Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên . Khác với cách tổ chức theo các cấp : nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ , cách đánh địa chỉ đặc biệt , rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông .
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Tên miền Domain name, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên miền - Domain name
I/ Tên miền .
a/ Khái niệm chung .
Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên . Khác với cách tổ chức theo các cấp : nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ , cách đánh địa chỉ đặc biệt , rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông .
Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số .
Ví dụ một địa chỉ Internet : 146 . 123 . 110 . 224
( Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả nǎng cung cấp 2 128 địa chỉ ) .
Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khǎn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó , dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền . Ví dụ: Máy chủ Web Server của VDC đang chứa Báo Quê hương có địa chỉ là 203.162.000.012 , tên Miền của nó là Home.vnn.vn . Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên Miền là truy nhập được .
Vậy tên Miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một ( Word by Word ) từ tiếng anh ( Domain name ) . Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet .
b/ Cấu tạo của tên miền .
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (. ) ví dụ home.vnn.vn là tên miền máy chủ Web của VDC. Thành phần thứ nhất ‘home ‘ là tên của máy chủ , thành phần thứ hai ‘ vnn ‘ thường gọi là tên miền mức hai ( second domain name level ), thành phần cuối cùng ‘ vn ‘ là tên miền mức cao nhất ( top level domain name ).
1/ Tên miền mức cao nhất ( Top- level Domain ‘ TLD ‘ ) bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN , Anh quốc là UK v.v.. và 7 lĩnh vực dùng chung ( World Wide Generic Domains ), trong đó có 5 dùng chung cho toàn cầu và 2 chỉ dùng ở Mỹ .
a/ Dùng chung .
1- COM : Thương mại ( Commercial)
2- EDU : Giáo dục ( education ) .
3- NET : Mạng lưới ( Network ).
4- INT : Các tổ chức quốc tế ( International Organisations ).
5- ORG : Các tổ chức khác ( other orgnizations ) .
b/ Dùng ở Mỹ .
6- MIL : Quân sự ( Military ) .
7- GOV : Nhà nước ( Government ) .
2/ Tên miền mức hai ( Second Level ) : Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên .
II/ Hệ thống quản lý tên miền (dns -domain name system)
a / Khái niệm về DNS .
Trên mạng Internet có hàng triệu triệu địa chỉ và các tên miền kèm theo, để quản lý , định tuyến một cách chính xác cần phải có một hệ thống lưu giữ và xử lý những địa chỉ và tên miền này, hệ thống này được gọi là Hệ thống quản lý tên miền -DNS . ( Những ngày đầu của mạng Internet tất cả các tên máy chủ và địa chỉ IP đi kèm chỉ lưu giữ trong một File duy nhất gọi là host . txt đặt tại NIC - Network Information Center . Khi Internet phát triển File này không thể chứa hết được và NIC cũng không thể quản lý nổi, do vậy DNS ra đời ).
DNS là hệ thống cơ sở dữ liệu phân phối chứa đựng các địa chỉ Internet (IP) và các tên Miền tương ứng với các địa chỉ đó ( tương tự như danh bạ trang trắng ) . Nói cách khác DNS là một phương pháp phân phối có tổ chức các tên Miền trên Internet nhằm mục đích cho việc định tuyến .
b / Tổ chức của DNS .
DNS - Hệ thống quản lý tên miền là tập hợp của rất nhiều các máy chủ quản lý tên miền theo từng khu vực, theo từng mức trên mạng Internet, thực hiện chức nǎng dịch từ tên miền sang địa chỉ IP thể hiện bằng con số và ngược lại, bởi vì người sử dụng dùng tên miền cho dễ nhớ, còn máy tính, thiết bị Router lại cǎn cứ vào địa chỉ IP để xử lý .
Ghi chú : Phân biệt tên viết tắt giữa Domain Name System DNS và Domain Name Server dns .
Mỗi một máy chủ quản lý tên miền (Domain Name Server - dns ) theo từng khu vực , theo từng mức ( ví dụ : một trường đại học , một Tổ chức , một Công ty hay một bộ phận nào đó trong Công ty ) phải đảm bảo thông tin dữ liệu riêng về địa chỉ và tên miền trong khu vực , trong mức mà nó quản lý đồng thời phải chạy một chương trình để các máy chủ quản lý tên miền ( dns ) khác trên Internet có thể hỏi các thông tin được - hình 1 .
Hình 1 . Tổ chức Hệ thống DNS theo thứ tự mức tên miền trên Internet .
Về cơ bản từ mức thấp nhất cho đến mức cao nhất , mỗi một mức tên miền đều có các máy chủ quản lý tên miền (dns ) quản lý tên , địa chỉ trong mức ấy , trong khu vực ấy . Một thông tin về địa chỉ hay tên miền mà dns không trả lời được nó sẽ hỏi lên dns cấp cao hơn . Tầng ROOT cũng có dns . Tuy nhiên không phải dns nào cũng biết liên lạc với tất cả các dns khác nhưng nó phải biết cách liên lạc tới dns của ROOT . Trên thế giới có 6 dns của ROOT và tất cả các dns của các cấp thấp ít nhất phải biết đường liên lạc tới một trong 6 dns của ROOT .
Quản lý tên miền bao giờ cũng phải cần 2 máy chủ dns , máy chính gọi là Primary dns và máy phụ là secondary dns làm nhiệm vụ dự phòng , thông tin chứa trong 2 máy này phải giống hệt nhau . Thông tin được lưu giữ , cặp nhật , thay đổi trong máy chính , theo định kỳ thông thường là 3 giờ một lần máy phụ sẽ hỏi máy chính , nếu có thông tin mới hay thông tin đã bị thay đổi trong máy chính , máy phụ sẽ tự động cặp nhật về . Quá trình cặp nhật này gọi là Zone Transfer .
c / Định tuyến trên Internet .
Do cấu trúc theo cấp bậc nội hạt , liên tỉnh và quốc tế , cách đánh số phù hợp với từng cấp bậc đó nên định tuyến trên mạng viễn thông là các Tổng đài cǎn cứ vào số bị gọi có chứa mã vùng , mã Tỉnh , mã quốc gia để tìm hướng kết nối . Những thông tin về mã và các hướng đi của từng loại mã này đã được định sẵn trong bảng định tuyến ( Rooting table ) của các Tổng đài từng cấp . Vì vậy khi kết nối là đúng địa chỉ .
Mạng Internet chỉ có một cấp , các địa chỉ không được phép trùng nhau và đã có hàng triệu địa chỉ , một Node Internet ( Router ) tương tự như một tổng đài không thể biết hết hàng chục triệu địa chỉ , nó chỉ biết những địa chỉ trong khu vực và địa chỉ của các Router quanh nó , do vậy định tuyến trên Internet đều phải qua 2 bước sau .
1/ Hỏi thǎm , tìm kiếm đường đi .
2/ Kết nối khi đã biết đường đi .
Định tuyến trên Internet là sự phối hợp giữa Router và Hệ thống quản lý tên miền DNS , cụ thể hơn là các máy chủ quản lý tên miền dns .
Hình vẽ 2
Khi khách hàng gọi một máy chủ nào đó , người gọi sử dụng tên miền . Tên miền này được dns dịch ra địa chỉ IP đưa cho Router tìm hướng ( hình vẽ 2 ). Nếu Router phát hiện địa chỉ IP này không nằm trong khu vực nó phụ trách nó sẽ hỏi lên dns cấp cao hơn , công việc tiến hành như vậy cho tới khi có trả lời về hướng đi của địa chỉ IP này cho nơi hỏi biết . Nhiều trường hợp đến tận dns của ROOT là cấp cao nhất rồi tiếp tục hỏi xuống như hình vẽ 1 đã nêu .
VNNIC được chính thức công nhận là NIR (National Internet Registry)
Trung tâm Thông tin mạng khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APNIC) vừa thông qua quyết định chính thức công nhận VNNIC là tổ chức quản lý tài nguyên Internet quốc gia tại Việt Nam.. Trong cơ cấu thành viên của APNIC, NIR là một dạng thành viên đặc biệt chịu trách nhiệm đăng ký nhu cầu sử dụng tài nguyên Internet của quốc gia và tái phân bổ nguồn tài nguyên đó cho các chủ thể trong nước có nhu cầu.
VNNIC là đơn vị trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện việc quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet ở Việt Nam; thông tin hướng dẫn, thống kê về mạng Internet; tham gia các hoạt động quốc tế về Internet. Việc VNNIC được APNIC chính thức công nhận là NIR không chỉ khẳng định sự lớn mạnh của cộng đồng Internet Việt Nam mà còn tạo nhiều thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động Internet tại Việt Nam trong việc đăng ký và sử dụng tài nguyên.
Trên thực tế, các thành viên NIR phục vụ rất đắc lực cho cộng đồng Internet ở các quốc gia trên những phương diện như: tiết kiệm chi phí và tài nguyên, đảm bảo khả năng định tuyến, đảm bảo khả năng thực thi chính sách Internet, hạn chế những khó khăn về ngôn ngữ giữa cộng đồng Internet trong nước với APNIC khi đăng ký và sử dụng tài nguyên.
Hiện tại, có 6 tổ chức trong khu vực đã được APNIC công nhận là NIR bao gồm: APJII (Indonesia), CNNIC (Trung Quốc), JPNIC (Nhật Bản), KRNIC (Hàn Quốc), TWNIC (Đài Loan) và VNNIC.
Phần 1: Tổng quan, các định nghĩa, mục tiêu và môi trường
1. Tổng quan
Trung tâm Thông tin Mạng Khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APNIC) là tổ chức quản lý tài nguyên Internet trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chức năng phân bổ địa chỉ Internet và các tài nguyên liên quan trong khu vực, phối hợp phát triển và thực hiện chính sách quản lý các tài nguyên đó.
Các chính sách được đề cập trong tài liệu này được cộng đồng Internet khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển thông qua nguyên tắc đồng thuận và do APNIC khởi xướng. Các chính sách này sẽ được APNIC, các tổ chức quản lý tài nguyên Internet quốc gia (National Internet Registry – NIR) và các tổ chức quản lý tài nguyên Internet địa phương trong toàn khu vực (Local Internet Registry – LIR) thực hiện.
Top
2. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này quy định chính sách quản lý địa chỉ IPv4 toàn cầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đặc biệt tập trung vào các mục tiêu, các giả định và chính sách liên quan đến công tác phân bổ địa chỉ IPv4.
Tài liệu này không quy định chính sách quản lý địa chỉ IPv6, lớp địa chỉ Multicast, địa chỉ dùng riêng hoặc số hiệu mạng và cần được nghiên cứu cùng với các tài liệu khác của APNIC, bao gồm cả các tài liệu quy định chính sách thành viên và chính sách phí.
Top
3. Phân cấp phân bổ địa chỉ IPv4
Địa chỉ IPv4 được phân bổ theo cấu trúc phân cấp được quy định tại RFC2050 và được miêu tả vắn tắt trong hình 1.
Hình 1: Biểu đồ phân cấp quản lý địa chỉ IP
Theo cấu trúc phân cấp này, địa chỉ được IANA phân bổ cho APNIC và sau đó được APNIC tái phân bổ cho các chủ thể trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. APNIC phân bổ địa chỉ cho các tổ chức quản lý tài nguyên Internet (Internet Registry – IR) đồng thời uỷ nhiệm cho các tổ chức này quyền phân bổ địa chỉ cho các chủ thể nằm trong khu vực mình quản lý. Trong một số trường hợp, APNIC trực tiếp cấp phát địa chỉ tới người sử dụng. Các tổ chức quản lý tài nguyên Internet quốc gia và địa phương phân bổ địa chỉ tới các thành viên và đối tượng phục vụ của mình theo hướng dẫn của APNIC và các chính sách, thủ tục được quy định trong tài liệu này.
Top
4. Các định nghĩa
Các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được hiểu như sau:
4.1. Tổ chức quản lý tài nguyên Internet (Internet Registry – IR)
Tổ chức quản lý tài nguyên Internet (IR) là một tổ chức chịu trách nhiệm phân bổ vùng địa chỉ IP cho các thành viên hoặc đối tượng phục vụ của mình và đăng ký nhu cầu sử dụng địa chỉ IP với tổ chức quản lý cấp trên. Các IR được phân loại dựa theo chức năng cơ bản và phạm vi lãnh thổ trong cấu trúc phân cấp được miêu tả ở hình 1.
Các IR bao gồm:
(i) APNIC và các tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp khu vực (RIR)
(ii) Các tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp quốc gia (NIR)
(iii) Các tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp địa phương (LIR), trừ trường hợp có quy định khác.
4.1.1. Tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp khu vực (RIR)
Tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp khu vực (RIR) được thành lập theo quyết định của IANA với mục đích phục vụ và đại diện cho khu vực địa lý do tổ chức mình quản lý. Vai trò cơ bản của các RIR là quản lý, phân bổ và đăng ký nhu cầu sử dụng địa chỉ tại khu vực của mình. Hiện nay, trên thế giới có ba RIR là APNIC, RIPE NCC, ARIN và trong tương lai có thể sẽ thành lập thêm một số lượng hạn chế các RIR khác.
4.1.2. Tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp quốc gia (NIR)
Tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp quốc gia (NIR) chịu trách nhiệm phân bổ vùng điạ chỉ tới các thành viên và đơn vị cấp dưới, thường là các tổ chức quản lý tài nguyên Internet địa phương (LIR) được thành lập ở cấp quốc gia. Các NIR áp dụng chính sách của mình trên tinh thần công bằng, vô tư đối với mọi chủ thể trong phạm vi quản lý.
Chính sách trong tài liệu này áp dụng cho các NIR; tuy nhiên, tài liệu này không quy định toàn bộ chức năng và nhiệm vụ của các NIR có liên quan đến mối quan hệ chính thức với APNIC. Những chức năng và nhiệm vụ đó có thể được quy định trong các tài liệu và thoả thuận khác, theo chính sách xét duyệt tài liệu của APNIC.
4.1.3. Tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp địa phương (LIR)
Tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp địa phương (LIR) thường là các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và có thể cấp phát địa chỉ cho mạng hạ tầng của mình và người sử dụng các dịch vụ mạng của mình. Đối tượng phục vụ của LIR có thể là các ISP cấp dưới để họ tiếp tục cấp phát địa chỉ cho đối tượng phục vụ của mình.
4.2. Điểm chuyển tiếp thông lượng Internet (IXP)
Điểm chuyển tiếp thông lượng Internet (IXP) là một cơ sở hạ tầng mạng vật lý thực hiện việc chuyển tiếp thông lượng Internet giữa các ISP. Số lượng các ISP kết nối vào một IXP tối thiểu là 3 và cần phải có một chính sách rõ ràng, và có tính mở cho tất cả các ISP tham gia kết nối. Một IXP thường không được coi là một tổ chức quản lý tài nguyên Internet mà được xem là các chủ thể sử dụng địa chỉ IP cuối cùng.
4.3. Vùng địa chỉ
Trong tài liệu này, khái niệm vùng địa chỉ được hiểu là dải địa chỉ IPv4, trừ lớp địa chỉ multicast và địa chỉ dùng riêng được quy định tại RFC1918.
4.4. Vùng địa chỉ được phân bổ vùng địa được cấp phát
Để hiểu chính xác chính sách quản lý địa chỉ của APNIC, cần phải phân biệt giữa thuật ngữ vùng địa chỉ được phân bổ (allocated) và thuật ngữ vùng địa chỉ được cấp phát (assigned).
4.4.1. Được phân bổ
Vùng địa chỉ được phân bổ là vùng địa chỉ được chuyển giao cho các tổ chức quản lý tài nguyên Internet (IR) để các tổ chức này tiếp tục phân bổ hoặc cấp phát lại cho các chủ thể khác thuộc phạm vi quản lý và phục vụ của mình.
4.4.2. Được cấp phát
Vùng địa chỉ được cấp phát là vùng địa chỉ cấp cho một ISP hoặc đối tượng sử dụng địa chỉ IP cuối cùng[1] kết nối đến nhiều nhà cung cấp dịch vụ với các vùng địa chỉ khác nhau
[1] với mục đích duy nhất sử dụng cho cơ sở hạ tầng mạng của mình có giải trình và mục đích cụ thể không được cấp phát hay phân bổ lại cho các chủ thể khác.
Top
5. Mục tiêu của công tác quản lý vùng địa chỉ
5.1. Mục tiêu
Mục tiêu được đề cập dưới đây do cộng đồng Internet xác lập và phản ánh lợi ích của mọi thành viên trong việc đảm bảo Internet có thể được vận hành và phát triển ở mức cao nhất.
Nhiệm vụ cơ bản của APNIC là thực hiện việc quản lý nguồn tài nguyên nhằm đảm bảo rằng mục tiêu đề ra được thực hiện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. APNIC thực thi nhiệm vụ này trên cơ sở hướng dẫn và chỉ đạo phát triển và thực hiện các chính sách và thông lệ tương ứng.
Các NIR và LIR phải có trách nhiệm đảm bảo mục tiêu đề ra được thực hiện tại khu vực tổ chức mình quản lý.
5.1.1. Tính duy nhất
Việc phân bổ và cấp phát địa chỉ phải được đảm bảo tính duy nhất và thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Đây là một yêu cầu tuyệt đối để mỗi máy chủ trên Internet được xác định duy nhất.
5.1.2. Tính có đăng ký.
Việc phân bổ và cấp phát địa chỉ phải được đăng ký và lưu trữ vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên Internet có thể truy cập được trên phạm vi toàn cầu. Điều này là cần thiết để đảm bảo tính duy nhất về các thông tin phục vụ cho việc khắc phục các vấn đề phát sinh về Internet ở mọi cấp. Yêu cầu này còn phản ánh nguyện vọng nhất thể hoá các tổ chức quản lý tài nguyên của cộng đồng Internet.
5.1.3. Khả năng tổ hợp
Trong trường hợp có thể, địa chỉ phải được phân bổ theo cơ chế phân cấp theo cấu trúc mạng. Điều này là cần thiết để tăng khả năng tổ hợp các thông tin định tuyến nhằm mục đích hạn chế sự mở rộng của bảng định tuyến.
5.1.4. Tiết kiệm
Với mục đích kéo dài tuổi thọ của nguồn tài nguyên hiện có, địa chỉ phải được phân bổ theo nhu cầu thực tế để sử dụng ngay, không được đăng ký để dự trữ. Sử dụng tiết kiệm cũng đồng nghĩa với việc nâng cao tính hiệu quả, do đó, các chủ thể sử dụng địa chỉ nên áp dụng các công nghệ như Mặt nạ phân mạng có độ dài biến đổi (Variable Length Subnet Masking) và các công nghệ cần thiết khác để đảm bảo địa chỉ không bị sử dụng lãng phí.
5.1.5. Công bằng
Tất cả các chính sách và thông lệ có liên quan đến việc sử dụng địa chỉ phải được áp dụng cho tất cả các thành viên của cộng đồng Internet trên tinh thần công bằng, vô tư, không kể cơ cấu của tổ chức, nguồn gốc quốc gia, vị trí địa lý và các nhân tố khác.
5.2. Xung đột giữa các mục tiêu
Mục tiêu tiết kiệm và khả năng tổ hợp địa chỉ thường xung đột với nhau cũng như một số hoặc tất cả các mục tiêu nêu trên có thể xung đột với lợi ích của các tổ chức quản lý tài nguyên Internet và người sử dụng cuối cùng. Do đó, các tổ chức quản lý tài nguyên Internet khi thẩm định các yêu cầu sử dụng tài nguyên Internet phải nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề có liên quan và cân bằng giữa nhu cầu của chủ thể xin cấp tài nguyên Internet với nhu cầu lợi ích của toàn thể cộng đồng Internet.
Tài liệu này nhằm giúp cho các tổ chức quản lý tài nguyên Internet thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình trên nguyên tắc công bằng và thống nhất. Do đó, trong quá trình ra quyết định, các IR phải luôn công khai và minh bạch.
Top
6. Môi trường chính sách
Ngoài các mục tiêu được đề cập đến ở mục 5 còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến môi trường chính sách của APNIC, bao gồm nguyện vọng của cộng đồng Internet, cơ chế quản lý hiện hành và các hạn chế về kỹ thuật.
Môi trường chính sách có thể thay đổi nhanh chóng và khó dự đoán trước được, do đó, APNIC với chức năng đại diện cho các thành viên, có trách nhiệm phát hiện ra những thay đổi đó và đề xuất chính sách.
Mục 6 đề cập đến các nhân tố quan trọng nhất quyết định chính sách của APNIC trong môi trường hiện hành
6.1. Khả năng định tuyến
Khả năng định tuyến của địa chỉ trên toàn mạng Internet không thể được đảm bảo bởi riêng một tổ chức nào. Nhằm giảm thiểu kích cỡ bảng định tuyến toàn cầu, các ISPs có thể thực hiện chính sách lọc định tuyến trên cơ sở độ lớn của không gian địa chỉ cho phép (prefix length). Do đó, các vùng địa chỉ phân mảnh có kích thước nhỏ có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện việc định tuyến. Vì vậy, chính sách của APNIC là khuyến khích các chủ thể có nhu cầu sử dụng địa chỉ đăng ký với tổ chức quản lý cấp trên cung cấp dịch vụ kết nối hơn là trực tiếp với APNIC.
6.2. Tốc độ phát triển Internet
Do chiến lược phân bổ địa chỉ ban đầu không dự đoán trước được tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet và các vấn đề đi kèm có ảnh hưởng đến nhu cầu về số lượng địa chỉ và cơ chế định tuyến. Do đó, các chính sách của APNIC xem xét kinh nghiệm trong quá khứ để tìm ra phương pháp quản lý tối ưu nhất mới nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển Internet trong tương lai.
6.3. Trách nhiệm chung
APNIC cùng các thành viên và đối tượng phục vụ của mình chia sẻ trách nhiệm đảm bảo sự phát triển của Internet có quản lý và có hệ thống, đồng thời ra quyết định thống nhất mục tiêu được nêu tại mục 5. Do đó, cơ chế chính sách của APNIC được phát triển bởi các thành viên và toàn thể cộng đồng Internet vì lợi ích chung của toàn cộng đồng. Để thực hiện chính sách, APNIC và các thành viên dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Đặc biệt, APNI