Tài liệu thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính

Đo lường là quá trình quan sát và ghi nhận những quan sát thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Có nhiều hình thức đo lường khác nhau trong nghiên cứu. Trong tài liệu hướng dẫn này, chúng tôi xin giới thiệu hai hình thức đo lường Chương I: Nghiên cứu qua điều tra, khảo sát bao gồm xây dựng và th ực hiện phỏng vấn và bảng hỏi. Chương II: Nghiên cứu định tính cung cấp tổng quan về các phương pháp đo lường dữ liệu không phải dạng số Trong cả hai chương, chúng tôi sẽ đưa ra kiến thức cơ bản về 1) Phương pháp tiến hành thu thập dữ li ệu và 2) Phương pháp tiến hành phân tích dữ liệu thu được. Chương I. Phương pháp định lượng: nghiên cứu qua điều tra Có nhiều phương pháp nghiên cứu theo hướng mô tả. Những phương pháp này được xây dựng nhằm mô tả và diễn giải cho câu hỏi Cái gì. Những nghiên cứu này xem xét các cá nhân, phương pháp hoặc tài liệu với mục đích mô tả, so sánh, đối chi ếu, phân loại, phân tích và diễn giải những đối tượng, sự kiện cấu thành các phần các nhau của nghiên cứu. Thông thường, các điều tra khảo sát thu thập thông tin tại một thời đi ểm nhất định với mục đích mô tả bản chất của những hoàn cảnh hiện có, hoặc xác định các

pdf38 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÀI LIỆU Thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính 2 Mục lục Mục lục................................................................................................................................................................. 2 Giới thiệu về đo lường ........................................................................................................................................ 4 Chương I. Phương pháp định lượng: nghiên cứu qua điều tra ......................................................................... 4 Các phương pháp điều tra khảo sát ................................................................................................................ 4 Bảng hỏi ....................................................................................................................................................... 4 Phỏng vấn .................................................................................................................................................... 5 Lựa chọn Phương pháp điều tra ..................................................................................................................... 5 Mục đích của điều tra.................................................................................................................................. 5 Vấn đề về chọn tập hợp mẫu ...................................................................................................................... 5 Vấn đề lấy mẫu điều tra .............................................................................................................................. 6 Vấn đề về câu hỏi ........................................................................................................................................ 6 Vấn đề nội dung .......................................................................................................................................... 6 Vấn đề về định kiến .................................................................................................................................... 7 Vấn đề về khâu tổ chức............................................................................................................................... 7 Xây dựng bảng hỏi .......................................................................................................................................... 8 Các dạng câu hỏi ......................................................................................................................................... 8 Nội dung câu hỏi ....................................................................................................................................... 10 Các dạng câu trả lời ................................................................................................................................... 13 Kỹ thuật viết câu hỏi ................................................................................................................................. 15 Trật tự câu hỏi ............................................................................................................................................ 17 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng ............................................................................................................. 19 Công tác chuẩn bị dữ liệu bao gồm: ................................................................................................................. 19 Nhập dữ liệu .............................................................................................................................................. 19 Kiểm tra độ chính các của dữ liệu ............................................................................................................ 19 Nhập dữ liệu vào máy tính ....................................................................................................................... 19 Chuyển đổi dữ liệu .................................................................................................................................... 19 Thống kê mô tả .............................................................................................................................................. 20 Phân tích đơn biến ..................................................................................................................................... 20 Chương II Các phương pháp định tính............................................................................................................. 22 3 Giới thiệu ....................................................................................................................................................... 22 Mô hình định lượng .................................................................................................................................. 22 Nhóm tập trung (Focus group) ................................................................................................................. 23 Phân tích dữ liệu định tính: phân loại và mã hóa ........................................................................................ 25 Phân loại .................................................................................................................................................... 25 Mã số và mã hóa ....................................................................................................................................... 25 Tài liệu tham khảo: ............................................................................................................................................ 27 Phụ lục 1: Sử dụng Google Forms ................................................................................................................... 28 4 Giới thiệu về đo lường Đo lường là quá trình quan sát và ghi nhận những quan sát thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Có nhiều hình thức đo lường khác nhau trong nghiên cứu. Trong tài liệu hướng dẫn này, chúng tôi xin giới thiệu hai hình thức đo lường Chương I: Nghiên cứu qua điều tra, khảo sát bao gồm xây dựng và thực hiện phỏng vấn và bảng hỏi. Chương II: Nghiên cứu định tính cung cấp tổng quan về các phương pháp đo lường dữ liệu không phải dạng số Trong cả hai chương, chúng tôi sẽ đưa ra kiến thức cơ bản về 1) Phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu và 2) Phương pháp tiến hành phân tích dữ liệu thu được. Chương I. Phương pháp định lượng: nghiên cứu qua điều tra Có nhiều phương pháp nghiên cứu theo hướng mô tả. Những phương pháp này được xây dựng nhằm mô tả và diễn giải cho câu hỏi Cái gì. Những nghiên cứu này xem xét các cá nhân, phương pháp hoặc tài liệu với mục đích mô tả, so sánh, đối chiếu, phân loại, phân tích và diễn giải những đối tượng, sự kiện cấu thành các phần các nhau của nghiên cứu. Thông thường, các điều tra khảo sát thu thập thông tin tại một thời điểm nhất định với mục đích mô tả bản chất của những hoàn cảnh hiện có, hoặc xác định các tiêu chuẩn để so sánh các hoàn cảnh hiện có, hoặc xác định mối quan hệ tồn tại giữa các sự kiện cụ thể. Điều tra khảo sát là một trong những phần quan trọng của đo lường trong công tác nghiên cứu xã hội. Phạm vi của điều tra rất rộng, bao gồm các quy trình đánh giá có đặt câu hỏi cho người được hỏi. Một “điều tra khảo sát” có thể là một bảng hỏi ngắn trên giấy hoặc một cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu các phương pháp điều tra khảo sát khác nhau. Những phương pháp này sơ bộ có thể chia thành hai loại lớn: Bảng hỏi và Phỏng vấn. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao lựa chọn được phương pháp điều tra phù hợp với điều kiện hiện có. Sau khi lựa chọn được phương pháp điều tra, chúng ta sẽ phải xây dựng nội dung của cuộc điều tra khảo sát. Các phương pháp điều tra khảo sát Điều tra khảo sát có thể chia thành hai loại lớn: Bảng hỏi và Phỏng vấn. Bảng hỏi thường là danh sách các câu hỏi trên giấy, người tham gia điều tra sẽ điền. Phỏng vấn được điền bởi người phỏng vấn dựa trên thông tin cung cấp từ người tham gia phỏng vấn. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại bảng hỏi và phỏng vấn, với lưu ý rằng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin có thể thay đổi phương thức điều tra khảo sát. Bảng hỏi Một dạng bảng hỏi là phiếu khảo sát được gửi qua email. Phương pháp này có rất nhiều điểm mạnh: chi phí thực hiện không cao, chúng ta có thể gửi cùng một nội dung hỏi cho một số lượng lớn người tham gia. Phương pháp này cho phép người tham gia có thể hoàn thành bảng hỏi khi có thời gian thuận tiện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số điểm yếu. Tỷ lệ phản hồi thu thập từ phiếu khảo sát gửi qua email thường thấp và phiếu khảo sát dạng này không phải là lựa chọn tối ưu cho những câu hỏi yêu cầu nhiều thông tin chi tiết dưới dạng viết. 5 Loại thứ hai là Bảng hỏi điều tra nhóm có giám sát. Một nhóm những người tham gia được tập trung lại và được yêu cầu trả lời một bộ câu hỏi. Thông thường, để thuận tiện, việc thực hiện bảng hỏi được thực hiện theo từng nhóm. Người nghiên cứu có thể đưa bảng hỏi cho những cá nhân có mặt tại đó và đảm bảo có được tỷ lệ phản hồi cao. Nếu người tham gia điều tra không hiểu nghĩa của câu hỏi, họ có thể yêu cầu giải thích ngay lập tức. Ngoài ra, địa điểm điều tra thường là tổ chức, cơ quan (ví dụ trong một công ty hay doanh nghiệp); điều này rất dễ tập trung thành một nhóm để khảo sát.. Điểm khác nhau giữa bảng hỏi điều tra nhóm có giám sát và phỏng vấn nhóm hoặc nhóm chuyên sâu? Với bảng hỏi điều tra nhóm có giám sát, mỗi người tham gia được cung cấp một bảng câu hỏi và được yêu cầu điền thông tin ngay tại địa điểm tiến hành điều tra. Mỗi người tham gia sẽ hoàn thành bảng câu hỏi. Với phỏng vấn nhóm hoặc nhóm chuyên sâu, người phỏng vấn sẽ điều khiển buổi phỏng vấn. Mọi người làm việc theo nhóm, nghe nhận xét của những người khác và trả lời câu hỏi. Một người sẽ ghi biên bản cho cả nhóm – Người được phỏng vấn không tự hoàn thành câu hỏi phỏng vấn. Phỏng vấn Phỏng vấn là một hình thức nghiên cứu có tính chất cá nhân hơn nhiều so với bảng hỏi. Trong phỏng vấn cá nhân, người phỏng vấn làm việc trực tiếp với người được phỏng vấn. Không giống như phiếu điều tra gửi qua email, người phỏng vấn sẽ có cơ hội được đặt những câu hỏi tiếp theo. Và, phỏng vấn thường dễ thực hiện hơn cho người được phỏng vấn , đặc biệt trong trường hợp thông tin cần thu thập là quan điểm hay nhận định. Phỏng vấn có thể tốn nhiều thời gian và cần nhiều nguồn lực. Người phỏng vấn được coi là một phần của công cụ đo lường và phải được đào tạo về cách đối phó với những sự việc bất ngờ. Lựa chọn Phương pháp điều tra Lựa chọn hình thức bạn sử dụng để tiến hành điều tra là một trong những quyết định quan trọng nhất. Sẽ có một số quy tắc đơn giản để bạn đi tới quyết định – bạn phải sử dụng chính khả năng đánh giá của mình để cân nhắc những điểm mạnh, điểm yếu của các hình thức điều tra khác nhau. Mục đích của điều tra Đầu tiên, mục đích chung của một cuộc điều tra phải được diễn giải thành một mục tiêu cụ thể. Nếu chúng ta muốn tìm hiểu việc giáo viên dạy học tại các trường như thế nào, chúng ta sẽ xác định: chúng ta muốn mô tả chi tiết các phương pháp giảng dạy giáo viên sử dụng trên lớp. Giai đoạn tiếp theo của lập kế hoạch là việc xác định và nhóm các chủ đề phụ trợ liên quan tới mục đích chủ đạo. Trong ví dụ trên, các chủ đề phụ trợ có thể là: các phương pháp giảng dạy khác nhau, các môn học giáo viên đang giảng dạy, Khi đã xác định được chi tiết, cần phải cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp nhất để thu thập các thông tin đó (phỏng vấn với một số giáo viên, phiếu khảo sát gửi qua email gửi tới một số trường cụ thể,) Vấn đề về chọn tập hợp mẫu Vấn đề đầu tiên cần cân nhắc là chọn tập hợp mẫu và làm thế nào để tiếp cận các tập hợp mẫu. Liệu có thể tập hợp thông tin của các mẫu điều tra không? Với một số mẫu, bạn có danh sách đầy đủ những nhóm, đơn vị sẽ được lấy mẫu. Với một số nhóm khác, rất khó để thành lập danh sách tập hợp mẫu. Liệu các mẫu này có hợp tác không? Những người nghiên cứu về vấn đề nhập cư sẽ gặp vấn đề khó khăn về phương pháp luận. Họ thường cần phải nói chuyện với dân nhập cư không có hồ sơ hoặc những người có khả năng nhận diện được các cá nhân khác. Tại sao chúng ta cần sự hợp tác từ những người tham gia này? Mặc dù người nghiên cứu không có chủ định, những người tham gia điều tra vẫn có nguy cơ gặp rắc rối về mặt pháp lý nếu thông tin họ tiết lộ tới được chính quyền. Vấn đề tương tự có thể xảy ra với bất kỳ một nhóm đối tượng có liên quan tới các hoạt động bất hợp pháp hoặc không công khai. 6 Vấn đề lấy mẫu điều tra Mẫu điều tra là nhóm thực tế bạn sẽ phải liên hệ làm việc dưới hình thức nào đó. Có một vài vấn đề quan trọng về lấy mẫu điều tra bạn cần cân nhắc khi thực hiện nghiên cứu điều tra. Những số liệu hiện có? Những thông tin nào bạn đã có từ mẫu điều tra? Bạn có biết địa chỉ, số điện thoại hiện nay của họ? Danh sách liên lạc của bạn đã được cập nhật? Những người tham gia điều tra có thể tiếp cận được? Có thể xác định được vị trí của những người tham gia điều tra không? Một số người rất bận rộn. Một số phải đi công tác rất nhiều. Một số khác phải làm việc ca đêm. Ngay cả khi bạn có địa chỉ và số điện thoại liên lạc chính xác, bạn vẫn có thể không tiếp cận hoặc liên lạc với nhóm mẫu điều tra của bạn. Liệu tỷ lệ phản hồi có phải là một vấn đề? Mặc dù bạn có thể giải quyết được tất cả các vấn đề về người tham gia và mẫu điều tra, bạn vẫn phải đối mặt với vấn đề về tỷ lệ phản hồi. Một số người tham gia điều tra sẽ từ chối trả lời. Một số khác có sự quan tâm nhưng không có thời gian để gửi bảng trả lời đúng hạn. Một số có thể để thất lạc bảng hỏi hoặc quên mất lịch hẹn phỏng vấn. Tỷ lệ phản hồi thấp là một trong những vấn đề khó nhất trong nghiên cứu điều tra. Vấn đề về câu hỏi Đôi khi nội dung bạn muốn hỏi người tham gia sẽ quyết định việc lựa chọn hình thức điều tra. Những dạng câu hỏi có thể sử dụng? Bạn sẽ hỏi những câu hỏi mang tính chất cá nhân? Bạn có cần nhiều thông tin chi tiết từ câu trả lời? Bạn có thể dự đoán dạng phản hồi phổ biến hoặc quan trọng nhất và xây dựng những câu hỏi đóng hợp lý? Câu hỏi có phức tạp? Đôi khi, bạn nghiên cứu một đối tượng, chủ đề phức tạp. Những câu hỏi bạn sử dụng sẽ có nhiều phần khác nhau. Bạn có thể cần phải chia thành những câu hỏi phụ. Có nên sử dụng những câu hỏi dài? Nếu chủ đề khảo sát của bạn phức tạp, bạn nên cung cấp cho người tham gia một số thông tin cơ bản cho câu hỏi. Bạn có nghĩ rằng người tham gia khảo sát có thể ngồi đủ lâu trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại để đặt câu hỏi? Có nên sử dụng câu trả lời dài (có nhiều đáp án trả lời) không? Nếu bạn hỏi về những thiết bị máy tính người tham gia sử dụng, bạn nên đưa ra một danh sách trả lời dài (ổ CD-ROM, ổ đĩa mềm, chuột, chuột cảm ứng, modem, kết nói mạng, loa ngoài, v.v). Hiển nhiên, rất khó có thể hỏi loại câu hỏi này với phỏng vấn ngắn qua điện thoại. Vấn đề nội dung Nội dung nghiên cứu của bạn cũng có thể phát sinh nhiều khó khăn cho các hình thức điều tra bạn sử dụng. Người tham gia có cần phải biết về vấn đề điều tra? Nếu người tham gia không theo dõi thông tin (ví dụ như đọc báo, xem thời sự, hoặc nói chuyện), họ có thể sẽ không biết về vấn đề mà bạn muốn hỏi họ. 7 Người tham gia có cần phải tham khảo các ghi chép, tài liệu? Ngay cả khi người tham gia hiểu câu hỏi của bạn, bạn vẫn nên cho phép họ kiểm tra lại các thông tin để có được câu trả lời chính xác. Ví dụ, nếu bạn hỏi họ tiêu bao nhiêu tiền cho thực phẩm trong tháng trước, họ có thể sẽ cần xem lại ghi chép, giấy tờ về thẻ tín dụng, séc cá nhân. Vấn đề về định kiến Chúng ta tiến hành nghiên cứu với những thành kiến, định kiến của riêng mình. Đôi khi, những định kiến này sẽ ít gây khó khăn nếu có phương pháp điều tra phù hợp. Liệu có tránh được những mong muốn xã hội? Nhìn chung, người tham gia muốn có “hình ảnh đẹp” trong mắt người khác. Không ai trong chúng ta muốn trông như thể không biết câu trả lời. Chúng ta không muốn nói bất kỳ một điều gì có thể gây bối rối, ngượng ngập. Nếu bạn đưa ra những câu hỏi có thể khiến người tham gia rơi vào những hoàn cảnh như vậy, họ có thể sẽ không nói thật, hoặc họ sẽ “xoay” câu trả lời để có được một cái nhìn tốt hơn. Vấn đề này thường xảy ra nhiều hơn với trường hợp phỏng vấn khi nào mọi người đối diện với nhau hoặc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại. Liệu có thể khống chế được sự biến tấu và làm sai lệch thông tin của người phỏng vấn? Người phỏng vấn cũng có thể làm sai lệch buổi phỏng vấn. Họ có thể sẽ không hỏi những câu hỏi khiến họ không thoải mái. Họ có thể không chịu lắng nghe ý kiến của người trả lời phỏng vấn với những chủ đề họ đã có quan điểm vững chắc. Họ có thể sẽ cho rằng mình đã biết người trả lời câu hỏi đó thế nào dựa trên những câu trả lời trước đó, mặc dù điều này không hẳn đã đúng. Vấn đề về khâu tổ chức Cuối cùng, bạn cần phải cân nhắc tới tính khả thi của phương pháp điều tra đánh giá cho nghiên cứu của bạn. Phương tiện Bạn có đủ các phương tiện (hoặc được phép sử dụng) để tiến hành và điều hành việc nghiên cứu của mình? Đối với phỏng vấn qua điện thoại, bạn đã có đầy đủ các phương tiện trang bị cho việc điều tra qua điện thoại? Đối với phỏng vấn nhóm chuyên sâu, bạn đã có một căn phòng phù hợp để tổ chức phỏng vấn cho cả nhóm? Bạn đã có đủ phương tiện cần thiết để ghi âm và ghi chép các câu trả lời? Thời gian Một số hình thức đánh giá điều tra sẽ cần nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác. Bạn có cần câu trả lời ngay? Bạn đã dự trù đủ thời gian để gửi bảng hỏi điều tra qua thư và gọi điện theo dõi, và nhận lại câu trả lời điều tra qua thư? Bạn đã có đủ thời gian để thực hiện số lượng phỏng vấn cá nhân cần thiết để đánh giá? Nhân lực Các hình thức điều tra khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về nhân lực. Phỏng vấn sẽ cần người tư vấn được đào tạo bài bản và năng động. Điều tra theo nhóm có giám sát cần cán bộ điều tra được đào tạo về điều khiển nhóm. Một số nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật sẽ cần người phỏng vấn có chuyên môn ở một mức độ nào đó. 8 Hiển nhiên, có rất nhiều vấn đề cần cân nhắc khi bạn lựa chọn hình thức điều tra khảo sát cho nghiên cứu của mình. Và không có phương pháp đơn giản và rõ ràng nào để đưa ra quyết định lựa chọn cho nhiều trường hợp. Không hề có phương pháp nào là tốt nhất. Phương pháp nào cũng có những nhận xét phê bình. Hai nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các phương pháp điều tra hoàn toàn khác nhau với những vấn đề nghiên cứu giống nhau. Nhưng nếu bạn lựa chọn một phương pháp không hợp lý hoặc không phù hợp với hoàn cảnh, bạn sẽ phá hỏng nghiên cứu của mình ngay trước khi bạn bắt đầu thiết kế công cụ hay câu hỏi điều tra. Xây dựng bảng hỏi Xây dựng bảng hỏi là một nghệ thuật đòi hỏi phải có nhiều suy xét quyết định về nội dung, từ ngữ, hình thứ, thứ tự Các suy xét này có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ nghiên cứu. Viết câu hỏi liên quan đến: - quyết định mục đích, phạm vi và nội dung câu hỏi - chọn dạng câu trả lời sử dụng thể thu thập thông tin từ người trả lời - sử dụng từ ngữ để khiến cho vấn đề trở nên thú vị Sau khi đã viết xong câu hỏi, cần xem xét nên đặt chúng ở đâu cho hợp lý. Sau đây tài liệu sẽ đề cập đến một số câu hỏi có cấu trúc có thể sử dụng trong nghiên cứu. Bảng hỏi được sử dụng rộng rãi và là một công cụ hữu ích thể thu thập thông tin, cung cấp dữ liệu theo cấu trúc đã có sẵn; dữ liệu có thể kiểm soát được mà không cần sự có mặt của người nghiên cứu; dữ liệu rõ ràng, thuận tiện cho công tác phân tích. Tuy nhiên, cũng cần có thời gian để xây dựng, thử nghiệm và hoàn chỉnh bảng hỏi; dữ liệu thu được còn đơn giản và ở phạm vi hạn chế, ít linh hoạt trong câu trả lời. Các dạng câu hỏi Câu hỏi 2 lựa chọn Khi mộ
Tài liệu liên quan