Tài liệu ôn tập môn triết học MacLenin

Câu 1: Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM về tín ngưỡng tôn giáo: Trả lời: Tôn giáo là một hiện tượng XH do con người tạo nên. Tôn giáo ra đời trong những điều kiện Xh nhất định, đối tư ợng của tôn giáo thế giới là vô hình. Vì phương pháp trực giác tôn giáo buộc mọi tín đồ phải tin vào đ ối tượng một cách mù quáng mà không th ể chứng minh được. xét về bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức XH phản ánh một cách hoang đường hư ảo. Nói đến tôn giáo là nói đến một hình thái ý thức XH đã có từ lâu đời cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người. tôn giáo có những chuyển biến thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đa thần đến nhất thần, có tôn giáo mang tính chất quốc gia, có tôn giáo mang tính chất th ế giới, mọi tôn giáo đã ăn sâu, bám chắt vào đời sống tinh thần của con người trong suốt chiều dài lịch sử. ngày nay tuy tôn giáo đ ã lỗi thời về mặt lịch sử, song nó không bao giờ từ bỏ lập trường của mình. Mặt khác, về khách quan vẫn còn có những liên quan điều kiện để tôn giáo tồn tại, hơn nữa nó đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân nên tôn giáo có tồn tại lâu dài. Theo CN MLN, tôn giáo là một hiện tượng XH đa dạng, phức tạp gắn liền với những lĩnh vực xã hội khác nhau của đời sống con người, là một thái ý th ức XH so con người sang tạo ra, nó phản ánh cách giải quy ết mối quan h ệ giữa con người với các siêu nhiên, cải thiện thực với cái hư ảo, cái trần tục với cái thiên liêng, cái trần gian với cái siêu trần gian. Tôn giáo là sự sáng tạo, nó phản ánh hư ảo, sự tưởng tượng, là thế giới quan lộn ngược của con người với những sức mạnh bên ngoài chi phối họ. Ăngghen viết :”Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người, là những sức mạnh mang hình thức siêu thế gian” (Ăngghen trong Chống Duyrinh).

pdf21 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập môn triết học MacLenin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tài liệu ôn tập môn triết học MacLenin Câu 1: Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM về tín ngưỡng tôn giáo: Trả lời: Tôn giáo là một hiện tượng XH do con người tạo nên. Tôn giáo ra đời trong những điều kiện Xh nhất định, đối tượng của tôn giáo thế giới là vô hình. Vì phương pháp trực giác tôn giáo buộc mọi tín đồ phải tin vào đối tượng một cách mù quáng mà không thể chứng minh được. xét về bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức XH phản ánh một cách hoang đường hư ảo. Nói đến tôn giáo là nói đến một hình thái ý thức XH đã có từ lâu đời cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người. tôn giáo có những chuyển biến thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đa thần đến nhất thần, có tôn giáo mang tính chất quốc gia, có tôn giáo mang tính chất thế giới, mọi tôn giáo đã ăn sâu, bám chắt vào đời sống tinh thần của con người trong suốt chiều dài lịch sử. ngày nay tuy tôn giáo đã lỗi thời về mặt lịch sử, song nó không bao giờ từ bỏ lập trường của mình. Mặt khác, về khách quan vẫn còn có những liên quan điều kiện để tôn giáo tồn tại, hơn nữa nó đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân nên tôn giáo có tồn tại lâu dài. Theo CN MLN, tôn giáo là một hiện tượng XH đa dạng, phức tạp gắn liền với những lĩnh vực xã hội khác nhau của đời sống con người, là một thái ý thức XH so con người sang tạo ra, nó phản ánh cách giải quyết mối quan hệ giữa con người với các siêu nhiên, cải thiện thực với cái hư ảo, cái trần tục với cái thiên liêng, cái trần gian với cái siêu trần gian. Tôn giáo là sự sáng tạo, nó phản ánh hư ảo, sự tưởng tượng, là thế giới quan lộn ngược của con người với những sức mạnh bên ngoài chi phối họ. Ăngghen viết :”Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người, là những sức mạnh mang hình thức siêu thế gian” (Ăngghen trong Chống Duyrinh). Tôn giáo không có nội dung riêng, nó phản ánh hiện thực xã hội một cách sai lệch, hư ảo. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo, là thuốc phiện của tín đồ tôn giáo. CN Mác – Lênin cho rằng, về bản chất, tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Song xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, nó phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Sự hoang đường của tôn giáo do chính con người sáng tạo; cái thế giới hư ảo ấy không ai nhìn thấy được và chưa ai chứng minh được bằng cơ sở khoa học. Hoang đường và hư ảo chính là bản chất của tôn giáo. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo ra đời có 3 nguồn gốc cơ bản: Một là, nguồn gốc nhận thức: tôn giáo đã nảy sinh trong xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp kém, con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, bất lực trước những hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, dẫn đến sự bất lực, “bổ sung” bằng cách giải thích là có một lực lượng siêu nhiên có sức mạnh ghê gớm ở bên ngoài con người, đang chi phối con người. Vì vậy, tôn giáo lúc đầu là đa thần, tôn giáo gắn liền với đặc điểm nhận thức. Ánh sáng khoa học đi đến đâu thì tôn giáo lùi đến đó. Biết và chưa biết còn khoảng cách thì còn tôn giáo. Vì vậy, tôn giáo còn tồn tại lâu dài. Hai là, nguồn gốc KT – XH: khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp, con người phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị, xã hội bất bình đẳng, con người không giải thích được, nên tìm đến tôn giáo. Con người tìm đến tôn giáo để được che chở bởi đức chúa trời, đức phật, thượng đế Giai cấp thống trị luôn luôn sử dụng tôn giáo, lợi dụng triệt để tôn giáo để thống trị nhân dân, khống chế nhân dân. Ba là, nguồn gốc tâm lý tình cảm: Con người tìm đến tôn giáo như tìm đến niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tôn giáo đã có tác dụng giữ trạng thái thăng bằng, tâm tư, tình cảm của con người. Nó là quan niệm, lòng tin, tình cảm của con người trước những sức mạnh của tự nhiên, những biến cố của xã hội. Vì thế tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta vẫn cần đến nó. 2 Theo quan điểm của CN MLN, tôn giáo có các chức năng:đền bù hư ảo; thế giới quan; điều chỉnh hành vi hoạt động của con người và chức năng liên kết. Đồng thời với những chức năng này, tôn giáo gò bó con người, làm cho con người lệ thuộc bên ngoài; làm mờ nhạt ý thức đấu tranh, ý chí tự chủ vươn lên, ý thức trách nhiệm của con người. làm cho con người nghèo đi; dễ bị lợi dụng vì mục đích đen tối. Tôn giáo là một nhu cầu của xã hội trong một giai đoạn. điều kiện lịch sử nhất định. Vì vậy, tôn giáo là phạm trù lịch sử, nó bao giờ cũng biến động theo sự biến động của lịch sử và cũng là hệ quả của sự biến động lịch sử. khi điều kiện lịch sử thay đổi đến một giai đoạn nào đó, tôn giáo sẽ không còn. Tôn giáo mang tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị; ngoài ra tôn giáo còn có tính phản khoa học, do bản chất hoang đường, hư ảo của tôn giáo quy định Trong CNXH, nhất là giai đoạn đầu của thời quá độ lên CNXH, còn tồn tại nhiều thành phần KT, với những lợi ích khác nhau của các tầng lớp XH, sự bất bình đẳng về KT, CT, VH, XH vẫn là một thực tế. Sự tồn tại của nhiều thành phần KT vận hành theo cơ chế thị trường khiến cho con người chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên may rủi. Điều đó dễ làm cho người ta có tâm lý thụ động, trông chờ, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. Ngày nay, những tiến bộ vượt bậc của CNTT, sinh học, vật liệu mới đã giúp con người có những khả năng để nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên. Song thế giới vật chất vô cùng, vô tận, đa dạng, phong phú còn đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại khoa học chưa thể làm rõ được. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, XH đôi khi rất nghiêm trọng còn tác động và chi phối đời sống con người. Do vậy, tâm lý sợ hải , trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng ở thần, phật , thánh. Chưa thể gạt bỏ hết khỏi ý thức của nhiều người trong XH. Đồng thời, những cuộc chiến tranh nội bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo khủng bố bộ lạc, lật đổ Còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo cùng với những mối đe doạ khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại. Hoạt động tôn giáo còn có khả năng đáp ứng ở mức độ nào đó nhu cầu văn hoá, tinh thần và có ý nghĩa nhất về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức nhân loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết. Vả lại. tín ngưỡng tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư và do đó có sự tồn tại tín ngưỡng, tôn giáo, trong thời kỳ qúa độ lên CNXH như một hiện tượng xã hội khách quan. Tuy nhiên, sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong XHCN cũng có những đặt điểm riêng. Trứơc hết, giai cấp công nhân lấy CN MLN làm nền tảng tư tưởng của mình, vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục CN Mác trong xã hội là cần thiết. nhà nước XHCN đề ra chính sách đối với tôn giáo trên nguyên tắc không chỉ tôn trọng, bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡngmà còn đảm bảo quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Quan điểm CN Mác- Lênin đối với vấn đề tôn giáo Đối lập quan điểm: Duy vật biện chứng và Duy tâm. Trong quá trình bảo vệ và phát triển tư tưởng của Mác- Ăngghen về tôn giáo, Lênin đã chỉ ra rằng: thứ nhất, việc giải quyết vấn đề tôn giáo là rất quan trọng nhưng không phải là cái hàng đầu, cái chủ yếu trong mọi chính sách. Thứ hai, phải phân biệt chính xác giữa hệ tư tưởng tôn giáo với những người chịu ảnh hưởng của tôn giáo, tức là phân biệt giữa hai mặt chính trị và tư tưởng tồn tại trong vấn đề tôn giáo để tránh những sai lầm tả hoặt hữu khuynh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Lênin cho rằng, cuộc sống đấu tranh chống ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắng liền với cuộc đấu tranh giai cấp, nhằm xóa bỏ nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Muốn thế, cần phải giải quyết vấn đề tôn giáo trong mối quan hệ chung của cuộc đấu tranh cách mạng với xây dựng CNXH; phải giáo dục tư tưởng Mácxít, thế giới quan khoa học và làm cho nhân dân lao động hiểu được lợi ích của mình trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. từ đó Lênin đề ra những nguyên tắc: phải giải thích nguyên nhân tồn tại của tôn giáo một cách khoa học trên cơ sở duy vật. từ đó phải thấy rằng tôn giáo còn tồn tại trong xã hội mới . phải củng cố sự đoàn kết thống nhất giữa nhũng người có tôn 3 giáo và những người không có tôn giáo. Không thể giải quyết vấn đề tôn giáo bằng những biện pháp hành chính cực đoan. CT.HCM đã vận dụng sáng tạo những điểm cơ bản của CN M-LN về tôn giáo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Nổi bật trong TT HCM về tôn giáo là tư tưởng nhân văn, tư tưởng đại đoàn kết, tư tưởng chống áp bức bóc lọt và giải phóng con người. Đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưởng là những nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về tôn giáo. Chủ tịch HCM khẳng định thế giới quan macxit là CNDV hoàn toàn khác tôn giáo và CNDT nhưng không phải vì thế mà nghi kỵ, bài xích,đối đầu với tôn giáo. Đồng thời khẳng định chính sách lâu dài của Đảng và NN ta là đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưởng nhằm xây dựng mối đại đoàn kết dân tộc để kháng chiến – kiến quốc, xây dựng CNXH. Chủ tịch HCM khẳng định những nội dung tốt đẹp của đạo đức tôn giáo và nhận thấy nó cần thiết việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp trong xã hội mới, hun đúc tinh thần cách mạng chống áp bức bóc lột góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước thương nòi của người có tôn giáo. Đồng thời, cảm nhận được sự bất hạnh, sự cùng cực khổ đau mà những người theo tôn giáo không thể lý giải nỗi nên tìm đến tôn giáo để tự giải thoát mình ở cõi hư vô. Từ đó, Chủ tịch HCM luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Người lao rằng quyền tự do tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người, và những ai hạn chế vi phạm thô bạo đến quyền ấy là đi ngược lại với xu thế tiến bộ của xã hội. Đoàn kết tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của chủ tịch HCM. Đoàn kết lương – giáo là đoàn kết giữa những người cộng sản với những người có tín ngưỡng tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo với những người không có tôn giáo. Người khẳng định:” Đoàn kết của ta không rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhận dân thì ta đoàn kết với họ”. Vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự nghiệp chung không phải của riêng ai. Trong tư tưởng đoàn kết lương – giáo, Người chỉ rõ: Phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích toàn dân lên trên hết; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, khắc phục được những mặc cảm, định kiến với nhau và chống âm mưu chia rẽ lương giáo của bọn phản động; phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo với các phần tử phản động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để có thái độ đúng đắn; phải kế thừa những giá trị nhân bản của tôn giáo, tranh thủ các giáo sĩ quan tâm đến giáo dân; độ lượng, vị tha với người lầm lỗi; phê phán bọn phản động. Đồng thời không chỉ đoàn kết những người có đạo và không có đạo mà còn giáo dục tinh thần đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. HCM tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp CM của nhân dân, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại sự đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng của người khác hoặc làm những việc trái pháp luật. Người đã nhấn mạnh “Bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị kẻ đội lốt tôn giáo để phản chúa, phản nước”, HCM tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những biểu hiện vi phạm tín ngưỡng tôn giáo chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. Người đề xuất việc pháp luật hoá chính sách về quyền tự do tín ngưỡng của ND. Trong phiên họp đầu tiên của hội đồng chính phủ lâm thời (3/9/1945) HCM đã phát biểu: “Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do, Lương – giáo đoàn kết”. Đồng thời nghiêm khắc phê phán những sai phạm về chính sách tôn giáo của chính phủ, của cán bộ nhất là những cán bộ dân vận làm công tác tôn giáo. Ngoài việc nghiêm khắc phê phán Người có biện pháp hữu hiệu với những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo dù ở cương vị nào. HCM rất chú trọng đến tín ngưỡng truyền thống VN, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bản thân Bác đã nhiều lần nhắc đến tổ tiên với tình cảm chân tình, tôn kính và nhận thấy: “tổ tiên 4 rực rỡ, anh em thuận hoà”. Bên cạnh đó Bác cũng đã nghiêm khắc phê phán và nêu một số phương hướng nhằm khắc phục tệ nạn mê tín, dị đoan. Bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan phải đi đôi với việc XD nếp sống VH mới, xây dựng thuần phong mỹ tục; đấu tranh nhằm khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan phải tế nhị, tránh thô bạo. Theo tư tưởng HCM, người có tín ngưỡng, đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không mâu thuẫn với nhau, mà mỗi một người vừa là một người dân yêu nước vừa là một tín đồ chân chính. Tư tưởng về tôn giáo của người là sự kế thừa xuất sắc CN Mác – lênin, Bác luôn tôn trọng niềm tin mang tính thiêng của các tín đồ, đặc biệt tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” được Bác vận dụng linh hoạt trong giải quyết vấn đề tôn giáo mà chủ yếu là vận động để mọi tín đồ, chức sắc hiểu và thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tư tưởng và đạo đức nhân văn của Người là toàn diện và cao cả, riêng đối với tín đồ thì Người là Giáo chủ của thánh Mi- xen của họ. Tóm lại, CN MLN, TTHCM đã lý giải vấn đề tôn giáo một cách có khoa học khách quan đúng đắn nhất, làm nền tảng tư tưởng để từ đó Đảng và NN ta đề ra chủ trương chính sách về tôn giáo, giải quyết được những vấn đề tư tưởng của nhân dân có đạo, thực hiện được đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp XD đất nước. Là cán bộ Đảng viên đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý cần phải nhận thức sâu sắc quan điểm của CN MLN, TTHCM về tín ngưỡng tôn giáo để làm nền tảng tư tưởng trong mọi hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng và NN về công tác tôn giáo, nhằm góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh./. 5 Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta hiện nay? Trả lời: Việt nam là một quốc gia nằm giữa ngã 3 của Đông Nam á, là nơi giao lưu của các luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau. Với địa hình phong phú, đa dạng lại là vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa. Do đó thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào sự che trở của lực lượng tự nhiên. VN có lịch sử lâu đởi và nền văn minh hình thành sớm. lịch sử VN là lịch sử chống ngoại xâm, những người có công trong việc cứu nước, giúp dân được tôn sùng và thờ phụng. đây là đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” của người VN. Điều này được thể hiện khá rỏ nét trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của họ. Từ khái quát trên cho thấy tín ngưỡng tôn giáo của VN có những đặc điểm sau: Thứ nhất, VN là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đang tồn tại. Từ vị trí địa lý đến sự ảnh hưởng của 2 nền văn minh Trung qua, Ấn độ và bản tính, lối sống của người VN nên cùng 1 lúc họ có thể tiếp nhận nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau có cả những tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào VN. Lịch sử đã chứng minh 1 số tôn giáo đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống, nếp nghĩ và văn hóa của cả công đồng, góp phần nâng cao ý thức dân tộc. Thứ hai, Tính đan xen, hòa đồng khoan dung của tín ngưỡng, ton giáo ở VN. Với bản tính hiếu hoà, đồng thời do phải đoàn kết chống giặc ngoại xâm và chống chọi với thiên nhiên, người Việt rất dễ tiếp nhận các loại văn hoá tín ngưỡng tôn giáo miễn sau là nó không đi ngược lại lợi ích dân tộc, đi ngược lại truyền thống văn hoá dân tộc. Đồng thời, nó cũng phải thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán tuỳ ý của người Việt mà trước hết phải được sự khảo nghiệm của lịch sử dựng nước và giữ nước, sau nữa, phải tôn trọng tôn giáo truyền thống và hoà đồng với tín ngưỡng bản địa. Khổng giáo và Đạo giáo từ Trung Hoa lan xuống. Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang nước ta từ rất sớm nhưng vẫn tồn tại song song cùng nhau một cách hoà bình cùng với tín ngưỡng bản địa mà không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo nào. Kể cả về sau một sốn tôn giáo phương Tây thâm nhập vào Việt Nam, tuy có xa lạ với truyền thống văn hoá dân tộc, nhưng vẫn được chấp nhận. Nếu có giai đoạn lịch sử nào đó tôn giáo bị cộng đồng dân tộc mặc cảm, định kiến là khi nó bị lực lượng phản động lợi dụng đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Giáo lý của các TG ở VN có không ít những điều khác biệt và trong lịch sử tồn tại của nó cũng xuất hiện mâu thuẫn nhất định. Cá biệt có hiện tượng phê phán, bài bác lẫn nhau, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu để dẫn đến chiến tranh TG. Nếu có mâu thuẫn dẫn đến thì đó cũng chỉ là vì lý do chính trị mà TG như một hình thức biểu hiện. Tín ngưỡng TGVN là hoà đồng, đan xen, nương tựa, hỗ trợ nhau. Những TG độc thần như Công giáo, Tin lành, hồi giáo du nhập vào nước ta cũng như TG nội sinh như Cao đài, Hoà hào ít nhiều đều có tính đan xen, hoà đồng dung hợp với nhau và với tín ngưỡng bản địa. Nhờ có tính khoan dung, hiếu hoà của TG đã khiến cho một đất nước đa dân tộc và đa TG như VN mà vẫn giữ được truyền thống đoàn kết toàn dân không phân biệt tín ngưỡng, TG. Thứ ba, Yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở VN. cũng do xuất phát từ một nước nông nghiệp, yếu tố nữ rất phù hợp với điều kiện sản xuất lúa, vì thế vai trò của người phụ nữ được đề cao và ảnh hưởng khá nặng của chế độ mẫu hệ cho nên trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo xuất hiện rất nhiều các vị thánh thần là nữ. Từ Bắc đến Nam ở đâu cũng có nơi thờ tự nữ thần : Phật Bà, Thánh Mẫu ... Đền thờ Bá chúa kho (Bắc Ninh), Bà chúa Liễu ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Bà chúa Đen (Tây Ninh), Bà chúa Sứ (An Giang) ... là những nơi thu hút nhiều người mà không phải chỉ có giới nữ. Các tôn giáo lớn từ Công giáo đến Khổng giáo và nhất là Hồi giáo vốn coi thường 6 phụ nữ, nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã phải thay đổi ít nhiều cho phù hợp với vai trò của người phụ nữ và sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với họ. Thứ tư, Thần thánh hóa những người có công với gia đình, làng, nước. Xuất phát từ một nước có truyền thống dựng và giữ nước lâu dài với bề dày lịch sử chống giặc ngoại xâm lâu dài, Việt Nam có rất nhiều những anh hùng dân tộc, có công với dân. với nước. Với đặc điểm chung xã hội phương Đông hay suy tôn cá nhân thành người đại diện tối cao của cả cộng đồng, quốc gia, người Việt còn mang đức tính yêu nước, trọng tình “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy. Những người có công với gia đình, làng xóm, đất nước đều được người Việt Nam tôn vinh, sùng kính và thần thánh hóa hóa để cầu khẩn sự phù hộ và tìm sự che chở trong bản thân gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, Việt Nam còn có hệ thống tín ngưỡng dân gian hết sức đa dạng như tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần. Ở những vùng khác nhau, các dân tộc khác nhau còn có những hình thức tín ngưỡng đặc thù của vùng mình, dân tộc mình. Nhìn chung tín ngưỡng dân gian tôn giáo Việt Nam còn hướng niềm tin vào các nhân thần và nhiên thần. Thứ năm, Tín đồ tôn giáo VN hầu hết là nông dân lao động. Do xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn trong số tín đồ tôn giáo nên những tín đồ tôn giáo Việt Nam ít có thời gian cũng như khả năng nghiên cứu, học tập giáo lý, giáo luật của các tôn giáo. Tuy am hiểu giáo lý không sâu sắc nhưng lại tín đồ người Việt lại rất chăm