
Sử dụng các tài liệu phát tay (tranh và thông tin) ở Phần 3 để dạy và học.
Phần 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Chủ đề 1.
Nhận diện các
loại thiên tai
Chủ đề 4.
Tác động của
thiên tai và
BĐKH đến các
đối tượng dễ bị
tổn thương
Chủ đề 5.
GNRRTT –
Hành động
của em
Chủ đề 6.
Các hoạt động
rèn luyện kĩ
năng GNRRTT
của học sinh
Chủ đề 2.
Một số khái niệm
về thiên tai
Chủ đề 3.
Biến đổi khí hậu
TÀI LIỆU HỖ TRỢ
DẠY VÀ HỌC
Phần 2.
Thông tin
cho giáo viên
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI6
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN 1 - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Để thực hiện mỗi chủ đề, giáo viên có thể cân nhắc để lựa chọn kiến thức và hoạt động phù
hợp với địa phương và học sinh. Các hoạt động giáo dục trong Phần 1 của tài liệu mang tính
gợi ý và mỗi chủ đề có thể thực hiện trong thời gian 45-120 phút.
Nội dung của từng chủ đề bao gồm 4 phần:
Mục tiêu: Nêu ra những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng liên quan đến chủ đề mà học sinh
cần nắm được.
Thông tin cho học sinh: Bao gồm các kiến thức cô đọng truyền tải cho học sinh. Giáo
viên có thể lựa chọn và thay đổi để đưa ra các khái niệm và kiến thức phù hợp cho học sinh
ở các cấp, lớp khác nhau. Giáo viên có thể tham khảo thêm các kiến thức nền tảng trong
Phần 2 Thông tin cho giáo viên.
Các hoạt động chính:
- Khởi động: Thông qua trò chơi hay hoạt động tương tác để tạo không khí dạy và học
tích cực;
- Tìm hiểu vấn đề: Gồm các hoạt động giáo dục có sự tương tác để tìm hiểu về chủ đề
(thảo luận nhóm, bài tập tình huống, bài giảng nhỏ);
- Củng cố bài học: Giúp học sinh nắm vững nội dung bài và đánh giá nội dung học
tập thông qua những câu hỏi trắc nghiệm. Giáo viên có thể áp dụng thêm các bài tập
về nhà mang tính thực hành cho học sinh để bài giảng bổ ích và thiết thực hơn.
Các hoạt động gợi ý khác: Phần này đưa ra các hoạt động giáo dục khác để giáo viên lựa
chọn nhằm bổ sung hoặc thay thế một số hoạt động chính, cho phù hợp với các đối tượng
học sinh và địa bàn khác nhau. Các hoạt động này cũng gợi ý những cơ hội thực hành để
củng cố và đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh.
GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Sử dụng nhiều trò chơi, hoạt động mang tính tương tác để tạo không khí học tập tích cực.
Kiến thức cô đọng và kĩ năng thực tế, tránh lí thuyết, không học thuộc lòng.
Nâng cao vai trò và sự tham gia của học sinh: làm việc nhóm và cá nhân, trải nghiệm, tham
gia lập kế hoạch, hành động, đánh giá.
Cung cấp nhiều sự lựa chọn giữa hoạt động đơn giản, sử dụng vật liệu sẵn có và sử dụng
công nghệ thông tin, hoạt động trên lớp và với cộng đồng.
Kết nối các chủ đề kinh tế - văn hoá - môi trường để thúc đầy tầm nhìn phát triển bền vững.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 7
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng từ các nguồn:
Sổ tay Thuật ngữ Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Cơ quan Chiến lược về giảm nhẹ thiên tai
của Liên hợp quốc (UNISDR, 2009) hoặc được trích dẫn từ Công ước khung của Liên Hiệp
Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC, 1992). Trong đó, các thuật ngữ thiên tai được trích
dẫn từ Tài liệu kỹ thuật - Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu, (Trung
tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT, 2012).
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đối khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2008)
Để dạy và học, các định nghĩa này có thể được viết đơn giản và ngắn gọn hơn cho phù hợp
với đối tượng học sinh.
Hiểm họa là bất kỳ sự kiện, hiện tượng tự nhiên hoặc do con người có khả
năng gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thiệt hại về tài sản và gây
tổn thất về kinh tế, xã hội và tàn phá môi trường.
Hiểm họa tự nhiên là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người,
tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế,
xã hội.
Thảm họa là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân
cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản,
kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng
chống đỡ.
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát phát sinh
từ một hoặc nhiều sự kiện.
Rủi ro thiên tai là nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra về người, tài sản,
công trình, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội.
Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản làm cho
cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị tác động có hại do hiểm họa tự
nhiên gây ra.
Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng
đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu
chung như GNRRTT.
Là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các quy định hiện hành,
huy động tổ chức, cá nhân và kỹ năng, năng lực tác nghiệp để thực hiện
các chiến lược, chính sách và nâng cao năng lực ứng phó nhằm giảm
thiểu tác động thiên tai.
Là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ
hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa
Hiểm họa
tự nhiên
Thảm họa
Rủi ro
thiên tai
Tình trạng dễ
bị tổn thương
Năng lực
Quản lí
rủi ro
thiên tai
Thời tiết
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI8
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định
và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm).
BĐKH được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng
thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
một vài thập kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên
bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người
làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có hại
của thiên tai.
Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà
kính.
Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh
hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương
do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các
cơ hội do nó mang lại.
Khí hậu
Biến đổi
khí hậu
(BĐKH)
Giảm nhẹ
rủi ro
thiên tai
Giảm nhẹ
biến đổi
khí hậu
Thích ứng
với BĐKH
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI10
Chủ đề 1: Nhận diện một số loại hình thiên tai
Mục đích: Sau khi học chủ đề này, học sinh có thể:
Liệt kê một số loại hình thiên tai phổ biến ở Việt Nam và
địa phương.
Mô tả được một số nội dung về đặc điểm, điều kiện hình
thành và tác hại của các loại thiên tai chính như bão, lũ,
lụt, hạn hán, sạt lở đất.
Thời gian cần thiết: 30-45 phút.
Tài liệu hỗ trợ: Thông tin giáo viên Phần 2 – Chủ đề 1.
Tài liệu phát tay 1.1-1.8; Bản đồ Việt Nam.
KIẾN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH
Các loại hình thiên tai có liên quan đến BĐKH và thường xuyên xảy ra tại Việt Nam: áp thấp
nhiệt đới và bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất/đá, dông và sét, lốc, xâm nhập mặn và một
số loại hình thiên tai khác không liên quan đến BĐKH và ít xảy ra hơn: sóng thần, động đất,
núi lửa
Áp thấp nhiệt đới và bão
Đặc điểm:
Thường gây ra gió lớn, mưa rất to và nước dâng.
Dựa vào sự khác nhau về tốc độ gió mà ta phân biệt được áp thấp nhiệt đới (gió cấp
6, 7) và bão (gió cấp 8 trở lên).
Bão ảnh hưởng đến nước ta thường được hình thành từ biển.
Điều kiện hình thành:
Được hình thành tại vùng nước ấm, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.
Thiệt hại có thể gây ra:
Thiệt hại về con người: gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
(chết người, bị thương, gây dịch bệnh).
Thiệt hại về vật chất: mất mát tài sản, hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián
đoạn thông tin liên lạc.
Thiệt hại về sản xuất: mất mùa, làm chết gia súc và dịch bệnh ở gia súc; thiếu lương
thực và nước sạch cho sinh hoạt.
Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường; lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra
do mưa lớn.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 11
Lũ, ngập lụt
Đặc điểm:
Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức
bình thường. Có lũ quét (xảy ra nhanh, thời gian ngắn, dòng chảy mạnh), lũ sông
(dâng lên từ từ, theo mùa) và lũ ven biển (sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều
cường, phá vỡ đê hoặc tràn qua đê).
Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất,
đời sống và môi trường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê
đập vào các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.
Điều kiện hình thành:
Mưa lớn kéo dài.
Các công trình xây dựng lấp mất ao, hồ...
Đê, đập, hồ kè bị vỡ.
Bão lớn làm nước biển dâng tiến sâu vào đất liền.
Thiệt hại có thể gây ra:
Có thể làm người bị chết đuối, bị thương.
Làm hỏng nhà cửa, đồ đạc.
Làm chết gia súc, gia cầm.
Phát sinh dịch bệnh.
Cản trở giao thông.
Ảnh hưởng tới nguồn nước sạch; nước ở vùng ven biển bị nhiễm mặn.
Tuy nhiên, có số nơi như tại đồng bằng sông Cửu Long, lũ cũng đem lại lợi ích về nguồn thủy
sản, bổ sung phù sa, bồi đắp và làm cho đất đai thêm màu mỡ, dòng chảy lũ có tác dụng làm
vệ sinh đồng ruộng và môi trường nước
Sạt lở đất/đá
Đặc điểm:
Đất, đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống.
Ở ven sông, đất bị sụt, lún.
Điều kiện hình thành:
Sạt lở trên núi do những chấn động tự nhiên của mặt đất (ví dụ như động đất)
Mưa to hoặc lũ lớn làm đất đá bị trôi xuống.
Con người khai thác đất đá và chặt phá cây cối trên đồi, núi.
Sạt lở ven sông do nền đất yếu.
Thiệt hại có thể gây ra:
Có thể làm người và động vật bị chết hoặc bị thương do đất đá chôn vùi.
Nhà cửa, đồ đạc có thể bị phá hủy hoặc hư hỏng.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI12
Giao thông bị cản trở.
Đất trồng trọt bị đất đá vùi lấp có thể không sử dụng được.
Hạn hán
Đặc điểm:
Xảy ra khi thiếu nước trong một thời gian dài.
Điều kiện hình thành:
Không có mưa trong một thời gian dài
Trên mặt đất không có cây (vì con người chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy), khi mưa
xuống, đất không có khả năng giữ nước, nước bị trôi đi nhanh chóng.
Thiệt hại có thể gây ra:
Không có nước sử dụng hàng ngày (ăn uống, tắm rửa).
Có thể gây ra các bệnh về tiêu chảy và truyền nhiễm.
Không có nước để trồng trọt và chăn nuôi gia súc dẫn đến bị thiếu lương thực, thực phẩm.
Ở các khu vực ven biển, khi các dòng sông cạn kiệt, nước biển có thể lấn sâu vào đất
liền làm cho đất bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt.
Động não – Các loại thiên tai
Giáo viên hỏi học sinh hoặc cho học sinh thi liệt kê
những loại thiên tai mà các em biết.
Giáo viên viết tên các loại thiên tai do các em nêu lên
bảng và tổng kết về các loại hình thiên tai: áp thấp nhiệt
đới và bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất/đá, dông và sét,
lốc, sóng thần, động đất, cháy rừng, xâm nhập mặn.
2.1 Đặc điểm một số loại thiên tai phổ biến tại Việt Nam
Giáo viên chia cả lớp thành những nhóm nhỏ (4 hoặc 8
nhóm). Giáo viên chọn 4 tranh về các thiên tai phổ biến
tại địa phương. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bức
tranh, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 15 phút:
- Đây là thiên tai gì?
- Thiên tai đó có thể gây ra những thiệt hại gì?
- Với cấp trung học cơ sở, giáo viên có thể hỏi thêm:
Thiên tai đó có thể xảy ra ở vùng nào tại Việt Nam?
Những điều kiện nào góp phần hình thành loại
thiên tai đó?
1. Khởi động
Thời gian: 10’
Chuẩn bị: Tài liệu phát tay
từ 1.1-1.8
Giáo viên có thể sưu tập
thêm tranh về thiên tai ở
Việt Nam
2. Tìm hiểu vấn đề
Thời gian: 30’
Chuẩn bị: Tài liệu phát tay
từ 1.1-1.4
Bản đồ Việt Nam
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 13