Nội dung:
Chương1: Tổngquanvềthị trườngchứng
khoán
Chương2: Hànghóatrênthị trườngchứng
khoán-Cổphiếutráiphiếu
Chương3: Thời giátiềntệ-Địnhgiátrái
phiếu
Chương4: Quảnlý danhmụcđầutư
Chương5: Phântíchchứngkhoán
148 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Nguyễn Thu Hằng – BMNV
Email : nthuhang@hotmail.com
1
Nội dung:
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng
khoán
Chương 2: Hàng hóa trên thị trường chứng
khoán- Cổ phiếu trái phiếu
Chương 3: Thời giá tiền tệ - Định giá trái
phiếu
Chương 4: Quản lý danh mục đầu tư
Chương 5: Phân tích chứng khoán
2
Chuyên cần: 10%
Giữa kỳ: 30%
Cuối kỳ: 60%
Giữa kỳ: bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận)
+ bài tập nhóm (thuyết trình)
Cuối kỳ: thi trên máy
3
Mỗi nhóm 5 thành viên.
Bài viết dài tối đa 5 trang.
Nội dung: một đề tài lý thuyết có đề cập trong
bài giảng, hoặc một đề tài thực tế: phân tích
ROE của một doanh nghiệp niêm yết (sử dụng
phụ lục cuối chương 5).
Hạn chót nộp bài: sẽ được thông báo sau
4
Bùi Kim Yến, Giáo trình Thị trường Chứng
khoán, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2007
Bùi Kim Yến, Bài tập và Bài giải Phân tích
chứng khoán và định giá chứng khoán, Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội, 2007
Bùi Kim Yến, Phân tích chứng khoán và Quản
lý danh mục đầu tư, Nhà xuất bản thống kê,
2009
Các giáo trình của UBCKNN, website Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM
5
Bodie, Z., A. Kane, and A.J. Marcus.
Investment. (McGraw-Hill Irwin, Boston,
Mass, London, 2005) sixth international
edition)
6
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
7
I.Thị trường tài chính
II.Thị trường chứng khoán
III.Giao dịch trên SGDCK
VI. Quỹ đầu tư
Phụ lục 1: Giá CK trong một số trường hợp
giao dịch đặc biệt
Phụ lục 2: Giao dịch ký quỹ
8
1. Khái niệm
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân
chuyển vốn từ người có vốn nhàn rỗi sang
người thiếu vốn, từ tiết kiệm sang đầu tư.
Thị trường tài chính là nơi mua bán, trao đổi
các công cụ tài chính.
9
Sơ đồ luân chuyển vốn
10
Công cụ tài chính
Người đi vay vốn:
1. Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ
Vốn
Vốn
Trung gian tài
chính
Vốn
Vốn
Ng cho vay vốn:
1. Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ
Hai kênh luân chuyển vốn
Kênh trực tiếp: chủ thể dư vốn trực tiếp cung ứng
vốn cho chủ thể thiếu vốn bằng cách mua các
công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,
Kênh gián tiếp: chủ thể dư vốn cung ứng vốn cho
chủ thể thiếu vốn qua các trung gian tài chính
11
Dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn
Xác định giá cả của các công cụ tài chính
Tạo tính thanh khoản cho các công cụ tài chính
Giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin
Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ
12
13
Thị trường tài chính
Financial market
Thị trường tiền tệ
Money market
Thị trường vốn
Capital market
Thị trường chứng
khoán
Stock market
TT vay nợ dài
hạn – Long term
Loans market
TT tín dụng
thuê mua
Leasing market
TT thế chấp
Mortgage
market
Là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn
Cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế
Bao gồm:
- Thị trường liên ngân hàng
- Thị trường chứng khoán ngắn hạn
- Thị trường ngoại hối
- Thị trường tín dụng.
14
Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill)
Các khoản vay liên ngân hàng (Fed Funds)
Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s Acceptance)
Thương phiếu (Commercial paper)
Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements (Repos)
Các chứng chỉ tiền gửi (Negotiable Certificates of
Deposits (NCDs)
15
Công cụ của TT tiền tệ có thời gian đáo hạn không
quá 1 năm nên có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp
và hoạt động tương đối ổn định.
Hoạt động của TT tiền tệ diễn ra chủ yếu trên thị
trường tín dụng cho nên giá cả được hình thành trên
thị trường này được thể hiện qua lãi suất tín dụng
ngân hàng.
16
Là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính
trung và dài hạn (thường có thời hạn trên 1 năm)
Cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của
chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình.
Bao gồm thị trường chứng khoán (stock market),
thị trường vay nợ dài hạn, thị trường tín dụng
thuê mua (leasing market), thị trường thế chấp
(mortgage market).
17
Trái phiếu (Bonds)
Cổ phiếu (Stocks)
Các khoản vay thế chấp (Mortgages)
Các khoản tín dụng dài hạn
Các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao
hơn có mức lợi tức cao hơn so với các công
cụ trên thị trường tiền tệ.
18
1. Khái niệm
TTCK là một bộ phận của thị trường vốn, là cơ chế
gặp gỡ giữa cung và cầu chứng khoán qua đó hình
thành nên giá cả và phương thức thanh toán.
Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán
gồm cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ chứng
khoán phái sinh.
19
Huy động vốn cho nền kinh tế
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các
chính sách vĩ mô
20
Tổ chức phát hành
Nhà đầu tư
Các tổ chức kinh doanh trên TTCK – Công ty
chứng khoán
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng
khoán
21
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị
trường chứng khoán, như doanh nghiệp, chính phủ,
chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính.
Chính phủ, chính quyền địa phương: phát hành trái
phiếu
Doanh nghiệp phát hành: cổ phiếu, trái phiếu
Tổ chức tài chính phát hành: trái phiếu, chứng chỉ thụ
hưởng (chứng chỉ quỹ)
22
Tại Việt Nam:
Chính phủ (NHNN, kho bạc) phát hành trái phiếu.
Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu, trái phiếu
Doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH đạt
những yêu cầu nhất định về vốn và số năm làm
ăn có lãi có thể phát hành trái phiếu
Quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ quỹ
23
Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị
trường chứng khoán, bao gồm:
Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân trực tiếp kinh doanh
chứng khoán bằng nguồn tiền nhàn rỗi của mình.
Nhà đầu tư tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua
bán số lượng lớn chứng khoán, có các chuyên gia có kinh
nghiệm và kiến thức chuyên môn về thị trường. Nhà đầu tư tổ
chức có thể bao gồm các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ
lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng,.
24
Hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhiệm
một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính như:
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Môi giới chứng khoán
Tự doanh chứng khoán
Quản lý quỹ đầu tư
Tư vấn đầu tư.
25
Cơ quan quản lý nhà nước
Sở giao dịch chứng khoán
Cơ quan thanh toán bù trừ
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Các công ty cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng
Gợi ý đề tài : Tìm hiểu về hoạt động các công ty
cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng ở một số
quốc gia (Mỹ, Nhật) và định hướng phát triển cho
VN.
26
Căncứ vào hàng hóa lưu thông: thị trường trái phiếu,
thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái
sinh.
Căn cứ vào tính chất phát hành: thị trường sơ cấp và
thị trường thứ cấp
Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch: thị
trường tập trung (sở giao dịch) và thị trường phi tập
trung (OTC)
27
Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển qua nhà
phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các
chứng khoán mới phát hành.
Tên gọi khác: thị trường cấp 1 hay thị trường phát
hành
28
Là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho các
chủ thể phát hành. Là thị trường tạo vốn cho chủ thể phát
hành và đồng thời tạo hàng hóa cho thị trường thứ cấp.
Người bán chứng khoán: chính phủ, chính quyền địa
phương, các doanh nghiệp và các tổ chức bảo lãnh phát
hành.
Phát hành dưới 2 hình thức: phát hành riêng lẻ và phát
hành ra công chúng.
29
Phát hành riêng lẻ: phát hành trong phạm vi một số
người nhất định với những điều kiện hạn chế.
Phát hành ra công chúng: CK được bán rộng rãi cho
một số lượng lớn nhà đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất
định chứng khoán phải được phân phối cho nhà đầu
tư nhỏ. Sau khi được phát hành trên thị trường sơ cấp,
chứng khoán sẽ được giao dịch trên SGDCK nếu đáp
ứng được các quy định của SGDCK.
30
Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) : cổ phiếu của
công ty lần đầu tiên được chào bán rộng rãi ra công chúng
đầu tư
Chào bán sơ cấp: là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của
công ty đại chúng cho rộng rãi nhà đầu tư.
Các công ty phát hành thường ủy thác cho các cty chứng
khoán làm nghiệp vụ phát hành nghiệp vụ bảo lãnh
phát hành
Gợi ý đề tài: Tìm hiểu hoạt động IPO của các doanh
nghiệp VN? Một số bài học rút ra trong quá khứ
31
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh
giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc
phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá
chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát
hành.
Bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài
chính và phân phối chứng khoán
32
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn
Bảo lãnh theo phương thức dự phòng
Bảo lãnh với cố gắng cao nhất
Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không
Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa
33
Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh
cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù
có phân phối được hết chứng khoán hay không.
Một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để
mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết
khấu so với giá chào bán ra công chúng và bán lại các
chứng khoán đó ra công chúng theo giá chào bán ra công
chúng. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán được gọi là
hoa hồng chiết khấu.
34
Là phương thức được áp dụng khi công ty đại chúng phát
hành bổ sung cổ phiếu. Công ty cần bảo vệ quyền lợi cho
các cổ đông hiện hữu, và do vậy công ty phải chào bán cổ
phiếu bổ sung cho các cổ đông hiện hữu trước khi chào
bán ra công chúng bên ngoài. Sẽ có một số cổ đông không
muốn mua thêm cổ phiếu, và như vậy công ty cần một tổ
chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua quyền mua không
được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân
phối ra ngoài công chúng.
35
Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo
lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành.
Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số
chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để
bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không
phân phối hết thì sẽ trả lại cho tổ chức phát hành
phần còn lại.
36
Trong phương thức này tổ chức phát hành yêu
cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng
khoán nhất định, nếu không phân phối được sẽ
hủy toàn bộ đợt phát hành.
37
Là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với
cố gắng cao nhất với phương thức bán tất cả hoặc không.
Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu
một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt mức ấy,
tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán đến mức tối đa quy
định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ
lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị
hủy bỏ.
38
Là nơi giao dịch các loại chứng khoán đã được
phát hành trên TTCK sơ cấp.
Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho
các loại chứng khoán đã được phát hành.
39
Đặc điểm:
Hoạt động liên tục, giao dịch thực hiện giữa các nđt, các
nđt mua bán CK nhiều lần tạo tính thanh khoản cho CK
đã phát hành
Vốn được lưu chuyển từ nhà đầu tư này qua nhà đầu tư
khác Không tạo vốn cho chủ thể phát hành.
Giao dịch trên TTCK thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh
tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do
cung và cầu quyết định
40
TTCK sơ cấp TTCK thứ cấp
Giao dịch các chứng khoán mới
phát hành.
Giao dịch các chứng khoán đã được phát
hành trên TT sơ cấp.
Tạo vốn cho tổ chức phát hành Không tạo vốn cho tổ chức phát hành.
Tăng tính thanh khoản cho các chứng
khoán được phát hành trên thị trường sơ
cấp
41
Là một thị trường trong đó giao dịch mua bán CK được
thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch
hoặc thông qua hệ thống máy tính.
Các cty ck- là thành viên của SGDCK tham gia giao dịch
trên sàn hoặc thông qua hệ thống giao dịch đã được điện
toán hóa, theo những quy định nhất định về phương thức
giao dịch, thời gian giao dịch và địa điểm cụ thế.
CK niêm yết: CK của công ty lớn, có danh tiếng đáp ứng
tiêu chuẩn của SGD.
42
Hình thức sở hữu:
- Hình thức sở hữu thành viên
- Hình thức công ty cổ phần
- Hình thức sở hữu nhà nước
Q. Tại Việt Nam có mấy SGDCK? Cơ cấu tổ chức
tại mỗi SGDCK ? Tại mỗi SGDCK có bao nhiêu
công ty niêm yết? Kể tên vài công ty niêm yết?
43
- Đảm bảo nguyên tắc công khai -minh bạch - công
bằng
- Thiết lập một thị trường chứng khoán vận hành
liên tục với các chứng khoán được chọn lựa
44
Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng
khoán nhất định được phép giao dịch trên sở giao
dịch chứng khoán.
Lợi điểm của niêm yết:
- Công ty dễ dàng huy động vốn
- Quảng bá hình ảnh của công ty trong công chúng
- Thúc đẩy việc tổ chức quản lý có hiệu quả hơn
- Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Chính sách ưu đãi về thuế (VN)
45
Bất lợi của niêm yết:
- Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông
tin đôi khi ảnh hưởng đến bí mật, bí quyết
- Dễ bị thâu tóm.
46
OTC “over the counter” giao dịch qua quầy của ngân
hàng, cty ck.
Là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó
là mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán
mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động
giao dịch được diễn ra tại các quầy của các ngân hàng
và các công ty chứng khoán được trải rộng khắp nơi.
47
Hình thức tổ chức thị trường: phi tập trung
Được tổ chức chặt chẽ sử dụng kỹ thuật cao thông qua mạng máy tính
diện rộng
Cơ chế xác lập giá: là thương lượng giá giữa bên mua và bên bán
Các chứng khoán của các DN vừa và nhỏ, công ty mới thành lập
nhưng có tiềm năng phát triển tốt
Hệ thống các nhà tạo lập thị trường
Có 2 cấp quản lý: nhà nước và tự quản
Phương thức thanh toán linh hoạt
48
UP-COM
NASDAQ (National Association of Securities Dealers
Automated Quotations system) (Mỹ)
+Lớn nhất về số lượng CK giao dịch (3200 CK) tại Mỹ
+ Lớn thứ hai về giá trị giao dịch (sau NYSE)
+ Các CK giao dịch: CK của cty mới thành lập, cty vừa
và nhỏ, cty công nghệ cao, VD Microsoft, Dell,
Amazon, eBay,
49
JASDAQ (Nhật Bản)
- JASDAQ còn bao gồm NEO – thị trường hỗ trợ các cty mới, có tiềm năng
trong về công nghệ mới hoặc về một mô hình kinh doanh mới.
- Phương thức giao dịch: từ 24/3/2008 chỉ a/d phương thức khớp lệnh
J-net (Nhật Bản): J-net thực hiện các giao dịch lô lớn, không phụ thuộc
vào giao dịch trên sàn nhằm tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro giao
dịch không thành công cho nhà đầu tư. Những giao dịch lớn ở đây bao
gồm: giao dịch lô lớn, giao dịch rổ cổ phiếu, giao dịch cổ phiếu quỹ của
các công ty niêm yết.
50
Thị trường OTC Sở giao dịch
Địa điểm phi tập
trung
Địa điểm tập trung
Giao dịch qua mạng Qua mạng hoặc
không
Thỏa thuận Đấu giá tập trung
CK loại 2 có độ rủi ro
cao
CK loại 1 có độ rủi ro
thấp
Sử dụng nhà tạo lập
thị trường
Không sử dụng
51
Cơ quan quản lý nhà nước về TTCK
(Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
52
Thị trường chứng khoán
Stock market
Thị trường sơ cấp
(phát hành chứng khoán)
Primary market
Thị trường thứ cấp
(giao dịch chứng khoán)
Secondary market
Thị trường tập trung
(Sở giao dịch)
Stock Exchange
Thị trường phi tập trung
(OTC)
1. Một số quy định chung
2. Hệ thống giao dịch
2.1. Hệ thống giao dịch khớp giá
2.2. Hệ thống giao dịch khớp lệnh
2.3. Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục
53
Thời gian giao dịch
Loại giao dịch
Đơn vị giao dịch
Đơn vị yết giá
Giá tham chiếu
Biên độ giao động giá
Nguyên tắc khớp lệnh
Các loại lệnh giao dịch
54
Tổ chức dưới dạng phiên, phiên sáng, phiên chiều
hoặc chỉ phiên sáng.
Tại HOSE:
9:00~9:15 Khớp lệnh định kỳ
9:15~11:30 Khớp lệnh liên tục
9:00~11:30 Giao dịch thỏa thuận
13:00~13:45 Khớp lệnh liên tục
13:45 ~ 14:00 Khớp lệnh định kỳ
13:00 ~14:15 Giao dịch thỏa thuận
55
Tùy theo chu kỳ thanh toán, chia thành: giao dịch
thông thường, giao ngay, kỳ hạn
Chu kỳ thanh toán của giao dịch thông thường
T+3.
Ví dụ: Nếu mua cp vào ngày thứ hai chiều thứ
năm, cp sẽ về tài khoản của người mua, tiền sẽ về
tài khoản của người bán.
56
Là khối lượng giao dịch tối thiểu của một lệnh giao
dịch gọi là lô chẵn hay đơn vị giao dịch
Tại HOSE:
- Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 10 cổ phiếu,
CCQ
- KL giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu
hoặc CCQ
57
Là bước giá tối thiểu trong giao dịch chứng
khoán
Không quy định đơn vị yết giá đối với phương
thức giao dịch thỏa thuận.
58
Mức giá ĐV yết giá
Dưới 49.900 đồng 100 đồng
50.000 – 99.500 đồng 500 đồng
Trên 100.000 đồng 1.000 đồng
59
Là mức giá cơ bản để xác định giá trần và giá sàn
trong ngày giao dịch
Thường là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước.
Một số TH đặc biệt: chia tách, thưởng cp, cp mới
niêm yết
60
Là một trong những công cụ nhằm ổn định giá trên
thị trường chứng khoán. Thay đổi biên độ sẽ tác
động rất lớn đến thị trường
VD tại HOSE: 3%5%1%2% 3% 5%
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x biên
độ dao động giá)
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x biên
độ dao động giá)
61
Ưu tiên về giá:
+ Lệnh mua có mức giá cao hơn được thực hiện
trước;
+ Lệnh bán có mức giá thấp hơn được thực hiện
trước.
Ưu tiên về thời gian: trường hợp các lệnh mua, bán
có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào
hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
62
Lệnh giới hạn (LO)
Lệnh thị trường (MP)
Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa (ATO)
Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (ATC)
Lệnh dừng (stop order)
63
Lệnh ghi một mức giá cụ thể, là mức giá giới hạn đối với
việc thực hiện giao dịch.
Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào
hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch
hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ
VD: mua 1000 cp D với giá 109.000 đ
mua tối đa với giá 109.000 đ
Bán 2000 cp V với giá 90.000 đ
Bán tối thiểu với giá 90.000 đ
64
Lệnh mua hoặc bán tại mức giá tốt nhất
Ghi là :”MP” vào mục mức giá
VD: c/p V đang được bán với giá 108.000 đ,
109.000 đ, 112.000 đ. Nếu đặt lệnh mua với giá
MP. Giá bán hiện có tổt nhất trên thị trường là
108.000 đ, nên người mua có thể mua được với
giá 108.000 đ.
65
Được ưu tiên hàng đầu khi so khớp
Không nhập được khi không có lệnh đối ứng
Chỉ áp dụng trong khớp lệnh liên tục
66
Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở trên
mà khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa
thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh
mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại
mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị
trường.
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn theo
nguyên tắc ở trên và không thể tiếp tục khớp vì
hết lệnh đối ứng thì lệnh MP sẽ được chuyển
thành lệnh LO mua (bán) tại mức giá cao (thấp)
hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng
trước đó.
67
Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần đối
với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với
lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ
được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá
trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
68
VD: Cổ phiếu ABC (giá tham chiếu 14.0; giá
trần 14.7; giá sàn 13.3)
Lệnh thị trường mua 8000 ABC
69
KL mua Giá KL bán
5200 13.9
8000 14.0
14.1 6000
14.2 3300
14.7 2800
Kết quả khớp lệnh: Khớp 6000 giá 14.1;
2000 giá 14.2
Lệnh thị trường bán 15000 ABC
70
KL mua Giá KL bán
5200 13.9
8000 14.0
14.2 1300
14.7 2800
Khớp 8000 giá 14; 5200 giá 13.9.
Khối lượng còn lại (1800) của lệnh thị
trường chuyển thành lệnh giới hạn bán giá
13.8
71
KL mua Giá KL bán
13.8 1800
14.2 1300
14.7 2000
Ưu điểm: Lệnh thị trường được hiểu như là lệnh
mua hoặc bán với bất cứ giá nào, nên khả năng
thực hiện cao.
Nhược điểm: không thể biết giá thực hiện là bao
nhiêu.
72
Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá mở cửa, cho
nên không cần phải ghi cụ thể một mức giá mà chỉ
cần ghi ATO.
Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh.
Tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không
được thực hiện hoặc không thực hiện hết
73
74
Là lệnh mua hoặc bán tại mứ