Ngày nay, hầu hết các nước, hoạt động ngân hàng trở nên thông dụng và một hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những hoạt động và chức năng khác nhau nhưng dựa vào đối tượng giao dịch chúng ta có thể phân ra thành 2 loại như sau:
- Ngân hàng trung ương (NHTW): là ngân hàng không có giao dịch với công chúng.
- Ngân hàng thương mại (NHTM): là ngân hàng giao dịch với công chúng.
Để có được một hệ thống ngân hàng phát triển như ngày nay, hoạt động của ngân hàng đã trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
112 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn học: Quản trị hoạt động ngân hàng I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung:
- Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển.
- Định nghĩa NH và phân biệt nó với các tổ chức khác.
- Các loại hình NH trong nền kinh tế.
- Đặc điểm riêng có của KD NH.
- Mô hình tổ chức của NH
- Vấn đề thành lập và điều hành NH.
- Hệ thống NH việt Nam, những thay đổi và thách thức mà nó phải đối mặt trong thời gian đến.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
Ngày nay, hầu hết các nước, hoạt động ngân hàng trở nên thông dụng và một hệ thống ngân hàng đã được hình thành bao gồm nhiều ngân hàng với những hoạt động và chức năng khác nhau nhưng dựa vào đối tượng giao dịch chúng ta có thể phân ra thành 2 loại như sau:
- Ngân hàng trung ương (NHTW): là ngân hàng không có giao dịch với công chúng.
- Ngân hàng thương mại (NHTM): là ngân hàng giao dịch với công chúng.
Để có được một hệ thống ngân hàng phát triển như ngày nay, hoạt động của ngân hàng đã trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
1.1.1.1. Ngân hàng thời sơ khai
- Từ trước 3500 năm TCN về trước, có rất ít tư liệu về sự tồn tại hoạt động mang tính chất ngân hàng.
- Đến khoảng 3500 năm TCN đã có những bằng chứng chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đã tồn tại. Thời kỳ này, ngân hàng chưa có tên. Nhà thờ, người thợ vàng hay các nhà quyền quý có lâu đài và đội bảo vệ kiên cố là nơi được lựa chọn. Hoạt động của những người này giống như ngân hàng ký thác ngày. Bảng kết toán của các đối tượng này thể hiện như sau:
Tài sản nợ
Tài sản có
Của cải công chúng gởi: 1000
Dự trữ cho đến cuối kỳ: 1000
Tổng nợ: 1000
Tổng có: 1000
Cùng với sự phát triển của phân công lao động, chuyên môn hóa, các phương tiện trung gian trao đổi (tiền bằng vang, bạc, đồng) ra đời, thương mại đã được mở rộng ra nhiều vùng. Trong quá trình cất giữ người ta phát hiện ra rằng:
(i) Về phía công chúng có tài sản, tiền gởi vào cất trữ như vậy, khi cần sử dụng nó có thể thanh toán, thay vì mang giấy biên nhận đến rút tài sản, tiền để thanh toán thì họ sẽ giao giấy biên nhận này cho người được thanh toán. người ta quen dần với ý nghĩ tiền của họ bao gồm tiền cất ở trong túi và tiền gởi ở các tổ chức này.
(ii) Về phía những người cất trữ tài sản cho công chúng nhận thấy rằng: trong đơn vị thời gian nhất định (ngày), có nhiều người gởi và rút tiền, tài sản, khoảng chênh lệch gởi và rút ra trong ngày thường không đáng kể. Do vậy, người giữ không cần phải xuất tiền trong kho để chi trả. Tiền, tài sản trong kho luôn đầy ắp trong khi có rất nhiều người có nhu cầu vay mượn để đầu tư và tiêu dùng… Vì vậy, những người cất trữ tài sản tiền của công chúng bắt đầu sử dụng tiền của công chúng để cho vay.. Bảng kết toán của các đối tượng này thể hiện như sau:
Tài sản nợ
Tài sản có
Của cải công chúng gởi: 1000
Dự trữ: 30
Tổng nợ: 1000
Tổng có: 1000
Cho vay: 70
Do thuận lợi từ hoạt động cho vay đem lại cao nên hoạt động nhận tiền gởi và cho vay phát triển khá mạnh không chỉ ở nhà thờ, tư nhân mà cả khu vực công trong thời kỳ văn minh Hy Lạp.
Trước ngày chúa giáng sinh, thuật ngữ ngân hàng xuất hiện và được gọi cho đến ngày nay.
1.1.1.2. Ngân hàng giai đoạn 2
- Trong thời kỳ (Trung cổ, từ TK V – TK X SCN) hoạt động cho vay lấy lời bị giáo hội Thiên Chúa La Mã cấm đoán. Tuy vậy, hoạt động ngân hàng vẫn tồn tại dưới hình thức khác như góp vốn…
- Từ TK X đến TK 15, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã bị hủy bỏ một phần. Bên cạnh các nghiệp vụ đã tồn tại trước đây còn có nhiều hoạt động mới xuất hiện
- Từ TK 15 – TK 18: Sang thời kỳ phục hưng, nền kinh tế của các quốc gia trong thời kỳ này phát triển, sự cấm đoán về cho vay lấy lời đã được hủy bỏ hẳn cùng với việc phát hiện ra nhiều vùng đất mới, giao lưu buôn bán giữa các vùng, quốc gia phát triển, nhiều hội chợ thương mại quốc tế ra đời tạo điều kiện để cho nhiều ngân hàng gia tầm cỡ ra đời như: 1609 ngân hàng lớn chính thức được nhà nước cấp giấy phép hoạt động ra đời ở Amsterdam với nhiều hoạt động giống như NH hiện đại ngày nay: cho vay, nhận tiền gởi, chiết khấu, chuyển ngân, bảo lãnh, bù trừ, phát hành tín tệ…Do đầu tư lớn vào chính quyền và công ty (Đông Âu) nên khi chính quyền và các công ty phá sản không trả được nợ thì NH cũng sụp đổ theo (năm 1819). Trong cùng thời gian này, nhiều ngân hàng khác ra đời như ngân hàng Hamburg (1619) ở Đức; ngân hàng Bank of England ở Anh (1694), ngân hàng Hoa kỳ (1791), Ngân hàng Pháp (Banque de France 1800)…Các ngân hàng này đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều hoạt động của ngân hàng từ khâu tổ chức nghiệp vụ đến nhận thức các vấn đề lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng…Thời kỳ này được nhiều nhà kinh tế học xem là thời kỳ đặt nề tảng cho hệ thống ngân hàng hiện đại và các ngân hàng này được xem là các ngân hàng ra đời đầu tiên trên thế giới.
Đặc điểm hoạt động NH trong thời kỳ này là các ngân hàng hoạt động một cách độc lập, riêng lẻ, chưa hình thành một hệ thống ngân hàng, mỗi ngân hàng thường thực hiện tất cả các hoạt động như: nhận tiền, cho vay, đổi tiền, chiết khấu và phát hành tiền…Với đặc điểm hoạt động như vậy, có 3 vấn đề nảy sinh trong hoạt động ngân hàng:
+ Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thông mà không căn cứ vào lượng vàng, bạc dự trữ trong kho. Nếu có lúc nào đó, người gởi cùng nhau đổ xô đến ngân hàng đổi tiền giấy để lấy tiền vàng thì sẽ dẫn đến sụp đổ tài chính và hoảng loạn, gây tác hại đến sản xuất và thương mại và thực tế đã xảy ra.
+ Nhiều ngân hàng đua nhau phát hành tiền đưa vào lưu thông nên có rất nhiều tỷ giá, cản trở việc lưu thông hàng hóa phát triển.
+ Nhiều ngân hàng phát hành tiền, nhiều đồng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nền kinh tế có lúc quá thừa tiền, có lúc quá thiếu tiền, rất bất ổn định và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa.
1.1.1.3. Ngân hàng giai đoạn 3 - Giai đoạn phát triển (TK 18 – cuối TK 19)
- Đầu TK thứ 18 Nhà nước dùng quyền lực của mình để hạn chế ngân hàng phát hành bằng cách đưa ra các điều kiện như phải đảm bảo dự trữ, đảm bảo khả hoán, nộp thuế cho chính phủ, cho chính phủ vay nếu cần… nên các ngân hàng chia thành 2 nhóm như sau:
Nhóm ngân hàng được phép phát hành
Nhóm ngân hàng không được phép phát hành
- Đầu TK 19, Nhà nước dùng quyền lực của mình để giới hạn NHPH và dần dần tiến tới giới hạn chỉ còn lại một, nhưng vẫn còn được nắm giữ bởi tư nhân và vẫn còn tham gia vào hoạt động cho vay, vay trực tiếp từ công chúng.
- Cuối TK 19, sắp xếp lại một cách tốt hơn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, Nhà nước không cho ngân hàng này tiếp xúc với công chúng.
1.1.1.4. Ngân hàng thời hiện đại
Từ chỗ là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và không giao dịch trực tiếp với công chúng, NH này trở thành nơi cung cấp tài chính cho hoạt động của Chính phủ, là nơi gởi tiền thuế của chính phủ và làm đại lý cho chính phủ trong các giao dịch tài chính với nước ngoài, các ngân hàng không được phép phát hành nhận thấy rằng: nó sẽ có rất nhiều lợi ích nếu mở tài khoản tại ngân hàng độc quyền phát hành bởi đây là nơi dự trữ vàng lớn nhất thế giới nên nó có thể vay khi những đợt rút tiền ào ạt của công chúng. Khi các ngân hàng mở tài khoản và gởi tiền gởi tại ngân hàng độc quyền phát hành tiền thì nó bắt đầu trở thành trung tâm thanh toán, bù trừ và cất giữ của các ngân hàng còn lại. Với sự hoạt động tự do của các ngân hàng, chạy theo lợi nhuận, nhiều ngân hàng đã bành trướng tín dụng quá mức dẫn đến mất khả năng chi trả phải cầu cứu đến NHPH, ngân hàng này đã xuất vàng cho vay (cứu cánh cuối cùng) với lãi suất nhất định (lãi suất chiết khấu) với lãi suất nhất định (lãi suất chiết khấu) và áp dụng các biện pháp hạn chế bành trướng tín dụng ; tỷ lệ dự trữ bắt buộc ra đời. Ngoài ra, ngân hàng còn đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường kiểm soát hoạt động của các ngân hàng. Thuật ngữ NHTW bắt đầu ra đời từ đầu thế kỷ 20.
Do tầm quan trọng của hoạt động phát hành tiền đối với sự phát triển kinh tế, vào những năm đầu TK 20, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để nắm giữ NHPH bằng một trong hai cách sau:
- Thực hiện quốc hữu hóa NHPH, NHPH trở thành ngân hàng của Nhà nước như Ngân hàng Anh Quốc.
- Thực hiện cổ phần hóa NHPH và nhà nước nắm giữ 1 số lượng lớn cổ phiếu (trên 50%) như NHTW Nhật Bản (51%).
1.1.2. Xu hướng phát triển ngân hàng
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH chuyên môn hóa
Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng đã có xu hướng kinh doanh đa năng, tổng hợp, điều này kéo dài mãi cho đến cuối thế kỷ 19 mà lý do là:
- Do qui mô các khoản tiền gởi và cho vay còn nhỏ
- Các hình thức kinh doanh tiền tệ còn đơn giản
- Phạm vi hoạt động của ngân hàng còn hẹp chỉ trong vùng, địa phương, chưa ra khỏi quốc gia.
Với những lý do đó, ban quản lý ngân hàng còn đủ khả năng quản lý tốt mọi hoạt động ngân hàng, nhưng sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế của các nước phát triển nhanh chóng, qui mô tiền gởi tăng, nhu cầu đầu tư tăng, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh hơn trước rất nhiều không chỉ trong vùng mà còn vượt ra khỏi quốc gia khác. Chính sự phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các mâu thuẫn sau:
- Sự không đồng nhất giữa khoản tiền vay và tiền gởi về thời hạn.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho rủi ro ngày càng tăng.
- Các nhà quản lý ngân hàng không đủ sức quản lý tốt mọi hoạt động.
Với những lý do trên, đã làm cho nhiều ngân hàng phá sản, người ta không còn tin vào tính đa năng của ngân hàng. Từ đó, dần hình thành xu hướng chuyên môn hóa trong ngân hàng bắt đầu vào khoảng năm 1930. Các ngân hàng chuyên môn hóa theo:
- Thời hạn tiền gởi và cho vay.
- Lĩnh vực đầu tư.
- Phạm vi hoạt động.
Loại hình NH chuyên môn hóa có ưu điểm:
- Tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa kinh doanh tín dụng ngắn hạn và dài hạn, bản thân tạo điều kiện hạn chế rủi ro.
- Tạo điều kiện cho các nhà quản lý ngân hàng có điều kiện am hiểu để tổ chức kinh doanh tốt.
- Giúp NHTW có điều kiện theo dõi được khối lượng tín dụng của từng loại để có chính sách tiền tệ phù hợp.
Tuy nhiên, bao giờ nguồn vốn ngắn hạn trong nền kinh tế cũng lớn hơn nhu cầu vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế cũng nhỏ hơn nhu cầu vốn trung dài hạn. Do vậy, nếu phân vách rõ ràng sẽ tạo nên tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vốn. Ngoài ra, Loại hình NH này hạn chế xu hướng quốc tế hóa của các NH.
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH kinh doanh đa năng
Từ những nhược điểm trên, từ những năm 50 của thế kỷ 20, người ta nhận thấy rằng, NH phải trở về với việc kinh doanh đa năng, nhưng để giải quyết những mâu thuẫn này không lặp lại những khó khăn trước đây, NH phải tiến hành kinh doanh đa năng kết hợp với chuyên môn hóa trong lĩnh vực hẹp, tức là, NH hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều chi nhánh và mỗi chi nhánh chỉ tiến hành kinh doanh trên một lĩnh vực hẹp nào đó. Đây cũng chính là mô hình tổ chức của ngân hàng ngày nay. Bao gồm:
- Hoạt động kinh doanh TD và hoạt động phục vụ cho việc kinh doanh TD.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.
- Các hoạt động dịch vụ khác như tư vấn, cố vấn.
Các NH kinh doanh đa năng có những ưu điểm như:
- Tận dụng được tiềm năng về vốn của nền kinh tế.
- Kích thích xu hướng quốc tế hóa hệ thống NH.
- Tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với nhược điểm về khả năng quản lý và lãnh đạo của các nhà quản lý NH (yếu tố khả năng của con người) được hổ trợ bởi các phương tiện quản lý hiện đại và có hội đồng tư vấn trong lĩnh vực hẹp. Các loại hình tổ chức ngân hàng thường gặp như:
- Ngân hàng độc lập (đơn vị)
- Ngân hàng chi nhánh
- Ngân hàng đại lý
- Công ty sở hữu ngân hàng.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng
1.2. Khái niệm, vai trò, chức năng và các dịch vụ NH
1.2.1 Khái niệm NH
NH là loại hình tổ chức đã ra đời từ lâu và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từ cộng đồng địa phương nói riêng. Tuy vậy, vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa NH là gì? Để định nghĩa NH, người ta có thể căn cứ vào tính chất, mục đích hoạt động của các tổ chức trên thị trường, hay dựa vào sự kết hợp giữa tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Vấn đề là không chỉ chức năng của NH thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính của NH cũng thay đổi. Một số định nghĩa về NH như sau:
- Định nghĩa của Pháp (1941): ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh nào hành nghề thường xuyên nhân của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính.
- Định nghĩa Ấn Độ (1959): ngân hàng là những cơ sở nhận tiền ký thác để cho vay hay đầu tư và tài trợ.
- Định nghĩa của Fed: Bất kỳ 1 tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gởi cho phép KH rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức KD hay cho vay thương mại, cho vay cá nhân, hộ gia đình sẽ được xem là một NH.
Các định nghĩa này chủ yếu dựa vào tính chất hoạt động của các tổ chức đó.
- Định nghĩa của Đan Mạch: những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng, hối phiếu và thực hiện nghiệp vụ chuyển ngân. Định nghĩa này dựa vào đối tượng hoạt động.
- Quốc Hội Mỹ đưa ra định nghĩa NH: NH được định nghĩa như một công ty là thành viên của Công ty bảo hiểm tiền gởi Liên bang. Định nghĩa này không dựa trên cơ sở những hoạt động của nó mà trên cơ sở cơ quan chính phủ nào sẽ bảo hiểm tiền gởi của nó.
Nhìn chung, các định nghĩa về NH ở trên có hai đặc điểm cơ bản là nhận tiền ký thác công chúng và sử dụng tiền đó để kinh doanh (cho vay và chiết khấu).
Theo Peter S.Rose: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặt biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Tóm lại: mỗi một quốc gia có định nghĩa khác nhau về ngân hàng (dựa vào mục đích, đối tượng hoạt động…) nhưng các định nghĩa trên đều có một thống nhất về ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ với hai đặc điểm là nhận tiền ký thác, sử dụng tiền này để cho vay và làm dịch vụ thanh toán.
Theo Luật các TCTD Việt nam:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi; là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
b) Cấp tín dụng; là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
1.2.2. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế
- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các khoản TD cho các tổ chức KD và các thành phần khác để đầu tư và nhà cửa, thiết bị và các TS khác.
- Vai trò thanh toán: Thay mặt KH thực hiện thanh tóan cho việc mua hàng hóa, dịch vụ (bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán, kết nối các quỹ, phân phối tiền giấy và tiền đúc).
- Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho KH khi KH mất khả năng thanh toán.
- Vai trò đại lý: Thay mặt KH thực hiện quản lý và bảo vệ TS của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán.
- Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện