Tài liệu Thị trường chứng khoán

Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. 1. Nguyên nhân hình thành. - Quá trình đổi mới nền kinh tế diễn ra nhanh chóng, nhu cầu vốn cho sự phát triển là rất lớn, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh chóng (Cổ phần mỗi năm phải huy động vào khoảng 5%GDP, vay trong nước khoảng 3%GDP). Trong khi đó lượng vốn huy động được không đáp ứng được nhu cầu cần thiết, hệ thống ngân hàng đã quá tải. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tìm 1 nguồn huy động vốn lớn. Nếu không có chiến lược phát triển phù hợp, thị trường tài chính sẽ tự phát hình thành xuất phát từ như cầu về vốn đầu tư của nền kinh tế. Vậy thay vì việc để nó tự phát thì tại sao chúng ta không tự tay thành lập nên. Thị trường chứng khoán sẽ tạo ra kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp - Việc hình thành thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà nhà đầu tư có thêm một kênh đầu tư tạo ra lợi nhuận. - Thị trường chứng khoán là cơ sở, “phong vũ biểu” đánh giá nền kinh tế cũng như năng lực doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát của thị trường, các cổ đông. - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhưng chủ yếu ở dưới hình thức đầu tư trực tiếp. Quy mô các dự án đầu tư ngày càng tăng, số lượng dự án ngày càng nhiều do đó cần 1 sân chơi mới và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là việc có được một thị trường tài chính hiệu quả và năng động. Cụ thể hơn đó chính là thị trường chứng khoán.  Đặt ra vấn đề là hình thành nên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, việc thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có không ít khó khăn: - Chưa có thể chế thị trường hoàn chỉnh. - Chưa hình thành văn hóa chứng khoán. • Các doanh nghiệp không muốn minh bạch, không muốn công bố thông tin về lợi nhuận, lãi lỗ hàng năm. Tính minh bạch trong kinh doanh chưa được quản lý chặt, nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. • Ỷ lại vào cơ chế cấp vốn của nhà nước

docx100 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Thị trường chứng khoán Việt Nam. I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. 1. Nguyên nhân hình thành. Quá trình đổi mới nền kinh tế diễn ra nhanh chóng, nhu cầu vốn cho sự phát triển là rất lớn, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh chóng (Cổ phần mỗi năm phải huy động vào khoảng 5%GDP, vay trong nước khoảng 3%GDP). Trong khi đó lượng vốn huy động được không đáp ứng được nhu cầu cần thiết, hệ thống ngân hàng đã quá tải. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tìm 1 nguồn huy động vốn lớn. Nếu không có chiến lược phát triển phù hợp, thị trường tài chính sẽ tự phát hình thành xuất phát từ như cầu về vốn đầu tư của nền kinh tế. Vậy thay vì việc để nó tự phát thì tại sao chúng ta không tự tay thành lập nên. Thị trường chứng khoán sẽ tạo ra kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp Việc hình thành thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà nhà đầu tư có thêm một kênh đầu tư tạo ra lợi nhuận. Thị trường chứng khoán là cơ sở, “phong vũ biểu” đánh giá nền kinh tế cũng như năng lực doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát của thị trường, các cổ đông. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhưng chủ yếu ở dưới hình thức đầu tư trực tiếp. Quy mô các dự án đầu tư ngày càng tăng, số lượng dự án ngày càng nhiều do đó cần 1 sân chơi mới và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là việc có được một thị trường tài chính hiệu quả và năng động. Cụ thể hơn đó chính là thị trường chứng khoán. Đặt ra vấn đề là hình thành nên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, việc thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có không ít khó khăn: Chưa có thể chế thị trường hoàn chỉnh. Chưa hình thành văn hóa chứng khoán. Các doanh nghiệp không muốn minh bạch, không muốn công bố thông tin về lợi nhuận, lãi lỗ hàng năm. Tính minh bạch trong kinh doanh chưa được quản lý chặt, nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Ỷ lại vào cơ chế cấp vốn của nhà nước Nhà đầu tư không có cơ hội lựa chọn khi tham gia thị trường Các nhà đầu tư còn gặp phải nhiều rào cản về chính sách, đặc biệt là hạn chế đối với những nhà đầu tư nước ngoài, theo luật họ ko được phép mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam và đến tận 1999, khi Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành Quyết định số 145/QĐ-TTg chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với tỷ lệ không vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hạn chế trong việc hoạch định chính sách, giám sát, cưỡng chế, thực thi trên TTCK. Nhiều quan điểm cho rằng chứng khoán là sản phẩm của tư bản, việc xây dựng TTCK ở VN có thể làm chúng ta đi lệch hướng. Trình độ cán bộ cũng như hiểu biết của người dân về chứng khoán còn nhiều hạn chế. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 vẫn còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước nhà. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những thách thức trên mà chúng ta không làm thì chưa biết được những khó khăn đó sẽ xảy ra như thế nào. Như người xưa có câu : “không vào hang cọp sao bắt được cọp con”. 2. Thị trường hình thành. Năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập đề án thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam, giao nhiều bộ, ngành liên quan tham gia như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Tư pháp Năm 1995, Ủy ban chứng khoán được thành lập. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu niêm yết đó là 2 mã cổ phiếu của 2 công ty Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom), và 7 công ty chứng khoán : Công ty chứng khoán Bảo Việt thuộc Bộ tài chính; Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn; Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC); Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS); Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS); Công ty CP chứng khoán Đệ Nhất; Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam. Mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch. Vào ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). 3. Thành phần tham gia. Tổ chức phát hành chứng khoán: Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng, chứng chỉ quỹ đầu tư... phục vụ cho hoạt động của họ. Nhà đầu tư: Nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư có tổ chức. (Ở Việt Nam thì nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tới 80% còn ở nước ngoài như Mỹ con số này chỉ là 20%). Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán. Các trung gian tài chính (là các Ngân hàng thương mại). Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: Cơ quan quản lý Nhà nước (ủy ban chứng khoán nhà nước). Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Các tổ chức kiểm toán. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán (Việt nam chưa có các tổ chức riêng biệt) Các tổ chức tài trợ chứng khoán (Việt nam chưa có các tổ chức riêng biệt). Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm (ở Việt nam chưa có. Ở nước ngoài: Standard & poor; Fitch; Moody’s đánh giá về hệ số tín nhiệm quốc gia) 4. Cấu trúc thị trường. HSX(HOSE). HNX(HASTC). Bộ tài chính. UBCKNN OTC Sở giao dịch. Cấu trúc thị trường. Điện thoại. Internet. Luật CK Upcom. Hai sở giao dịch là 2 công ty TNHH thuộc sở hữu của nhà nước. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thuộc Bộ Tài chính nên có rất ít quyền hạn. Không như ở Mỹ, trong đó các sở giao dịch của nó thành lập dưới hình thức là các công ty cổ phần. Ngày 24/6/2009 Hệ thống giao dịch Upcom được đưa vào hoạt động trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Việc thành lập sàn giao dịch Upcom đã làm thu hẹp thị trường OTC và mở rộng thị trường sàn giao dịch. Bên cạnh đó Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, BIDV trở thành Ngân hàng chỉ định thanh toán. Vào ngày 21/4/2011 vừa qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đưa ra ba phương án tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam tại hội thảo về tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Vậy liệu cấu chúc của thị trường chứng khoán Việt Nam có thay đổi hay không còn tùy thuộc vào quyết định sắp tới của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 5. Hệ thống các chỉ số. Hiện nay tại Việt Nam, VN-Index là chỉ số đại diện cho các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, HNX-Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, UPCoM-Index đại diện cho các cổ phiếu giao dịch trên thị trường chưa niêm yết. Cách tính của 3 chỉ số này đều theo phương pháp bình quân gia quyền. A, Chỉ số VNindex: VN-Index được tính như sau:                                                                                                       Ký hiệu: VN-Index Giá trị cơ sở: 100 Ngày cơ sở: 28/07/2000   VN-Index = Tổng giá trị thị trường hiện tại của các cổ phiếu niêm yết  /  Tổng giá trị thị trường cơ sở của các cổ phiếu niêm yết  VN - Index được tính theo công thức sau: Vn-Index = Trong đó: P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i. Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i. P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc. Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc. i   : 1,..., n Chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của chứng khoán. Vì vậy trong quá trình tính toán chỉ số, người ta phải loại bỏ những yếu tố làm thay đổi giá trị của chỉ số mà không phải do giá cả thay đổi, ví dụ như: có cổ phiếu mới niêm yết, việc tách, gộp cổ phiếu... Trong những trường hợp này, số chia sẽ được điều chỉnh để đảm bảo chỉ số có tính liên tục và phản ánh đúng những thay đổi về giá cả trên thị trường Chỉ số HNX-index và Upcom-index cũng được tính tương tự. Ngoài ra trên thị trường còn 1 số các chỉ số mới khác như: CBV-Index; SSI30-Index; DCVN30-Index; VIR-Index. III. Thành tựu của thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm qua. 10 năm phát triển đầy biến động của thị trườn chứng khoán Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Cụ thể: Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị  trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng. Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom. Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008 Về khung pháp lý, thể chế chính sách: Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường và tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước;Các công cụ trên thị trường chứng khoán ngày càng được mở rộng. Tạo tính năng động cho thanh khoản. Về quy mô và hàng hóa (nguồn cung) của thị trường :Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Nhưng sau đó đã bức phá lên trong các năm sau. Về niêm yết và giao dịch chứng khoán :Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình quân có 667.600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2,6 triệu đơn vị (tăng 3,93 lần) và tăng lên 9,79 triệu và 18,07 triệu trong hai năm sau đó. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 lần năm 2006 lên 0.64 vào năm 2007, 0.68 lần vào năm 2008 và ước đạt 1.13 lần năm 2009 Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư): Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo cùng với việc nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào TTCK ngày càng được nâng cao. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán :Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển nhanh về quy mô và năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công chúng đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với TTCK. Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, toàn thị trường mới chỉ có 7 công ty chứng khoán và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một công ty quản lý quỹ nào. Sau 10 năm hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Số thành viên lưu ký của TTLKCK là 122 thành viên trong đó có 8 ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp (gồm các ngân hàng thương mại là thành viên đặc biệt của thị trường TPCP chuyên biệt và Sở Giao dịch NHNN). Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường :Trong giai đoạn 2000-2009, công tác quản lý Nhà nước và điều hành TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO). Về tổ chức thị trường : Hệ thống giao dịch UpCom trên SGDCK Hà Nội - hệ thống giao dịch cho các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết - cũng đã được đưa vào vận hành vào ngày 24/6/2009. Cuối 2009, đã có 34 cổ phiếu được giao dịch trên hệ thống Upcom với tổng giá trị giao dịch đạt gần 540 tỷ đồng. Giá trị thị trường ngày 31/12/2009 đạt 4.075 tỷ đồng. Thị trường upcom mở ra đã làm giảm quy mô quả thị trường OTC, quản lý nhà nước được xiết chặt hơn. (Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên thị trường chứng khoán đã nở rộ cả về số lượng lẫn hình thức trong năm 2010. Điều này là xu hướng của thị trường, nhằm giúp thị trường phát triển hiệu quả, hạn chế sự hoạt động của các công ty làm ăn kém hiệu quả.) Một số dữ liệu về quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam: (Nguồn: Ủy ban Chứng khoán) Thời gian Giá trị giao dịch bình quân phiên (tỷ đồng) Vốn hóa TT (tỷ đồng) % GDP Tài khoản nhà đầu tư Công ty quản lý quỹ Công ty chứng khoán Công ty niêm yết 2000 1,4 986 0,28% 2.908 7 5 2001 6,85 1.57 0,34% 8.78 8 10 2002 4,58 2.436 0,48% 13.607 9 20 2003 12,14 2.37 0,39% 16.486 1 12 22 2004 79,55 4.516 0,63% 21.6 2 13 26 2005 111,90 9.598 1,21% 29.065 6 14 41 2006 401,84 237.276 22,70% 110.652 18 55 195 2007 1.562,21 492.9 40,00% 312.139 25 78 253 2008 1.615,79 225.935 19,76% 531.428 43 102 342 2009 2.872,75 620.551 37,71% 822.914 46 105 457 2010* 3.306,80 695.186 42,25% 925.955 46 105 557 * Tính đến 30/6/2010 - % GDP của năm liền trước năm tính toán IV. Bất cập của thị trường chứng khoán Việt Nam. Về khung pháp lý, thể chế chính sách: hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn có một số hạn chế, cụ thể: phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán còn hẹp mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,... Ta lấy 1 ví dụ thế này về việc chào mua chứng khoán: Luật chứng khoán hiện nay qui định như sau: “Công ty đại chúng được chào mua công khai phải công bố ý kiến của công ty về việc chấp thuận hoặc từ chối việc chào mua. Trường hợp từ chối, công ty phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản trả lời của công ty phải có chữ ký của ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng quản trị” (Điều 32, khoản 10). Quy định này thực ra không chính xác, lủng củng và thậm chí là vô lý. Thứ nhất, việc bán hay không bán cổ phần đang được chào mua là quyền tự do của các cổ đông (Điều 77, k1, d và Điều 87 khoản 5 Luật doanh nghiệp). Thứ hai, Hội đồng quản trị của công ty được chào mua chẳng thể “chấp thuận hay từ chối việc chào mua” mà chỉ có thể đưa ra khuyến cáo nên hay không nên tới các cổ đông công ty mà thôi. Thứ ba ý kiến khuyến cáo có thể chỉ là của đa số thành viên Hội đồng quản trị, chứ không hẳn đã là của toàn thể Thành viên Hội đồng quản trị, lại càng không phải của “Công ty” nói chung. Thứ nữa, nếu một số thành viên Hội đồng có ý kiến khuyến cáo ngược lại với đa số thì ý kiến của họ sẽ không được các cổ đông và UBCK biết đến. Về quy mô, hàng hóa trên thị trường: hoạt động phát hành của các công ty đại chúng còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, chứng chỉ tiền quỹ đầu tư. Chúng ta cần phát hành và có thêm nhiều các loại chứng khoán khác như: Trai phiếu chuyển dổi, trái phiếu có kỳ hạn, trái phiếu bảo đảm bởi vàng và ngoại tệ mạnh, trái phiếu chiết khấu ... Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn tất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư. Độ trễ trong giao dịch là lớn: T+3. Hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại không bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt là thị trường trái phiếu CP. Thiếu các nhà đầu tư và các nhà môi giới chuyên nghiệp. Việc kinh doanh chứng khoán mang tính bầy đàn là chủ yếu. Một bộ phận lớn các nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và hiểu biết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của cổ phiếu để chạy theo triển vọng của thị trường. Điều này làm cho giá cổ phiếu tăng lên quá mức giá thực tế của nó, từ đó thu hút các nhà đầu tư đổ xô vào chứng khoán góp phần gia tăng bong bóng giá chứng khoán. Diễn biến tâm lý của công chúng đầu tư sẽ quyết định chiều hướng của giá. Số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá nhanh, với năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và không tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường. Về tổ chức thị trường chưa hiệu quả, tính pháp lý chưa cao. Đặc biệt là về quyền hành của UBCKNN, và hoạt động của các sàn chứng khoán. Từ khi hoạt động cho đến này, TTCK Việt Nam còn rất nhiều bất cập trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà đầu tư cảm thấy không bình đẳng trong giao dịch và quay lưng lại với thị trường. Chất lượng thông tin kém được thể hiện như: công bố thông tin chậm; thông tin không đầy đủ, chính xác; quản lý công bố thông tin và giám sát các công ty niêm yết còn yếu. Ví dụ: ”Trong thời gian qua nổi nên vụ công ty Dược viễn Đông với mã cổ phiếu là DVD đã bị tuyên bố phá sản và ảnh hưởng tới 17022nhà đầu tư với 12 triệu cổ phiếu DVD đang phát hành trên thị trường chứng khoán giá trị là 64,61 tỷ đồng. Ngày 24/6/2010, Sơ GDCK TP.HCM đã nhận được thông báo của Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) thông báo Ngân hàng này đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông. Phía Tòa án đã thụ lý và ban hành quyết định cho phép mở thủ tục phá sản. Những mãi đến thá
Tài liệu liên quan