Tài liệu môn lịch sử tư tưởng phương đông

I. Những tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tưởng triết học Ấn Độ 1. Điều kiện kinh tế và lịch sử xó hội ấn Độ là một bán đảo lớn thuộc Nam á với diện tích trên 3 triệu km2 có một nền văn minh lâu đời (khoảng 2.500 năm TCN đã có Nhà nước và chữ viết, nhưng họ lại không sử dụng chữ viết vào việc ghi chép những tư tưởng của con người về thế giới mà lại ghi lại những tư tưởng đó vào ký ức, sau đó truyền lại cho người sau bằng miệng, vì vậy một kinh có thể chuyển thành nhiều kinh, hay có sự nhầm lẫn hàng vài thế kỷ) và có một nền triết học đồ sộ. ấn Độ là một trong ba cái nôi của triết học thế giới. - Về dân tộc: ấn Độ là một quốc gia đa chủng tộc với hàng trăm chủng tộc người khác nhau. Trong đó có hai chủng tộc cơ bản: Dravida và Arya. Người Dravida là chủ nhân của nền văn minh tối cổ của ấn Độ, họ có màu da sẫm, mũi tẹt, vóc người nhỏ bé. Arya thuộc chủng Europeoid khoảng từ giữa thiên niên kỷ thứ hai đến thiên niên kỷ thứ nhất TCN đã tiến vào Bắc ấn, chiếm vùng đồng bằng, sống bằng nghề nông, dồn dân bản địa xuống vùng phía Nam. Họ là người da trắng, dáng cao, mũi thẳng. Họ mang vào ấn Độ nền văn hoá phát triển cao, ngôn ngữ, văn chương tạo ra sự tổng hợp văn hoá giữa Dravida và arya.

doc109 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn lịch sử tư tưởng phương đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Lịch sử tư tưởng Ấn Độ cổ - trung đại I. Những tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tưởng triết học Ấn Độ 1. Điều kiện kinh tế và lịch sử xó hội ấn Độ là một bán đảo lớn thuộc Nam á với diện tích trên 3 triệu km2 có một nền văn minh lâu đời (khoảng 2.500 năm TCN đã có Nhà nước và chữ viết, nhưng họ lại không sử dụng chữ viết vào việc ghi chép những tư tưởng của con người về thế giới mà lại ghi lại những tư tưởng đó vào ký ức, sau đó truyền lại cho người sau bằng miệng, vì vậy một kinh có thể chuyển thành nhiều kinh, hay có sự nhầm lẫn hàng vài thế kỷ) và có một nền triết học đồ sộ. ấn Độ là một trong ba cái nôi của triết học thế giới. - Về dân tộc: ấn Độ là một quốc gia đa chủng tộc với hàng trăm chủng tộc người khác nhau. Trong đó có hai chủng tộc cơ bản: Dravida và Arya. Người Dravida là chủ nhân của nền văn minh tối cổ của ấn Độ, họ có màu da sẫm, mũi tẹt, vóc người nhỏ bé. Arya thuộc chủng Europeoid khoảng từ giữa thiên niên kỷ thứ hai đến thiên niên kỷ thứ nhất TCN đã tiến vào Bắc ấn, chiếm vùng đồng bằng, sống bằng nghề nông, dồn dân bản địa xuống vùng phía Nam. Họ là người da trắng, dáng cao, mũi thẳng. Họ mang vào ấn Độ nền văn hoá phát triển cao, ngôn ngữ, văn chươngtạo ra sự tổng hợp văn hoá giữa Dravida và arya. Từ sự phong phú về chủng tộc dẫn tới sự đa dạng về ngôn ngữ. ấn Độ chưa lúc nào có ngôn ngữ chung cho cả dân tộc. Hiện nay, Hiến Pháp ấn Độ công nhận 15 ngôn ngữ chính thức, trong đó tiếng Anh và Hin du được sử dụng nhiều nhất. -Về lịch sử ấn Độ cổ đại chia làm 3 mốc chính: 1. Thời kỳ văn minh sông ấn (Indus): Văn minh sông ấn hay văn hoá Harappa xuất hiện từ khoảng 2500 năm TCN tồn tại đến năm 1500 TCN. Là nền văn minh đã có nhà nước, chữ viết. 2. Thời kỳ xâm nhập của người Arya. Arya là những cư dân bán du mục, được tổ chức trên cơ sở các bộ lạc. Họ có sức mạnh, đã xâm nhập ấn Độ, chinh phục người Dravida, tạo ra sự tổng hợp của hai nền văn minh, hình thành nền móng chủng tộc và văn hoá ấn Độ. Đến nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất TCN ở Bắc ấn đã xuất hiện những vương quốc lớn của người Arya. 3. Thế kỷ VI TCN đến IV TCN là thời kỳ bị xâm lược của người Ba Tư, Hy Lạp. Khi Alexandre mất, ấn Độ giành được độc lập, triều đại Maurya được thành lập (321TCN). Đây là quốc gia tập quyền rộng lớn nhất trong lịch sử ấn Độ khi đã kiểm soát toàn bộ phần lục địa. - Về cơ cấu xã hội: xã hội ấn Độ cổ đại là một xã hội có tính chất công xã nông thôn, chế độ quốc hữu về ruộng đất, có một chế độ đẳng cấp rất nghiệt ngã và nặng nề, xã hội chia làm 4 đẳng cấp khác nhau: + Tăng lữ + Quý tộc + Bình dân tự do (thương nhân, thợ thủ công, nông dân công xã). + Nô lệ 2. Tiền đề tư tưởng (các bộ kinh Vệ đà và chú giải) 2.1. Những tư tưởng triết lý tôn giáo trong kinh Veda (từ 2000 năm TCN - thế kỷ thứ VI TCN). - Veda trong tiếng ấn Độ cổ có nghĩa là hiểu biết những tri thức cao cả, thiêng liêng (Trung Quốc gọi là Vệ đà). - Veda là một tác phẩm văn học đồ sộ được sáng tác vào khoảng trên dưới 2000 năm TCN. - Đây là tác phẩm của những người Arya, có thể nói đây cũng là tác phẩm đầu tiên của triết học ấn Độ cổ đại. Nó bao gồm các bài hát ca ngợi công lao của các thần thời bấy giờ. - Kinh Veda gồm 4 tập: Rigveda, Samaveda, Atharvaveda, Yajurveda. Trong các tập này, nhìn chung chưa có những khái quát triết học, mà chỉ phản ánh những ước vọng bình thường của người dân như mong nắng, mong mưa, mong có nhiều thức ăn, nuôi được nhiều gia súc, cầu được an cư, mạnh khoẻ, có nhiều con cái Nó phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo. 2.2. Những tư tưởng triết học trong kinh Upanisad Đây là tác phẩm xuất hiện muộn nhất trong bộ kinh Veda vào khoảng 1000 – 500 năm TCN, còn được gọi tên là Vêda sau. Hiện nay Upanisad có 18 tập. Nội dung triết học của Upanisad: về cơ bản thể hiện triết học duy tâm 1. Bàn đến mối quan hệ giữa cái “tất cả” và “cái một”, giữa Brahman (Phạm) và Atman (Ngã) trong đó Brahman là tinh thần vũ trụ, Atman là tinh thần cá nhân. Brahman là chủ thế giới, bao quát toàn bộ thế giới, là thực thể tinh thần rộng lớn nhất. Vạn vật sinh ra từ Brahman, dựa vào Brahman mà tồn tại, khi mất đi thì lại quay về với Brahman. Brahman không có thuộc tính, không có hình thức biểu hiện, là siêu việt, không có khái niệm logic nào biểu đạt được nó. 2. Upanisad đã đưa ra thuyết luân hồi (Samsara) cho rằng, con người sau khi chết linh hồn sống mãi, sẽ tái sinh dưới một thể xác khác, là hình thái thay đổi đời người (kiếp khác). Kiếp sau như nào là do nghiệp (Karman) ở kiếp này quy định, theo nguyên tắc thiện - thiện, ác - ác. Nêu điều kiện giải thoát luân hồi: bào thai ® người, súc vật, trứng ® chim, ẩm ướt ® cá, lươn, hạt giống ® cây cỏ. 3. Upanisad còn có những yếu tố duy vật chất phác khi cho rằng thế giới là do các yếu tố vật chất như Đất, Nước, Lửa, Gió, Hư không tạo thành 4. Upanisad thể hiện một sự khát khao chân lý, một sự cầu xin ánh sáng và sự hiểu biết “con đường đi tới sự thánh thiện được mở ra bằng chân lý”. 5. Trong Upanisad đã khẳng định vai trò quyết định của con người, đề cao việc hoàn thiện đạo đức cá nhân: “không có gì cao quý hơn con người”. II. Đặc điểm của tư tưởng triết học Ấn Độ 1. Triết học ấn Độ cổ đại là một nền triết học xuất hiện từ rất sớm – khoảng 2.500 năm TCN. Kinh Veda được coi là tác phẩm triết học đầu tiên của triết học ấn Độ cổ đại. 2. Triết học cổ đại ấn Độ gắn liền với tôn giáo, vì vậy triết học khó tránh khỏi những yếu tố duy tâm, hữu thần. 3. Trong triết học ấn Độ cổ đại những yếu tố duy vật, và duy tâm, vô thần và hữu thần thường tồn tại đan xen vào nhau, khó nhận thấy. Gianh giới giữa CNDV và CNDT còn mờ nhạt, không rạch ròi. 4. Triết học ấn Độ cổ đại ít bàn đến những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận và lôgic học, mà chủ yếu bàn đến những vấn đền thuộc về con người, về thế giới tâm linh của con người. 5. Trong triết học ấn Độ cổ đại chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sơ khai có giá trị như cho rằng thế giới vật chất là vĩnh hằng, nhưng không đứng yên, mà biến chuyển không ngừng từ dạng này sang dạng khác (Samkhya), rằng tồn tại vừa bất biến, lại vừa biến chuyển III. Các trưởng phái triết học Ấn Độ Khái lược về các trường phái chính thống Trường phái Mimansa: Đây là phái duy vật và vô thần. Mimansa nghĩa là tư duy khảo sát, nêu lên tư tưởng lý lẽ chứng minh cho sự tồn tại của kinh Vêda. Người xây dựng và hệ thống là Jamini (IITCN), người hoàn thành là Ukurasa (VSCN). Đề cao giá trị âm thanh của kinh Vêda, cho rằng kinh Vêda đọc lên ấm ấp, thân thiết, làm sáng tỏ nhận thức của con người. Âm thanh cũng có linh hồn và âm thanh của kinh Vêda là không sai lệch. Quan niệm đời người là khổ từ đó đặt ra vấn đề giải thoát con người. Muốn giải thoát phải thực hiện lễ hiến sinh (thiêu sống). Nội dung chủ yếu: Thế giới quan. - Thế giới mãi mãi là ở đó, tức là thế giới là có, nó được khái quát thành những phạm trù và thuộc tính của những phạm trù đó. Các phạm trù: Thực thể (chỉ Đ - N – L – G - Hư không – thời gian – không gian – linh hồn); Tính chất hay còn gọi là Đức (màu sắc – hương vị – xúc – số lượng – tính dị biệt – tính kết hợp – tính phân ly – xa – gần – sướng – khổ); Vận động (đi lên, đi xuống, co lại, duỗi ra, tiến hành) ngoài ra còn có cái Phổ biến, Phi tồn tại, Nội thuộc, Hoà hợp, Tương tự, Năng lực, Số. - Nguồn gốc thế giới: Thế giới do nguyên tử cấu thành nhưng nó vận động, phát triển được là do luật Kama (nghiệp) chi phối. Con có thể xác và linh hồn, linh hồn tồn tại trong thể xác, có thể rời thể xác và sống mãi mãi. Nhận thức luận Mục đích và nghĩa vụ của con người là phải hiểu biết kinh Vêda nhưng từ đó đề cập đến nguồn gốc và phương pháp nhận thức. Nguồn gốc chủ yếu của nhận thức là “Chứng ngôn” tức là các tiếng, các thanh âm trong kinh Vêda. Nguồn gốc của nhận thức là từ các tiếng của kinh Vêda. Ngoài ra kinh nghiệm hàng ngày cũng là nguồn gốc của nhận thức. Ngoài hồi ức còn các cái khác đều là nhận thức sát thực. Giá trị của nhận thức là biết được cái mới “Nhận thức là sự biểu hiện của một loại đối tượng chưa từng được nhận thức”. Phương pháp nhận thức: có 6 phương pháp Tri giác, Suy lý, Loại tỷ, Suy định, Chứng ngôn, Phi tồn tại, Tóm lại: Mimansa ca ngợi thanh âm của Vêda, coi đó là nguồn gốc chủ yếu của nhận thức. - Duy vật: Thừa nhận sự tồn tại độc lập khách quan của các sự vật, hiện tượng không phụ thuộc vào ý thức của con người. - Vô thần: Những người theo phái này không thừa nhận sự tồn tại của thần thánh và lập luận của họ rất đơn giản rằng thiếu chứng cứ về sự tồn tại của thần; cảm giác không nhận ra thần, trong khi đó mọi tri thức, suy cho cùng là dựa trên cảm giác. 1. 2. Trường phái Vedanta: Vedanta nghĩa là “kết thúc Veda”, làm sáng tỏ kinh Vêda, (Trung Quốc dịch là Viên thành Vệ đà). Nó là sự tiếp tục những tư tưởng trong kinh Upanisad. Đây là phái duy tâm hữu thần. Đối tượng nghiên cứu của nó là Upanisad, người biên tập là Badarayana (IITCN). Nó gồm 555 câu cách ngôn. Tư tưởng của phái này quan trọng vì nó là cơ sở tư tưởng của Bàlamôn giáo và ấn Độ giáo (Đạo Hindu). (Vêda – Upanisad – Vêdanta – Hindu). Thế giới quan: Cho rằng Brahman sáng tạo ra Atman, Atman là một bộ phận của Brahman. Brahman (tinh thần thế giới) đồng nhất với Atman (tinh thần cá nhân). Thế giới vật chất là không có thực, hình ảnh về nó chỉ là ảo, là giả được sinh ra do vô minh mà thôi. Đất, nước, lửa, gió, hư không do Brahman sinh ra. Trong thế giới Brahman là vị thần cao nhất, ngoài ra còn có Vinus là thần giữ gìn, bảo vệ; Shiva thần phá huỷ. Như vậy phái này không thừa nhận sự tồn tại của bất cứ cái gì ngoài Brahman như là ý thức thuần tuý hay đơn giản là Thượng đế rồi từ đó sinh ra tất cả. Nhận thức luận: Mục đích nhận thức: Nhận thức cái bản thể trong cái không ổn định, cái thường biến. Nhận thức để con người yên tâm sống với tinh thần, để thoát khỏi sự chi phối của cuộc sống. Phương pháp nhận thức: Nội tỉnh tức suy nghĩ những điều mình biết; Trực giác tức là hiểu ngay được sự vật không phai qua quá trình. Để nhận thức được thì phải có ý chí giải thoát, có yêu cầu giải thoát mới đưa Atman quay về với Brahman. Phương pháp giải thoát: Tự chủ, kiên định, bình tĩnh vượt lên mọi cám dỗ của đời sống vật chất, luôn tập trung tư tưởng vào mục đích làm cho Atman về với Brahman. 3. Trường phái Samkhuya: Đây là trường phái có tư tưởng duy vật. Samkhya nghĩa là số, đếm (Trung Quốc dịch là số luận). Phái này do Kapila xây dựng lên (TK IV TCN). Thế giới quan: Trung Quốc gọi là số luận vì nó liệt kê, tính toán các yếu tố của thế giới (gồm 24 yếu tố) phân ra thành các loại: - Ngũ duy: Thanh, xúc, sắc, vị, hương. - Ngũ đại: Đất, nước, lửa, gió, không khí. - Ngũ căn: (5 giác quan của con người): mắt, mũi, lưỡi, tai, thân người. - Ngũ tác căn: hành động của ngũ căn bao gồm: cơ quan phát thanh như họng, lưỡi; cơ quan bài tiết; cơ quan sinh thực khí, tay, chân - Những người Samkhya gạt bỏ Brahman phủ nhận sự tồn tại của thần và đưa ra thuyết nhân quả cho rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có nguyên nhân, mỗi loại sự vật có một nguyên nhân và trong nguyên nhân đó đã bao hàm kết quả, đồng thời thông qua kết quả thì hiểu được tính chất của nguyên nhân bởi nhân nào quả nấy. Một câu nói nổi tiếng của những người Samkhya là: “Trồng Sali được Sali, trồng Vrihi được Vrihi”. Như vậy, từ tính chất của kết quả chúng ta hiểu được tính chất của nguyên nhân và ngược lại. Trên cơ sở thuyết nhân quả những người Samkhya cho rằng thế giới vật chất có nguyên nhân của nó và họ coi Prakriti là yếu tố vật chất đầu tiên, nhưng nó không phải là dạng vật chất cụ thể, hữu hình, cảm tính mà là một dạng vật chất tinh tế, tiềm ẩn, không thể cảm nhận bằng mắt thường được. Hay nói cách khác nó là một dạng vô định hình, bao gồm 3 yếu tố: + Sattva: nhẹ nhàng, trong sáng, tươi vui. + Razas: năng động, kích thích. + Tamas: nặng nề, khó khăn. Mà bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới cũng được cấu tạo nên từ 3 yếu tố này. Nếu Prakriti ở trạng thái không biểu hiện thì nó cân bằng, ổn định. Nếu bị phá vỡ sự cân bằng thì đó là điểm xuất phát của vận động (tức sự tiến hoá của thế giới). - Những người theo phái này cho rằng vật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên mà biến chuyển không ngừng từ dạng này sang dạng khác. Nhưng những người Samkhya đã không giữ vững lập trường duy vật này, mà đến hậu kỳ một số người Samkhya lại cho rằng bên cạnh Prakriti còn có Purusa – linh hồn nghĩa là thế giới có 2 khởi nguyên song song cùng tồn tại và sự kết hợp giữa chúng cho chúng ta những sự vật, hiện tượng của thế giới. Nhận thức luận: Nhận thức trải qua 3 bước Tri giác: Nhận thức được sự vật nhưng còn 8 hạn chế: cái xa nhất không nhận thức được, cái gần nhất, cái khí quan hỏng, tâm không ổn định, nhỏ quá, bị che lấp, có nhưng núp đi, sự vật giống nhau ở cùng một chỗ. Suy lý: từ biết suy ra cái chưa biết Chứng minh: cần điều kiện sau: lấy tồn tại ngoại giới để đối chiếu với nhận thức xem có đúng không?; các khí quan cảm giác có thích ứng đối tượng ngoại giới không?; đối tượng cảm quan và cơ quan cảm quan phải xem xét, phân biệt (dùng tâm); dùng “tự ngã ý thức” để xem các vật. Quan niệm về luân lý xã hội Mục đích tìm cách thoát ra khỏi đau khổ của xã hội. Nó chỉ ra 3 loại khổ: Khổ bên trong (về tâm, sinh lý) như ốm đau, mệt mỏi tinh thần; khổ bên ngoài do người khác làm mình khổ; khổ tự nhiên là do tự nhiên gây ra. Con đường thoát khổ: Tu luyện, nghe đạo, đọc kinh, tụng niệm Hạn chế: chưa nói tới cái khổ về đời sống vật chất, về đấu tranh giai cấp. 4. Trường phái Nyaya (Chính lý luận) Là tên một cuốn kinh, người sáng lập là Vôtama (IITCN). Gồm 520 điều chia làm 5 thiên, tập trung trình bầy vấn đề logic học và triết học. Nội dung cuốn kinh này là xem triết học là mục đích, logic là phương tiện để nhận thức triết học. 1. 1. Đề cập đến vấn đề Thực tại: đề cập đến khách thể vừa có tính chất vật chất, vừa có tính chất tinh thần. Quan niệm thế giới có 12 khách thể, 12 khách thể là Atman (linh hồn cá nhân) gồm: Atman, thân, căn (cơ quan cảm giác), cảnh, giác (sự hiểu biết), ý, tác nghiệp, sai lầm, chuyển sinh, quả báo, khổ, giải thoát. 1. 2. Quan niệm về thế giới cho thế giới do ngũ đại (Đ, N, L, G, Hư không) sinh ra. Thế giới có hai phần thô và tinh, thô thấy được, tinh không thấy được. Thô biến hoá, tinh không biến hoá. Thô thì vận động, phát triển nguồn gốc là do Thần tác động vào (DT). 1. 3. Quan niệm về Ta (ngã) là bất diệt. Ngã là cơ sở của tinh thần, nói cách khác tinh thần là biểu hiện nội tại của Ngã, thuộc tính của Ngã nhưng nó không phải là bản ngã. Ngã là chủ thể của nhận thức, có 5 loại nhận thức do 5 giác quan đưa lại. Muốn nhận thức sâu hơn phải có nội ý thức. Ngã là chủ thể của luân hồi. 4. Đưa ra ngũ đoạn luận Phái này có những đóng góp đáng kể cho sự hình thành và phát triển của lôgic hình thức. Đó là tư tưởng về ngũ đoạn luận. VD: 1. Đồi có lửa cháy 2. Vì đồi bốc khói. 3. Tất cả cái bốc khói đều có lửa cháy, VD: bếp lò. 4. Đồi bốc khói thì không thể không có lửa cháy 5. Do đó, đồi có lửa cháy. Theo họ 1 là luận đề ; 2 là nguyên nhân ; 3 là ví dụ ; 4 là suy đoán ; 5 là kết luận. Lúc đầu phái này là vô thần, sau họ lại rơi vào hữu thần khi cho rằng thần dùng nguyên tử để xây dựng thế giới. 5. Vaiseisika (Thắng luận) Là cuốn kinh gồm 370 câu tụng ca ngợi kinh Vêda ra đời vào thế kỷ III TCN. Thế giới được thể hiện ra trong các phạm trù: Thực thể, Chất, Vận động, Tính phổ biến, Tính đặc thù, Tính vốn có, Hư vô. Thế giới do các nguyên tử tạo ra, chúng có quảng tính (đo được, có vị trí, không chia được, không nhìn thấy). Nguyên tử kết hợp với nhau tạo nên thế giới, thế giới kết hợp với linh hồn thế giới tạo nên sự vật. Nguyên tử vận động sinh ra thế giới, không gian, ete. Nguyên tử phân làm 4 loại tương ứng với 4 loại cảm giác: Xúc, Vị, Thị, Khứu Lý thuyết này cao hơn, sâu sắc hơn học thuyết trước vì nó cho thế giới thống nhất ở nguyên tử chứ không phải ở vật chất khác. Nó hạn chế cho nguyên tử kết hợp với linh hồn thế giới tạo ra sự vật (nhị nguyên). 6. Trường phái Yôga: Đây là trường phái duy vật nhưng không triệt để Yôga vừa là phương pháp rèn luyện sức khoẻ, dưỡng sinh vừa là một triết thuyết. Nó xuất hiện khoảng 2500 năm TCN, vốn gọi là kinh Yôga do Patanzali chép lại (TK II TCN). Nguyên từ Yôga có nghĩa là ách vào, cột vào, sự tu luyện, khổ hạnh để đạt tới một cái gì đó. Xuất phát từ chỗ họ quan niệm cuộc đời con người là hữu hạn lại luôn luôn thay dổi từ trẻ đến già, từ đẹp đến xấu. Vì vậy cuộc đời con người chỉ là ảo ảnh, là không có thực, còn thể xác chỉ là cái vỏ, bên ngoài của linh hồn. Khi con người chết, linh hồn không mất đi mà sống qua các kiếp khách nhau trong vòng luân hồi vì vậy linh hồn là bất tử. Những người theo phái này đặt ra mục đích là làm thế nào để con người được siêu thoát (không trở lại vòng sinh tử), ra nhập vào đại ngã (Brahman). Muốn đạt được mục đích đó con người phải tu tập, rèn luyện theo 8 phương pháp sau đây: + Cấm chế: giữ được các điều răn: không sát sinh, không trộm cắp + Khuyến chế: chế ước được những ham muốn, dục vọng của bản thân. + Toạ pháp: hình thức ngồi chắp bằng 2 tay để trước ngực. + Điều tức: điều chỉnh hơi thở. + Chế cảm: chế ngự cảm giác (cảm giác và tâm phải tập trung vào một chỗ). + Chấp trì: tập trung tư tưởng. + Thiền định hay tĩnh lự: giữ cho cái tâm được thống nhất. + Đẳng trì hay tam muội: đưa tâm đến hư không, chứng được cảnh giới sán lạn. Nếu luyện được thì tâm hồn thanh thản và có khả năng sản sinh ra ra một loại năng lượng phi thường như: nhìn thẳng vào mặt trời, dẫm chân lên than hồng, nằm trên bàn trông, lăn mình trên đường, chôn mình ngập đến cổ, đọc được ý nghĩ của người khác và nhớ được quá khứ, biết được tương lai 2. Khái lược về các trường phái không chính thống 2. 1. Trường phái Lôkayata: Đây là trường phái duy vật triệt để nhất trong số các trường phái triết học của ấn Độ cổ đại. Lôkayata là từ được ghép bởi hai từ: Lôkesu: nhân dân và Kayata: phổ biến có nghĩa là triết học phổ biến trong nhân dân. Phái này do Bratspati xây dựng lên ở TK IV TCN. - Những người theo phái này cho rằng thế giới là do tứ đại tạo nên đó là đất, nước, lửa, gió (không khí). Sự hội tụ hay phân tán của 4 yếu tố này chính là cơ sở cho sự hình thành hay mất đi của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. - Phái Lôkayata đưa ra lý thuyết về thân thể, về mối quan hệ giữa linh hồn (lý trí) với thể xác. Họ cho rằng thể xác và linh hồn luôn luôn thống nhất với nhau không bao giờ tách rời nhau “Lý trí chỉ có ở nơi nào có thân thể. Nó không bao giờ tìm thấy nếu không có thân thể, lý trí là thuộc tính của thân thể”. Như vậy họ cho rằng mỗi sinh vật đều có linh hồn của nó và khi sinh vật chết đi thì linh hồn cũng mất theo. Trên cơ sở này những người Lôkayata đã gạt bỏ thuyết luân hồi và nghiệp. Họ cho rằng không có Atman tồn tại bên ngoài cơ thể, rằng ý thức không quan sát được trên mặt đất. ý thức chỉ nảy sinh khi các vật liệu hỗn hợp với nhau theo một tỉ lệ nhất định. Như vậy, theo họ vật chất do liên kết đặc biệt thì sinh ra ý thức, nhưng họ lại hiểu vật chất sinh ra ý thức cũng như gạo nấu thành rượu, gan tiết ra mật. Nhưng họ đã không hiểu được bản chất của ý thức nên đã rơi vào quan điểm của CNDV tầm thường (đồng nhất ý thức với vật chất). - Về xã hội: Họ chủ trương một xã hội không có đẳng cấp, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Sự phân chia giai cấp của Balamôn là sự áp đặt để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nêu quan niệm xã hội bình đẳng không giai cấp, máu giai cấp nào cũng đỏ như nhau. - Về nhận thức: tri thức do 5 giác quan đưa lại, vật không tri giác được thì không tồn tại, “cái gì phù hợp tri giác thì tin được, không phù hợp thì không tin” - Về luân lý: Họ cho rằng cuộc đời con người là ngắn ngủi nên phải tận hưởng mọi lạc thú của trần gian với khẩu hiệu: “Hãy ăn uống đi, cho dù ngày mai sẽ chết”. 2.2. Trường phái Jaina: Người sáng lập ra đạo này là Mahavira (người anh hùng vĩ đại TK VI TCN). Đạo này chia làm 2 phái: - Phái mặc áo trắng sống khổ hạnh. - Phái ở truồng (không mặc quần áo) sống theo lẽ tự nhiên. Về thế giới quan: Mọi sự vật sinh ra đều có nguồn gốc của nó. Ngay cả Brahman nếu có cũng là do nguồn