Tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Toà án ấn định; Người nộp đơn không có quyền nộp đơn; Có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản; Bị đơn chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.

doc54 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VBPL Luật phá sản năm 2004 , có hiệu lực ngày 15/10/2004 Nghị quyết số 03/2005/NQ HĐP ngày 28/4/2005 của HĐTPTANDTC hướng dẫn một số điều của luật phá sản KHÁI QUÁT CHUNG Khái niệm: pháp luật của các quốc gia trên thế giới coi phá sản là thủ tục đặc biệt để giải quyết cho các doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn. Luật phá sản nước ta không quy định trực tiếp khái niệm phá sản mà chỉ đưa ra khái niệm “doanh nghipệ, hợp tác xa bị lâm vào tình trạng phá sản” từ đó ta thấy: Nếu nhìn nhận dưới góc độ kinh tế thì phá sản được hiểu là tình trạng một doanh nghiệp, hợp tác xã tại một thời điểm nhất định không có khả năng thanh toán nợ đến hạn bằng tài sản của mình, mặc dù đã tìm mọi cách khắc phục tình trạng đó. Doanh nghiệp, HTX bị xem là lâm vào tình trạng phá sản khi có đủ điều kiện: Có các khoản nợ đến hạn, tức là các khoản nợ (có bảo đảm một phần hoặc không có bảo đảm) đã đến hạn phải thanh toán. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán (văn bản đòi nợ) nhưng DN, HTX vẫn không có khả năng thanh toán. Dưới gốc độ pháp lý thì phá sản được hiểu là một thủ tục tư pháp, thủ tục đòi nợ đặc biệt thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc điểm: phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt phân biệt phá sản với giải thể. Phân loại căn cứ vào đối tượng bị tuyên bố phá sản phá sản doanh nghiệp phá sản cá nhân căn cứ vào đối tượng đệ đơn yêu cầu phá sản tự nguyện: do chính con nợ đệ đơn lên tòa án yêu cầu tuyên bố phá sản khi thấy mình lâm vào tình trạng phá sản. Phá sản bắt buộc: phá sản do chủ nợ đệ đơn yêu cầu. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc phá sản. Nguyên nhân chủ quan: Sự yếu kém về năng lực tổ chức quản lý của người quản lý Do sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Nguyên nhân khách quan Do thiên tai, rủi ro Do thay đổi chính sách, pháp luật Vai trò của luật phá sản. Pháp luật phá sản là công cụ bảo vệ một cách có hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Luật phá sản đảm bảo sự bình đẳng của các chủ nợ trong việc đòi nợ Đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ: quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản, quyền khiếu nại danh sách chủ nợ, quyền có đại diện trong thiết chế quản lý tài sản và thanh lý tài sản, quyền đề xuất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của con nợ, quyền được khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản. Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp mắc nợ Thủ tục phá sản luôn tạo điều kiện cho con nợ phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngay sau khi có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản, doanh nghiệp mắc nợ có quyền xây dựng phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Có quyền cử đại diện tham gia tổ quản lý tài và tổ thanh toán tài sản. Khi có quyết định thanh lý tài sản, tài sản của doanh nghiệp được thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự nhất định: sau khi thanh toán, mọi khoản nợ của doanh nghiệp, cho dù chưa được thanh toán nay đủ cũng được coi là đã thanh toán và các chủ nợ không có quyền đòi nợ tiếp Pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người lao động Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong trường hợp cần thiết họ có quyền cử đại diện tham gia vào tổ quản lý và tổ thanh lý tài sản. Được tham gia hội nghị chủ nợ Được ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Có quyền khiếu nại các quyết định trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp.: khiếu nại quyết định không mở thủ tục tuyên bố phá sản (điều 32), quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản (điều 83) Pháp luật phá sản góp phần đảm bảo trật tự, an ninh trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Đảm bảo công bằng khách quan trong việc trả nợ Phá sản là việc đào thải tự nhiên đối với các doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Là công cụ hiệu quả trong việc cơ cấu lại nền kinh tế II.MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÁ SẢN phạm vi áp dụng Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã (hợp tác xã, liên minh hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Điều 2 luật Phá sản. cụ thể l: a. Công ty nhà nước; b. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; c. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; d. Cơng ty cổ phần; đ. Công ty hợp danh; e. Doanh nghiệp tư nhân; g. Doanh nghiệp của cc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- x hội; h. Hợp tác xã; i. Liên hiệp hợp tác xã; k. Doanh nghiệp liên doanh; l. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; m. Các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Thủ tục tuyên bố phá sản 2.1 Quy định chung a. Địa vị pháp lý của chủ nợ Các loại chủ nợ: có 03 loại chủ nợ: Chủ nợ không có đảm là những chủ nợ mà quyền đòi nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có quyền đòi nợ đựoc bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, nhưng giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ Chủ nợ không có đảm bảo: là chủ nợ có các khoản nợ không được đảm bảo thanh toán bằng tài sản của doanh nghiệp mace nợ hoặc của người thứ 3. Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ: Quyền Quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ. Chủ nợ không được đảm bảo và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mợ tủ tục tuyên bố pháp sản Quyền khiếu nại các quyết định của tòa án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Quyền được có đại diện trong tổ quản lý và thanh toán tài sản Quyền gởi giấy đòi nợ Quyền được tham gia hội nghị chủ nợ và biểu quyết các vấn đề theo quy định của pháp luật, thông qua phương án phục hồi kinh doanh. Quyền được phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp theo tỷ lệ Nghĩa vụ Nghĩa vụ tuân thủ các quy định c ủa pháp luật Gởi các giấy tờ cần thiết để tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Thực hiện đúng các cam kết đã thông qua tại hội nghị chủ nợ Không được đòi nợ riêng lẽ trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản b. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản: Theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là toà án nhân dân 1. Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó. 2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó. Trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện. a. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản của chi nhánh, văn phòng đại diện, có bất động sản, có nhiều chủ nợ tại nhiều huyện khác nhau; b. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có chi nhánh, văn phòng đại diện, có bất động sản, có chủ nợ hoặc người mắc nợ ở nước ngoài; c. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có khoản nợ tranh chấp phải giải quyết; d. Hợp tác xã là đương sự trong vụ án bị đình chỉ do tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đó hoặc trong trường hợp phức tạp khác (cần phải tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của LPS là vô hiệu...). c. Thẩm phán có thẩm quyền giải quyết Ở cấp huyện: do một thẩm phán giải quyết Cấp tỉnh: tùy từng trường hợp cụ thể tòa án sẽ cử một hoặc tập thể gồm 3 thẩm phán giải quyết. quyền và nghĩa vụ của thẩm phán (Đ 8 LPS) Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán (sau đây gọi chung là Thẩm phán) có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán cung cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này. Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. d. Tổ quản lý và thanh lý tài sản 1. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vô tình trạng phá sản. 2. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có: a) Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; b) Một cán bộ của tòa án; c) Một đại diện chủ nợ; d) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục ph sản; đ) Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản 1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Lập bảng kê tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã; b) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; c) Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết; d) Lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; những người mắc nợ và số nợ phải địi của doanh nghiệp, hợp tác xã; đ) Thu hồi và quản lý ài sản, tài liệu, sổ kế tốn và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý; e) Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phn; g) Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý hoặc chuyển giao bất hợp pháap trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; h) Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá; i) Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vô tài khoản mở tại ngân hàng; k) Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. 2.2 Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản a. Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản Chủ nợ không có đảm Chủ nợ có bảo đảm một phần Đại diện công đoàn cũng được coi là chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp không trả lương cho người lao động trong ba tháng liên tiếp Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước Cổ đông công ty cổ phần Thnh vin hợp danh của cơng ty hợp danh b. Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản là doanh nghiệp mắc nợ. Đây là trường hợp được coi là phá sản tự nguyện. Doanh nghiệp mắc nợ, khi đã thực hiện hết các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn đến toà án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính của doanh nghiệp để xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp Ngoài ra khi giải quyết các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì toà án thông báo cho các chủ nợ biết để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản c. Phí phá sản và nộp tạm ứng Phí phá sản được dùng để tiến hành thủ tục phá sản. Toà án quyết định việc nộp phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của Toà án, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động quy định tại Điều 14 của Luật này. Phí ph sản do ngân sách nhà nước tạm ứng trong các trường hợp sau đây: a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản; b) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản không có tiền để nộp, nhưng có các tài sản khác. Phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng được hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước lấy từ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vô tình trạng phá sản. d. Thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Tồ n thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình bin lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. 3. Mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp Bước 1: Quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trên cơ sở đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các chứng cứ do các đương sự cung cấp, chánh án toà án kinh tế ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nếu thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ một cách trầm trọng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn hoặc sau 7 ngày kể từ ngày Chánh án toà án ra quyết định theo khoản 2 điều 13 Luật phá sản nếu xét đủ căn cứ toà án sẽ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong quyết định này phải nêu rõ lý do mở thủ tục ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Quyết định mở thủ tục phải được đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và đăng báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp. Trong trường hợp có căn cứ chứng minh DN – HTX chưa lâm vào tình trạng ph sản thì tịa n ra quyết định không mở thủ tục tuyên bố phá sản. Quyết định không mở thủ tục tuyên bố phá sản phải được gởi cho người đ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục tuyên bố phá sản người làm đơn có quyền khiếu nại lên chnáh án tịa n nhn dn.. Trong vịng 5 ngày khi nhận được khiếu nại, chánh án phải xem xét vụ việc và ra một trong các quyết định sau: Giữ nguyên quyết định không mở thủ tục tuyên bố phá sản Hủy quyết định không mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp và ra quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản: Khi có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường nhưng dưới sự giám sát của thẩm phán, tổ quản lý ti sản v tổ thanh lý ti sản Nếu hội nghị chủ nợ có yêu cầu, đề nghị thì thẩm phn cĩ quyền cử 1 người quản lý v điều hành công ty. Đối với các hoạt động kinh doanh quy định tại K2Đ31 chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của thẩm phn giải quyết vụ việc. Cc biện php bảo tồn ti sản của doanh nghiệp. Tuyên bố giao dịch vô hiệu: (đ 43LPS) Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực: (Đ45LPS). Bù trừ nghĩa vụ: (Đ48LPS). Bước 2. lập danh sch chủ nợ v Tổ chức hội nghị chủ nợ Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là tư liệu chứng minh về cc khoản nợ đó.(đ 51 LPS) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ (D52) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ, thẩm phán triệu tập và chủ trì hội nghị chủ nợ Thành phần của hội nghị chủ nợ gồm có: Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ Chủ danh nghiệp hay đại diện hợp pháp của danh nghiệp Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn Các chủ nợ đựoc triệu tập để xem xét thông qua phương án hoà giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp nếu không có phương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không đựoc thông qua Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số chủ nợ không có bảo đảo Trong hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp mắc nợ hoặc đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp phải có mặt để trình bày phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp, trả lời các vấn đề mà các chủ nợ nêu ra tại hội nghị chủ nợ. Đây là một giai đoạn bắt buộc trong tố tụng. Nếu phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và các giải pháp tổ chức được thông qua( khi có quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có đảm bảo biểu quyết thông qua) . Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đồng thời ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, giải thể tổ quản lý, thanh lý ti sản. Trong thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện các nghĩa vụ theo kế hoạch đã được hội nghị chủ nợ thông qua và không vcó khiếu nại của chủ nợ đến toà án thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp mắc nợ đề nghị thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ. Khi có quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh thì xem như doanh nghiệp đó không cịn lm vo tình trạng ph sản. Đình chỉ thủ tục tuyn bố ph sản: (Đ67 LPS) Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục ph sản trong những trường hợp sau đây: 1. Sau khi Hội nghị chủ nợ đã được họp một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không tham gia Hội nghị chủ nợ được triệu tập lại; 2. Trường hợp chỉ có người quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 63 của Luật này không đến tham gia Hội nghị chủ nợ m khơng cĩ lý do chính đáng; 3. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; nếu những người quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút lại đơn yêu cầu thì tòa án vẫn tiến hành thủ tục phá sản. Bước 3: Quyết định mở thủ tục thanh lý ti sản Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ đã được nhà nước áp dụng các biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không phục hồi được Hội nghị chủ nợ triệu tập khơng thnh. Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi kinh doanh trong thời gian luật định Phương án phục hồi kinh doanh không được hội nghị chủ nợ thông qua. Thứ tự phân chia tài sản: Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện theo thứ tư sau: Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký Các khoản nợ không có bảo dảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản đủ để thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình Nếu giá trị tài sản còn lại cuả doanh nghiệp phá sản không đủ thanh toán các khoản nợ của chủ nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ số nợ của chủ nợ mà vẫn còn thiếu thì phần này thuộc Chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân Các thành viên công ty nếu là công ty Ngân sách nhà nước nếu là doanh nghiệp nhà nước Đình chỉ thủ tục thanh lý
Tài liệu liên quan