Pháp luật lao ñộng quy ñịnh quyền và nghĩa vụ của người lao ñộng và của người sử
dụng lao ñộng, các tiêu chuẩn lao ñộng, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao ñộng, góp phần
thúc ñẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong ñời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật
của quốc gia cũng như quốc tế.
Pháp luật lao ñộng bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao
ñộng, ñồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao ñộng, tạo ñiều kiện
cho mối quan hệ lao ñộng ñược hài hoà và ổn ñịnh, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng
của người lao ñộng trí óc và lao ñộng chân tay, của người quản lý lao ñộng, nhằm ñạt năng
suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao ñộng, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và
quản lý lao ñộng, góp phần công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do vị trí ñặc biệt quan trọng như thế của pháp luật lao ñộng nên ngành Luật Lao ñộng
ñược ñặc biệt chú trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Vì vậy, trong chương trình ñào tạo Cử
nhân Luật ở tất cả các trường ñại học ñều có môn học Luật Lao ñộng
142 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn học tập luật lao động Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẠM VI VÀ ðỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật
Có thể dùng cho các trường: ñại học
Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, tòa
án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm.
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật Hành
chính Việt Nam.
ðã xuất bản in chưa: chưa
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
________________________________________________
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
LUẬT LAO ðỘNG VIỆT NAM
Biên soạn: Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên
Cần Thơ, tháng 5 năm 2012
2
PHẦN MỞ ðẦU
1. Giới thiệu khái quát môn học
Pháp luật lao ñộng quy ñịnh quyền và nghĩa vụ của người lao ñộng và của người sử
dụng lao ñộng, các tiêu chuẩn lao ñộng, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao ñộng, góp phần
thúc ñẩy sản xuất, vì vậy có vị trí quan trọng trong ñời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật
của quốc gia cũng như quốc tế.
Pháp luật lao ñộng bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao
ñộng, ñồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao ñộng, tạo ñiều kiện
cho mối quan hệ lao ñộng ñược hài hoà và ổn ñịnh, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng
của người lao ñộng trí óc và lao ñộng chân tay, của người quản lý lao ñộng, nhằm ñạt năng
suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao ñộng, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và
quản lý lao ñộng, góp phần công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do vị trí ñặc biệt quan trọng như thế của pháp luật lao ñộng nên ngành Luật Lao ñộng
ñược ñặc biệt chú trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Vì vậy, trong chương trình ñào tạo Cử
nhân Luật ở tất cả các trường ñại học ñều có môn học Luật Lao ñộng.
2. Mục tiêu môn học
Môn học Luật Lao ñộng Việt Nam hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những
kiến thức cơ bản nhất và thiết thực nhất về quan hệ lao ñộng và các quan hệ khác phát sinh từ
quan hệ lao ñộng hoặc có liên quan ñến quan hệ lao ñộng.
Qua nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ nắm vững ñối tượng ñiều chỉnh, phương
pháp ñiều chỉnh của Luật lao ñộng, quan hệ pháp luật lao ñộng, quy ñịnh của pháp luật về việc
làm, học nghề; ñồng thời hiểu rõ những quy ñịnh của pháp luật về hợp ñồng lao ñộng, tiền
lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về bảo hộ lao ñộng. Bên cạnh ñó sinh viên sẽ nắm
vững những quy ñịnh về ñịa vị pháp lý của tổ chức Công ñoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao ñộng, về xuất khẩu lao ñộng, về tuyển dụng và quản lý người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam, về tranh chấp lao ñộng và giải quyết tranh chấp lao ñộng, và ñình
công.
3. Yêu cầu môn học
ðây là môn học chuyên ngành, do ñó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này phải học
xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
4. Cấu trúc môn học
Môn học Luật lao ñộng Việt Nam gồm có 13 chương, cụ thể:
• Chương 1: Khái niệm Luật Lao ñộng Việt Nam
• Chương 2: Quan hệ pháp luật lao ñộng
• Chương 3 : Việc làm và học nghề
• Chương 4 : Hợp ñồng lao ñộng
• Chương 5: Thỏa ước lao ñộng tập thể
• Chương 6: Tiền lương
• Chương 7: Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
3
• Chương 8: Kỷ luật lao ñộng
• Chương 9: An toàn lao ñộng, vệ sinh lao ñộng – tai nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp
• Chương 10: Tổng quan về Công ñoàn Việt Nam
• Chương 11: Xuất khẩu lao ñộng
• Chương 12: Tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
• Chương 13: Tranh chấp lao ñộng và ñình công.
4
CHƯƠNG 1:
KHÁI NIỆM LUẬT LAO ðỘNG VIỆT NAM
I - ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ðIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ðỘNG
1 - ðối tượng ñiều chỉnh của Luật lao ñộng
ðối tượng ñiều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng
tính chất cơ bản giống nhau ñược các quy phạm của ngành luật ấy ñiều chỉnh.
ðối tượng ñiều chỉnh của Luật lao ñộng là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là
người lao ñộng làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê mướn có
trả công cho người lao ñộng và các quan hệ khác có liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan
hệ lao ñộng.
Như vậy, ñối tượng ñiều chỉnh của Luật lao ñộng bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội:
- Quan hệ lao ñộng;
- Các quan hệ liên quan ñến quan hệ lao ñộng hoặc phát sinh từ quan hệ lao ñộng.
a - Quan hệ lao ñộng
Lao ñộng là hoạt ñộng quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị
tinh thần của xã hội. Lao ñộng có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là yếu tố quyết ñịnh sự
phát triển của ñất nước. Lao ñộng là hoạt ñộng có ý thức, có mục ñích của con người nhằm tạo
ra một giá trị sử dụng nhất ñịnh. Nhờ có lao ñộng mà con người tách mình ra khỏi thế giới
ñộng vật, ñồng thời biết vận dụng quy luật của thiên nhiên ñể chinh phục lại thiên nhiên.
Lao ñộng của con người bao giờ cũng nằm trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất ñịnh, bởi
vì trong quá trình lao ñộng con người không chỉ quan hệ với thiên nhiên mà còn có quan hệ với
nhau. Quan hệ giữa con người với con người trong lao ñộng nhằm tạo ra những giá trị vật chất,
tinh thần phục vụ chính bản thân và xã hội gọi là quan hệ lao ñộng. Quan hệ lao ñộng này là
biểu hiện một mặt của quan hệ sản xuất và chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu. Chính vì thế,
trong các chế ñộ xã hội khác nhau, tùy thuộc vào ñặc ñiểm, tính chất của các quan hệ sở hữu
thống trị mà có những phương thức tổ chức lao ñộng phù hợp, và ở ñâu có tổ chức lao ñộng, có
hợp tác và phân công lao ñộng thì ở ñó tồn tại quan hệ lao ñộng.
Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế ñã hình thành
nhiều quan hệ lao ñộng, các quan hệ lao ñộng này ngày càng trở nên ña dạng và phức tạp, ñan
xen lẫn nhau. Trong số các quan hệ lao ñộng tồn tại trong ñời sống xã hội, Luật lao ñộng chủ
yếu ñiều chỉnh quan hệ lao ñộng giữa người lao ñộng làm công ăn lương với người sử dụng lao
ñộng thuộc mọi thành phần kinh tế, tức là Luật lao ñộng chủ yếu ñiều chỉnh quan hệ lao ñộng
ñược xác lập trên cơ sở hợp ñồng lao ñộng. ðối với quan hệ lao ñộng hình thành trên cơ sở hợp
ñồng lao ñộng, pháp luật ñặt ra các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay khung pháp lý, trong ñó quyền
lợi của các bên ñược ấn ñịnh ở mức tối thiểu và nghĩa vụ ấn ñịnh ở mức tối ña. Các chủ thể khi
tham gia quan hệ này hoàn toàn ñược tự do, bình ñẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận các vấn ñề liên
quan ñến quá trình lao ñộng phù hợp với pháp luật và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chính vì thế, ðiều 1 Bộ luật Lao ñộng năm 1994 nước ta quy ñịnh : “Bộ luật lao ñộng ñiều
chỉnh quan hệ lao ñộng giữa người lao ñộng làm công ăn lương với người sử dụng lao ñộng và
các quan hệ lao ñộng liên quan trực tiếp với quan hệ lao ñộng”. ðây là loại quan hệ lao ñộng
tiêu biểu và cũng là hình thức sử dụng lao ñộng chủ yếu, phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
5
Như vậy, khác với quan hệ lao ñộng làm công ăn lương do Luật lao ñộng ñiều chỉnh, quan
hệ lao ñộng của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy Nhà nước có những nét ñặc trưng
khác biệt, vì vậy quan hệ lao ñộng này trước hết do Luật hành chính ñiều chỉnh. Tuy nhiên,
dưới góc ñộ là một quan hệ sử dụng lao ñộng, Luật lao ñộng cũng ñiều chỉnh các quan hệ lao
ñộng của cán bộ, công chức trong phạm vi phù hợp. ðiều 4 Bộ luật Lao ñộng quy ñịnh: “Chế
ñộ lao ñộng ñối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ ñược bầu, cử hoặc
bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân ñội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các ñoàn
thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật
khác quy ñịnh nhưng tùy từng ñối tượng mà ñược áp dụng một số quy ñịnh trong Bộ luật này”.
b - Các quan hệ liên quan ñến quan hệ lao ñộng
Ngoài quan hệ lao ñộng làm công ăn lương là quan hệ chủ yếu, Luật lao ñộng còn ñiều
chỉnh một số quan hệ xã hội khác có liên quan chặt chẽ với quan hệ lao ñộng. Những quan hệ
ñó bao gồm :
- Quan hệ về việc làm;
- Quan hệ học nghề;
- Quan hệ về bồi thường thiệt hại;
- Quan hệ về bảo hiểm xã hội;
- Quan hệ giữa người sử dụng lao ñộng với tổ chức Công ñoàn, ñại diện của tập thể
người lao ñộng;
- Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao ñộng và các cuộc ñình công;
- Quan hệ về quản lý lao ñộng.
2 - Phương pháp ñiều chỉnh của Luật lao ñộng
Cùng với ñối tượng ñiều chỉnh, phương pháp ñiều chỉnh là căn cứ ñể phân biệt các ngành
luật, ñồng thời ñể khẳng ñịnh tính ñộc lập của mỗi ngành luật. Phương pháp ñiều chỉnh của
một ngành luật là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua pháp luật sử dụng chúng
ñể ñiều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm quan hệ xã hội theo những trật tự
nhất ñịnh ñể chúng phát triển theo những hướng ñịnh trước. Phương pháp ñiều chỉnh của mỗi
ngành luật ñược xác ñịnh trên cơ sở ñặc ñiểm, tính chất của ñối tượng ñiều chỉnh của ngành
luật ñó. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do Luật lao ñộng ñiều chỉnh, Luật lao
ñộng sử dụng nhiều phương pháp tác ñộng khác nhau tùy thuộc vào từng quan hệ lao ñộng cụ
thể.
Các phương pháp ñiều chỉnh của Luật lao ñộng bao gồm:
a - Phương pháp thỏa thuận
Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong trường hợp xác lập quan hệ lao ñộng giữa người
lao ñộng với người sử dụng lao ñộng, và trong việc xác lập thỏa ước lao ñộng tập thể. Xuất
phát từ bản chất của quan hệ lao ñộng là tự do thương lượng, nên khi tham gia vào quan hệ lao
ñộng các bên cùng nhau thỏa thuận các vấn ñề liên quan trong quá trình lao ñộng trên cơ sở tự
nguyện, bình ñẳng nhằm ñảm bảo cho hai bên cùng có lợi và tạo ñiều kiện ñể các bên thực hiện
tốt các nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, phương pháp thỏa thuận trong Luật lao ñộng khác với
phương pháp thỏa thuận trong Luật dân sự. Trong Luật dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ xã
hội do Luật dân sự ñiều chỉnh bình ñẳng và ñộc lập với nhau về ñịa vị kinh tế. Chính vì vậy mà
phương pháp thỏa thuận trong Luật dân sự ñược sử dụng triệt ñể, chúng tác ñộng lên các quan
hệ dân sự trong suốt quá trình từ khi xác lập ñến khi chấm dứt. Ngược lại, trong Luật lao ñộng
các chủ thể tham gia vào quan hệ lao ñộng không bình ñẳng về ñịa vị, không ñộc lập với nhau
về tổ chức. Chính vì vậy, ñể ñiều hòa mối quan hệ này, Nhà nước bằng pháp luật ñã ñặt ra
6
những quy ñịnh nhằm bảo vệ người lao ñộng, nâng cao vị trí của người lao ñộng ñể họ bình
ñẳng với người sử dụng lao ñộng. Bởi vậy, phương pháp thỏa thuận trong Luật lao ñộng tuy là
tự do, thương lượng, tự nguyện thỏa thuận, các chủ thể thực hiện quyền tự ñịnh ñoạt của mình
trong khuôn khổ pháp luật, nhưng lao ñộng luôn có yếu tố quản lý.
b - Phương pháp mệnh lệnh
Phương pháp mệnh lệnh ñược sử dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao ñộng, phương
pháp này thường ñược dùng ñể xác ñịnh nghĩa vụ của người lao ñộng ñối với người sử dụng
lao ñộng. Trong quan hệ lao ñộng, người sử dụng lao ñộng trong phạm vi quyền hạn của mình
có quyền ñặt ra các quy ñịnh như : nội quy, quy chế, những quy ñịnh về tổ chức, sắp xếp lao
ñộng v.v. . . buộc người lao ñộng phải chấp hành.
Trong Luật lao ñộng. phương pháp mệnh lệnh không phải thực hiện quyền lực Nhà nước
như trong Luật hành chính, mà thể hiện quyền uy của chủ sử dụng lao ñộng ñối với người lao
ñộng.
c - Phương pháp thông qua các hoạt ñộng Công ñoàn tác ñộng vào các quan hệ phát sinh
trong quá trình lao ñộng
Có thể nói ñây là phương pháp ñiều chỉnh rất ñặc thù của Luật lao ñộng. Phương pháp này
ñược sử dụng ñể giải quyết những vấn ñề phát sinh trong quá trình lao ñộng có liên quan trực
tiếp ñến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao ñộng.
Trong quan hệ lao ñộng, các chủ thể tham gia quan hệ này có ñịa vị kinh tế không bình
ñẳng, do ñó tổ chức Công ñoàn - với tư cách là ñại diện tập thể người lao ñộng, do người lao
ñộng tự nguyện lập nên - có chức năng ñại diện tập thể người lao ñộng trong quan hệ với
người sử dụng lao ñộng, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao ñộng khi các quyền, lợi ích hợp
pháp của họ có nguy cơ bị xâm phạm. ðiều này khẳng ñịnh rằng, sự hiện diện của tổ chức
Công ñoàn là chính ñáng, không thể thiếu ñược.
II - CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ðỘNG
Nguyên tắc cơ bản của Luật lao ñộng là những nguyên lý, tư tưởng chỉ ñạo quán triệt và
xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao ñộng trong việc ñiều chỉnh các quan
hệ xã hội về sử dụng lao ñộng. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật lao ñộng thể hiện
quan ñiểm, ñường lối, chính sách của ðảng, Nhà nước ta về lĩnh vực lao ñộng. Dưới ñây ta sẽ
lần lược nghiên cứu các nguyên tắc này.
1 - Nguyên tắc bảo vệ người lao ñộng
Tư tưởng bảo vệ người lao ñộng xuất phát từ quan ñiểm coi mục tiêu và ñộng lực chính của
sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao ñộng” ñược
ñề ra tại ðại hội ðảng toàn quốc lần thứ VII.
Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao ñộng rất rộng, ñòi hỏi pháp luật phải thể hiện
quan ñiểm bảo vệ họ với tư cách bảo vệ con người, chủ thể của quan hệ lao ñộng. Vì vậy, nó
không chỉ bao hàm mục ñích bảo vệ sức lao ñộng, bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng của
người lao ñộng, mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện như: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập,
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống của bản thân và gia ñình họ, thời giờ nghỉ
ngơi, nhu cầu nâng cao trình ñộ, liên kết và phát triển trong môi trường lao ñộng và xã hội lành
mạnh. Vì thế, nguyên tắc bảo vệ người lao ñộng bao gồm các nội dung sau ñây:
a - ðảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt ñối xử của
người lao ñộng
Hiến pháp nước ta quy ñịnh lao ñộng là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã
hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao ñộng. Bộ luật lao ñộng cũng quy
7
ñịnh: “Mọi người ñều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị
phân biệt ñối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”. Nội dung của
các quy ñịnh này là sự ñảm bảo về mặt pháp lý cho người lao ñộng trong phạm vi khả năng,
nguyện vọng của mình có ñược cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền làm việc.
ðể người lao ñộng ñược hưởng và thực hiện ñược các quyền nói trên của mình, pháp luật
lao ñộng ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao ñộng; ñồng
thời cũng quy ñịnh trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc
tạo ñiều kiện ñể người lao ñộng có việc làm và ñược làm việc.
b - Trả lương, tiền công theo thỏa thuận
Xuất phát từ quan ñiểm cho rằng sức lao ñộng là hàng hóa, tiền lương là giá cả sức lao
ñộng, các quy ñịnh về tiền lương do Nhà nước ban hành phải phản ánh ñúng giá trị sức lao
ñộng.
Tùy từng tính chất, ñặc ñiểm khác nhau của từng loại lao ñộng mà Nhà nước quy ñịnh chế
ñộ tiền lương hợp lý, và phải quán triệt các nguyên tắc sau ñây:
- Lao ñộng có trình ñộ chuyên môn cao, thành tạo, chất lượng cao, làm việc nhiều thì
ñược trả công cao và ngược lại.
- Những lao ñộng ngang nhau phải ñược trả công ngang nhau.
Bộ luật lao ñộng quy ñịnh tiền lương của người lao ñộng do hai bên thỏa thuận, nhưng
không ñược thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy ñịnh. ðồng thời ñể ñảm bảo quyền
lợi của người lao ñộng trong việc ñược trả lương và hưởng lương trên cơ sở thỏa thuận, pháp
luật lao ñộng cũng quy ñịnh những biện pháp bảo vệ người lao ñộng và bảo hộ tiền lương của
người lao ñộng.
c - Thực hiện bảo hộ lao ñộng ñối với người lao ñộng
Hiến pháp nước ta quy ñịnh: “Nhà nước ban hành chính sách, chế ñộ bảo hộ lao ñộng”;
ñồng thời pháp luật lao ñộng cũng quy ñịnh: “Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ
lao ñộng, an toàn lao ñộng, vệ sinh lao ñộng, ñưa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và
ngân sách của Nhà nước; ñầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng
cụ, thiết bị an toàn lao ñộng, vệ sinh lao ñộng, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống
tiêu biểu, quy trình, quy phạm về an toàn lao ñộng, vệ sinh lao ñộng”. Các quy ñịnh này xuất
phát từ quan ñiểm và nhận thức: con người là vốn quý, là lực lượng lao ñộng chủ yếu của xã
hội. Do vậy, việc bảo vệ sức khỏe chung và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao ñộng cho người lao
ñộng nói riêng là nhiệm vụ và trách nhiệm không thể thiếu ñược của Nhà nước và các doanh
nghiệp.
Những ñảm bảo về mặt pháp lý ñể người lao ñộng thực sự ñược hưởng quyền bảo hộ lao
ñộng thể hiện ở các ñiểm sau:
- ðược ñảm bảo làm việc trong ñiều kiện an toàn và vệ sinh lao ñộng;
- ðược hưởng chế ñộ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
- ðược hưởng các chế ñộ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, có
yếu tố ñộc hại, nguy hiểm;
- ðược sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, ñược áp dụng thời gian làm việc rút ngắn
ñối với công việc ñộc hại, nặng nhọc;
- ðược ñảm bảo các ñiều kiện về vật chất khi khám và ñiều trị tai nạn lao ñộng, bệnh
nghề nghiệp.
d - ðảm bảo quyền ñược nghỉ ngơi của người lao ñộng
8
Nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu ñược của cuộc sống. Quyền ñược nghỉ ngơi là một
quyền cơ bản ñược ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao ñộng.
Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, ñặc ñiểm lao ñộng trong từng khu vực khác
nhau, Nhà nước ngoài việc quy ñịnh thời gian làm việc hợp lý, còn quy ñịnh thời gian nghỉ
ngơi ñối với người lao ñộng nhằm tạo ñiều kiện cho họ khả năng phục hồi sức khỏe, tái sản
xuất sức lao ñộng và tăng năng suất lao ñộng.
ñ - Tôn trọng quyền ñại diện của tập thể lao ñộng
Người lao ñộng làm việc trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân cũng như
doanh nghiệp Nhà nước, ñều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy, ñiều lệ của
doanh nghiệp và quy ñịnh của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy ñịnh của
pháp luật về sử dụng lao ñộng. Người lao ñộng thực hiện các quyền này của mình thông qua
ñại diện của họ - ñó là tổ chức Công ñoàn.
Nội dung của nguyên tắc này ñược quy ñịnh trong Hiến pháp, Bộ luật lao ñộng, và Luật
Công ñoàn.
Quyền ñược thành lập, gia nhập và hoạt ñộng công ñoàn ñể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình là một trong các quyền quan trọng của người lao ñộng ñược pháp luật lao ñộng ghi
nhận và ñảm bảo thực hiện. Các quyền này ñược quy ñịnh cụ thể trong Luật công ñoàn.
e - Thực hiện bảo hiểm xã hội ñối với người lao ñộng
Bảo hiểm xã hội là một hoạt ñộng không thể thiếu ñược trong ñời sống xã hội, và càng
không thể thiếu ñối với người lao ñộng, ñó là một ñảm bảo rất quan trọng và có ý nghĩa thiết
thực, góp phần ổn ñịnh cuộc sống cho người lao ñộng trong những trường hợp rủi ro.
Quyền ñược bảo hiểm xã hội là một trong các quyền cơ bản của người lao ñộng ñược pháp
luật ghi nhận và bảo vệ. Nhà nước và các ñơn vị sử dụng lao ñộng có trách nhiệm thực hiện các
chế ñộ bảo hiểm ñối với người lao ñộng.
Nội dung của nguyên tắc này là người lao ñộng trong mọi thành phần kinh tế, không phân
biệt nghề nghiệp, thành phần xã hội, tôn giáo, giới tính, nếu có tham gia vào quan hệ lao ñộng,
có ñóng góp bảo hiểm xã hội theo quy ñịnh của pháp luật lao ñộng thì ñều ñược ñảm bảo các
ñiều kiện về vật chất trong trường hợp tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao ñộng, mất việc làm
nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn ñịnh ñời sống, tạo ñiều kiện ñể người lao ñộng an tâm
lao ñộng, thúc ñẩy sản xuất phát triển.
2 - Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao ñộng
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao ñộng là tư tưởng chủ ñạo xuyên suốt
quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật lao ñộng. Bởi lẽ, người sử dụng lao ñộng là một bên
của quan hệ lao ñộng, cùng với việc bảo vệ người lao ñộng, không thể không tính ñến việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao ñộng. ðiều 57 Hiến pháp 1992 quy ñịnh: “
công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy ñịnh của pháp luật”, và ðiều 58 Hiến pháp