Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành chăn nuôi trong nước đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống vật nuôi mới, cho khả năng sản xuất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên vấn đề nhức nhối mà chúng ta vẫn luôn gặp phải trong chăn nuôi đó là tình hình về dịch bệnh của gia súc, nhất là trong giai đoạn còn non vì : Gia súc non là những cơ thể đang phát triển, các chức năng của một số cơ quan mới đang dần được hoàn chỉnh và ổn định, cơ thể gia súc non có những điểm khác với gia súc trưởng thành. Với đặc điểm còn nhỏ, mong manh, gia súc non cần được quan tâm và chăm sóc, đặc biệt cần chú ý đến sức khỏe vì trong giai đoạn này hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể còn kém, khả năng chống chịu với bệnh tật không cao. Khi gia súc non mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng đàn. Với cương vị của một bác sĩ thú y tương lai, với tinh thần yêu nghề, yêu động vật, và lòng nhiệt huyết chúng em cùng nhau thực hiện chuyên đề: “ Các bệnh ở gia súc non” để tìm hiểu, học hỏi và tăng thêm nguồn kiến thức, sau này khi ra thực tế có thể giúp bà con nông dân tránh gặp phải để năng cao hiệu quả chăn nuôi đến mức cao nhất có thể.
47 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn học Ngoại khoa thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGOẠI KHOA THÚ YGiảng viên: Th.s Phan Thị Hồng Phúc Thực hiện chuyên đề: Nhóm 9 Chu Thị Vân Anh Nguyễn ThịThanhLoan Phạm Thị Dung Nguyễn Thị Liễu Ngô Văn Độ Hà Văn Ước Phạm Thị Thu HàĐẶT VẤN ĐỀChăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành chăn nuôi trong nước đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống vật nuôi mới, cho khả năng sản xuất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên vấn đề nhức nhối mà chúng ta vẫn luôn gặp phải trong chăn nuôi đó là tình hình về dịch bệnh của gia súc, nhất là trong giai đoạn còn non vì : Gia súc non là những cơ thể đang phát triển, các chức năng của một số cơ quan mới đang dần được hoàn chỉnh và ổn định, cơ thể gia súc non có những điểm khác với gia súc trưởng thành. Với đặc điểm còn nhỏ, mong manh, gia súc non cần được quan tâm và chăm sóc, đặc biệt cần chú ý đến sức khỏe vì trong giai đoạn này hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể còn kém, khả năng chống chịu với bệnh tật không cao. Khi gia súc non mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng đàn. Với cương vị của một bác sĩ thú y tương lai, với tinh thần yêu nghề, yêu động vật, và lòng nhiệt huyết chúng em cùng nhau thực hiện chuyên đề: “ Các bệnh ở gia súc non” để tìm hiểu, học hỏi và tăng thêm nguồn kiến thức, sau này khi ra thực tế có thể giúp bà con nông dân tránh gặp phải để năng cao hiệu quả chăn nuôi đến mức cao nhất có thể. Đặc điểm sinh lý của gia súc non.1.Sự chuyển biến trong cơ thể gia súc non sau khi sinh.Thời kỳ còn trong bụng mẹ, việc cung cấp khí ôxi và thải khí CO2 đều phải qua tử cung. Sau khi sinh ra, cơ thể phải chuyển ngay hệ hô hấp tự lập. Sự giảm oxi trong các mô bào khi sinh, nhất là khi cắt rốn và sự tăng áp lực khí CO2, chứng axidoz do tiêu glycozen yếm khí đã kích thích trung tâm hô hấp, buộc cơ thể gia súc non phải hô hấp bằng phổi.Tuần hoàn máu cũng chuyển từ tuần hoàn máu tử cung thành tuần hoàn nhờ tim và phổi. Toàn bộ máu ở mạch máu rốn do đó sau khi sinh buộc phải chuyển toàn bộ qua gan.Đặc điểm sinh lý của gia súc non.Sự cân bằng nhiệt của bào thai được xác định do thân nhiệt của con mẹ. Cơ thể của gia súc sơ sinh sau khi mới sinh ra chưa có thể bù đắp ngay được lượng nhiệt bị mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vì vậy hầu như ở tất cả các động vật sau những giờ đầu tiên mới sinh đều bị giảm than nhiệt, sau đó thân nhiệt dần dần tăng lên. Đặc biệt bê và nghé sau khi sinh đã điều chỉnh ngay được thân nhiệt kể cả khi nhiệt độ bên ngoài môi trường khá thấp.Ngược lại lợn con sơ sinh rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động. Vì vậy phải đặc biệt chú ý tạo điều kiện thích hợp trong chuồng sinh sản, để chúng khỏi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi mới sinh.Đặc điểm sinh lý của gia súc non.Nhờ quá trình oxi hóa mô bào mỡ, nên gia súc điều chỉnh được than nhiệt. Khả năng điều chỉnh than nhiệt khác nhau ở gia súc sơ sinh là do mức độ phát triển khác nhau ở mô bào mỡ của từng cá thể, từng loại gia súc.Sự điều khiển trao đổi nước được thích ứng ngay nhờ sự tiết mồ hôi và bốc hơi qua bề mặt da.Sau khi sinh gia súc non phải tự thích ứng hang loạt điều kiện khác với môi trường trong bụng mẹ. Có thể nói, lúc đó cơ thể chúng ở tạng thái stress. Đặc điểm sinh lý của gia súc non.2. Sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan sau khi sinh Ở gia súc non nhiều cơ quan chưa thành thục về chức năng, còn khác xa với gia súc trưởng thành. Đặc biệt là hệ thần kinh. Sự phản ứng chậm chạp hơn đối các yếu tố tác động lên chúng là một biểu hiện cụ thể và rõ nét.Do chức năng chưa thành thục nên một số cơ quan dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa. Axit clohidric và các enzim đã tạo được trong hệ thống tiêu hóa của gia súc non, nhưng mức độ tiết dịch không bằng gia súc trưởng thành. Vì vậy gia súc non dễ bị rối loạn trao đổi chất.Khác với động vật trưởng thành ở bê có khoảng 80% thức ăn được tiêu hóa ở dạ cỏ nhờ hệ vi sinh vật sinh sống tại đó. Ngoài ra, nhờ một số enzim để tiêu hóa protein và các chất khô của sữa. còn những protein khác, như protit thực vật ở bê 4 tuần tuổi chưa có khẳ năng tiêu hóa được.Đặc điểm sinh lý của gia súc non.Sau khi sinh hoạt tính enzim lataza ở bê tăng lên 10 lần hơn hoạt tính của mantaza. Bởi vậy đường của sữa, được bê tiêu hóa ngay sau khi sinh, còn manto được tiêu hóa sau tuần lễ. Như vậy việc cho ăn các loại gluxit không tiêu hóa được không những đã tốn kém, mà còn làm cho cơ thể bê bắt buộc phải tiêu hóa, nên dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.Ở lợn con có giai đoạn không có axit clohidric trong dạ dày. Giai đoạn này được coi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên. Nhờ sự thích ứng đó mới tạo khả năng thẩm thấu được các kháng thể miễn dịch khi đưa vào cùng với sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn đó dịch vị không có hoạt tính phân giải protit, mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu và sữa, còn huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu.Đặc điểm sinh lý của gia súc non..Tuy nhiên đến 14-16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit clohidric ở dạ dày không còn là sự cần thiết sinh lý bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt khi cai sữa sớm, đã rút ngắn được giai đoạn thiếu axit chlohidric, hoạt hóa hoạt động tiết dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể.Một điểm cần chú ý ở gia súc non là hệ vi khuẩn thông thường ở ruột chưa hình thành.Trong tình trạng phát triển bình thường ở đường ruột của gia súc có nhiều loại vi khuẩn, nhất là vi khuẩn sinh axit lactic, vi khuẩn bifidium và một số cầu khuẩn đường ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó thương hàn, với proteus vulgaris và các loại vi khuẩn sinh thối rữa. Cơ chế đối kháng này là nhờ hoạt tính của axit lactic đã có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và gây thối rữa. Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng: nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh.Đặc điểm sinh lý của gia súc nonDo cơ thể gia súc sơ sinh chưa hình thành hệ vi sinh vật đường ruột bình thường và chưa có các vi khuẩn đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh nên cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Đây là một đặc điểm quan trọng cần chú ý đến, để chủ động phòng bệnh cho gia súc sơ sinh bằng cách đưa các chế phấm vi sinh vật có lợi vào đường ruột cho chúng.Đặc biệt đối với lợn con hệ vi sinh vật đường ruột phát triển rất kém so với bê, vì vậy lợn con hay mắc bệnh đường ruột hơn bê, nên việc phòng bệnh phải chú ý hơn.Đặc điểm sinh lý của gia súc non3.Nhu cầu các chất dinh dưỡng và các chất có hoạt tính sinh học ở gia súc non.Ở động vật non, protit đóng vai trò quan trọng vì nó là nguyên liệu tạo hình chủ yếu. Quá trình trao đổi protit tiến hành với cường độ cao, đặc biệt là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất nhanh, cho nên sự trao đổi và nhu cầu về protit rất cao. Cơ thể gia súc non không ngừng sử dụng protit để xây dựng các mô bào mới trong quá trình phát triển, đồng thời tu bổ và khôi phục các mô bào cũ. Nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu protit thì sự sinh trưởng của gia súc non sẽ chậm hoặc ngừng lại và khả năng chống đỡ bệnh tật rất kém.Như ta biết, ở gia súc non, một mặt do nhu cầu tạo hình luôn được tăng cường và mặt khác việc dự trữ các chất dinh dưỡng có hạn, vì vậy nếu không bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì chúng rất dễ bị các bệnh thiếu protit, gluxit, lipit, vitamin, nguyên tố vi lượngDo đó cơ thể gia súc non rất dễ bị các bệnh về trao đổi chất và các bệnh thiếu vitamin4.Tìm hiểu chung về các hệ cơ quan của gia súc non 4.1.Hệ tuần hoànCơ tim còn yếu, tần số tim đập nhanh, hay bị loạn nhịp sinh lý, tốc độ máu nhanh, độ pH trong máu nghiêng về toan. Hàm lượng protein trong máu thấp, lượng γ globulin trong máu rất ít, sự cân bằng về photpho canxi thay đổi liên tục, nhu cầu về sắt cao để tạo máu liên tục.4.Tìm hiểu chung về các hệ cơ quan của gia súc non4.2. Hệ hô hấp -Lỗ mũi của gia súc non ngắn và nhỏ, mao mạch ở niêm mạc lộ rõ. -Tổ chức phổi yếu, hệ thống mạch phát triển kém, lồng ngực nhỏ hẹp nên chúng thở nhanh nông và thở thể bụng. Vì vậy, gia súc non dễ mắc bệnh ở đường hô hấp.4.3. Hệ tiêu hóa -Đối với bê nghé, và dê con, rãnh thực quản đóng kín đến dạ thứ tư. Khi được 9-10 tháng tuổi, rãnh thực quản mở rộng dần và con vật ăn được thức ăn thô. - Trong thời gian bú sữa dạ cỏ phát triển chậm, cơ ruột yếu, đồng thời các men tiêu hóa hình thành chưa đầy đủ, khả năng giải độc kém 4.Tìm hiểu chung về các hệ cơ quan của gia súc non 4.4. Hệ tiết niệu Gia súc sơ sinh không có urobibinogen trong nước tiểu. Sau 3 – 10 ngày tuổi trở nên nồng độ tăng dần, đến 7 tháng tuổi thì giồng ở gia súc trưởng thành. 4.5 Khả năng điều tiết thân nhiệt.Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém nên rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm cho gia súc bị bệnh. Sau 15 -20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định.Gia súc non dễ bị mắc bệnh, khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng đàn gia súc.CHỨNG SUY DINH DƯỠNG 1.1. Nguyên nhânDo gia súc mẹ trong thời kỳ mang thai ít được bồi dưỡng, thức ăn thiếu protit, khoáng, vitamin.Gia súc mẹ bị bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.Do phối giống đồng huyết làm quá trình trao đổi chất của gia súc non giảm dẫn đến còi cọc, chậm lớn.- Do gia súc non bị bệnh như viêm ruột, viêm phổi, ký sinh trùngCHỨNG SUY DINH DƯỠNG1.2. Cơ chế sinh bệnh. Cơ thể bị rối loạn tiêu hóa làm khả năng vận động và tiết dịch ở dạ dầy ruột giảm, từ đó các chất đạm, khoáng, sinh tố hấp thu kém, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. Từ suy dinh dưỡng sẽ làm giảm hưng phấn vỏ não, làm mất khả năng điều chỉnh các trung khu dưới não. Mặt khác, để duy trì sự, cơ thể phải tiêu hao năng lượng của cơ thể, làm cơ thể ngày càng yếu, sức đề kháng giảm, vật hay mắc bệnh rồi suy nhược mà chết.CHỨNG SUY DINH DƯỠNG1.3. Triệu chứng. Chậm lớn, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, 4 chân yếu, đi không vững, thích nằm một chỗ, đôi khi có hiện tượng phùThở nhanh và nông tim đập nhanh, nhu động dạ dầy và ruột giảm, thức ăn trong ruột tích lại lên men gây nên ỉa chảy.Thân nhiệt thấp.Kiểm tra máu: hàm lượng huyết sắc tố, hồng cầu và bạch cầu giảm, tỉ lệ lâm ba cầu tăng, trong máu xuất hiện các dạng hồng cầu non.CHỨNG SUY DINH DƯỠNG1.4. Bệnh tích. - Xuất hiện thủy thũng dưới hầu, trước ngực. - Khi mổ không thấy lớp mỡ dưới da, thịt trắng bệch, cơ tim nhão, lớp mỡ vành tim bị thoái hóa dưới keo. - Phổi teo lại, có từng đám bị xẹp, gan bị teo và nhợt nhạt.CHỨNG SUY DINH DƯỠNG1.5. Phòng trị. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho gia súc mẹ. Con con đẻ ra phải cho bú sữa đầu, giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi ấm và sạch, tập cho gia súc ăn sớm. Bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc non các loại khoáng vi lượng, các lọai vitamin đặc biệt là vitamin DBỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON 1.Đặc điểm.Đây là bệnh kém tiêu hóa ở dạ dầy và ruột của gia súc non. Thường gặp nhất là bệnh ỉa phân trắng của lợn con và bê nghé. Bệnh được chia làm 2 thể: + thể đơn giản mang tính chất viêm thông thường + thể nhiễm độc do kế phát các vi trùng co sẵn trong đường ruột gây nên.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON2. Nguyên nhân. 1.Do bản thân gia súc non:+ Do phát dục của bào thai kém.+ Do những đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non như: dạ dày và ruột của lơn con trong ba tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có axit HCI, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin ít. thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh.+Gia súc non trong thời kỳ bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất nhanh, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng, vitamin. Trong khi đó sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng, nếu không bổ sung kịp thời, gia súc non dễ bị còi cọc và nhiễm bệnh.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON2. Do gia súc mẹ:+Không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai.+Trong thời gian nuôi con không đủ thức ăn hoặc bị bệnh.+Cho gia súc mẹ ăn nhiêu thức ăn khó tiêu.3. Do ngoại cảnh:+Do vệ sinh kém, gia súc non ít được vận động và tắm nắng.+Do vi trùng xâm nhậm.+Do ký sinh trùng. BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON2.3. Cơ chế sinh bệnh. Đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch, độ axít HCI giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và giảm khả năng tiêu hóa protit. -> Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao, tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh -> làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc-> Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động, con vật sinh ra ỉa chảy. Khi bị bệnh kéo dài-> con vật bị mất nước gây nên rối loạn trao đổi chất-> cơ thể nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON2.4. Triệu chứng.2.4.1. Lợn con ỉa phân trắng:+Trong 1-2 ngày đầu mắc bệnh, lợn vẫn bú và chạy nhảy như thường. Phân táo như hạt đậu xanh, nhạt màu. Sau đó phân lòng dần, có màu vàng hoặc trắng, có bọt và chất nhầy, mùi tanh khắmPhân trắng của heo con bị bệnh tiêu chảyBỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON+Ngày tiếp theo con vật bú ít hoặc không bú, lông xù dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, đuôi và kheo dính đầy phânHeo con bị tiêu chảy phân trắng BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON+Vật bị bệnh từ 5- 7 ngày, cơ thể bị kiệt sức dẫn đến chết. Nếu lợn con khỏi bệnh thì chậm lớn, còi cọc. Heo con bị yếu dần rồi chết.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON2.4.2. Bê nghé ỉa phân trắng.+ Bê nghé 10-15 ngày tuổi dễ mắc nhất, thậm chí sớm hơn.+ Con vật đi ỉa lỏng mùi chua nhưng vẫn bú và đi lại được. sau vài ngày con vật biểu hiện rõ triệu chứng toàn thân như sốt 40-41ºC.+ Giảm ăn thích nằm, có mùi tanh khắm, màu hơi xanh, bụng trướng to, thử nhanh và nông, tim đập nhanh và yếu. + Bệnh nặng gia súc có thể hôn mê, nhiệt độ hạ rồi chết.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON2.5. Điều trị.Nguyên tắc: phải chữa trị sớm và tích cực.Lợn con phân trắng:Hộ lý: Phải hạn chế cho bú mẹ, tách riêng lợn bị bệnh để theo dõi và điều trị. Kiểm tra vệ sinh chuồng trại và chế độ hcăm sóc, chú ý đến độ ẩm và nhiệt độ chuồng nuôi.Điều trị: + Dùng thuốc làm se niêm mạc ruôt: cho uống những có tanin như lá ổi quả hồng xiêm xanh, bột tanin, búp sim + Dùng kháng sinh cầm ỉa chảy, có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: streptomycin, kanamycin, neomycin + Dùng thuốc điều chỉnh sự cân bằng đường ruột: cho uống canh trùng B.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NONMột số bài thuốc dân gian:Bài 1: Cây bồ bồ rửa sạch, chặt nhỏ 500g; gừng tươi (sinh khương) 50g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 5-7 ngày.Bài 2: Rễ cây cỏ xước (khô) 400g; riềng gió (cao lương khương) 50g; vỏ quít hay vỏ cam, vỏ bưởi 50g; nước sạch 1.500ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NONBài 3: Hoàng đằng 500g; cỏ sữa lá lớn 100g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.Bài 5: Rễ cỏ xước khô 500g; gừng tươi 50g; nước sạch 2000ml. Đun sôi, cô đặc còn 500ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 3-5ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NONBê, nghé ỉa phân trắng:Hộ lý: cách ly con bệnh, hạn chế cho bú, cho uống nước đường pha muối hoặc dung dịch orezolĐiều trị: +Dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn đường ruột, có thể dùng các loại thuốc sau: streptomycin, kanamycin, KMnO 0,05% cho uống 500ml/ngày/con. +Dùng các thuốc trợ sức, trợ lực. +Phân biệt trường hợp bê, nghé bị ỉa phân trắng do giun đũa.BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON2.6. Phòng bệnh: Chú ý vệ sinh chống gia súc non bị lạnh, ẩm ướt và bẩn. Chăm sóc tốt gia súc cái khi mang thai Cho gia súc non tập ăn sớm, bổ sung vào khẩu phần ăn khoáng vi lượng và vitamin. Với Lợn con tiêm Dextran Fe vào 3 và 10 ngày tuổi để kích thích sinh trưởng và phát triển.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON 3.1. Đặc điểm Bệnh viêm phổi của gia súc non thường ở dạng phế quản phế viêm hoặc thùy phế viêm3.2. Nguyên nhân. - Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu do chăm sóc và nuôi dưỡng kém dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm, vi trùng dễ xâm nhập gây bệnh. - Nguyên nhân kế phát: + Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng. + Do kế phát từ bệnh nội khoa như viêm dạ dầy, viêm ruột. + Do kế phát từ bệnh ký sinh trùng như giun đũa, giun phổi.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON3.3. Cơ chế sinh bệnh. Khả năng thích ứng của cơ thể gia súc non với điều kiện ngoại cảnh rất kém -> chỉ cần điều kiện nuôi dưỡng không tốt sẽ làm sức đề kháng của cơ thể giảm.->khi đó các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào cơ thể hoặc các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong cơ thể phất triển gây nên quá trình bệnh lý cho cơ thể.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NONVi khuẩn tác động làm cho gia súc non bị sốt, cơ thể bị mất nước. Khi sốt cao quá trình phân giải protit trong cơ thể tăng làm cho độ pH giảm, gia súc dễ bị nhiễm độc toan. Mặt khác, độc tố của vi khuẩn gây rối loạn tuần hoàn ở phổi, gây xung huyết phổi, viêm phổi. Khi viêm phổi cơ thể sẽ thiếu oxy làm tim đập nhanh và mạnh, lâu dần dẫn đến suy tim. Ngoài ra do sốt làm cơ năng tiết dịch và vận động của ruột giảm làm gia súc kém ăn.Cuối kỳ bệnh gia súc thường bị bại huyết, khả năng điều tiết của thần king trung khu giảm sút. Cuối cùng trung khu hô hấp và tuần hoàn bị tê liệt làm gia súc bị chết.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON3.4. Triệu chứng .Thể cấp tính: Thường gặp ở những gia súc vài tuần tuổi. + Sốt cao 41ºC, giảm ăn, thích nằm, đầu ngục sát xuống đất, mũi khô, lông xù, có hiện tượng ho. Heo bị bệnh lười vận động và thường nằm chụm vào nhauHeo con bị bệnh thở khó và ho khi vận động nhiềuBỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON+ Gia súc thở nông, thở gấp, có nước mũi.Bê chảy nước mắt nước mũi loãng Bê chảy nước mũi có mủ khi bệnh đã tiến triển BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON+ Khi bị bại huyết thì gia súc run rẩy, niêm mạc mũi miệng lấm tấm xuất huyết. + Tim đập nhanh và mạnh sau đó yếu dần. + Nếu kế phát viêm ruột gia súc đi ỉa lỏng, phân khắm, lẫn chất nhầy + Gõ vùng phổi có âm đục, âm phế quản bệnh lý, có tiếng ran âm vò tóc. + Kiểm tra máu thấy số lượng bạch cầu tăng, độ dự trữ kiềm giảm, cuối kỳ lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON+ Kiểm tra X quang thấy vùng phổi đậm ở thùy đỉnh, thùy tim Hình ảnh phổi bị viêm Viêm phổi cata có những vùng bị gan hóa đối xứng trên phổi. BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NONBệnh tích viêm phổi thể hiện rõ ở thùy trước và thùy giữa Viêm phổi đối xứng BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NONBệnh tích gan hóa ở phổi Viêm phổi dày đặc, cứng, nhạt màu BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON Thể mãn tính:Gặp ở gia súc trưởng thành, Gia súc sốt nhẹ thỉnh thoảng bị ho. Gõ phổi không có âm đục, nghe thấy tiếng ran. Gia súc chậm lớn gầy dần.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON3.5. Bệnh tích. Bệnh thường biểu hiện nhiều ở thùy tim, thùy đỉnh và thùy đáy của phổi, có khi phổi bị dính vào lồng ngực. Trong nhiều trường hợp gia súc còn bị viêm ruột, các hạch lâm ba sưng xuất huyết.3.6. Tiên lượng. + Nếu bệnh kéo dài 3-5 ngày không khỏi thì gia súc rất khó khỏi bệnh thường bị chết. Bệnh ở thể mãn tính kéo dài hàng tuần, hàng tháng điều trị khó khỏi + Nếu viêm phổi chuyển sang bại huyểt, viêm phổi hóa mủ thì rất khó chữa.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON3.7. Điều trị. Hộ lý:Để gia súc ở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm.Dùng dầu nóng để xoa vào vùng ngực.Điều trị.Dùng kháng sinh để điều trị: có thể dùng các loại kháng sinh như penicillin, ampicillin, streptomycin, kanamycin, gentamycin.Dùng thuốc giảm sốtDùng thuốc trợ sức trợ lực để tăng cường về sức đề kháng và giải độc.Dùng phương pháp protein liệu pháp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NONPhác đồ điều trịPhác đồ 1: - Thuốc điều trị: Ampi-kana với liều 15mg/kg thể trọng, thuốc