Tài liệu hướng dẫn môn học Kế toán quốc tế (kế toán Mỹ)

1. Giống nhau: + Tổng Tài sản = Tổng Nguồn Vốn + Nếu TK thuộc Tài sản: thường tăng ghi Nợ, giảm ghi Có + Nếu TK thuộc Nguồn Vốn: thường tăng ghi Có, giảm ghi Nợ + Trong cùng một định khoản thì tổng số tiền bên Nợ phải bằng tổng số tiền bên Có 2. Khác nhau: * Kế toán Việt Nam: Kế toán viên phải hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán cố định theo Bộ Tài chính quy định * Kế toán Mỹ: Kế toán viên được tự do mở hệ thống tài khoản kế toán riêng cho doanh nghiệp mình miễn sao phù hợp với tình hình kinh tế thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. * Thông thường một hệ thống kế toán Mỹ gồm 5 loại: Loại 1: Tài Sản Loại 2: Nợ Phải Trả Loại 3: Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu Loại 4: Doanh thu Loại 5: Chi phí

doc58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4411 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn môn học Kế toán quốc tế (kế toán Mỹ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN MỸ I. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán Mỹ và Kế toán Việt Nam 1. Giống nhau: + Tổng Tài sản = Tổng Nguồn Vốn + Nếu TK thuộc Tài sản: thường tăng ghi Nợ, giảm ghi Có + Nếu TK thuộc Nguồn Vốn: thường tăng ghi Có, giảm ghi Nợ + Trong cùng một định khoản thì tổng số tiền bên Nợ phải bằng tổng số tiền bên Có 2. Khác nhau: * Kế toán Việt Nam: Kế toán viên phải hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán cố định theo Bộ Tài chính quy định * Kế toán Mỹ: Kế toán viên được tự do mở hệ thống tài khoản kế toán riêng cho doanh nghiệp mình miễn sao phù hợp với tình hình kinh tế thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. * Thông thường một hệ thống kế toán Mỹ gồm 5 loại: Loại 1: Tài Sản Loại 2: Nợ Phải Trả Loại 3: Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu Loại 4: Doanh thu Loại 5: Chi phí 3. Hệ thống TK kế toán Mỹ thông thường đối với một doanh nghiệp thương mại Mỹ như sau: Loại 1: Tài Sản 111 Tiền 112 Thương phiếu phải thu 113 Khoản phải thu 114 Doanh thu phải thu 115 Vật dụng mỹ thuật 116 Vật dụng văn phòng 117 Tiền thuê nhà trả trước 118 Bảo hiểm trả trước 141 Đất 142 Nhà 143* Khấu hao lũy kế nhà 144 Thiết bị mỹ thuật 145* Khấu hao lũy kế thiết bị mỹ thuật 146 Thiết bị văn phòng 147* Khấu hao lũy kế thiết bị văn phòng Loại 2: Nợ Phải Trả 211 Thương phiếu phải trả 212 Khoản phải trả 213 Doanh thu chưa thực hiện 214 Lương phải trả 215 Thuế TNDN phải nộp 216 Cổ tức phải trả 221 Nợ thế chấp phải trả Loại 3: Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu 311 Cổ phiếu thường (Vốn CSH đầu tư) 312* Rút vốn 313 Kết quả kinh doanh 314 Lợi nhuận giữ lại (Lãi ròng) 315* Cổ tức thông báo Loại 4: Doanh thu 411 Doanh thu quảng cáo 412 Doanh thu mỹ thu Loại 5: Chi phí 511 Chi phí tiền công 512 Chi phí tiện ích (điện, nước) 513 Chi phí điện thoại 514 Chi phí thuê nhà 515 Chi phí bảo hiểm 516 Chi phí vật dụng mỹ thuật 517 Chi phí vật dụng văn phòng 518 Chi phí khấu hao nhà 519 Chi phí khấu hao thiết bị mỹ thuật 520 Chi phí khấu hao thiết bị văn phòng 521 Chi phí lãi II. Quy trình kế toán Mỹ Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ Bước 2: Đưa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào sổ nhật ký chung và sổ cái Bước 3: Lấy số dư của từng trang sổ cái đưa vào cột 2 của Bảng cân đối thử đã được điều chỉnh (hoặc tự tìm số dư của từng tài khoản nếu không kẻ sổ cái) Bước 4: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế điều chỉnh, bổ sung cuối kỳ và xác định kết quả kinh doanh Bước 5: Đưa các nghiệp vụ kinh tế điều chỉnh, bổ sung cuối kỳ vào cột 3 của Bảng cân đối thử đã được điều chỉnh (Bảng CĐTĐĐĐC) Bước 6: Lược số dư của cột 2 và cột 3 của Bảng CĐTĐĐĐC, kết quả đưa vào cột 4 của Bảng CĐTĐĐĐC Bước 7: Chuyển số tiền của TK Doanh thu và Chi phí ở cột 4 sang cột 5 của Bảng CĐTĐĐĐC Bước 8: Chuyển số tiền của những TK còn lại của cột 4 sang cột 6 của Bảng CĐTĐĐĐC Bước 9: Sau khi từng cột của Bảng CĐTĐĐĐC có tổng số tiền bên Nợ bằng Tổng số tiền bên Có chứng tỏ các bút toán điều chỉnh, bổ sung cuối kỳ đã được định khoản đúng thì nhân viên kế toán mới ghi các bút toán điều chỉnh, bổ sung cuối kỳ kể cả bút toán XĐKQKD vào sổ nhật ký chung và sổ cái và kết thúc quy trình kế toán. III. Cách ghi sổ nhật ký chung, sổ cái, bảng cân đối thử đã được điều chỉnh Cách ghi sổ nhật ký chung Cột 1: “Ngày tháng”: chia thành 2 cột nhỏ, cột nhỏ thứ nhất ghi tháng, năm; cột nhỏ thứ hai ghi ngày chứng từ phát sinh Cột 2: “Diễn giải”: Dòng đầu ghi nội dung TK ghi Nợ (ghi sát đầu dòng); dòng thứ hai ghi nội dung TK ghi Có (ghi lùi vào trong một ô); dòng thứ ba là diễn giải nội dung kinh tế của nghiệp vụ (ghi lùi vào trong một ô nữa) Cột 3: “Tham chiếu”: dùng để ghi số TK của từng trang sổ cái tương ứng với nghiệp vụ phát sinh (chỉ được ghi vào cột này khi số liệu đã được chuyển từ sổ nhật ký chung sang sổ cái rồi) Cột 4: “Nợ”: phản ánh số tiền ghi Nợ Cột 5: “Có”: phản ánh số tiền ghi Có Cách ghi sổ cái Cột 1: “Ngày tháng”: ghi vào cột này giống như ghi cột ngày tháng của Sổ nhật ký chung Cột 2: “Khoản mục”: cột này dùng để giải thích những nghiệp vụ ghi sổ bị sai, bị đảo… Cột 3: “Tham chiếu”: dùng để ghi số trang của sổ nhật ký chung để khi cần có thể đối chiếu giữa 2 sổ Cột 4: “Nợ”: phản ánh số tiền ghi Nợ Cột 5: “Có”: phản ánh số tiền ghi Có Cột 6: “Số dư”: Phản ánh số tiền dư Nợ hoặc dư Có ứng với từng TK Cách ghi bảng cân đối thử đã được điều chỉnh Cột 1: “Tên tài khoản” Cột 2: “Bảng cân đối thử”: Lấy số dư của từng trang sổ cái đưa vào (nếu không kẻ sổ cái thì tự tìm số dư của từng TK rồi đưa vào) Cột 3: “Các khoản điều chỉnh”: Đưa các bút toán điều chỉnh, bổ sung cuối kỳ đã định khoản vào cột này Cột 4: “Bảng cân đối thử sau điều chỉnh”: Lược số dư giữa cột 2 và cột 3, kết quả đưa vào cột 4 Cột 5: “Báo cáo thu nhập”: Chuyển số tiền của TK Doanh thu và Chi phí ở cột 4 sang cột 5 Cột 6: “Bảng CĐKT”: Chuyển số tiền của những TK còn lại ở cột 4 sang cột 6, ngoại trừ TK Doanh thu và Chi phí đã chuyển sang cột 5 rồi không được chuyển sang cột 6 CHƯƠNG II: KẾ TOÁN CÔNG TY THƯƠNG MẠI I. Kế toán công ty thương mại áp dụng kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên 1. Kế toán mua hàng * Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp mua hàng hóa về nhập kho N ( Hàng tồn kho) N ( Thuế GTGT đầu vào) C ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) * Trường hợp 2: Phản ánh chi phí vận chuyển hàng mua N ( Chi phí vận chuyển hàng mua) N ( Thuế GTGT đầu vào) C ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) * Trường hợp 3: Trường hợp mua hàng mà có phát sinh hàng mua trả lại N ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) C ( Hàng tồn kho ) C ( Thuế GTGT đầu vào) * Trường hợp 4: Trường hợp mua hàng mà có phát sinh giảm giá hàng mua N ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) C ( Hàng tồn kho ) C ( Thuế GTGT đầu vào) * Trường hợp 5: Trường hợp mua hàng mà có phát sinh chiết khấu mua hàng ( chiết khấu thanh toán): chiết khấu mua hàng làm giảm giá trị hàng tồn kho và giảm khoản phải trả, đây là điểm khác biệt so với kế toán Việt Nam N (Phải trả nhà cung cấp) C ( Hàng tồn kho ) * Chú ý: Kế toán Mỹ không có tài khoản chiết khấu thương mại vì nếu có chiết khấu thương mại xảy ra thì người bán khi xuất hóa đơn bán hàng đã ghi theo giá đã giảm. Chiết khấu mua hàng và chiết khấu bán hàng đều cho giảm trên giá bán chưa thuế 2. Kế toán bán hàng * Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp xuất hàng hóa bán trực tiếp tại kho + N (Giá vốn hàng bán) C ( Hàng tồn kho ) + N (Tiền, Phải thu khách hàng) C ( Doanh thu bán hàng ) C ( Thuế GTGT đầu ra) C ( Thuế bán lẻ) * Trường hợp 2: Phản ánh chi phí vận chuyển hàng bán N ( Chi phí vận chuyển hàng bán) N ( Thuế GTGT đầu vào) C ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) * Trường hợp 3: Trường hợp bán hàng mà có phát sinh hàng bán bị trả lại + N (Hàng tồn kho ) C ( Giá vốn hàng bán ) + N ( Hàng bán bị trả lại) N ( Thuế GTGT đầu ra) N ( Thuế bán lẻ) C (Tiền, Phải thu khách hàng) * Trường hợp 4: Trường hợp bán hàng mà có phát sinh giảm giá hàng bán N ( Giảm giá hàng bán) N ( Thuế GTGT đầu ra) (nếu có) N ( Thuế bán lẻ) (nếu có) C (Tiền, Phải thu khách hàng) * Trường hợp 5: Trường hợp bán hàng mà có phát sinh chiết khấu bán hàng N ( Chiết khấu bán hàng) C (Tiền, Phải thu khách hàng) Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán Mỹ bỏ qua bút toán xác định doanh thu thuần trước khi xác định kết quả kinh doanh và họ xem các TK: hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng là những TK chi phí nên được tập hợp và kết chuyển để XĐKQKD như những TK chi phí. Do đó, quy trình XĐKQKD như sau: Tập hợp chi phí và kết chuyển chi phí N (XĐQKD) C (Giá vốn hàng bán) C ( Hàng bán bị trả lại) C ( Giảm giá hàng bán) C ( Chiết khấu bán hàng) C ( Chi phí vận chuyển hàng mua) C ( Chi phí vận chuyển hàng bán) C ( Chi phí lương) C ( Chi phí khấu hao TSCĐ) C ( Chi phí tiện ích) C ( Chi phí lãi) …. …. Tập hợp doanh thu và kết chuyển doanh thu N (Doanh thu bán hàng) N (Thu nhập lãi) …. …. C ( XĐQKD) Kết quả kinh doanh + Nếu C (XĐKQKD) > N (XĐKQKD) à DN lời: Tính thuế TNDN phải nộp: N (Chi phí thuế TNDN) C ( Thuế TNDN phải nộp) Nộp thuế (nếu có) N (Thuế TNDN phải nộp) C (Tiền ) Kết chuyển lợi nhuận N (XĐKQKD) C ( Chi phí thuế TNDN) C (Lãi ròng) + Nếu C (XĐKQKD) < N (XĐKQKD) à DN lỗ Kết chuyển lỗ N (Lãi ròng) C (XĐKQKD) II. Kế toán công ty thương mại áp dụng kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1. Kế toán mua hàng * Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp mua hàng hóa về nhập kho N ( Hàng mua) N ( Thuế GTGT đầu vào) C ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) * Trường hợp 2: Phản ánh chi phí vận chuyển hàng mua N ( Chi phí vận chuyển hàng mua) N ( Thuế GTGT đầu vào) C ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) * Trường hợp 3: Trường hợp mua hàng mà có phát sinh hàng mua trả lại N ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) C ( Hàng mua trả lại) C ( Thuế GTGT đầu vào) * Trường hợp 4: Trường hợp mua hàng mà có phát sinh giảm giá hàng mua N ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) C (Giảm giá hàng mua) C ( Thuế GTGT đầu vào) * Trường hợp 5: Trường hợp mua hàng mà có phát sinh chiết khấu mua hàng ( chiết khấu thanh toán): N ( Phải trả nhà cung cấp) C ( Chiết khấu mua hàng) * Chú ý: Kế toán Mỹ không có tài khoản chiết khấu thương mại vì nếu có chiết khấu thương mại xảy ra thì người bán khi xuất hóa đơn bán hàng đã ghi theo giá đã giảm. Chiết khấu mua hàng và chiết khấu bán hàng đều cho giảm trên giá bán chưa thuế 2. Kế toán bán hàng * Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp xuất hàng hóa bán trực tiếp tại kho (không định khoản giá vốn hàng bán vì hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ) N (Tiền, Phải thu khách hàng) C ( Doanh thu bán hàng ) C ( Thuế GTGT đầu ra) C ( Thuế bán lẻ) * Trường hợp 2: Phản ánh chi phí vận chuyển hàng bán N ( Chi phí vận chuyển hàng bán) N ( Thuế GTGT đầu vào) C ( Tiền, phải trả nhà cung cấp) * Trường hợp 3: Trường hợp bán hàng mà có phát sinh hàng bán bị trả lại N ( Hàng bán bị trả lại) N ( Thuế GTGT đầu ra) N ( Thuế bán lẻ) C (Tiền, Phải thu khách hàng) * Trường hợp 4: Trường hợp bán hàng mà có phát sinh giảm giá hàng bán N ( Giảm giá hàng bán) N ( Thuế GTGT đầu ra) (nếu có) N ( Thuế bán lẻ) (nếu có) C (Tiền, Phải thu khách hàng) * Trường hợp 5: Trường hợp bán hàng mà có phát sinh chiết khấu bán hàng N ( Chiết khấu bán hàng) C (Tiền, Phải thu khách hàng) 3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán Mỹ bỏ qua bút toán xác định doanh thu thuần trước khi xác định kết quả kinh doanh. Kế toán Mỹ xem các TK: Hàng tồn kho đầu kỳ, Hàng mua, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng là những TK chi phí nên được tập hợp và kết chuyển để XĐKQKD như những TK chi phí. Kế toán Mỹ xem các TK: Hàng tồn kho cuối kỳ, Hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua, chiết khấu mua hàng như là những TK thu nhập nên được tập hợp và kết chuyển để XĐKQKD như những TK thu nhập Giải thích cách kết chuyển trên theo nguyên lý như sau: Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua – Hàng tồn kho cuối kỳ Do đó, quy trình XĐKQKD như sau Tập hợp chi phí và kết chuyển chi phí N (XĐQKD) C (Hàng tồn kho đầu kỳ ) C ( Hàng mua ) C ( Hàng bán bị trả lại) C ( Giảm giá hàng bán) C ( Chiết khấu bán hàng) C ( Chi phí vận chuyển hàng mua) C ( Chi phí vận chuyển hàng bán) C ( Chi phí lương) C ( Chi phí khấu hao TSCĐ) C ( Chi phí tiện ích) C ( Chi phí lãi) …. Tập hợp doanh thu và kết chuyển doanh thu N (Hàng tồn kho cuối kỳ) N (Hàng mua trả lại) N (Giảm giá hàng mua) N (Chiết khấu mua hàng ) N (Doanh thu bán hàng) N (Thu nhập lãi) …. C ( XĐQKD) Kết quả kinh doanh + Nếu C (XĐKQKD) > N (XĐKQKD) à DN lời Tính thuế TNDN phải nộp: N (Chi phí thuế TNDN) C ( Thuế TNDN phải nộp) Nộp thuế (nếu có) N (Thuế TNDN phải nộp) C (Tiền ) Kết chuyển lợi nhuận N (XĐKQKD) C ( Chi phí thuế TNDN) C (Lãi ròng) + Nếu C (XĐKQKD) < N (XĐKQKD) à DN lỗ Kết chuyển lỗ N (Lãi ròng) C (XĐKQKD) CHƯƠNG III : KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI I. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi * Cuối năm tài chính, kế toán phải tiến hành trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi dự định sẽ xóa nợ vào năm sau (phần trích lập trước này sẽ đưa vào chi phí năm nay) Khi lập dự phòng: N (Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi) C (Dự phòng nợ phải thu khó đòi) Khi thực tế xóa nợ vào năm sau: + Nếu số nợ xóa < Số đã trích lập: trích lập thừa N (Dự phòng nợ phải thu khó đòi) C (Phải thu khách hàng) Số trích lập thừa còn lại dùng để dự phòng cho năm tiếp theo. Năm tiếp theo thì nên xem xét là cần lập dự phòng thật sự bao nhiêu, số còn thừa của năm trước là bao nhiêu để từ đó suy ra năm nay cần lập thêm bao nhiêu cho năm tiếp theo sau nữa cho phù hợp + Nếu số nợ xóa > Số đã trích lập: thì trích lập thêm N (Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi) ( trích lập thêm) N (Dự phòng nợ phải thu khó đòi) C (Phải thu khách hàng) * Trường hợp nếu sau khi đã xóa nợ mà khách hàng mang tiền đến trả nợ: + Nếu thời điểm khách hàng trả nợ cùng năm tài chính với năm xóa nợ: thì hoàn nhập dự phòng và thu tiền bình thường N (Phải thu khách hàng) C (Dự phòng nợ phải thu khó đòi) N (Tiền) C (Phải thu khách hàng) + Nếu thời điểm khách hàng trả nợ sau năm tài chính với năm xóa nợ: thì đây là một khoản thu nhập khác (thu nhập bất thường) N (Tiền) C (Thu nhập khác) II. Kế toán các khoản phải thu 1. Kế toán khoản phải thu thông thường - Khi doanh nghiệp bán hàng thiếu chịu cho khách hàng N (Phải thu khách hàng) C ( Doanh thu bán hàng ) C ( Thuế GTGT đầu ra) C ( Thuế bán lẻ) - Khi khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp N (Tiền) C (Phải thu khách hàng) 2. Kế toán thương phiếu phải thu a) Khái niệm: Thương phiếu phải thu là giấy nhận nợ của khách hàng do khách hàng mua hàng hóa thiếu chịu hoặc vay mượn của doanh nghiệp một số tiền. Nếu cần tiền trước hạn, doanh nghiệp có thể mang thương phiếu đến ngân hàng thương mại xin chiết khấu b) Kế toán thương phiếu phải thu - Khi doanh nghiệp bán hàng thiếu chịu cho khách hàng và khách hàng ký nhận nợ bằng một thương phiếu phải thu N (Thương phiếu phải thu) C ( Doanh thu bán hàng ) C ( Thuế GTGT đầu ra) C ( Thuế bán lẻ) - Hoặc khi doanh nghiệp cho khách hàng vay và khách hàng ký nhận nợ bằng một thương phiếu phải thu: N (Thương phiếu phải thu) C (Tiền) - Khi khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp (lúc đáo hạn) N (Tiền) C (Thương phiếu phải thu) C (Thu nhập lãi) (nếu có c) Kế toán chiết khấu thương phiếu phải thu: Khi doanh nghiệp mang thương phiếu đến ngân hàng thương mại xin chiết khấu thì doanh nghiệp đưa thương phiếu lại cho NH giữ và nhận về một số tiền đúng bằng giá trị còn lại theo công thức sau. Riêng NH thì sẽ giữ thương phiếu này chờ đến ngày đáo hạn sẽ đòi tiền người thiếu nợ có tên trên thương phiếu số tiền bằng gốc + lãi *Các công thức mà NHTM dùng để chiết khấu thương phiếu (TP) + Lãi suất CK = lãi suất cho vay / ( 1+ lãi suất cho vay) + Thời hạn CK: được tính kể từ ngày NH chấp nhận TP đến ngày đáo hạn của TP (NH lấy ngày đầu bỏ ngày đáo hạn) + Giá trị đến hạn của TP = gốc của TP + lãi của TP + Tiền lãi CK = Giá trị đến hạn x Lãi suất CK/30,360 x Thời hạn CK + Hoa hồng chiết khấu = Giá trị đến hạn x tỷ lệ hoa hồng CK + Phí CK = Giá trị đến hạn x tỷ lệ phí CK + Giá trị còn lại = Giá trị đến hạn - Tiền lãi CK - Hoa hồng chiết khấu - Phí CK *Doanh nghiệp hạch toán khi chiết khấu thương phiếu + Nếu giá trị còn lại của thương phiếu > Giá trị gốc của thương phiếu N (Tiền): giá trị còn lại C (Thương phiếu phải thu): gốc thương phiếu C (Thu nhập lãi): chênh lệch giữa giá trị còn lại và gốc thương phiếu + Nếu giá trị còn lại của thương phiếu < Giá trị gốc của thương phiếu N (Tiền): giá trị còn lại N (Chi phí lãi): chênh lệch giữa giá trị còn lại và gốc thương phiếu C (Thương phiếu phải thu): gốc thương phiếu Xét ví dụ1: nội dung của ví dụ là nghiệp vụ 18 của BT 10 …………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………..…………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………..……………………………………………………… CHƯƠNG IV: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ I. Kế toán các khoản phải trả thông thường - Khi doanh nghiệp mua hàng thiếu chịu N (Hàng tồn kho) N (Thuế GTGT đầu vào) C (Phải trả nhà cung cấp) - Khi doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp N (Phải trả nhà cung cấp) C (Tiền) II. Kế toán thương phiếu phải trả Khái niệm: Thương phiếu phải trả là giấy nhận nợ của doanh nghiệp do doanh nghiệp mua hàng hóa thiếu chịu hoặc vay mượn của khách hàng một số tiền. 1. Kế toán thương phiếu phải trả: loại gốc, lãi trả một lần lúc đáo hạn - Khi doanh nghiệp phát hành thương phiếu phải trả do doanh nghiệp mua hàng hóa thiếu chịu N (Hàng tồn kho) N (Thuế GTGT đầu vào) C (Thương phiếu phải trả) - Khi doanh nghiệp phát hành thương phiếu phải trả do vay mượn của khách hàng một số tiền N (Tiền) C (Thương phiếu phải trả) - Khi doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp hoặc trả nợ vay N (Thương phiếu phải trả) N ( Chi phí lãi) (nếu có) C (Tiền) 2. Kế toán thương phiếu phải trả: loại gốc trả đều hàng kỳ, lãi trả theo số dư giảm dần - Khi doanh nghiệp phát hành thương phiếu phải trả do doanh nghiệp mua hàng hóa thiếu chịu N (Hàng tồn kho) N (Thuế GTGT đầu vào) C (Thương phiếu phải trả) - Hoặc doanh nghiệp phát hành thương phiếu phải trả do vay mượn của khách hàng một số tiền N (Tiền) C (Thương phiếu phải trả) - Hàng kỳ, khi doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp hoặc trả nợ vay một phần gốc, một phần lãi N (Thương phiếu phải trả): một phần gốc N ( Chi phí lãi) (nếu có): lãi C (Tiền) ……. ……. Xét ví dụ 2: Doanh nghiệp vay của một ngân hàng một số tiền là 30.000 $, lãi suất 10%/ năm, thời hạn 3 năm, mỗi năm trả một lần. Đây là loại thương phiếu loại gốc trả đều, lãi trả theo số dư giảm dần. Hãy định khoản lúc phát hành, hàng kỳ trả gốc, lãi? Giải Năm (kỳ) Số dư gốc đầu kỳ Số tiền gốc + lãi trả đều hàng kỳ Lãi Gốc Số dư gốc cuối kỳ 1 2 3 Định khoản ………………………………………………………………………………………………..………