Tổng quan về Phân tích kỹ thuật
Các dạng biểu đồ
Mức hỗ trợ và kháng cự
Đường xu hướng
Fibonacci
Một số mẫu hình thường gặp
Phân tích khối lượng
68 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tham khảo Phân tích kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tham khảo
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Last updated on 2 October 2007
1
Nội dung chính phần 1
Tổng quan về Phân tích
kỹ
thuật
Các dạng biểu đồ
Mức hỗ trợ và kháng
cự
Đường xu hướng
Fibonacci
Một số mẫu hình thường
gặp
Phân tích khối lượng
Tổng quan về Phân tích kỹ thuật
(PTKT)
PTKT là việc nghiên cứu hành vi của thị trường chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai.
Charles H Dow được xem là cha
đẻ của PTKT.
Năm 1884, ông đã đưa ra chỉ số
bình quân giá
đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị
trường Mỹ.
Những giả định cơ sở của PTKT
Biến động thị trường phản ánh tất cả
Các nhà PTKT cho rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng
đến giá đều được phản ánh trong giá.
Giá vận động theo xu thế
Cho rằng một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều.
Lịch sử sẽ lặp lại chính nó
Cho rằng xu thế giá trong tương lai chính là sự lặp lại của quá khứ.
Lý thuyết Dow (Dow theory)
Đây được xem là nền tảng của PTKT.
Charles Dow đã phát triển Lý thuyết Dow từ những phân tích hành vi của thị trường vào cuối thế kỷ 19.
Ông cho rằng dao động thị trường sẽ tạo thành các xu thế giá. Ông phân chia xu thế giá thành xu thế giá cấp 1 (chính) và xu thế giá cấp 2 (phụ).
Sau khi Dow mất, Wiliiam P Hamilton đã tiếp tục nghiên cứu lý thuyết này và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.
Hai xu thế giá chính của Dow
Xu thế giá cấp 1
Thể hiện xu hướng giá chính của thị trường và có thể
kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.
Xu thế giá cấp 2
Là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn xu thế giá cấp 1.
Trong thị trường giá tăng, chúng được xem là những
đợt suy giảm tạm thời (điều chỉnh).
Trong thị trường giá giảm, chúng được xem là những hồi phục trung gian (tăng giá tạm thời).
Ba giai đoạn chính của thị trường
Thị trường tăng giá Thị trường giảm giá
Phân phối
Kéo dài
Xu thế tăng chính
Tích lũy
Xu thế giảm chính
Tuyệt vọng
Các dạng biểu đồ thường gặp
Biểu
đồ
dạng đường (line chart)
Biểu
đồ
dạng thanh (bar chart)
Biểu
đồ
nến (candle chart)
Biểu đồ dạng đường (line chart)
Biểu đồ dạng thanh (bar chart)
Cao
Mở
Thấp
Đóng
Biểu đồ nến (candle chart)
Cao
Đóng
Mở
Thấp
Mở
Đóng
Mức hỗ trợ và mức kháng cự
Mức hỗ trợ (Support)
Là mức giá mà tại đó nhu cầu được xem là đủ
mạnh để ngăn cản sự giảm giá thấp hơn.
Mức kháng cự (Resistance)
Là mức giá mà tại đó lượng cung được xem là đủ mạnh để ngăn cản sự tăng giá cao hơn.
Các phương pháp xác định mức hỗ
trợ và mức kháng cự
Các mức giá cao và thấp
Mức hỗ trợ được xác định bởi tập hợp các mức giá thấp.
Mức kháng cự được xác định bởi tập hợp các mức
giá cao.
Kháng cự
Các mức cao
Các mức thấp
Hỗ trợ
Các số chẵn
Mức hỗ trợ và kháng cự có thể xuất hiện ở các mức giá chẵn, như 10, 20, 25, 50, 100,...Æ Nên tránh đặt lệnh tại các mức giá này.
Vùng hỗ trợ và kháng cự
Đôi khi một vùng xung quanh một mức giá sẽ tạo thành mức hỗ trợ và kháng cự.
Đường xu hướng (Trend lines)
Đường xu hướng thể hiện hướng di chuyển của thị trường và được xem là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các phân tích.
Đường xu hướng tăng
Mức kháng cự
Điểm hỗ trợ
Mức hỗ trợ thành mức kháng cự
Các đặc điểm của đường xu hướng
Số lượng điểm
Cần phải có 2 điểm trở lên để vẽ. Số điểm càng nhiều thì tính chuẩn xác của đường xu hướng càng cao.
Khoảng cách các điểm
Các điểm phải có khoảng cách tương đối như nhau.
Góc
Khi độ dốc của đường xu hướng càng tăng thì tính chuẩn xác của các mức hỗ trợ và kháng cự càng giảm.
Minh họa về góc
Dốc
Dễ
gãy
Dốc vừa phải Æ
mức hỗ trợ tốt
Kênh xu hướng được thiết lập bởi 2
đường xu hướng song song nhau.
Kênh xu hướng tăng Kênh xu hướng giảm
Fibonacci (1170 – 1250)
Ông tên thật là Leonardo Pisano, là một nhà toán học sống vào khoảng thế kỷ
12 tại Pisa (Italy).
Ông đã khám phá ra dãy số Fibonacci (1,1,2,3,5,8,13,21,34,…) dựa trên những quan sát về Kim tự tháp Gizeh ở Ai Cập.
Dãy Fibonacci có tỷ lệ 2 số liền kề nhau xấp xỉ 1,618 (hoặc nghịch đảo là
0,618). Tỷ lệ này được gọi là Tỷ lệ vàng
(The golden ratio) hay PHI.
Fibonacci trong PTKT
Khi dùng trong PTKT, Tỷ lệ vàng thường được chuyển đổi thành 3 mức tỷ lệ: 38.2%, 50% và
61.8%.
Tuy nhiên, các bội số khác cũng có thể được dùng, như 23.6%, 161.8%, 423%,…
Dãy Fibonacci thường được ứng dụng trong PTKT dưới nhiều dạng: sự hồi lại, dạng cung, dạng quạt, dạng mở rộng và vùng thời gian.
Fibonacci Retracements
Fibonacci Retracements được xây dựng bởi một đường xu thế được vẽ giữa 2 điểm cực trị, từ một đáy đến một đỉnh hoặc ngược lại. Sau đó 7 đường ngang cắt đường xu hướng sẽ được thiết lập ở các mức: 0.0, 23.6, 38.2, 50, 61.8,
78.6 và 100%.
Giá thường chạm tiệm cận trên/tiệm cận dưới tại hoặc gần các mức hồi lại của Fibonacci trong quá trình biến động.
Fibonacci Arcs
Fibonacci Arcs được thiết lập từ một đường xu hướng được vẽ từ 2 điểm cực trị, từ điểm cực tiểu đến cực đại đối diện. 3 đường hình cung sẽ được xây dựng với tâm là điểm cực trị thứ 1 và cắt đường xu hướng tại các mức
38.2, 50 và 61.8%.
Fibonacci Arcs thường được xem là các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Fibonacci Fans
Fibonacci Fans được thiết lập từ một đường xu hướng được vẽ từ 2 điểm cực trị. Sau đó, một trục dọc “vô hình” được vẽ qua điểm cực trị thứ 2. 3 đường xu hướng sẽ được vẽ từ điểm cực trị thứ nhất cắt trục dọc tạo thành các góc ở các mức 38.2, 50,
61.8%.
Các đường này có thể xem là các đường hỗ trợ và kháng cự trong PTKT.
Fibonacci Time Zones
Fibonacci Time Zones được thiết lập bởi việc chia đồ thị bằng các trục dọc với khoảng cách tuân theo dãy Fibonacci (1,1,2,3,5,8,…).
Các thay đổi giá mạnh thường nằm gần các trục dọc này.
Fibonacci Extensions
Fibonacci Extensions thường được dùng để dự báo các mức hỗ trợ và kháng cự trong tương lai và được vẽ vượt khỏi biên độ
100%.
161.8, 261.8 và 423.6% là các mức Fibonacci Extensions thường được sử dụng trong PTKT.
Một số mẫu hình thường gặp
Các mẫu hình tiếp diễn
Tam giác
Chữ nhật
Cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo
Các mẫu hình đảo chiều
Đầu và vai
Hai và ba đáy/đỉnh
Mẫu hình cái nêm
Đỉnh vòm và đáy chén
Các mẫu hình tam giác
Tam giác
y
x
Tam giác hướng lên
hướng xuống x
y
y
x
Tam giác cân bằng
Mức giá kỳ vọng được định ra trên cơ sở khoảng cách giá x=y.
Các nhà đầu tư dài hạn dùng các mẫu hình này để xác nhận xu hướng, trong khi các nhà đầu tư ngắn hạn dùng chúng như các dấu hiệu để mua/bán.
Minh hoạ về mẫu hình tam giác
Mẫu hình chữ nhật
y
x Tín hiệu tiếp tục xu hướng lên
Tương tự như các mẫu hình tam
giác, mức giá kỳ vọng trong mẫu hình chữ nhật được xác định trên cơ sở khoảng cách giá x=y.
Cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo
Cờ chữ nhật Cờ đuôi nheo
Cột cờ
x x
Mức giá kỳ vọng của các mẫu hình này được định ra khi
khoảng cách giá của cột cờ (x) được lặp lại kể từ khi giá thoát ra khỏi vùng điều chỉnh và tiếp tục xu hướng cũ.
Minh họa về mẫu hình cờ
Mẫu hình đầu và vai
Đầu vai ngược
Đường cổ x
y
Một khi giá vượt khỏi đường cổ thì nhà đầu tư có thể đặt kỳ vọng ở mức giá thoả điều kiện x=y. Các nhà PTKT cho rằng giá sẽ biến động một khoảng ít nhất bằng y trước khi mẫu hình này hình thành.
Đường cổ có thể cân bằng, dốc lên hay dốc xuống. Một đường cổ dốc xuống được xem là một dấu hiệu mạnh và phản ánh chuẩn xác hơn so với một đường cổ dốc lên.
Minh hoạ mẫu hình đầu và vai
Mẫu hình hai và ba đáy/đỉnh
Hai đỉnh Ba đỉnh
Hai đáy Ba đáy
Tương tự
x như các mẫu hình kể trên,
y mức giá kỳ vọng được định ra trên
x cơ sở
y khoảng cách x=y.
Minh họa mẫu hình hai đỉnh
Minh họa mẫu hình hai đáy
Mẫu hình cái nêm
Nêm hướng xuống
Nêm hướng lên
Giống như mẫu hình tam giác, mẫu hình nêm thể
hiện một sự hội tụ giá trước khi đảo chiều.
Mẫu hình nêm có thể dốc lên hoặc dốc xuống.
Trong mẫu hình này, giá sẽ vượt khỏi 2 đường giới hạn trước khi đỉnh nêm hình thành.
Mẫu hình đỉnh vòm và đáy chén
Đỉnh vòm
Đáy chén
Mái vòm
Các mẫu hình này thường được dùng như những dấu hiệu mua/ bán trong PTKT.
Đáy chén
Phân tích khối lượng giao dịch
Mục tiêu của việc phân tích khối lượng giao dịch:
Xác nhận xu hướng hiện tại:
Nếu thị trường đang có xu hướng lên hoặc xuống thì xu hướng này phải được xác nhận bởi sự gia tăng khối lượng giao dịch. Sự hồi lại của một xu hướng thường đi kèm với sự suy giảm khối lượng.
Phân tích khối lượng giao dịch
Cảnh báo sự suy yếu của xu hướng hiện tại:
Nếu xu hướng hiện tại được tiếp diễn với sự giảm gần về khối lượng thì đây được xem là sự cảnh báo xu hướng này đang yếu dần.
Điều này đặc biệt đúng khi thị trường đạt đến đỉnh cao mới hay chạm đáy mới với một khối lượng nhỏ. Trong trường hợp này, việc chạm đỉnh/đáy mới của thị trường thường được xem là một xu hướng không đáng tin cậy.
Phân tích khối lượng giao dịch
Xác nhận sự bứt phá khỏi biên độ dao động giá hiện tại:
Trong thị trường không rõ xu hướng và giá đang dao động trong một biên độ nhất định, một sự bứt phá của giá phải được đi kèm với một khối lượng giao dịch lớn.
Ngược lại, một sự biến động mạnh về giá nhưng với khối lượng giao dịch nhỏ có thể xem là một xu hướng không bền vững và cần phải được xem xét thêm.
Phân tích đồ thị khối lượng
Điểm A thể hiện sự nỗ lực để đạt đến đỉnh mới với khối lượng nhỏ (nằm dưới đường trung bình khối lượng) Æ kết quả là xu hướng mới đã thất
bại và giá còn chạm đáy mới.
Điểm B thể hiện sự tăng giá với một khối lượng gia tăng theo Æ đây được xem là một sự tăng giá khá vững chắc.
Điểm C cho thấy một khối lượng giao dịch rất lớn kèm theo sự tăng giá mạnh Æ điều này cho thấy thị trường có rất nhiều khả năng để đạt đến
đỉnh cao mới.
Minh họa phân tích khối lượng
Nội dung chính phần 2
1. Tìm hiểu 4 chỉ dẫn sau:
Đường trung bình (MA)
Đường MACD
Đường Stochatic
Đường Bollinger Band
⇒ Dùng các chỉ dẫn này để có thể xác định:
⇒ Mức hỗ trợ và kháng cự
⇒ Các vùng mua quá nhiều hay bán quá nhiều
⇒ Xác định các tín hiệu để mua, bán.
2. Cách sử dụng các chỉ dẫn trên trong phân tích kỹ
thuật.
Một chỉ dẫn kỹ thuật là một chuỗi các dữ liệu được
thiếp lập từ các mức giá trong quá khứ.
Sử dụng các chỉ dẫn kỹ thuật để:
1. Báo động xu hướng
2. Xác định lại xu hướng giá
3. Dự đoán xu hướng giá
Dữ liệu về giá
(bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao, thấp khối lượng giao dịch…)
Tính toán Các chỉ dẫn kỹ thuật
Giá lịch sử Xu hướng
Các chỉ dẫn phân tích kỹ thuật
Các chỉ dẫn nhanh
Các chỉ dẫn chậm
Cho biết xu hướng của
giá trong ngắn hạn.
Thường được sử dụng trong thị trường không xác định rõ xu hướng.
Báo hiệu xu hướng dài
hạn của giá.
Thường dùng để xác nhận lại xu hướng giá một cách chắc chắn hơn.
Ví dụ về các loại chỉ dẫn:
CHỈ DẪN NHANH
Đường RSI
Đường Stochatic
CHỈ DẪN CHẬM
Đường trung bình
Đường MACD
Các lợi ích và hạn chế của các loại chỉ dẫn
Lợi ích
Hạn chế
Các chỉ dẫn nhanh
-Giúp nhà đầu tư ra/vào thị
trường sớm hơn.
-Báo nhiều dấu hiệu của thị
trường hơn.
-Cho biết trước những rủi ro/cơ hội tiềm năng
-Rủi ro về chỉ báo sai.
-Ra/vào thị trường giao dịch nhiều đồng nghĩa với việc trả chi phí nhiều.
Các chỉ dẫn chậm
-Giúp nhà đầu tư có khả năng nắm bắt và định xu hướng tốt.
-Giao dịch ít – trả ít chi phí hơn.
-Không phát huy tác dụng trong thị trường dao động lên xuống (không hướng nhất định)
-Ra/vào thị trường chậm hơn.
Đường trung bình đơn giản là mẫu
đường trung bình được sử dụng phổ biến nhất trong các dạng đường trung bình. Đường trung bình đơn giản được tính toán bằng cách cộng dồn dãy các giá trị trong một khoảng thời gian gồm một số ngày nhất định và sau đó lấy tổng số chia cho số ngày.
Cách sử dụng đường trung bình:
1. Để xác định xu hướng: Thông thường, nhà đầu tư nhìn vào độ dốc của đường trung bình để xác định xu hướng giá. Ví dụ, nếu đường trung bình có độ dốc xuống, và giá hiện tại đang ở dưới đường trung bình thì xu hướng được xác định là xu hướng giảm. Ngược lại là xu hướng tăng. Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên, dưới và đường trung bình khá bằng phẳng thì thị trường đang được xem là không có xu hướng rõ ràng.
Các điểm mua
Các điểm bán
2. Đưa ra các tín hiệu mua và bán:
Có nhiều cách để xác định các tín hiệu mua/bán bằng đường trung bình. Đầu tiên, có thể nhìn vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa và đường Trung bình đơn giản. Nếu thị trường đóng cửa ở giá nằm trên đường Trung bình thường cho thấy một tín hiệu mua, trong khi đó, nếu thị trường đóng cửa dưới đường trung bình cho thấy một tín hiệu bán.
Một cách khác là sử dụng 2 đường trung bình, một đường trung bình ngắn hạn và một đường khác dài hơn. Các tín hiệu bán và mua được chỉ ra tại các điểm cắt nhau của đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình dài hạn. Ví dụ, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ dưới lên thường dự báo tín hiệu mua và ngược lại, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ trên xuống dự báo một tín hiệu bán.
Đặt lệnh mua
Thanh khoản lệnh mua
Đường TB 15 ngày Đường TB 30 ngày Đường TB 100 ngày
Đường Stochstic được George C. Lane sử
dụng vào cuối những năm 1950, Chỉ dẫn Stochastic là một loại chỉ dẫn động lực xác định vị trí của giá đóng cửa đang ở mức cao/thấp của khoảng dao động trong một khoảng thời gian xác định. Giá đóng cửa ở gần mức cao của khoảng dao động cho thấy thị trường tích lũy nhiều lệnh mua và nếu mức giá này ở gần đáy sẽ báo hiệu thị trường đang bán ra nhiều.
Cách tính:
Khoảng t/g Cao Thấp Đóng cửa
%K =
100 x (Đóng – Thấp nhất(n))
(Cao nhất (n) – Thấp nhất (n))
%D = Đường TB 3 kỳ của %K (n): Số kỳ tính toán
Cách sử dụng:
Đường Stochastic thể hiện chu kỳ dao động của giá với những yếu tố sau:
Khi giá tăng, giá đóng cửa có xu hướng gần với phần trên của khoảng dao động giá.
Khi giá giảm, giá đóng cửa có xu hướng gần với phần đáy của khoảng dao động giá
Thông thường, đường Stochastic gồm 2 đường, %K và %D. Sự khác nhau giữa 2 đường Stochastic Nhanh và Chậm được tính toán dựa trên các đường %K và %D. Đường Stochastic chậm di chuyển chậm hơn và nhẵn hơn so với đường Stochastic nhanh.
Ứng dụng:
1. Xác định các vùng mua nhiều/bán nhiều
Nếu đường Stochastic vượt trên đường 80 – giá đang ở trong vùng mua nhiều
Nếu đường Stochastic nằm dưới đường 20 – giá đang ở trong vùng bán nhiều
2. Phát hiện các tín hiệu mua/bán
Đường %K và % D di chuyển trên đường 80 và dưới đường 20
2 đường %K và %D cắt nhau
Đường %K và %D di chuyển dưới đường 80 và trên đường 20.
3. Xác định xu hướng tăng/giảm dựa vào sự phân kỳ của xu hướng giá và
đường Stochastic
Biểu đồ bên cạnh là
một ví dụ về xác định xu hướng dựa vào sự phân kỳ của đường xu hướng giá và đường xu hướng của Stochastic.
Phân kỳ giảm
Phân kỳ tăng
Dải băng Bolinger được dùng và phát triển bởi John Bollinger, dài băng Bollinger là một chỉ dẫn thường được sử dụng để so sánh mức độ biến động của các mức giá liên quan trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ dẫn này bao gồm 3 đường giá bao quanh vùng dao động chủ yếu của giá, 3 đường này gồm:
1. Đường trung bình đơn giản ở giữa,
2. Dải băng ở trên (đường trung bình đơn giản cộng với 2 đơn vị lệch chuẩn);
3. Dải băng ở dưới (đường trung bình trừ đi 2 đơn vị lệch chuẩn).
Độ lệch chuẩn (một chỉ số thống kê) thường được dùng như một chỉ dẫn tốt trong quan sát dao động. Lý thuyết về độ lệch chuẩn cho rằng các dải băng sẽ phản ứng một cách nhanh chóng đối với sự thay đổi của giá và phản ánh những chu kỳ dao động cao hay thấp. Một sự tăng giá đột ngột (hoặc giảm giá) hay nói một cách khác là sự dao động lớn, sẽ dẫn đến sự mở rộng của dải băng.
Cách sử dụng dải băng Bollinger
Xác định vùng mua nhiều và bán nhiều của thị
trường.
Kết hợp với các đường giao động như Stochastic để
xác định các tín hiệu mua và bán.
Xác định vùng giao động của giá.
Báo hiệu các mức đỉnh tiềm năng và đáy tiềm năng.
Hình bên cạnh là một ví dụ về đường trung bình đơn giản và dải băng Bollinger (hình trên) và đường RSI (phía dưới). Những chỉ dẫn đã cùng báo hiệu một xu hướng giảm:
Giá đã đi vào vùng mua nhiều (giá đã vượt qua mức trung bình phía trên của dải Bollinger)
Sự phân kỳ giữa đường xu hướng giá và đường RSI (cho thấy xu hướng tăng đã yếu đi).
Sự thu hẹp của dải băng.
Vùng mua nhiều Dải băng thu hẹp
Sự phân kỳ
Đường Trung bình hội tụ và phân kỳ (MACD) được sử
dụng và phát triển bởi Gerald Appel, MACD là một trong những công cụ đơn giản nhất và được sử dụng tốt.
MACD dùng đường trung bình – vốn là một chỉ dẫn chậm, kết hợp với các yếu tố theo đường xu hướng. Những chỉ dẫn chẫm này được chuyển đổi thành các đường đo động lượng bằng cách lấy hiệu 2 đường trung bình dài và trung bình ngắn. Kết quả này sẽ được vẽ thành một đường mà dao động lên xuống xung quanh giá trị 0, không có bất kì giới hạn trên hay dưới.
Cách sử dụng đường MACD:
Nhận biết các tín hiệu mua/bán
Xác định xu hướng giá
Xác định sự phân kỳ của xu hướng tăng/giảm.
Cách sử dụng đường MACD:
Nhận biết các tín hiệu mua/bán: Các tín hiệu mua/bán được xác nhận khi 2 đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau. Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên báo hiệu một tín hiệu mua, và nếu tiếp tục cắt lên trên đường 0, xu hướng tăng càng được xác định rõ hơn. Ngược lại, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống thường báo hiệu một tín hiệu của xu hướng giảm, và nếu đường MACD cắt từ treên xuống vượt qua đường 0 thì tín hiệu này được xác nhận rõ hơn.
Xác định xu hướng giá:Xác định xu hướng giá: Nếu cả 2 đường MACD ở trên (hoặc dưới) đường 0 và đường MACD ở trên (dưới) đường tín hiệu, thì xu hướng được xác định là xu hướng tăng (giảm).
Xác định sự phân kỳ của xu hướng tăng/giảm: khi có sự phân kỳ của đường MACD và đường xu hướng giá xác định rằng xu hướng tăng hay giảm đang yếu đi. Khi giá đang tăng cao hơn nhưng các mức cao của MACD đang theo xu hướng giảm, điều này cho thấy xu hướng tăng đang yếu đi. Trong khi đó, xu hướng giảm đang yếu đi được báo hiệu khi xu hướng của giá đang thấp đi nhưng khi những mức thấp của đường MACD đang cao hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là sự phân kỳ xác định xu hướng đang yếu đi chứ không có nghĩa là xu hướng đã thực sự đảo chiều. Sự đảo chiều của xu hướng phải được xác nhận bởi các biến động trực tiếp từ giá, chẳng hạn một sự bẻ gảy đường xu hướng.
Phân kỳ - xu hướng giảm
Phân kỳ - xu hướng tăng
Mua
Bán
Đường MACD (tt)